Chia sẻ

Tre Làng

Ông Phạm Minh Chính: KHÔNG ĐỂ LÃNH ĐẠO DÙNG QUYỀN LỰC NHƯ TÀI SẢN RIÊNG

Ông Phạm Minh Chính: 'Không để lãnh đạo dùng quyền lực như tài sản riêng'

Trưởng ban Tổ chức Trung ương đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức cùng tham gia giám sát cán bộ lãnh đạo.

Phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác dân vận khối Mặt trận tổ quốc sáng 25/12, ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã đề cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực.

Theo ông, thời gian qua, quyền lực giao cho nhiều lãnh đạo rất lớn nhưng không được kiểm soát tốt nên đã xảy ra một số vụ việc tiêu cực. Do đó, các cấp quản lý cán bộ cần xây dựng được hệ thống quy định, quy chế liên quan đến vấn đề này.

Ông Chính cho hay, dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã xây dựng được 8 quy định mới thay thế cho nội dung cũ về công tác cán bộ. Gần đây nhất là quy định 105 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu, cơ quan thẩm định và cấp ra quyết định về công tác cán bộ; khắc phục tình trạng trước đây khi có vụ việc vi phạm thì không tìm ra địa chỉ trách nhiệm hoặc trách nhiệm không rõ.

"Chúng tôi mong muốn Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia thực hiện tốt việc kiểm soát quyền lực. Không để cán bộ lãnh đạo, quản lý sử dụng quyền lực được Nhà nước giao như là tài sản riêng của bản thân", ông Chính nói. 

Ông Phạm Minh Chính cảnh báo tình trạng "nhiều người cứ coi quyền lực là của mình rồi ban phát, xin cho". Ảnh: Xuân Hoa.

"Nhiều người cứ coi quyền lực là của mình rồi ban phát, xin cho"

Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho rằng, một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát quyền lực là tăng cường minh bạch trong hoạt động của các cơ quan công quyền.

"Khi một cá nhân được giao quyền lực, đó không phải của bản thân mà là chức vụ thay mặt nhà nước, tổ chức để làm việc. Nhiều người cứ coi quyền lực là của mình rồi ban phát, xin cho, đưa người nhà, người thân vào. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức cần mạnh dạn giám sát việc này", ông Chính nhấn mạnh.

Lãnh đạo ngành tổ chức cũng đề cập đến phân cấp quản lý cán bộ. Trước đây, Ban Tổ chức Trung ương phải xem xét 12.000 cán bộ cấp tỉnh ủy viên và hơn 2.000 cán bộ thường vụ cấp ủy. Ông Chính nói: "Số lượng cán bộ nhiều như vậy thì cấp trung ương không nắm hết được, có khi chỉ là hợp thức hóa hồ sơ. Đúng thì không sao nhưng nếu có sai sót, sẽ là hợp thức hóa cho cái sai".

Đề cập đến việc quy trình công tác cán bộ vừa qua được thay đổi theo hướng 5 bước chặt chẽ hơn, ông Chính cho hay, có ý kiến nêu vấn đề là qua nhiều bước như vậy thì "vai trò của người đứng đầu ở đâu?". Tuy nhiên, theo ông Chính, "Nếu người đứng đầu mà tốt thì không cần quy định gì cả, người ta tự suy nghĩ để có cách làm đúng đắn. Nhưng vì còn có nhiều người không tốt nên chúng ta phải xây dựng quy định để giám sát".

"Với người có ý thức tốt thì giao bao nhiêu quyền lực đi nữa người ta cũng thận trọng khi sử dụng. Công tác cán bộ cũng thế, cứ không bàn bạc mà tự mình quyết là có vấn đề ngay", ông Chính nói.

"Từ 7 cấp phó, giảm xuống 3 cũng thấy ổn"

Lãnh đạo ngành tổ chức cũng đề cập đến việc ngân sách đang phải dành một khoản lớn để trả lương, chi thường xuyên do bộ máy và biên chế quá cồng kềnh, khiến phần còn lại chi cho đầu tư phát triển rất khiêm tốn.

"Chúng ta cứ bàn tăng lương mãi, nếu không giảm chi thường xuyên xuống thì không có nguồn để cải cách tiền lương, chẳng lẽ lại đi vay", ông Chính nói và cho rằng, cần phải quyết liệt đẩy mạnh tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy.

Theo ông, trước đây Ban Tổ chức Trung ương có 7 phó ban, giờ chỉ 3 phó ban "cũng thấy ổn". Vừa qua có nhiều trường hợp nghỉ hưu nhưng Ban Tổ chức Trung ương chưa tuyển thêm ai để cơ cấu lại.

Tại Hội nghị, báo cáo kết quả công tác dân vận năm 2017, ông Nguyễn Văn Hùng - Phó trưởng Ban dân vận Trung ương cho biết, ghi nhận của cơ quan này cho thấy người dân quan tâm, đánh giá cao kết quả phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua; tuy nhiên kết quả thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp...

Ngoài ra, người dân lo ngại một số vấn đề khác như nợ công cao, việc cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm; nhiều dự án do doanh nghiệp nhà nước đầu tư kém hiệu quả, gây thất thoát lớn; việc bổ nhiệm cán bộ còn thiếu hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành và địa phương.

Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ, trong năm 2018, nhiệm vụ cốt lõi của công tác dân vận khối MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là tiếp tục chủ động nắm tình hình để kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và người dân đến các cơ quan Đảng, chính quyền.

Theo bà, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng; tích cực tham gia giảm tỷ lệ hộ nghèo tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo...

"Đặc biệt cần đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động, nghiên cứu để phong trào đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải", bà Mai nói.

Đoàn Loan

20 nhận xét:

  1. "Nhiều người cứ coi quyền lực là của mình rồi ban phát, xin cho", tôi nhận thấy đây là một hiện tượng đang hiện hữu trong xã hội của chúng ta, ở mọi cấp mọi ngành. Từ xưa các cụ có câu "một người làm quan cả họ được nhờ" họ sử dụng quyền lực của mình như cái gậy để điều khiển, để ban ơn cho những người khác, lên gặp những người này chúng ta phải khúm núm, như kiểu đi ăn xin, thương tình thì họ tạo điều kiện (ban ơn) còn nếu không thì cắp đít mà đi về tay không nhá. Đến bao giờ những người nắm giữ chức cao, vọng trọng không làm dụng quyền lực như ngay nay, đến bao giờ mới có những người lãnh đạo gần dân, hiểu dân, nghĩ cho dân? Bao giờ cho đến bao giờ?

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ nhìn quan chức đã số thấy hao hao giống thằng ăn cắp.

    Trả lờiXóa
  3. Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nêu rõ, trong năm 2018, nhiệm vụ cốt lõi của công tác dân vận khối MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội là tiếp tục chủ động nắm tình hình để kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và người dân đến các cơ quan Đảng, chính quyền.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu quyền lực không được ban phát vô tội vạ thì những cán bộ như Trịnh Xuân Thanh và các cán bộ chủ chốt qua mấy thời kỳ của PVN không thể tác oai tác quái. Cũng như nền kinh tế việt nam ta không bị lũng đoạn đến thế này và chúng ta cũng không phải đi đằng sau mà rà soát và sửa chữa các sai phạm.

    Trả lờiXóa
  5. Bài học từ PVN chính là bài học lớn về sử dụng quyền lực như tài sản riêng thao túng hệ thống như nhận định của các cấp quản lý. Từ việc sử dụng quyền lực không đúng đã dẫn đến những lỗ hổng quản lý Nhà nước tạo ra sự tha hóa, tham nhũng tài sản, làm thất thoát ngân sách. Phải sửa luật. Giao cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của MTTQ chứ mà nói "giám sát" chung chung để rồi lại có nhiều sự việc PVN thứ N

    Trả lờiXóa
  6. Cần phải có chế tài giám sát tốt ở tất cả các cấp lãnh đạo. Phân định rạch ròi trách nhiệm và làm chặt chẽ công tác cán bộ, chắc chắn không thể còn hiện tượng “cán bộ lãnh đạo dùng quyền lực như tài sản riêng”. Và khi đó những chiếc ghế quyền lực hoàn toàn có hy vọng được đặt vào đúng người có tầm có tâm.

    Trả lờiXóa
  7. Dư luận đừng quá ồn ào, cũng đừng hoan hỉ thái quá về việc ông Đinh La Thăng và một loạt nhân vật nguyên là quan chức lớn thuộc tập đoàn dầu khí lần lượt bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam. Điều tất yếu đó, trong bối cảnh hiện tại, sớm muộn phải đến, đã đến. Chúng ta đã có quá nhiều kẽ hở, có quá nhiều sai sót, giờ khắc phục cũng thực sự mệt mỏi.

    Trả lờiXóa
  8. Lãnh đạo dùng quyền lực như tài sản riêng nên mới có những tập đoàn kinh tế- “quả đấm thép” nhanh chóng ra đời và phần đông trong số đó hoạt động thua lỗ, nợ nần, nhanh chóng tan rã; những “đại công trình” nghìn tỷ dở dang, “đắp chiếu” hoặc thua lỗ; lối làm ăn chủ yếu dựa vào “quan hệ”, “tiền tệ” làm kiệt quệ nền kinh tế Việt Nam như hôm nay

    Trả lờiXóa
  9. Để xảy ra những sự việc lạm quyền công tham nhũng trục lợi cá nhân cũng là do quyền lực không được kiểm soát. Quyền lực giao cho lãnh đạo rất lớn nhưng không được kiểm soát. Người được giao quyền lực cũng không tự kiểm soát và người giao cũng không kiểm soát. Ngay cả cơ quan hành pháp còn phải dưới quyền điều chỉnh của nhà nước thì làm sao mà hạn chế những việc như thế này được đây?

    Trả lờiXóa
  10. Biểu hiện của việc này đó là câu nói cửa miệng của các cụ " nhất thân quen, nhì quan hệ, thứ 3 tiền tệ". Tại sao đưa con, cháu, chắt nhà mình vào các cơ quan quyền lực thuộc thẩm quyền của mình? Và cố gắng hợp thức hóa nó theo cái người ta gọi là đúng quy trình. Một cô văn thư thế nào lại có thể lên đến chức trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản thì biết thế nào rồi đó

    Trả lờiXóa
  11. Làm thế nào để “nhốt” quyền lực vào trong cơ chế, thể chế, có quy định, quy chế, là để anh làm chức ấy thì không thể tham nhũng, tiêu cực được. Đó là hãy để cơ quan lập pháp, hành pháp, ngân hàng nhà nước được độc lập hoạt động đi. Còn dưới trướng, còn theo kiểu xử phạt, tha bổng bằng cuộc điện thoại thì không bao giờ có thể hạn chế được cái việc lấy quyền lực làm tài sản riêng kia đâu.

    Trả lờiXóa
  12. Con người thì luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của mình, điều đó cũng khiến cho lý tính đôi khi bị chìm khuất. Khi đã có quyền trong tay, những đảng viên được Đảng phân công sang lãnh đạo, quản lý bộ máy nhà nước, nhưng nếu những người này không được kiểm tra, giám sát gắt gao, chặt chẽ, không cố gắng phấn đấu, tu dưỡng thì quyền lực đó sẽ ngày càng có xu hướng tha hóa

    Trả lờiXóa
  13. Tham nhũng thường đến từ những người quyền lực, họ dùng quyền lực để chiếm đoạt tài sản, trục lợi cá nhân, quyền lực khi rơi vào những kẻ tham lam như vậy sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy bây giờ là lúc phải điều chỉnh thôi, hạn chế quyền lực, trao quyền đúng người, tăng cường sự kiểm soát, kiềm chế quyền lực lẫn nhau.

    Trả lờiXóa
  14. Tham nhũng thường đến từ những người quyền lực, họ dùng quyền lực để chiếm đoạt tài sản, trục lợi cá nhân, quyền lực khi rơi vào những kẻ tham lam như vậy sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy bây giờ là lúc phải điều chỉnh thôi, hạn chế quyền lực, trao quyền đúng người, tăng cường sự giám sát từ nhân dân, như vậy mới có sự đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  15. Chính việc biến quyền lực được trao như tài sản của mình đã tạo đà cho tham nhũng. Tham nhũng thường đến từ những người quyền lực, họ dùng quyền lực để chiếm đoạt tài sản, trục lợi cá nhân, quyền lực khi rơi vào những kẻ tham lam như vậy sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy bây giờ là lúc phải điều chỉnh thôi, hạn chế quyền lực, trao quyền đúng người, tăng cường sự giám sát từ nhân dân, như vậy mới có sự đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  16. Chính việc biến quyền lực được trao như tài sản của mình đã tạo đà cho tham nhũng. Tham nhũng thường đến từ những người quyền lực, họ dùng quyền lực để chiếm đoạt tài sản, trục lợi cá nhân, quyền lực khi rơi vào những kẻ tham lam như vậy sẽ trở nên nguy hiểm. Vì vậy bây giờ là lúc phải điều chỉnh thôi, hạn chế quyền lực, trao quyền đúng người, tăng cường sự giám sát từ nhân dân, như vậy mới có sự đảm bảo.

    Trả lờiXóa
  17. Thực tế trong thời gian qua, có một bộ phận lãnh đạo các cấp sử dụng quyền lực để ban phát, đề bạt không đúng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, nguyên nhân của những tiêu cực đó chính từ việc giao quyền lực quá lớn nhưng không được kiểm soát tốt.

    Trả lờiXóa
  18. Nếu quyền lực không được ban phát vô tội vạ thì những mẫu cán bộ như Trịnh Xuân Thanh và các cán bộ chủ chốt qua mấy thời kỳ của PVN không thể tác oai tác quái, mắc khuyết điểm trầm trọng khiến một ngành chủ lực như dầu khí phải lao đao, thất thoát quá nhiều tài sản quốc gia, làm nền kinh tế việt nam ta càng ngày càng đi xuống đến mức báo động như thế này.

    Trả lờiXóa
  19. Bài học từ PVN chính là bài học lớn về sử dụng quyền lực như tài sản riêng thao túng hệ thống như nhận định của các cấp quản lý. Từ việc sử dụng quyền lực không đúng đã dẫn đến những lỗ hổng quản lý Nhà nước tạo ra sự tha hóa, tham nhũng tài sản, làm thất thoát ngân sách. Không chỉ người đứng đầu của PVN là ông Đinh La Thăng dù đã đảm nhiệm trọng trách lớn vẫn phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình mà rất nhiều cán bộ lãnh đạo khác cũng sa vòng lao lý. Chỉ là chúng ta có muốn làm tới cùng hay không thôi

    Trả lờiXóa
  20. Để có thể kiểm soát tốt quyền lực giao cho các cán bộ lãnh đạo cấp cao, cũng như lãnh đạo địa phương trong bộ máy chính quyền của ta, thì chúng ta cần phải có chế tài giám sát tốt ở tất cả các cấp lãnh đạo. Và khi đó những chiếc ghế quyền lực hoàn toàn có hy vọng được đặt vào đúng người có tầm có tâm. Đất nước sẽ may mắn để không phải gánh chịu những thảm họa về công tác cán bộ như đã từng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog