Chia sẻ

Tre Làng

GIAN LẬN ĐIỂM THI Ở HÀ GIANG: NẾU DỐI TRÁ ĐƯỢC NUÔI THÀNH HỆ THỐNG

An Nhi/VOV.VN

Những học sinh dùng tiền mua điểm, nhờ gian lận thi cử mà có điểm số cao, thành tích vượt trội sẽ dễ có thói quen dùng tiềnđể đạt được mục đích.

Không phải đến khi phát hiện gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang chúng ta mới có chuyện gian lận trong thi cử. Vấn nạn này đã từ lâu ăn sâu, bám rễ trong ngành giáo dục, trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các kỳ thi, kể cả những kỳ thi chọn học sinh giỏi cũng đã có những điều tiếng về sự thiếu minh bạch, không công bằng…

Có lẽ, tất cả chúng ta, ai đã từng cắp sách tới trường cũng đã ít nhất một lần được nghe câu hát: “Ai nâng cánh ước mơ cho em – là thầy cô không quản ngày đêm; Ai dạy dỗ chúng em nên người – là thầy cô ghi nhớ suốt đời”… Câu hát ấy đã toát lên công lao trời biển của những người làm thầy, làm cô với tương lai của mỗi con người, đồng thời với nền tảng đạo đức, tri thức của xã hội.

Thầy giáo không công minh, chính trực, không công bằng trong cách đánh giá học sinh…chắc chắn sẽ khiến trò bất bình, không kính trọng, dễ nảy sinh những hành động xấu trong môi trường sư phạm.

Sự dối trá triệt tiêu tinh thần phấn đấu, rèn luyện, cơ hội của các học sinh giỏi thực lực. Bởi, thành tích học tập là một trong những yếu tố khích lệ tinh thần học tập của các em. Nếu phải đối mặt với quá nhiều tiêu cực thì dễ nảy sinh các tâm lý tiêu cực, chán chường.

Điều quan trọng hơn cả những gian lận, dối trá này khiến cho niềm tin của xã hội bị lung lay, chao đảo vô cùng tận. Chưa bao giờ cả xã hội lại sôi sục, nghi ngờ về những kết quả thi cử như bây giờ. Nhiều người còn mong muốn chấm lại hết những bài thi đạt điểm 9-10 ở kỳ thi trước đó và năm nay.

“Một sự bất tín vạn sự bất tin” – những gì xảy ra ở Hà Giang hôm nay dư luận xã hội chỉ coi như một giọt nước làm tràn ly; là “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”… Những điều tiếng của Hà Giang hôm nay còn khiến những người Hà Giang chân chính bị ảnh hưởng, bị xấu hổ lây. Nó làm vấy bẩn những cố gắng của biết bao thầy cô, học sinh và cha mẹ các em khi phải lặn lội trong mưa lũ để đến điểm thi được đúng giờ.

Bố mẹ dối trá dùng tiền mua điểm cho con, thầy cô dùng thủ đoạn để làm điểm đẹp, học sinh sống trong một môi trường toàn dối trá, lọc lừa như vậy liệu có trở thành công dân tốt? Bản thân các em bây giờ đang là nạn nhân nhưng sau vài năm nữa khi các em trưởng thành sẽ áp dụng cách làm của người đi trước để đạt được mục tiêu dễ dàng nhất.

Những học sinh nhờ tiền, nhờ quan hệ trở thành sinh viên và sau này có nhiều cơ hội trở thành cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, họ sẽ làm gì? Chắc chắn thước đo của họ không phải là chất lượng, hiệu quả công việc mà bằng tiền. Đây chính là gốc rễ, mầm mống của những kẻ chuyên sách nhiễu, vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp.

Phát hiện sai phạm thi cử ở Hà Giang thực sự gây chấn động nhưng đây là cơ hội để ngành giáo dục làm tiếp, làm mạnh với những tiêu cực tồn tại lâu nay trong ngành, khiến xã hội mất thiện cảm, niềm tin, sự kính trọng.

Giáo dục là quốc sách, có vai trò quan trọng góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, xã hội; chất lượng nguồn nhân lực. Một nền giáo dục mà ở đó điểm số có vai trò quyết định cho những bước ngoặt cuộc đời mỗi con người nhưng lại được mua bán, trao đổi bằng tiền, bằng quan hệ thì khó có được học sinh, sinh viên có tố chất, năng lực, là lực lượng kế tục xứng đáng để xây dựng đất nước.

Ngành giáo dục có vô vàn các đề án đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục… Để đạt được các mục tiêu trong các “đổi mới” thì trước tiên phải làm trong sạch chính đội ngũ các thầy cô, những người làm công tác giáo dục. Bởi dù có đổi mới, có thêm bớt kỳ thi hay thay đổi cách thức thi…mà những người thực thi không công tâm, minh bạch, luôn nghĩ cách trí trá, làm lợi cho bản thân, cho những nhóm lợi ích thì sẽ không có đề án nào thành công, không có công cụ máy móc nào sàng lọc hết được sự dối trá của con người./.

26 nhận xét:

  1. Không phải đến khi phát hiện gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang chúng ta mới có chuyện gian lận trong thi cử. Vấn nạn này đã từ lâu ăn sâu, bám rễ trong ngành giáo dục, trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các kỳ thi, kể cả những kỳ thi chọn học sinh giỏi cũng đã có những điều tiếng về sự thiếu minh bạch, không công bằng…

    Trả lờiXóa
  2. Thầy giáo không công minh, chính trực, không công bằng trong cách đánh giá học sinh…chắc chắn sẽ khiến trò bất bình, không kính trọng, dễ nảy sinh những hành động xấu trong môi trường sư phạm.

    Sự dối trá triệt tiêu tinh thần phấn đấu, rèn luyện, cơ hội của các học sinh giỏi thực lực. Bởi, thành tích học tập là một trong những yếu tố khích lệ tinh thần học tập của các em. Nếu phải đối mặt với quá nhiều tiêu cực thì dễ nảy sinh các tâm lý tiêu cực, chán chường.

    Trả lờiXóa
  3. “Một sự bất tín vạn sự bất tin” – những gì xảy ra ở Hà Giang hôm nay dư luận xã hội chỉ coi như một giọt nước làm tràn ly; là “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra”… Những điều tiếng của Hà Giang hôm nay còn khiến những người Hà Giang chân chính bị ảnh hưởng, bị xấu hổ lây. Nó làm vấy bẩn những cố gắng của biết bao thầy cô, học sinh và cha mẹ các em khi phải lặn lội trong mưa lũ để đến điểm thi được đúng giờ.

    Trả lờiXóa
  4. Bố mẹ dối trá dùng tiền mua điểm cho con, thầy cô dùng thủ đoạn để làm điểm đẹp, học sinh sống trong một môi trường toàn dối trá, lọc lừa như vậy liệu có trở thành công dân tốt? Bản thân các em bây giờ đang là nạn nhân nhưng sau vài năm nữa khi các em trưởng thành sẽ áp dụng cách làm của người đi trước để đạt được mục tiêu dễ dàng nhất.

    Những học sinh nhờ tiền, nhờ quan hệ trở thành sinh viên và sau này có nhiều cơ hội trở thành cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, họ sẽ làm gì? Chắc chắn thước đo của họ không phải là chất lượng, hiệu quả công việc mà bằng tiền. Đây chính là gốc rễ, mầm mống của những kẻ chuyên sách nhiễu, vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp.

    Trả lờiXóa
  5. Giáo dục là quốc sách, có vai trò quan trọng góp phần xây dựng nền tảng đạo đức, xã hội; chất lượng nguồn nhân lực. Một nền giáo dục mà ở đó điểm số có vai trò quyết định cho những bước ngoặt cuộc đời mỗi con người nhưng lại được mua bán, trao đổi bằng tiền, bằng quan hệ thì khó có được học sinh, sinh viên có tố chất, năng lực, là lực lượng kế tục xứng đáng để xây dựng đất nước.

    Trả lờiXóa
  6. Ngành giáo dục có vô vàn các đề án đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục… Để đạt được các mục tiêu trong các “đổi mới” thì trước tiên phải làm trong sạch chính đội ngũ các thầy cô, những người làm công tác giáo dục. Bởi dù có đổi mới, có thêm bớt kỳ thi hay thay đổi cách thức thi…mà những người thực thi không công tâm, minh bạch, luôn nghĩ cách trí trá, làm lợi cho bản thân, cho những nhóm lợi ích thì sẽ không có đề án nào thành công, không có công cụ máy móc nào sàng lọc hết được sự dối trá của con người./.

    Trả lờiXóa
  7. Không phải đến khi phát hiện gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang chúng ta mới có chuyện gian lận trong thi cử. Vấn nạn này đã từ lâu ăn sâu, bám rễ trong ngành giáo dục, trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các kỳ thi, kể cả những kỳ thi chọn học sinh giỏi cũng đã có những điều tiếng về sự thiếu minh bạch, không công bằng… Một nền giáo dục không có liêm sỉ thì cũng sẽ tạo ra những con người không có liêm sỉ, cả xã hội không có liêm sỉ, họ sẽ dùng tiền để bằng mọi giá đạt được mục đích của mình. Điều này thật sự nguy hiểm.

    Trả lờiXóa
  8. Câu chuyện giáo dục ở tỉnh Hà Giang đã làm nóng dư luận trong mấy ngày gần đây, khi hỏi người ý kiến người dân về tình trạng bệnh thành tích trong giáo dục mọi người đều thốt ra một điều rằng "bệnh thành tích trong giáo dục nó là căn bệnh thâm căn, cố đế, không bao giờ có thể hết, nếu như cứ diễn ra tình trạng học hành, thi cư như hiện nay". Vẫn biết giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng, vì tương lai của đất nước đều nằm ở đây. Thế nhưng với kiểu đào tạo mất hết cơ bản như hiện nay thì chỉ đào tạo ra một thế hệ những kẻ chạy theo thành tích, chạy theo điểm số mà không biết con em mình học được cái gì, cắp sách đến trường mà đầu ốc rỗng tuếch, thi được 28, 29 điểm nhưng 1 phương trình đơn giản các em không giải được. vẪn biết cùng là đi học nhưng có những em học giỏi, tiếp thu nhanh, có những em học kém, học mãi không giỏi được, vậy thì cứ bắt các em phải "giỏi" làm gì, những em đó thì cốt lấy cái bằng tốt nghiệp sau này đi thợ, làm công nhân, em nào học giỏi làm thầy. có như vậy mới tạo ra sự phân tâng trong xã hội, cái quan trọng nhất của xã hội đó là dạy các em cách làm người có liêm sỉ, có tư cách thì không ai quan tâm, để ý đến.

    Trả lờiXóa
  9. Điều quan trọng hơn cả những gian lận, dối trá này khiến cho niềm tin của xã hội bị lung lay, chao đảo vô cùng tận. Chưa bao giờ cả xã hội lại sôi sục, nghi ngờ về những kết quả thi cử như bây giờ. Nhiều người còn mong muốn chấm lại hết những bài thi đạt điểm 9-10 ở kỳ thi trước đó và năm nay. Một khi niềm tin bị mất đi thì dù ta có cố gắng đến mức nào đi nữa, có làm xuất sắc đến đâu đi nữa thì cũng sẽ bị nghi ngờ, vậy thì không cần phải xuất sắc mà cái cốt lõi đó là làm cho đúng, làm cho thật. Con em của chúng ta 12 năm đèn sách cái mà chúng ta mong đạt được đó là kết quả phản ánh đúng năng lực của các em, chứ không phải cuộc chạy đua về thành tích, và sự lừa dối của những con người nắm trong tay mình quyền lực.

    Trả lờiXóa
  10. Ngành giáo dục có vô vàn các đề án đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục… Để đạt được các mục tiêu trong các “đổi mới” thì trước tiên phải làm trong sạch chính đội ngũ các thầy cô, những người làm công tác giáo dục. Bởi dù có đổi mới, có thêm bớt kỳ thi hay thay đổi cách thức thi…mà những người thực thi không công tâm, minh bạch, luôn nghĩ cách trí trá, làm lợi cho bản thân, cho những nhóm lợi ích thì sẽ không có đề án nào thành công, không có công cụ máy móc nào sàng lọc hết được sự dối trá của con người.

    Trả lờiXóa
  11. Vấn nạn mua điểm này đã từ lâu ăn sâu, bám rễ trong ngành giáo dục, trong hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả các kỳ thi, kể cả những kỳ thi chọn học sinh giỏi cũng đã có những điều tiếng về sự thiếu minh bạch, không công bằng… Phát hiện sai phạm thi cử ở Hà Giang thực sự gây chấn động nhưng đây là cơ hội để ngành giáo dục làm tiếp, làm mạnh với những tiêu cực tồn tại lâu nay trong ngành, khiến xã hội mất thiện cảm, niềm tin, sự kính trọng.

    Trả lờiXóa
  12. Nặc danh08:08 20/7/18

    Nhân vụ này các đám" rần rần chủ" sẽ có dịp la làng rằng nền giáo dục của chế độ này đào tạo các học sinh thành những kẻ xạo láo gian dối điên điên khùng khùng vô kỷ luật bởi những người dẫn dắt các em cũng đã là như thế !

    Trả lờiXóa
  13. Có vị GS bên Pháp chỉ đích danh Bộ trưởng bộ gddd mình đạo văn.và đã gui cả thu cho quốc hội và thu tướng nước ta..cuối cùng sự việc cũng đi vào dĩ vãng..

    Trả lờiXóa
  14. Nếu thực sự tiêu cực trở thành hệ thống như ở Hà Giang thì đó là một mối nguy hiểm cho quốc gia, cho nền giáo dục nước nhà. Thật sự là đau lòng cho nền giáo dục khi mà đâu đó vẫn tồn tại những cán bộ hư hỏng, bao che, tiếp tay cho tiêu cực, bất công. Thế hệ trẻ hôm nay sẽ là nạn nhân trực tiếp cho những sai phạm này. Hơn ai hết, ai cũng hiểu sai phạm trong giáo dục chính là có tội lớn đối với dân tộc.

    Trả lờiXóa
  15. Một câu hỏi đặt ra là có ai dám chăc những năm trước điểm thi đại học ở hà giang là thật không, và những tỉnh khác có minh bạch, khách quan trong thi cử không, phải chăng sở giáo dục đang làm không tốt nhiệm vụ của mình mà đang cần thêm một cánh tay khác đưa vào

    Trả lờiXóa
  16. quan trọng là không để tham nhũng trong giáo dục được duy trì đến các đời sau và sang các tỉnh khác, chúng ta dám mạnh dạn cho những thanh củi lớn vào lò thì không có lý gì không mạnh tay với những tiêu cực trong giáo dục này cả.

    Trả lờiXóa
  17. Qua từng năm, quy chế cũng như quy trình kỹ thuật chấm thi ngày càng hoàn thiện, nhưng kỹ thuật tới mức nào thì vẫn dưới sự vận hành của con người. Con người không có tâm trong sáng, thiếu trách nhiệm thì kỹ thuật đến mấy cũng có thể làm sai lệch kết quả. Thử hỏi, những kẻ gian lận khi khi được ngồi trên ghế nhà trường đấy có theo học được không? có thấy hổ thẹn hay không

    Trả lờiXóa
  18. Theo tôi khi các em học xong THPT thì nghiễm nhiên phải cấp giấy công nhận các em đã hoàn thành chương trình THPT, bởi vì sau mỗi năm học chúng ta đều công nhận các em được lên lớp,thì không có lý do gì bắt các em phải thi thêm kỳ thi tốt nghiệp cả,nên tó chức thi đại học để sàng lọc chất lượng theo yêu cầu của ngành học. Như vậy là vừa tiết kiệm, vừa tránh được những sự việc như thế này.

    Trả lờiXóa
  19. Chủ trương đúng nhất là bỏ luôn thi xét TN đi vì quá thừa, vì sao thì ai cũng biết rồi. Chỉ cần 1 kỳ thi với 1 nhiệm vụ duy nhất là xét tuyển Đại học. Việc này đừng để địa phương dính vào, cũng không thể để trường ĐH tự tổ chức mà lập 1 trung tâm khảo thí để tổ chức, giám sát và chấm thi. Địa điểm thi sẽ chia ra thành nhiều cụm thi, có sự luân chuyển cán bộ coi thi và chấm thi. Các quy trình, kỹ thuật thì hoàn thiện từ từ. Chứ cứ để địa phương tự biện tự diễn như này thì còn bị dài dài. Chưa chắc là chỉ Hà Giang, Sơn La có, chưa chắc là chỉ năm nay có.

    Trả lờiXóa
  20. Nói chung nói dài nói dai kiểu gì cũng sửa được hết vì thông đồng cả hội đồng thì phá được hết, tốt nhất " cho nghỉ việc cán bộ thanh tra, chấm thi nào có sai phạm coi thi", thứ 2 xong khi thi xong hội đồng đóng phiếu niêm phong gửi bên thứ 2 " bưu điện" chuyển thẳng về trung ương, từ đây sẽ có các giáo viên tập chung chấm, hoặc phổ điểm bộ ra thông báo điểm. Làm rắn lên thì người việt nam mình mới sợ được

    Trả lờiXóa
  21. Đã gian lận dù là mới chỉ ở bước mang tài liệu vào phòng thi chưa sử dụng thì đã có thể đình chỉ đối với thí sinh đối với bài thi ấy. Đây là việc gian lận tinh vi, can thiệp sâu hơn, hủy kết quả là lẽ đương nhiên. Nếu xử lý tốt ở khâu kết quả, việc gian lận vẫn có thể diễn ra ngay tại phòng thi. Tất cả là ở ý thức trách nhiệm người làm giáo dục.

    Trả lờiXóa
  22. Tất cả đều có rủi ro, chỉ có một cách duy nhất để bảo mật bài thi là: Sau thi xong, thí sinh nộp bài thông qua máy scan hoặc chụp và lưu file thuộc hệ thống quản lý của bộ giáo dục hoặc cơ quan nào đó...từ file tài liệu này sẽ được chuyển cho các khu vực chấm thi. Làm như vậy thì không ai có cơ hội sửa điểm kể cả nơi được lưu dữ dữ liệu bài thi và giáo viên coi thi mới xong công đoạn coi thi (thu bài và nộp bài thậm chí có chữ ký điện tử của thí sinh). Và khi nộp bài thì hội đồng coi thi sẽ rất đông người và không ai đủ khả năng để tác động hay can thiệp được. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cái quan trọng là ở nhân cách con người mà cái này thì không có biện pháp nào đâu

    Trả lờiXóa
  23. Tôi nghĩ nên dùng mã vạch - như siêu thị quét tính tiền ý . Mỗi tờ giấy thi sẽ có 1 mã vạch ( bên phách tên cũng ghi mã / bên làm bài cũng ghi mã = 2 bên đồng nhất 1 mã) . Bộ cắt phách và thu luôn - cứ chấm ở địa phương trên phiếu đó chỉ có mã hóa . Chấm song khâu quét mã ra tên sẽ ở Bộ . Chứ cứ thế này thì quá thiệt thòi cho các em học sinh học hành chăm chỉ thực sự, 12 năm, bằng cả tuổi trẻ của các em đấy

    Trả lờiXóa
  24. Về cơ bản hình thức thi như hiện nay là tốt: học sinh ít áp lực, phụ huynh ít tốn tiền bạc và thời gian cho con đi thi đại học như trước. Tuy nhiên vấn đề chính nãy sinh lại không xuất phát từ cách thi như thế nào, mà lại từ chính yếu tố con người. Mà ở Việt Nam ta cứ cái gì dính tới vấn đề con người thì không thể tin tưởng được

    Trả lờiXóa
  25. Những học sinh dùng tiền mua điểm, nhờ gian lận thi cử mà có điểm số cao, thành tích vượt trội sẽ dễ có thói quen dùng tiền để đạt được mục đích,nhờ quan hệ trở thành sinh viên và sau này có nhiều cơ hội trở thành cán bộ trong các cơ quan Nhà nước, họ sẽ làm gì? Chắc chắn thước đo của họ không phải là chất lượng, hiệu quả công việc mà bằng tiền. Đây chính là gốc rễ, mầm mống của những kẻ chuyên sách nhiễu, vòi vĩnh người dân và doanh nghiệp

    Trả lờiXóa
  26. việc gian lận điểm số là chuyện vi phạm pháp luật, dù cho có lý do nào đi chăng nữa thì đó là hành vi đang xấu hổ và phải bị nghiêm trị. Kỳ này cơ quan điều tra cần làm thẳng tay để vạch mặt mấy những kẻ phá hoại.Bộ giáo dục nên xem xét lại cách thức tổ chức thi và chấm thi. Việc chuyển từ file ảnh sang file text mà không mã hóa là sơ hở lớn tạo lỗ hổng để thay đổi kết quả thi.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog