Chia sẻ

Tre Làng

CỬ TRI NÚP HAY CSGT NÚP?

Ong Bắp Cày

Phải công nhận việc CSGT "núp" rình người vi phạm là có thật và nó không hề đẹp mắt.

Vậy tại sao phải núp?

Đơn giản là không núp thì không tóm được người vi phạm.

Ai cũng biết ý thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam thuộc hạng bét quả đất. Thực tế là hễ không có CSGT hoặc không thấy CSGT là lập tức vi phạm, kể cả vượt đèn đỏ. Sẽ không ngoa khi nói rằng chính những người có mặt CSGT thì đi nghiêm túc nhưng vắng mặt CSGT thì đi bậy bạ kia là những kẻ 2 mặt. Với họ, nếu bị thổi phạt sẽ van vỉ được bỏ qua, nhưng nếu không xin được họ sẽ quay sang nói xấu CSGT ngay lập tức. 

Cái chính của việc núp là để bắt những người này cho dù nó không đẹp, thậm chí nhìn rất xấu. 

Tất nhiên, muốn núp cũng cần phải có chỗ mà núp.

Liên quan đến câu chuyện này, một cử tri quận 12 TP.HCM "tiếp tục bức xúc" kiến nghị: "Cử tri quận này đề nghị CSGT nên đường đường chính chính kiểm soát hành vi vi phạm giao thông. Cách thức xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông không minh bạch, không rõ ràng, chỉ canh người vi phạm để phạt mà thiếu tính giáo dục; cảnh sát giao thông núp lùm để canh người tham gia giao thông gây nên hình ảnh phản cảm".

Có trách nhiệm và kiến nghị là đúng đắn, nhưng trong trường hợp này có vẻ chính anh cử tri kia mới là "núp" và là núp trong phòng lạnh và vì thế điều mà anh phản ánh mặc dù dân nghe rất sướng tai nhưng lại là không thực tế. 

Phản ánh về điều này, trên báo Giao thông Vận tải có bài viết "Cử tri nới CSGT núp, Chủ tịch quận khẳng định không". Và tôi tin anh Chủ tịch kia nói đúng vì nói có cơ sở. Xem link dưới:

http://www.baogiaothong.vn/cu-tri-noi-csgt-nup-chu-tich-quan-khang-dinh-khong-d130745.html

Thực tế là các tuyến đường của quận 12 chủ yếu là địa bàn nông thôn do CSGT quận 12 quản lý và tuyến đường Trường Chinh và QL1 do Phòng CSGT quản lý. Các con đường này đều rất rộng, có nhiều phương tiện tham gia giao thông, ô tô chạy làn ngoài, xe máy chạy bên trong. Nếu CSGT núp lùm thì không thể xử lý được xe tải và đường ở đây đều là ngã ba, ngã tư nên CSGT không thể núp lùm được. Nhận định này cũng phù hợp với khẳng định của ông Chủ tịch quận 12.

Đường rộng lớn, nhiều ngã ba ngã tư thì xin hỏi CSGT núp ở đâu?

Vậy nên, chính anh cử tri quận 12 mới là người núp (trong phòng lạnh) chứ không phải CSGT núp lùm.

25 nhận xét:

  1. ý thức tham gia giao thông của người việt nam công nhận là không đâu bằng,ko đâu bằng ở đay là về việc chấp hành luật lệ, cứ rời ra cái là lại thấy người sai phạm. người cảnh sát giao thông luôn làm đúng luật và chỉ người dân là hay làm sai vì ý thức của chúng ta chưa dc tốt, csgt có đứng ở đâu thì cũng chỉ là muốn người dân ý thức dc việc làm của họ. anh cử tri ngồi ở nhà mà nói như thật , như là ra tận hiện trường ấy, một hành động kiến nghị tốt nhưng anh đã ko biết dc đang ý kiến chuyện gì hay chính là ý kiến bừa bãi. ko những ko giải quyết dc vấn đề mà còn để người khác nhìn nhận về mình là con người chỉ biết ngồi phòng máy lạnh mà ko đi sâu sát đến thực tế hay chính là xâu sát đến dân. ko biết dc anh này có là cử tri này có dc làm thêm khóa nữa hay ko

    Trả lờiXóa
  2. Phải công nhận việc CSGT "núp" rình người vi phạm là có thật và nó không hề đẹp mắt. Vậy tại sao phải núp? Đơn giản là không núp thì không tóm được người vi phạm, mà không tóm được người vi phạm thì thất thu. Nó năn nỉ dạ dạ vâng vâng nhưng quay lưng đi là đù đù, tổn thọ tới mẹ cha, khổ hết chỗ nói!.

    Trả lờiXóa
  3. CSGT núp ở đâu? lão mờ làm sếp chú nào hỏi câu đó sẽ cho đi chăn gà luôn vì đó là thuộc về trách nhiệm của CSGT phải tìm ra chỗ.

    Trả lờiXóa
  4. Haha, thử hỏi 10 người mà trước mặt thấy có cảnh sát giao thông, mà mình thì đang vi phạm, cơ hội có thể quay đầu đi hướng khác thì liệu họ có tiếp tục tiến về phía cảnh sát giao thông hay không?Câu trả lời chắc ai cũng đã biết rõ, vì vậy các anh cảnh sát giao thông làm vậy cũng chỉ vì mục đích cuối cùng là giữ gìn an ninh, trật tự giao thông, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh19:46 10/12/15

    @Thợ Cạo,
    Em cũng núp, dứt khoát thế chứ éo đùa. Vừa mát vừa có xiền.

    Trả lờiXóa
  6. chấp hành tốt pháp luật nếu không vi phạm việc gì phải sơ

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh20:12 10/12/15

    @sinh le xuan,
    http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/12/ta-ang-hoang-thi-sao-phai-so-csgt-nup.html

    Trả lờiXóa
  8. Đầu tiên là phải nói đến ý thức của người tham gia giao thông. Sự thiếu ý thức chấp hành trầm trọng của người dân, mạnh ai nấy đi, khi thấy cảnh sát giao thông thì lại giả vờ chấp hành xong tý nữa lại vi phạm như chẳng có gì. Đến lượt bị xử lý vi phạm thì lại chửi công an này nọ. Xin thưa là chửi họ một thì nên chửi mình mười.

    Trả lờiXóa
  9. Khoan hẵng vội nói đến hành vi rình rình núp núp của mấy anh CSGT. Đầu tiên phải hỏi vì sao mấy anh ý phải núp? Núp để làm gì? Để bắt người vi phạm. Bởi vì ý thức giao thông của dân ta thì không còn phải bàn. Có công an thì ngoan ngoãn, không có công an thì đèn đỏ cũng như đèn xanh, làn ô tô cũng như làn xe máy.

    Trả lờiXóa
  10. Cũng phải nói thật là ý thức người tham gia giao thông Việt còn nhiều điều phải nói lắm, chẳng có mấy người thực sự chấp hành tự giác và đúng luật giao thông cả, nhiều người chấp hành chỉ là đối phó, chỉ làm qua loa đại khái cho là có chứ chưa nhận thức đúng được cái lợi ích thực sự mà việc đó đem lại.

    Trả lờiXóa
  11. Dân mình có thói quen phải có người kè kè bên cạnh nhắc phải trở thành người tốt thì mới tốt được. Nếu thằng bên cạnh mà xấu là y như rằng bon chen để trở thành người xấu luôn. Nên phải cảm ơn các anh CSGT đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật GT mới đúng. Chẳng qua đụng đến đồng tiền bát gạo tức mà không làm gì được đến quay ra chửi rủa. ai bảo cố tình vi phạm luật.

    Trả lờiXóa
  12. Xã hội bây giờ cũng hay, thằng vi phạm luật rành rành bị xử phạt không xin xỏ được lại quay ra nói xấu. Cứ như thể mình vi phạm luật nhưng cơ mà là người tốt ấy. Tức cười chết đi được.

    Trả lờiXóa
  13. Có ra đường bây giờ mới thấy cảnh sát giao thông là nghề luôn thường trực nguy hiểm bởi không chỉ thường xuyên làm việc ngoài trời, thời tiết khắc nghiệt, môi trường ô nhiễm, khói bụi, dầm mưa dãi nắng, thiếu các thiết bị hộ trợ, dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, xương khớp… các chiến cảnh sát giao thông còn phải đối mặt với các trường hợp vi phạm hành chính và các loại tội phạm hình sự như ma túy, trộm cướp… Đặc biệt là sự chống trả của các đối tượng vi phạm đến mức báo động. Trong khi ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam lại kém. Tất nhiên cũng có 1 số trường hợp cán bộ cảnh sát giao thông còn có những biểu hiện tiêu cực nhưng không vì lẽ đó mà đánh đồng tất cả

    Trả lờiXóa
  14. Trên khắp cả nước, đang ngày càng có nhiều chiến sĩ cảnh sát giao thông chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả trong công tác, chiến đấu để giữ gìn trật tự an toàn giao thông. Cần phải có cái nhìn cận cảnh về công việc vất vả, đầy áp lự cũng không kém phần hiểm nguy để có thể cảm thông, chia sẻ và ghi nhận những đóng góp của các anh trong sự nghiệp bảo vệ bình yên cuộc sống cho nhân dân.Có trách nhiệm và kiến nghị là đúng đắn, nhưng trong trường hợp này có vẻ chính anh cử tri kia mới là "núp" và là núp trong phòng lạnh và vì thế điều mà anh phản ánh mặc dù dân nghe rất sướng tai nhưng lại là không thực tế.

    Trả lờiXóa
  15. Chúng ta không phủ nhận trong lực lượng cảnh sát giao thông còn có cán bộ, chiến sỹ vì những lý do khác nhau, đôi khi có cách ứng xử chưa phù hợp, không kiềm chế được bản thân, sử dụng những lời lẽ chưa đúng mức đối với người tham gia giao thông, thậm chí còn có những biểu hiện tiêu cực, hành vi bạo lực. Những điều đáng buồn đó ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các anh. Tuy nhiên, đó chỉ là những vết hoen nhỏ trong bức tranh tươi sáng về lực lượng cảnh sát giao thông.Theo tôi, lời phát biểu của cử tri trên là hết sức thiếu khách quan mang tính quy chụp

    Trả lờiXóa
  16. Các vị ở trong phòng lạnh nói cứ như thánh phán, cứ thử ra đường xem công việc của họ vất vả như thế nào. Không phải vì một số trường hợp tối thiểu mà đánh đồng tất cả. Một điều khẳng định rằng, phải có sai phạm hoặc cố tình sai phạm thì lực lượng cảnh sát giao thông mới xử lý. Xử phạt chỉ là biện pháp cuối cùng, bên cạnh đó có nhiều trường hợp lực lượng cảnh sát giao thông chỉ tiến hành nhắc nhở, cảnh cáo. Thậm chí khi xảy ra các tình huống, không chỉ điều khiển, duy trì trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường hằng ngày, hàng giờ cảnh sát giao thông còn tham gia bắt cướp và các loại tội phạm khác; cấp cứu người bị tai nạn, giúp người dân chống lũ lụt; đưa người già, trẻ nhỏ qua đường, giúp các em học sinh đến trường đúng giờ…

    Trả lờiXóa
  17. Thực tế thì đối với những người không thể nói lý được thì phải núp để bắt tận tay day tận mặt là đứng rồi. Vợ núp đi rình bắt chồng lén lút ngoại tình, cha mẹ núp bắt quả tang con chơi điện tử trong phòng thay vì học hành, hay đi rình núp để bắt tội phạm. Những người vi phạm giao thông là những người ý thức kém, nhưng nói mãi không được, không thể giáo dục băng phương pháp này thì phải sử dụng phương pháp khác thôi. Kết quả vẫn là làm cho sự việc tốt lên.

    Trả lờiXóa
  18. Đồng ý với tác giả. Nếu không núp thì chắc chắn chẳng có thằm hâm nào nhìn thấy CSGT mà vẫn vi phạm cả. Chỉ khi không thấy có CSGT thì mới vi phạm thôi. Cái chính ở đây là đánh vào ý thức của người dân, rèn cho người dân phải chấp hành luật, dù thấy CSGT hay không.

    Trả lờiXóa
  19. @ troi banh says: 22:09, 11/12/2015, đồng ý với bạn. Ngoài tuyên truyền ra thì cũng cần có biện pháp như này để người dân thấy lúc nào vi phạm cũng có thể bị phạt nên không dám vi phạm nữa.

    Trả lờiXóa
  20. Cảnh sát giao thông ở Việt nam núp cũng nhiều lắm. Một phần là do ý thức người tham gia giao thông, tuy nhiên không thể đổ lỗi do người dân như vậy mà các anh núp.

    Trả lờiXóa
  21. Ý thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam thì kém nhất thế giới rồi. Qua đèn xanh đèn đỏ mà không có công an thì mắt trước mắt sau là vượt ngay.

    Trả lờiXóa
  22. Công an giao thông mà không núp thì chắc chả bao giờ bắt được người tham gia giao thông phạm luật. Nguyên nhân cũng do ý thức người tham gia giao thông thôi.

    Trả lờiXóa
  23. Ai cũng biết ý thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam thuộc hạng bét quả đất. Thực tế là hễ không có CSGT hoặc không thấy CSGT là lập tức vi phạm, kể cả vượt đèn đỏ. Sẽ không ngoa khi nói rằng chính những người có mặt CSGT thì đi nghiêm túc nhưng vắng mặt CSGT thì đi bậy bạ kia là những kẻ 2 mặt. Với họ, nếu bị thổi phạt sẽ van vỉ được bỏ qua, nhưng nếu không xin được họ sẽ quay sang nói xấu CSGT ngay lập tức. Đây là thói xấu của người Việt rồi.

    Trả lờiXóa
  24. Ai cũng biết ý thức của người tham gia giao thông ở Việt Nam thuộc hạng bét quả đất. Thực tế là hễ không có CSGT hoặc không thấy CSGT là lập tức vi phạm, kể cả vượt đèn đỏ. Sẽ không ngoa khi nói rằng chính những người có mặt CSGT thì đi nghiêm túc nhưng vắng mặt CSGT thì đi bậy bạ kia là những kẻ 2 mặt.

    Trả lờiXóa
  25. Đầu tiên là phải nói đến ý thức của người tham gia giao thông. Sự thiếu ý thức chấp hành trầm trọng của người dân, mạnh ai nấy đi, khi thấy cảnh sát giao thông thì lại giả vờ chấp hành xong tý nữa lại vi phạm như chẳng có gì. Đến lượt bị xử lý vi phạm thì lại chửi công an này nọ. Xin thưa là chửi họ một thì nên chửi mình mười. Những người này cần xem lại nhân cách của mình trước đã.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog