Chia sẻ

Tre Làng

BỘ Y TẾ KHUYẾN CÁO DỊCH BỆNH BÙNG PHÁT SAU BÃO SỐ 10

Cuteo@

Cho đến thời điểm này, dù việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 10, đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nặng nề, vẫn còn dang dở, nhưng Bộ Y tế đã đi trước một bước, nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe cho người dân, ngăn chặn bệnh dịch bùng phát do môi trường bị ô nhiễm.

Hôm 16/9, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có khuyến cáo: Bão số 10 đã đổ bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực miền Trung với sức gió rất mạnh, kèm theo mưa lớn trên diện rộng nên có nguy cơ rất lớn gây sạt lở, ngập lụt, ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.

Cục Y tế dự phòng đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh Bắc Bộ khẩn trương chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau bão, lụt. 

Sở Y tế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo của ngành y tế; đồng thời, triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lũ và ngập lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ. 

Ngành y tế tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...); duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới; tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết. 

Địa phương chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng có thể bị ngập lụt; tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng để người dân luôn có nước sạch sử dụng. Bên cạnh đó, địa phương bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho những nơi trong vùng ảnh hưởng của bão và ngập lụt..

22 nhận xét:

  1. Bão đã tàn phá đất nước, quê hương tôi như vậy rồi. Giờ người dân vừa phải khắc phục thiệt hại lại còn vừa phải phòng ngừa ngăn chặn dịch bệnh bùng phát nữa. Khổ chồng thêm khổ, những lúc như thế này ngoài lực lượng công an, bộ đội dân quân ra thì làm gì có ai sẵn sàng lao vào khó khăn, nguy hiểm để giúp người dân đâu. Còn cái lũ to mồm dân chủ cuội thì hoàn toàn im re. Thế mới hiểu câu "hoạn nạn tỏ chân tình" là thế nào.

    Trả lờiXóa
  2. bão lũ qua đi là cơ hội bùng phát các ổ dịch bệnh như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa vì vậy cần thiết mỗi địa phương và mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác phòng chống dịch bệnh, không để khó khăn chồng chất khó khăn

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. phòng bệnh lúc nào cũng quan trọng hơn là chữa bệnh, mình phải đi trước đón đầu chứ lúc nào cũng chạy theo dịch bệnh thì người chịu thiệt thòi là bà con nhân dân ta chứ chẳng phải ai khác, kế hoạch triển khai của bộ y tế như vậy là rất đúng thời điểm, thể hiện được con mắt nhìn xa của bộ y tế, kinh nghiệm rút ra từ những năm trước. mong rằng có sự chuẩn bị trước như thế này thì sẽ không có dịch bệnh nào xảy ra, Bộ y tế cần đôn đốc cũng như giám sát, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương trong việc phun thuốc, thau rửa, khử trùng nguồn nước

    Trả lờiXóa
  5. Đúng rồi. Bên cạnh việc khắc phục hậu quả sau bão, các cơ quan chức năng phải tập trung tiến hành các biện pháp phòng ngừa sự bùng phát của các dịch bệnh. Vì điều kiện thời tiết ẩm ướt sau bão là thời gian thích hợp cho dịch bệnh lan rộng. Đến lúc đã lan ra cả vùng rồi thì hậu quả rất khó lường

    Trả lờiXóa
  6. Rất tán thành với việc kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh vùng bão lũ của Bộ y tế. Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Nếu vừa phải khắc phục hậu quả sau bão, vừa phải gồng mình chống lại dịch bệnh thì cuộc sống của đồng bào miền Trung sẽ khó khăn đến đâu

    Trả lờiXóa
  7. Những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh này cần phải nhanh chóng được tuyên truyền tới tòan thể bà con. Các cơ quan địa phương cũng phải làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra họat động phòng ngừa của từng hộ dân. Một nhà nhiễm bệnh có thể lan ra cho cả vùng rồi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người dân miền Trung gánh chịu nhiều hậu quả thương đau từ bão lũ. Trận báo số 10 vừa qua được gọi là "siêu bão" chúng ta thấy được sức mạnh của nó ghê gớm dường nào. Bão đi qua tàn phá nặng nề, nhà cửa ruộng vườn... nhưng khắc phục sau bão mới là cả vấn đề lớn, thiệt hại về tài sản, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát làm sao để người dân sớm ổn định ăn ở, học hành nhưng làm sao cũng phải ngăn được dịch bệnh (dịch sốt xuất huyết, dịch tả,...) bùng phát là cả vấn đề đặt ra.

      Xóa
  8. Bão tàn phá đã kinh khủng rồi nhưng những khắc phục sau bão còn khó khăn gấp bội lần. Các loại dịch bệnh bùng phát sau bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa (như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...); vì vậy người dân cũng như Bộ Y tế cần phải sát sao để mỗi người dân tự biết cách phòng bệnh cho mình. Cả nước chúng ta luôn hướng về miền Trung thân yêu để giúp đỡ bà con khắc phục khó khăn.

    Trả lờiXóa
  9. Thật là thương cho những người dân ở rốn lũ, mối nguy hiểm này chưa qua thì mối nguy hiểm khác đã đến, mà đây mới chỉ là cơn bão số 10 thôi; dịch sốt xuất huyết vốn đã tự tung tự tác một thời gian dài gây hoang mang lắm rồi, công tác y tế đã có những phương án kế hoạch dự phòng trước như thế này hy vọng phần nào khắc phục được những thiệt hại và kiểm soát được dịch bênh trước khi nó bùng phát sau cơn lũ

    Trả lờiXóa
  10. Sau khi cơn bão số 10 đi qua, mọi người dân cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ các chum, chậu, giếng chứa nước và khu vực xung quanh. Đê không xảy ra dịch bệnh. Mọi người hãy tự nêu cao ý thức cảnh giác đi ngủ cần phải mắc màn đề phòng dịch sốt xuất huyết bùng phát.

    Trả lờiXóa
  11. Thương lắm khúc ruột miền Trung, cơn bão qua đi đã để lại những hậu quả nặng nề ngoài mất mát những tài sản bị lũ cuốn trôi. giờ đây người dân và chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng lại bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả. Để người dân sớm ổn định được cuộc sống sau lũ

    Trả lờiXóa
  12. Nhằm chủ động phòng ngừa, chủ động bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế ở địa phương chủ động trong việc tuyên truyền hướng dân người dân thau rửa, làm sạch nguồn nước trước khi sử dụng đề phòng dịch bệnh tái phát.

    Trả lờiXóa
  13. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bùng phát dịch bệnh đến từng hộ gia đình để mọi người dân biết cách để phòng tránh. Và tập trung khắc phục hậu quả sau lũ đảm bảo cuộc sống người dân được ổn định nhanh nhất.

    Trả lờiXóa
  14. Việc Bộ Y tế chủ động trong công tác phòng ngừa dịch bệnh sau lũ thật đáng biểu dương. Các cơ sở y tế ở địa phương và các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác của mình để dịch bệnh không có cơ hội bùng phát. Không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

    Trả lờiXóa
  15. mỗi những đợt bão lũ xảy ra là có biết bao vấn đề này sinh từ trước trong và sau bão, cơn bão số 10 đi qua các tỉnh miền Trung gây ra hậu quả thiệt hại nặng nề về người và của nhưng như vậy là chưa hết khi mà bão qua là bao vấn đề về ô nhiễm, về dịch bệnh nảy sinh đòi hỏi chính quyền địa phương, các bộ ban ngành làm tốt công tác khắc phục thiệt hại sau bão, tôi tin với sự đồng lòng của toàn dân thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua

    Trả lờiXóa
  16. Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng thường xuyên đưa ra khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

    Trả lờiXóa
  17. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

    Trả lờiXóa
  18. Mưa bão kéo dài, bệnh đau mắt cũng có nguy cơ bùng phát do sử dụng nguồn nước bẩn. Vì vậy, người dân cần thường xuyên tắm và rửa mặt bằng nước đã được làm trong, khử khuẩn để phòng bệnh đau mắt và bệnh ngoài da.

    Trả lờiXóa
  19. Mưa, lũ lụt xảy ra sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và cùng với rác, chất thải, chúng cuốn theo dòng nước, tràn ra khắp nơi gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Do đó, mỗi chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ mình và nhắc nhở mọi người không nên vứt rác bừa bãi, đồ dùng, vật dụng phải sạch sẽ, gọn gàng, không tích tụ đồ để bọn muỗi, côn trùng ẩn náu và phát triển.

    Trả lờiXóa
  20. Dịch sốt xuất huyết ngày càng dữ dội và mang nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho không ít trường hợp. Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình. nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa. chứ tôi thấy ở cái Hà nội chả nói cái sông Tô lịch mà cái bãi rác cứ chất đầy ở gần nhà dân nhà trẻ trường học . ruồi muỗi hôi thôi cứ sinh xôi nảy nở. cứ sạch sẽ thì muỗi tự khắc sẽ chêt hết thôi. toàn người hại người mà

    Trả lờiXóa
  21. Địa phương chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng có thể bị ngập lụt; tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng để người dân luôn có nước sạch sử dụng. Bên cạnh đó, địa phương bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho những nơi trong vùng ảnh hưởng của bão và ngập lụt..

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog