Chia sẻ

Tre Làng

Tổng Thanh tra thừa nhận: CƠ QUAN CHỐNG THAM NHŨNG CÓ THAM NHŨNG

(NLĐO) – Bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng do UBND TP tổ chức, sáng 24-12, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo chí về thực trạng phòng chống tham nhũng.

. Phóng viên: Trong báo cáo của TP HCM nêu "có biểu hiện tham nhũng ngay trong chính cơ quan chống tham nhũng". Ông nhận định sao về vấn đề này cũng như đội ngũ chống tham nhũng?

- Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Hàng năm, chúng tôi đã có tập hợp, báo cáo nhận thấy trong cơ quan thanh tra, kiểm sát, tòa án, công an đều có tội phạm này. Tôi khẳng định là các cơ quan chống tham nhũng có hành vi tham nhũng của những người thực thi công vụ nhưng ở mức độ chưa nhiều. Sắp tới chúng tôi sẽ cố gắng xử lý, phát hiện nhiều hơn những trường hợp này.

. Lĩnh vực nào tham nhũng phức tạp nhất, thưa ông?

- Lĩnh vực được cho là tham nhũng phức tạp, nhạy cảm nhất là quản lý xây dựng đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý đầu tư công về sử dụng ngân sách nhà nước, công tác cán bộ. Đây là những lĩnh vực mà không riêng gì địa phương mà trong kế hoạch thanh tra năm 2016, chúng tôi cũng tập trung những lĩnh vực nhạy cảm này, tiến hành thanh tra để vừa phòng ngừa, phát hiện chấn chỉnh.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời báo chí sáng 24-12 (Ảnh: Phan Anh)

. Xin ông cho biết những biểu hiện lợi ích nhóm liên quan đến tham nhũng?

- Thứ nhất là trong hoạt động các cơ quan nhà nước. Biểu hiện lợi ích nhóm được thể hiện khi xảy ra một số vụ án thì có sự liên kết chặt chẽ một nhóm đông người, có thể cùng một cơ quan tổ chức hay nhiều cơ quan tổ chức khác nhau. Những người này kết lại thành một khối để tạo ra lợi ích nhóm.

Thứ hai là trong hoạt động của ngân hàng. Ở lĩnh vực này, lợi ích nhóm biểu hiện rõ ràng nhất. Điển hình như các vụ án đang xử đây là biểu hiện của lợi ích nhóm rất rõ như vụ án của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh 2, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong báo cáo của Ngàn hàng Nhà nước năm 2015 cũng nói rõ điều này.

Thứ ba là biểu hiện lợi ích nhóm trong xây dựng cơ chế chính sách, muốn làm sao thực hiện có lợi cho ngành mình, địa phương mình hay cho lợi ích nhóm của mình.

. Chính phủ đã có cơ chế khuyến khích người dân tham gia phòng chống tham nhũng nhưng số người tham gia tố giác tham nhũng chưa cao. Người dân đang sợ bị trả đũa?

- Trong nghị định của Chính phủ có khen thưởng, bảo vệ người tố cáo nói chung, trong đó có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên trong thơi gian quan, cộng đồng xã hội vẫn chưa thực hiện được nhiều. Có những nguyên nhân như khi tố cáo, người dân vẫn chưa tin vào sự giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

Cái thứ 2 là việc bảo vệ người tố cáo của cơ quan có trách nhiệm chưa đầy đủ.

Thứ 3 là cái khen thưởng người tố cáo cũng chưa được rõ ràng, chưa được tốt.

Cho nên vừa qua, Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ký thông tư về khen thưởng người tố cáo, thông tư này đang được triển khai. Nếu thực hiện tốt, tôi nghĩ sẽ khuyến khích được người tố cáo hành vi tham nhũng trên lĩnh vực.

. Đã có những tố giác nào của người dân về sự bất minh trong kê khai tài sản trong cán bộ công chức nhất là lãnh đạo cao cấp?

- Vừa qua, thực hiện nghị định của Chính phủ về việc kê khai thu nhập nhưng hiệu quả chưa cao. Đặc biệt là việc tố cáo hành vi bất minh trong kê khai tài sản là có nhưng không nhiều, hàng năm chỉ vài ba người. Năm 2015, cả nước chỉ phát hiện 5 người kê khai tài sản bất minh. Cho nên sắp tới việc kê khai tài sản phải rõ ràng hơn, giải pháp mạnh mẽ hơn, chế tài đầy đủ hơn thì mới có thể khắc phục được tình hình này, tránh hình thức.

Ông đánh giá thế nào về việc người đứng đầu trong công tác phòng chống tham nhũng?

Trong Luật Phòng chống tham nhũng có 9 giải pháp, trong đó có giải pháp trách nhiệm người đứng đầu. Giải pháp này chưa hiệu quả trong thời gian vừa qua cũng như trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ. Những người làm tốt cũng đưa được đánh giá đầy đủ, ngược lại những người chưa làm tốt cũng chưa được xử lý nghiêm. Sắp tới sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tham nhũng sẽ có những giải pháp đầy đủ hơn, chế tài mạnh hơn trách nhiệm người đứng đầu và khen thưởng người làm tốt.

Người tham nhũng chủ yếu là cán bộ

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của UBND TP HCM, cho thấy từ năm 2006-2015, VKSND TP (2 cấp) đã kiểm sát điều tra tham nhũng thụ lý 151 vụ với 396 bị can. Công tác truy tố tội phạm tham nhũng là 140 vụ với 323 bị can.

Đối tượng phạm tội chủ yếu là cán bộ, nhân viên thừa hành nhiệm vụ, bên cạnh đó có một số bị can là cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty, đơn vị sự nghiệp như Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND quận, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng... Các đối tượng này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng sở hở trong công tác quản lý, sự kiểm tra của cơ quan, đơn vị để chiếm đoạt tài sản Nhà nước hoặc nhũng nhiễu, hối lộ.

Điển hình như vụ Huỳnh Ngọc Sỹ phạm tội nhận hối lộ xảy ra tại Ban Quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và vụ Lê Dũng cùng đồng phạm gồm 46 bị can, phạm tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu" xảy ra tại Công ty thực phẩm công nghệ Sài Gòn, vụ Huỳnh Thị Huyền Như....

Phan Anh ghi

12 nhận xét:

  1. Tham nhũng có thể nói là vấn nạn với bất kỳ quốc gia nào cũng phải đối mặt.Đứng trước vấn nạn này nếu chế độ nào càng né tránh nó nó sẽ càng nguy hiểm và chắc chắn chế độ đó sẽ bị suy thoái.Đảng ta luôn nhận định và xác định được phòng chống thamm nhũng là việc quan trọng và được ưu tiên hàng đầu.Với những nhận thức đã đạt được Đảng ta sẽ không để nạn tham nhũng lớn mạnh gây phương hại đến lợi ích của nhân dân!

    Trả lờiXóa
  2. chính cái chỗ chống lại là nơi có cơ hội để tham nhũng nhất. Đó là lẽ thường thôi, cũng chẳng có gì phải bất ngờ. Những mọi người cũng không nên vì thế mà lung lay về việc chống tham nhũng của Nhà nước. Phải có cách nhìn thật khách quan đó là bất cứ nước nào cũng có tham nhũng, thậm chí nhiều người cứ vinh vào là nước XHCN thì tham nhũng nhiều, thực tế không phải như vậy, tham nhũng chỉ được chống khi mà toàn dân cùng tham gia với nhà nước, nếu mất niềm tin thì sẽ không làm được gì hết. Xã hội nào cũng có tiêu cực, những phải có cách nhìn đúng đắn, phải giữ vững niềm tin thì may ra mới thay đổi được

    Trả lờiXóa
  3. Tham nhũng đang thực sự là một vấn nạn, có tác động lớn tới nhiều mặt của đất nước, đặc biệt là kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng sẽ thật sự được giải quyết nếu chúng ta có cái nhìn đúng đắn và chế tài xử lí phù hợp.

    Trả lờiXóa
  4. Ngay trong nội bộ cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan chống tham nhũng còn có biểu hiện và thực tế là có hành vi tham nhũng thì làm sao làm việc được đây? Tham nhũng đang trở thành vấn nạn ở nhiều cấp ngành cần sớm loại bỏ thì đất nước mới văn minh, tiến bộ được. Ấy thế mà cơ quan mang trên mình nhiệm vụ cao cả đó lại bị u nhọt từ bên trong, thế thì dân biết tin vào ai? biết trông cậy vào ai? Cần sớm loại bỏ những u nhọt gây bệnh trong cơ quan chống tham nhũng nói riêng và cơ quan ban ngành các cấp nói chung để củng cố lòng tin trong nhân dân.

    Trả lờiXóa
  5. Tham nhũng - một quốc nạn mà không phải ngày một ngày hai ta có thể loại trừ được. Một mặt tiêu cực của bất kì một xã hội, một nhà nước nào, len lỏi trong mọi ngõ ngách của cuộc sống đời thường. Tham nhũng cũng đang và sẽ còn tồn tại ở chính trong cơ quan nhà nước, trong bộ máy nhà nước.
    Nhưng cũng không thể phủ nhận những nỗ lực của Đảng t trong chống tham nhũng những năm vừa qua. Tiêu biểu là những Vinashin, Vinalines làm chấn động dư luận một thời.
    Hi vọng rằng với việc nhận thức được rằng "cơ quan chống tham nhũng có tham nhũng" thì Đảng và Nhà nước ta sẽ có những biện pháp, chính sách triệt để hơn nữa để loại trừ quốc nạn này!

    Trả lờiXóa
  6. "Tham nhũng" vẫn luôn là câu chuyện muôn thủa của mọi quốc gia. Tư bản có kiểu bóc lột, tham nhũng của tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cũng không tránh được. Tóm lại:" Tham nhũng là bản chất của mọi nhà nước hiện nay".
    Thôi thì biết vậy nên cũng chỉ mong Đảng, Nhà nước ta có những biện pháp phù hợp để giảm mức độ tham nhũng xuống thấp nhất có thể để nhân dân được yên lòng lao động, sản xuất!

    Trả lờiXóa
  7. dưới sức mạnh đồng tiền thì hầu như ai cũng bị cám dỗ thì phải, ko biết vì cuộc sống khó khăn hay vì tham vọng làm giàu bất chính nữa. mà tham nhũng là vấn nạn mà không phải ở đâu cũng chống được hoàn toàn. mà đã tham nhũng thì toàn là cán bộ tham nhũng vì những người có chức có quyền mới có khả năng tham nhũng, đủ đầu óc để qua mặt 1 số bộ phận để tham nhũng, ngay cả ở cơ quan chống tham nhũng mà vẫn còn tình trạng tham nhũng thì khó lòng làm trong sạch , xóa bỏ tình trạng tham nhũng trên cả nước. muốn trừ được họa tham nhũng thì trước hết thì phải làm trong sạch mình trước, lấy mình làm gương

    Trả lờiXóa
  8. đến cơ quan chống tham nhũng cũng tham nhũng như thế thì làm việc sao có hiệu quả được, đúng là đáng buồn thật, những con người này cần sớm được phát hiện và loại bỏ ra khỏi cơ quan chống tham nhũng nếu không những người dân như chúng tôi biết tin ai được nữa, liệu chúng tôi còn dám tố cáo những vụ tham nhũng nữa không, mong Đảng và nhà nước sẽ thực hiện nghiêm khắc, giải quyết tôt hơn vẫn đề này.

    Trả lờiXóa
  9. nói gì thì nói chúng ta đã thẳng thán nhận sai, thừa nhận là trong cơ quan chống tham nhũng vẫn có tham nhũng đủ để cho thấy chúng ta vẫn còn có hi vọng vào những con người này sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình, còn những người tham nhũng kia sớm muộn cũng sẽ bị xử lí nghiêm khắc để làm gương, hi vọng với sự quyết tâm và bằng những biện pháp hiệu quả nạn tham nhũng sẽ sớm được đẩy lùi.

    Trả lờiXóa
  10. Nhân danh công lý23:33 26/12/15

    Tham nhũng có thể nói là một vấn nạn nhức nhối đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.Đứng trước vấn nạn này Đảng ta luôn nhận định và xác định được phòng chống thamm nhũng là việc quan trọng và được ưu tiên hàng đầu.Trong suốt 10 năm thực hiện luật chống tham nhũng Đảng và nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Với những nhận thức và thành tựu đã đạt được Đảng ta sẽ không để nạn tham nhũng lớn mạnh gây phương hại đến lợi ích của nhân dân!

    Trả lờiXóa
  11. mình thấy là rất may khi chính những người đứng đầu đã nhận ra được những sai lầm, những khuyết điểm trong công tác chống tham nhũng, nếu mà ngay cả họ không thể nhìn ra điều đó thì ai có thể chống được nạn tham nhũng ở Việt Nam đây. thế nhưng nói phải đi đôi với làm, phát hiện ra những có trị được không mới là điều quan trọng. vấn biết rằng chống tham nhũng là một việc vô cùng khó khắn, là cả một quá trình lâu dài, cần có sự tham gia của toàn thể xã hội, nhưng vẫn rất mong những người có trách nhiệm có thể làm tốt được công việc của mình.

    Trả lờiXóa
  12. Tham nhũng hiện nay đang là một vấn nạn của xã hội, ngay cả những cơ quan chống tham nhũng cúng có những hành vi tham nhũng vì vậy tôi rất muốn các cơ quan Đảng Nhà Nước ta hãy chấn chỉnh lại công tác chống tham nhũng để đảm bảo chống lại nạn tham nhũng ở nước ta.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog