Chia sẻ

Tre Làng

Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ

Bài chép về từ GoogleTienLang

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng (ngồi bên phải) với bức tượng Alexandre de Rhode nặng 43 tấn, được tài trợ bởi một nhân vật bí ẩn, đã thất bại trong nỗ lực đặt bức tượng này tại hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2010)

Cái ơn con ... tự (1)

(Vài chuyện về chữ "quốc ngữ")
---------
"Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ", đó là lời ca tụng công ơn của chữ “quốc ngữ” và người được coi là “cha đẻ” của nó đối với nước Việt, được viết trên tạp chí MISSI, số tháng 5-1961. Bản thánh ca nói trên dĩ nhiên là do các cha cố Dòng Tên người Pháp (Les Jésuites), một dòng tu đầy tai tiếng và là những "hậu duệ" thuộc Hội thừa sai Paris do Rhodes thành lập, soạn ra từ hơn 50 năm trước, nhưng thực tế là đến nay, có không ít những người mang danh "đổi mới lịch sử", cộng thêm một vài nhà "rân trủ" nước ta ... tham gia hợp xướng. Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha...
Nếu đúng vậy thật thì quả là đáng thương cho các nước Ðài Loan, Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc, vì số họ "khổ", chẳng được "người Pháp thực dân cai trị" và "ban" cho cái chữ như ta nên mới “tụt hậu”, kém ta ... những 300 năm(?!).
Từ 1995 đến nay, hình như năm nào ở ta cũng có hội thảo về chuyện chữ “quốc ngữ” và các vấn đề về lịch sử của nó. Gần đây nhất là cuộc Hội thảo mở ngày 3-10-2015 tại Phú Yên, đọc báo thấy nói có đến hơn 100 tham luận của nhiều nhà nghiên cứu(!). 
Entry mở đầu này xin cung cấp một tư liệu mà hình như chửa có nhà nào... để ý, đó là một bài báo của nhà văn, nhà báo Đào Trinh Nhất trên số 118 báo Phụ Nữ Tân Văn, ra ngày 4-2-1932 tại Saigon. Điều thú vị là bài báo này đã khẳng định "Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ", ngay từ thời "có người xướng khởi việc dựng tượng đồng vị cố đạo ấy". Lưu ý rằng khi đó báo chí Việt, trong đó có tờ Phụ nữ Tân văn, còn hoàn toàn nằm trong vòng tay kiểm duyệt của người Pháp. 
Hơn 80 năm đã trôi qua, nhưng các vấn đề mà ông Đào Trinh Nhất đặt ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 
Xin trân trọng giới thiệu 

********************** 






















Chép lại từ Cụ Lý

10 nhận xét:

  1. Sự ra đời bảng chữ cái có một vai trò quan trọng đối với chúng ta. Và chúng ta luôn biết ơn vì điều đó. Ngày nay chữ viết và tiếng nói của chúng ta đang dần được hoàn chỉnh

    Trả lờiXóa
  2. Một bài báo rất thú vị, cách hành văn và cách dùng từ của các nhà viết sách báo ngày xưa rất mộc mạc rất khách quan và rất là logic. Đọc cuốn kinh của ông A.Rhodes mới thấy hóa ra chữ quốc ngữ ngày xưa nó lại khác với ngày nay khá là nhiều và đọc rất khó hiểu; thế mới thấy chữ viết cũng mang đậm bản sắc dân tộc, đất nước phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển theo;

    Trả lờiXóa
  3. Theo như lời của tác giả Đào Trinh Nhất thì chữ quốc ngữ không phải do ông A.Rhodes sáng tạo ra mà là do chính người Việt Nam sáng tạo ra, ông Alexande có công sửa sang lại cho nó dễ hiểu hơn bằng cách sử dụng một vài ký tự của Bồ Đào Nha thay thế phục vụ cho công việc truyền đao của ông và các hậu nhân. Thiết nghĩ chữ của người Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo ra là điều có thể tin được bởi mỗi một ngôn ngữ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc đó, thì chỉ có người Việt mới có thể tự sáng tạo ra ngôn ngữ cho người Việt của mình, và ông A.Rhodes có công lao tinh chỉnh nó góp phần đưa nó vào trong đời sống của nhân dân. Công lao truyền bá của ông cũng không hề nhỏ.

    Trả lờiXóa
  4. Công lao của ông A.Rhodes theo như bài báo của tác giả Đào Trinh Nhất đối với dân tộc Việt Nam đó là chỉnh sửa và truyền bá chữ Quốc ngữ chứ ông không có công lao trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, thời gian ông A.Rhodes ở lại Việt Nam không lâu chỉ khoảng 4 năm thì không thể đủ thời gian để có thể đủ để thẩm thấu được truyền thống văn hóa của người Việt, mà ngôn ngữ này phải là do người Việt sáng tạo ra thì đáng tin cậy hơn. Việc chỉnh sửa chữ quốc ngữ và truyền bá của nhà truyền đạo này là để phục vụ công việc của ông, có thể nói chữ Quốc ngữ được hình thành và được người dân Việt Nam công nhận là do hội tụ đủ cả 3 yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là một tư liệu quý. Giúp cho nhiều người cẩn thận, khách quan và công phu hơn trong việc nghiên cứu xem Ai là người đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết của nhà báo Đào Trinh Nhất có hành văn mộc mạc và cái nhìn khách quan về sự thật Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ.

    Trả lờiXóa
  7. Bài báo quá hữu ích. Đó là một tư liệu quý nói rõ Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ. Chúng ta nên đánh giá đúng đóng góp, công tội của con người này. Không thể sùng bái, tôn vinh quá mức.

    Trả lờiXóa
  8. Thời gian trôi đi, nếu không có những tư liệu lịch sử thì có lẽ sau này bọn chúng sẽ đảo lộn lịch sử nước nhà, tôn vinh kẻ thù.

    Trả lờiXóa
  9. "công sửa sang lại, sắp đặt lại, truyền bá chữ quốc ngữ" của ông Alexandre de Rhodes mà không ít kẻ đã tôn lên thành "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ" thì không biết chừng một thời gian nữa chúng tôn vinh những kẻ tàn sát, bóc lột dân tộc thành hàng thánh nhân cả. Quá bất hạnh cho dòng giống nhà nào sinh ra loại nghiệt chủng đó.

    Trả lờiXóa
  10. Chữ Quốc Ngữ vào Việt Nam đã giúp đất nước ta phát triển rất nhiều tuy nhiên không phải chữ quốc ngữ là do một cá nhân mang lại mà chữ quốc ngữ được hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của dân tộc vì thế chúng ta cần biết ơn các thế hệ trước đã tạo ra chữ quốc ngữ cho thế hệ sau.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog