Chia sẻ

Tre Làng

DÙNG GẠCH ĐẬP PHÁO THÌ KHÁC GÌ TỰ SÁT

Cuteo@

Báo Vietnamnet đăng tin "Lấy gạch tiêu hủy pháo: 3 cán bộ thi hành án, 1 cảnh sát bị thương". Xem link dưới:

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/lay-gach-tieu-huy-phao-3-can-bo-thi-hanh-an-1-canh-sat-bi-thuong-461792.html

Ảnh minh họa

Bài báo phản ánh "Vụ tai nạn do sơ suất này xảy ra sáng 6/7 tại Công an huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương" làm 4 người bị thương. 

Tôi trích: 

"Theo kế hoạch, khi tiêu hủy pháo nổ, các thành viên của hội đồng thi hành án phải lấy thuốc pháo ra khỏi từng viên pháo nổ để ngâm cho tan trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình lấy thuốc pháo, các cán bộ đã dùng gạch, đá đập vào các viên pháo. Đa phần lượng pháo đã phát nổ, dẫn đến thương tích cho 4 cán bộ. Nhóm cán bộ được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, may mắn thương tích không nghiêm trọng và hiện tại sức khỏe đã có dấu hiệu ổn định".

Hết trích.

Nếu đúng như VietNamNet đưa tin thì các anh chị không chết là may mắn lắm rồi, 9.3 kg pháo nổ không phải chuyện đùa thưa các anh chị. 

Tôi khẳng định các anh chị đội thi hành án đã sai, thậm chí rất sai trong bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ.

Pháo là vật liệu nổ và việc bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Xin dẫn ra vài văn bản sau, thiết nghĩ nó cần thiết cho tất cả các đơn vị công an, quân đội, thi hành án:

- Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/4/2009 về vật liệu nổ công nghiệp.

- Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ngày 7/8/2003 về việc ban hành "quy tình kỹ thuật thăm dò, tìm, xử lý bom, mìn, vật nổ.

- Thông tư số 31/2012/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 29/5/2012, quy định chi tiết việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2008/BCT) về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp, năm 2008.

Và còn nhiều văn bản khác.

Nói vắn tắt thế này, thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được chế tạo để nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện. 

Hủy là quá trình phá bỏ hoặc làm mất khả năng tạo ra phản ứng nổ của vật liệu nổ theo quy trình công nghệ đã được xác định.

Việc tiêu hủy vật liệu nổ, pháp luật quy định rõ cần thành lập một Hội đồng tiêu hủy Nghị định 26/2012/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Cơ quan đề nghị thanh lý sau khi được Hội đồng thanh lý cho phép tiêu hủy phải đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp của đơn vị cấp Trung đoàn phê duyệt thành lập Hội đồng tiêu hủy và phương án tiêu hủy. Hội đồng tiêu hủy có trách nhiệm giám sát trong suốt quá trình tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thành phần Hội đồng tiêu hủy bao gồm: Đại diện lãnh đạo cơ quan đề nghị thanh lý là Chủ tịch Hội đồng; Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật về quân khí và cơ quan môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Bên cạnh đó, Hội đồng phải có các phương án tiêu hủy theo quy trình kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Quá trình thực hiện tiêu hủy cần có cán bộ kỹ thuật chuyên về xử lý chất nổ, cần địa điểm an toàn; lực lượng giám sát; khoảng cách an toàn (là khoảng cách cần thiết nhỏ nhất, theo mọi hướng tính từ vị trí tiêu hủy đến các đối tượng cần bảo vệ (người, nhà ở, công trình hoặc kho, đường giao thông công cộng, phương tiện chứa vật liệu nổ công nghiệp khác...), sao cho các đối tượng đó không bị ảnh hưởng quá mức cho phép về chấn động, sóng không khí, đá văng theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành khi nổ mìn hoặc khi có sự cố cháy, nổ phương tiện, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.

Phản cần đến người chỉ huy việc tiêu hủy. Đó là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ tại khu vực tiêu hủy.

Các anh chị dùng gạch để đập là kích thích cơ (cơ học) trong khi chất nổ vẫn đang trong điều kiện chờ nổ là hành vi tự sát. Đúng ra, các anh chị phải tiêu hủy làm mất khả năng tiếp nhận các kích thích gây nổ bằng cách ngâm nước.

Việc tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp phải do các tổ chức có Giấy phép sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thực hiện. Mời các anh chị tham khảo quy định dưới đây theo quy chuẩn an toàn kỹ thuật Việt Nam sẽ rõ:





Tóm lại, anh em hủy pháo bằng cách dùng gạch để đập là sai nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Soi cho kỹ, chắc chắn các anh chị không có quà mà còn bị xử lý vì vi phạm các quy định của pháp luật về tiêu hủy vật liệu nổ. Sai từ khâu lập hội đồng, chọn thành phần, chọn địa điểm,... cho đến quy trình kỹ thuật tiêu hủy.

4 nhận xét:

  1. Rất đáng khen vì nhiệt tình.

    Trả lờiXóa
  2. Tại sao lại ngớ ngẩn thế? Nhưng có thể bọn này muốn trở thành thương binh!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh13:34 9/7/18

      Vâng, bác có ý hay.
      Nhỡ quá tay chắc giá hạc quy tiên quá.

      Xóa
  3. Tóm lại, anh em hủy pháo bằng cách dùng gạch để đập là sai nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Soi cho kỹ, chắc chắn các anh chị không có quà mà còn bị xử lý vì vi phạm các quy định của pháp luật về tiêu hủy vật liệu nổ. Sai từ khâu lập hội đồng, chọn thành phần, chọn địa điểm,... cho đến quy trình kỹ thuật tiêu hủy. Mang tiếng là người đi tiêu hủy pháo mà "thông minh" như vậy thì cũng đến ạ rồi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog