Chia sẻ

Tre Làng

Vụ cướp bánh mỳ vì đói: LÒNG VỊ THA CỦA QUẦN CHÚNG BỊ PHẢN BỘI HAY MỘT XÃ HỘI CÓ VẤN ĐỀ

Vụ cướp bánh mỳ vì đói: Lòng vị tha của quần chúng bị phản bội hay một XH có vấn đề!

Chung Nguyên

2 thanh niên cướp bánh mì tại tòa. Ảnh: Zing.vn.

Khi hai thiếu niên "cướp bánh mỳ vì đói" ở Sài Gòn bị kết án, dư luận đã lên cơn xót thương tập thể. Nhưng vài ngày trước, khi biết chính thiếu niên này cầm đầu băng nhóm gây ra vụ cướp thì những người đã từng xót thương tập thể ấy lại trở nên im lặng tập thể.

Người phương Tây tin vào lý thuyết cửa sổ vỡ, nếu một cửa kính bị đập vỡ và không ai phản ứng, ngày mai sẽ có thêm một cửa sổ vỡ và tuần sau cửa kính cả khu phố sẽ tan tành. Cách triệt để nhất để chống tội phạm đó là tạo ra một môi trường nơi không một mầm mống tội ác nào được dung dưỡng, sinh sôi.

Thời tái thiết lại Paris, các kiến trúc sư đã được Napoleon III trao một nhiệm vụ khó tin, đó là hãy xây dựng một thành phố không thể có bạo loạn. Nghe thì hoang đường, vì dường như đây không phải là công việc liên quan gì đến ngành kiến trúc.

Nhưng mọi thứ đều có lý do, vì muốn đảm bảo an ninh, thì cảnh sát cần phải có tầm nhìn tốt. Và ngay sau đó, những đường ngang ngõ tắt, hẻm nhỏ, xó xỉnh đều bị đập bỏ. Vì đây chính là những môi trường để tội phạm phát sinh.

Khi cảnh sát xoá bỏ những hình vẽ graffiti ở ga tàu điện ngầm New York đồng thời bắt giữ những kẻ trốn vé lậu - biểu tượng của sự vô luật pháp, sau một năm, số lượng những vụ án mạng ở thành phố này giảm tới gần một nửa.

Tội phạm nghiêm trọng là hệ quả tất yếu của sự thờ ơ từ khi nó còn chưa nghiêm trọng, một xã hội đồng lòng chấp nhận những vi phạm nhỏ thì không có tư cách kêu than khi bản thân trở thành nạn nhân của tội ác lớn, vì tội ác chỉ là hạt giống, nó nảy mầm theo bản năng và được tưới bón chính bởi sự uỷ mị của đám đông.

Vài tháng trước, khi cảnh sát bắt giữ và khởi tố 2 đối tượng cướp giật bánh mỳ ở Sài Gòn, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng phản đối chưa từng thấy đến mức Viện Kiểm Sát phải nới tay, tạo ra một tiền lệ vô cùng nguy hiểm.

Vài tháng sau, những "cậu bé đáng thương" cướp bánh vì đói khát kia, những Jean Valjean (nhân vật chính trong Những người khốn khổ) thế kỷ 21 đã lộ rõ nguyên hình. Chúng là những thành viên của một băng đảng trộm cắp, cướp giật chuyên nghiệp.

Lòng vị tha của quần chúng đã bị phản bội, nhiều người than thở như vậy. Nhưng điều này không hề làm tôi bất ngờ, ít nhất, nó phù hợp với những gì các chuyên gia tâm lý học tội phạm vẫn cố truyền tải đến đám đông một cách vô vọng.

Khoảng cách từ việc cướp giật chiếc bánh mỳ, đến cướp giật chiếc iPhone, xe máy hay thậm chí cướp đi sinh mạng, không hề lớn như các bạn tưởng.

Nhưng nó là một khoảng cách khổng lồ từ việc một người bình thường, bỏ đi sự thiện lương, để cướp thứ thuộc về người khác, nói không ngoa, những kẻ cướp giật bất kể giá trị của món đồ lớn hay nhỏ, có sự sai khác nhất định với phần còn lại của nhân loại. Họ không thuộc về xã hội tử tế của chúng ta.

Tất cả các đại bàng đại ca khét tiếng giang hồ, đều bắt đầu sự nghiệp từ những phi vụ vô cùng nhỏ. Cướp giật là tội phạm cấu thành bởi hành vi, và nó ở mức độ nguy hiểm hơn ăn cắp khi thách thức cả nạn nhân lẫn luật pháp một cách công khai. Kẻ ăn cắp ít ra biết sợ cả hai.

Không bao giờ nên có ngoại lệ cho tội phạm. Một xã hội bênh kẻ cướp giật bánh mỳ nhưng lại kêu than khi bị giật túi xách, điện thoại, là một xã hội có vấn đề.

Và nếu Jean Valjean hay thậm chí là Robin Hood sinh ra ở thời đại ngày nay, họ cũng xứng đáng bị tống vào tù.

theo Trí Thức Trẻ

25 nhận xét:

  1. Lúc xét xử vụ án hai thanh niên ăn cắp bánh mì gây xôn xao dư luận, chính tác giả Chung Nguyen cũng đã đề cập đến chi tiết một trong hai thanh niên này cầm đầu băng nhóm trộm cắp chứ không phải thanh niên lương thiện gì. Nhưng lúc đó dư luận quá nóng, hầu như không ai nghĩ về chi tiết này

    Trả lờiXóa
  2. Dân ta quá khắt khe với những tên ăn trộm chó, đến nỗi bắt trói, đánh đập, đốt xác thiêu sống. Vậy nhưng sao vụ này lại trở nên quá hiền từ, dung túng cho hai tên chuyên ăn cắp như vậy mặc dù giá trị của con chó và mấy cái bánh mì cũng đều dưới 2 triệu, không đủ để xử lý hình sự?

    Trả lờiXóa
  3. Thiết nghĩ thì lòng vị tha thì rất tốt nhưng, nếu lòng vị tha mà không được đặt đúng chỗ thì nó quả là thảm họa. Giống như trường hợp trên vậy, nếu mọi người chỉ nhìn đơn giản vụ việc là vì chỉ vì cái ổ bánh mì mà lại bắt con em người ta vào tù thì đáng thương quá. Nên làn sóng dư luận đã nổi lên, làm cho viện kiểm sát phải nới lỏng. Nhưng sao chúng ta không nhìn nó rộng ra, nhìn sâu hơn để thấy hậu họa của những việc bỏ qua những hành động sai trái nhỏ nhặt

    Trả lờiXóa
  4. Đói mà đi ăn cướp liệu có đáng, xã hội này thiếu gì cách để kiếm ra đồng tiền. Những thằng chỉ muốn sống hưởng, lười biếng trộm cắp, cướp giật tài sản thì sớm ngày cũng vào tù thôi. Thương hại gì chúng nó, cướp từ cái nhỏ rồi cũng sẽ có ngày chúng cướp những cái lớn hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Người Việt nam vị tha, có lòng thương người nhưng nhiều lúc lòng thương người đặt nhầm chỗ. Ai cũng thương những thằng bé cướp bánh mỳ này nhưng ai nghĩ ra chúng cầm đầu một băng cướp chuyên ăn cắp, cướp giật. Giờ không cho chúng nó vào trại để cại tạo thì chúng có thành người được không.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài báo này mới thấy rõ ràng lý do vì sao mà Tòa sơ thẩm Củ Chi truy cứu hình sự những tên này. Tòa sơ thẩm kết tội cướp bánh mì tôi thấy hợp lý quá, vì nhìn vào "thành tích" của những tên này qua bài báo này thì mong Bộ trưởng Bộ Công An xem xét lại, chứ tôi nghĩ Bộ trưởng Bộ Công an chưa biết được "thành tích của những tên này mà cho rằng xử tội cướp bánh mì là nặng thì cũng oan cho Tòa sơ thẩm ở Củ Chi."

    Trả lờiXóa
  7. Niềm tin bị đặt nhầm chỗ thật khó chịu. Thật đáng thương nhưng thật thất vọng. Hai thanh niên phải ăn cắp ổ bánh mì quá nhu nhược."vì đói" hay vì thói quen? nếu các anh công an không điều tra ra sự thật thì xã hội đã vô tình bao che cho kẻ cắp rồi. Để rồi sau có thêm sự việc đau lòng khác xảy ra thì lúc đấy cũng đã quá muộn.

    Trả lờiXóa
  8. Bài báo này không nên hoài nghi về tính nhân văn của xã hội, mọi hành vi vi phạm pháp luật (dù lớn hay nhỏ) điều phải được xử lý theo đúng trình tự quy định, cái mà cả xã hội bất bình không phải là hành vi trộm cướp vì đói hay no, mà mọi người đang so sánh hậu quả của hành vi, đó là vụ trộm cướp trị giá không lớn hơn 50.000 đồng với nhiều vụ tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng, để lại hậu quả quá lớn cho xã hội nhưng pháp luật vẫn để đó "ngâm và cứu".

    Trả lờiXóa
  9. Ở đời đâu biết hết chữ ngờ, mới ngày nào bênh vực nào là hành vi bột phát nào là chỉ vì đói mới cướp...tôi đã không tin một kẻ vì đói mà đi ăn cướp khi không có tiền tiêu xài lại không đi ăn cướp. Hết người giả ăn xin, đến giờ thì vụ này. Phải chăng lòng tốt của chúng ta mênh mông quá chăng?

    Trả lờiXóa
  10. Cháy nhà mới ra mặt chuột ! Tưởng chỉ vì cướp bánh mì thì oan chứ rành rành bao tội trộm cắp thế thì phải lãnh án không khoan dung gì cả. Để đáp lại những người có lòng nhân ái đã phí công bênh vực kẻ trộm cướp chuyên nghiệp thế này thì đề nghị cần xử nặng với bọn này. Đúng như Bộ trưởng Bộ Công an nói đúng, bọn này nay trộm cướp xe máy thì sau này chúng sẽ giết người cướp của. Làm công an, đúng là cần có một cái đầu lạnh nếu không sẽ bị lừa như chúng ta vậy.

    Trả lờiXóa
  11. Trước kia mình nhìn nhận vụ án cướp bánh mì theo kiểu khác, rằng cháu nó ngây thơ, hóa ra mình mới ngây ngô. Ra sức bảo vệ các em cùng các nhà xã hội học, bây giờ thì sáng mắt ra rồi. Tội ác lớn bắt đầu từ những tội ác tưởng chừng như rất nhỏ, pháp luật là thượng tôn cần phải nghiêm minh, bao dung dung túng cho cuối cùng cũng ngựa quen đường cũ.

    Trả lờiXóa
  12. Bacgiang19013:59 3/10/16

    Khi hai vụ án cướp bánh mỳ vì đói ở Sài Gòn bị kết án, rất nhiều cư dân mạng đã lên tiếng xót thương cho hai thiếu niên này, lũ báo lá cải, kền kền cũng được thể nhảy vào lên án công an, cho rằng đây là hai thiếu niên đáng thương tội nghiệp. Nhưng trước khi cướp bánh mì, chính thiếu niên này cầm đầu băng nhóm gây ra vụ cướp xe máy, giờ thì chúng ta mới hiểu được đây là âm mưu của lũ rận chủ, kền kền xấu xa, cố tình xuyên tạc sự thật, chĩa mũi dùi vào lực lượng công an

    Trả lờiXóa
  13. Hagiang83614:09 3/10/16

    Dù là cướp bánh mì hay cướp gì đi chăng nữa thì về bản chất đây đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải được ngăn chặn kịp thời, pháp luật phải được thượng tôn, nếu một xã hội không có trật tự, không tuân thủ pháp luật thì sẽ hỗn loạn như thế nào. Lũ kền kền báo chí chẳng qua kiếm lý do bênh vực cho tên cướp bánh mì để chửi bới lực lượng công an, hạ uy tín của họ mà thôi

    Trả lờiXóa
  14. Thaibinhquetoi23414:17 3/10/16

    Nếu chúng ta mù quáng ủng hộ tha thứ, bỏ qua cho tội phạm cướp bóc, vì bất cứ lý do gì thì tức là chúng ta đồng lòng chấp nhận những sai phạm, một ngày kia, khi bản thân trở thành nạn nhân của tội ác lớn thì chúng ta không thể kêu ca, bởi vì tội ác chỉ là hạt giống, nó nảy mầm theo bản năng và được tưới bón chính bởi sự mù quáng của đám đông.

    Trả lờiXóa
  15. Thaibinh02340014:42 3/10/16

    Vài tháng trước, khi cảnh sát bắt giữ và khởi tố 2 đối tượng cướp giật bánh mỳ ở Sài Gòn, dư luận xã hội không cần phân biệt đúng sai đã nhao nhao lên phản đối, giới kền kền lều báo nhảy vào xâu xé, lên án công an, cơ quan thi hành pháp luật. Giờ đây, những "cậu bé đáng thương" cướp bánh vì đói đã lộ rõ bản chất, hiện nguyên hình, đó là thành viên của một băng đảng trộm cắp, cướp giật chuyên nghiệp. Giờ thì lũ kền kền còn dám lớn tiếng nữa không

    Trả lờiXóa
  16. Trộm gì thì cũng là trộm, đã có lần một mà được bỏ qua thì sẽ tạo tiền lệ cho lần hai, lần ba và rất nhiều lần sau đó. và chắc chắn một điều rằng mức độ của sự việc sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Bởi vậy có lẽ đã đến lúc chúng ta cần mạnh tay hơn nữa trong việc tiêu diệt những mầm mống tội phạm mới được

    Trả lờiXóa
  17. Tội ác thường được bắt nguồn từ những lỗi lầm nhỏ nhưng được xã hội dung túng. Chúng ta không thể biện minh một điều rằng hành động sai trái đó thực ra là sự bồng bột tuổi trẻ, chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, xã hội nên rộng lượng bỏ qua,... Bởi đằng sau tất cả những lời biện minh đó ta sẽ thấy được một tâm lý coi thường pháp luật của những tội phạm vi thành niên này.

    Trả lờiXóa
  18. Bangtuyetnhietdoi20:29 3/10/16

    Chúng ta đã quá nhân đạo khi đứng ra bênh vực cho một kẻ tội phạm rồi. Có lẽ lòng vị tha của mọi người đã bị lợi dụng một cách tuyệt đối khi vài tháng trước mọi người còn lên tiếng bênh vực tên tội phạm trong vụ cướp bánh mì bằng những lý lẽ như kiểu còn trẻ, suy nghĩ bồng bột, ... thì giờ đây chính kẻ đó lại cầm đầu một băng cướ có tổ chức. Thế mới thấy sự dung túng của mọi người là nguyên nhân cho sự mục ruỗng nhân cách của một thiếu niên phạm tội

    Trả lờiXóa
  19. Hungyen363620:33 3/10/16

    Người Việt chúng ta có lòng thương người, vị tha. Đây là một điều đáng quý nhưng đôi khi lòng tốt đó lại bị đặt nhầm chỗ. Chắc không ai có thể ngờ rằng hai thiếu niên mà họ từng bênh vực trong vụ án cướp bánh mì ngày nào giờ lại trở thành tên tội phạm nguy hiểm cầm đầu băng cướp. Vậy mới nói, sai đâu chịu đó, hãy để pháp luật trừng trị đúng người đúng tội, đảm bảo một xã hội công bằng

    Trả lờiXóa
  20. Hoabinh023420:38 3/10/16

    Lúc xét xử vụ án hai kẻ cướp bánh mì, mọi người chắc không ai nghĩ tới cái kết cục ngày ôm nay khi hai kẻ tưng được bênh vực bỗng chốc trở thành kẻ cầm đầu băng cướp. Cái chính là ở quan niệm của chúng ta, mọi người thực sự sai lầm khi nghĩ rằng giá trị cái bánh mì không lớn, nhất là điều đó cũng chẳng ảnh hưởng tới mình thì tội gì không bênh vực hai tên tội phạm vị thành niên kia. Những đó cũng chính là mầm mống cho những suy nghĩ lệch lạc, những hành vi manh động và táo tợn hơn của hai tên cướp này. Vậy mới nói, thương người là tốt nhưng lòng thương và lòng vị tha cần đặt đúng chỗ

    Trả lờiXóa
  21. chúng ta cần biết nhìn một vấn đề toàn diện hơn, sâu hơn, kĩ hơn để thấy sự việc nghiêm trọng như thế nào. nếu vì 1 cái bánh mì thì truy hình sự thì đúng là nặng thật, nhưng với một tên cầm đầu một băng cướp thì có phần thấy hợp lí hơn rồi đó. tình tiết này sẽ làm cho dân ta chấp nhận hơn với cái tội danh mà 2 tên ăn trộm này phải chịu

    Trả lờiXóa
  22. "Nhân chi sơ tính bản thiện". Mỗi đứa trẻ sinh ra trên cõi đời này đều ngây thơ, trong sáng và đáng yêu, đều lương thiện cả. Tính cách sau này họa chỉ sinh ra khi lớn lên bị tác động từ môi trường xúng quanh. Nếu một đứa trẻ được nuôi dạy tốt, được dạy những điều hay, bị trừng phạt thích đáng khi bị mắc lỗi thì không lí gì để đứa trẻ ấy sau này lớn lên không tốt cả. Ngược lại nếu dung túng, với cái gọi là lòng vị tha đặt nhầm chỗ, thì không phải giúp mà là giết đi tương lai của đứa trẻ đó. Vậy thì ngay từ khi nó còn là một việc nhỏ thì phải dạy dỗ cẩn thận, phải có những hình phạt thích đáng thì mới không bao giờ có lần sau. Còn nếu cứ dung túng thì từ việc cướp bánh mì dẫn tới cướp của giết người thì chẳng bao xa.

    Trả lờiXóa
  23. Một xã hội bỏ qua những mầm mống tội phạm, bỏ qua những tội lỗi nhỏ thì xã hội đó không có quyền kêu than khi những mầm mống đó phát triển thành "đại dịch". Khi bỏ qua những tội cướp giật nhỏ như thế này, khi xã hội dung túng cho hành vi sai trái này, thì đứa trẻ này sẽ không biết sai mà sửa. Nó sẽ trở thành những đại ca nổi tiếng giang hồ trong nay mai khi nó lớn lên, nó sẽ trở thành nỗi khiếp đảm của người dân. Không phải thổi phồng đâu, vid bất cứ chùm mafia nào, bất cứ "hổ báo cáo chồn" nào cũng đều xuất phát điểm từ những lỗi lầm thủa nhỏ mà không được rèn giũa chỉ bảo tận tình

    Trả lờiXóa
  24. lòng vị tha không được đặt đúng chỗ thì chỉ mang lại thảm họa mà thôi. Giống như trường hợp trên vậy, nếu mọi người chỉ nhìn đơn giản vụ việc là vì chỉ vì cái ổ bánh mì mà lại bắt con em người ta vào tù thì đáng thương quá. Nên làn sóng dư luận đã nổi lên, làm cho viện kiểm sát phải nới lỏng. Nhưng sao chúng ta không nhìn nó rộng ra, nhìn sâu hơn để thấy hậu họa của những việc bỏ qua những hành động sai trái nhỏ nhặt

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog