Chia sẻ

Tre Làng

CÔNG AN HÀ TĨNH BẮT QUẢ TANG 1 PHÓNG VIÊN TỐNG TIỀN DOANH NGHIỆP

Ong Bắp Cày

Như đã viết trong nhiều bài viết trước, chuyện nhà báo lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp để làm tiền doanh nghiệp, CSGT và người dân đã là chuyện không lạ. Đã có rất nhiều nhà báo bị bắt, khởi tố và phải trả giá cho hành vi của mình. Nếu thêm cho họ cái quyền được cầm súng đi điều tra như đòi hỏi của mấy anh phóng viên bị dân đánh nữa thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

Mới đây, hôm 1/8/2019 phóng viên Nguyễn Trọng Hùng của báo Gia đình Việt Nam thường trú tại Nghệ An cũng đã bị công an Hà Tĩnh bắt quả ta khi đang nhận 90 triệu của một doanh nghiệp vận tải để bỏ qua sai phạm của doanh nghiệp này.

Cũng giống như nhiều phóng viên khác, thủ đoạn tống tiền của Hùng không có gì mới. Sau khi thu thập tài liệu về sai phạm của đoàn xe vận tải, Nguyễn Trọng Hùng viết bài làm nghiêm trọng vấn đề rồi gặp gỡ doanh nghiệp dọa dẫm, nếu không chung chi thì sẽ cho đăng bài làm doanh nghiệp phá sản. Sau khi nạn nhân sợ hãi van xin để được bỏ qua, Hùng sẽ ra tối hậu thư kèm giá cả để không đưa tin lên báo.

Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Trọng Hùng. Xem ảnh bên.

Vì hành vi này, Nguyễn Trọng Hùng bị khởi tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” quy định tại khoản 2, điều 170, bộ luật Hình sự năm 2015. Cơ quan công an đã khám xét nơi ở của Hùng ở TP Vinh.

Bài cùng chuyên mục:
Cảnh sát cho biết, khoảng tháng 4/2019, Nguyễn Trọng Hùng thu thập thông tin, hình ảnh về sai phạm của đoàn xe vận tải xăng dầu thuộc công ty Xăng dầu Lào. 

Sau đó, Hùng gọi điện cho Vinh là lái xe công ty PTS Nghệ Tĩnh để nhờ liên hệ với trưởng phòng xe công ty Xăng dầu Lào là anh Vieng Keo Soutthichak (thường gọi là Keo, SN 1963, quốc tịch Lào). Vinh gọi điện cho Keo thông báo vụ việc, sau đó anh Keo gặp Hùng để xem video do Hùng quay được.

Đến tháng 7/2019, Vinh chở anh Keo đến quán cà phê ở TP Vinh để gặp Hùng. Tại đây, Hùng đã cho anh Keo xem video và hình ảnh ghi lại đoàn xe của anh Keo bơm xăng vào can và để lên xe chở đi. Hùng nói với anh Keo “anh có thấy việc làm của mình vi phạm pháp luật Việt Nam không?”, thì anh Keo xin Hùng giúp đỡ không đưa thông tin này lên báo.

Sau đó, Hùng liên lạc với anh Vinh để nhờ nói với anh Keo đưa cho Hùng số tiền 100 triệu đồng, anh Keo mong muốn giảm xuống còn 90 triệu. Vài ngày sau, Hùng gọi điện cho anh Vinh nhờ nhắn với anh Keo là Hùng đồng ý nhận 90 triệu. Đến ngày 1/8, thông qua anh Vinh, Hùng và anh Keo hẹn gặp nhau ở kho xăng dầu Bến Thủy (Nghệ An).

Khoảng 17h cùng ngày, anh Keo và Hùng gặp nhau ở bãi đậu xe trước cổng kho xăng dầu, hai người đi vào ô tô BKS 38D-00698 của Hùng. Sau đó, anh Keo để túi ni lông đựng 90 triệu đồng vào hốc đựng đồ phía trước cần số rồi rời đi.

Lúc này, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường, bắt quả tang vụ việc.

Sự việc của phóng viên Nguyễn Trọng Hùng làm tôi nhớ đến hồi năm ngoái anh phóng viên LP của Tạp chí Thời báo và Doanh nhân bị tóm sống khi từ Hà Tĩnh ra Nghệ An la liếm. Anh LP này có vẻ là kẻ tự tin đến mức liều lĩnh khi dám cả gan làm tiền công an xứ Nghệ. Nạn nhân là Đội CSGT 46. Và cái kết không thể tốt hơn cho xã hội là anh bị xích cổ quả tang trường hợp 1 khi đang nhận 10 triệu.

Tiện đây cũng nhắc đến 1 vụ khác, báo chính thống viết là "Bắt giữ 3 đối tượng xưng phóng viên tống tiền CSGT", nhưng tôi biết đó là 1 ổ kền kền gồm 3 phóng viên xịn.

Ổ kền kền này có thủ đoạn khá cao tay. Chúng cùng đi trên 1 ô tô, rồi giả vờ vi phạm luật giao thông để CSGT dừng xe phạt. Khi bị dừng xe, chúng gợi ý chung chi với CSGT để tổ chức ghi âm, ghi hình. Sau khi chỉnh sửa băng hình, chúng tìm gặp đúng nhóm CSGT trên để tống tiền nếu muốn yên thân. Một clip vẫn có thể tống tiền CSGT nhiều lần.

Về vụ này, ngày 1/9/2017, anh Kỳ Rơi, Giám đốc Công an Đắk Lắk cho biết, hình sự tỉnh đã phối hợp với hình sự Bộ bắt giữ cả 3 phóng viên khi đang tống tiền CSGT. 

Có lẽ bài học anh phóng viên báo đếm tầng Duy Phong chưa làm đám kền kền sáng mắt.

P/s: nếu nói thời buổi vàng thau lẫn lộn, kiếm được nhà báo tốt chả khác gì mò kim đáy bể là hơi quá. Trong nhóm của tôi, nhiều nhà báo rất đoàng hoàng, rất tử tế. Thậm chí, họ còn hạn chế dùng thẻ nhà báo báo trong khi tác nghiệp. Nhưng vẫn có những bài viết công tâm, thuyết phục và không bị đòn bao giờ.

4 nhận xét:

  1. Đúng là chiêu trò này quá cũ rồi nhưng vẫn được một số "nhà báo" tận dụng triệt để để kiếm chác thay vì làm việc chân chính. Sử dụng tống tiền theo cách quen thuộc là thu thập thông tin, tài liệu về sai phạm của cá nhân, đơn vị hay tổ chức nào đó rồi làm nghiêm trọng hóa vấn đề lên có lẽ đã quá quen thuộc. Đúng là thời buổi này kiếm được một anh nhà báo chân chính thật khó.

    Trả lờiXóa
  2. Ngày càng mất niềm tin vào báo chí. Trong những năm gần đây số trường hợp nhà báo dùng tài liệu sai phạm để tống tiền các doanh nghiệp xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng cho thấy một bộ phận không nhỏ phóng viên, nhà báo đang có những tư tưởng lệch lạc, đang tự cho mình cái quyền tự xử làm cái sai càng thêm sai,thật giả lẫn lộn. Thiết nghĩ cần ban hành các nguyên tắc người làm báo, chính chỉnh lại đạo đức, ban hành các chế tài xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm nếu không báo chí sẽ tự đánh mất mình.

    Trả lờiXóa
  3. Đã quá quen thuộc cái cách thức mà 1 số "nhà báo" sử dụng để tống tiền, lừa đảo chiếm đoạt. 1 bộ phận không nhỏ trong số họ đang chứng minh cho câu nói "nhỏ không học lớn lên làm nhà báo", ảnh hưởng đến cả uy tín và danh dự của những nhà báo chân chính, cộng thêm sự láo xược và ranh mãnh của họ đã khiến người dân dần hoài nghi vào báo chí. Thiết nghĩ cần ban hành chế tài nghiêm khắc để xử lí những kẻ lợi dụng danh xưng "nhà báo" làm cnaf.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là mất mặt nghề báo,Mới đây với việc hôm 1/8/2019 phóng viên Nguyễn Trọng Hùng của báo Gia đình Việt Nam thường trú tại Nghệ An cũng đã bị công an Hà Tĩnh bắt quả ta khi đang nhận 90 triệu của một doanh nghiệp vận tải để bỏ qua sai phạm của doanh nghiệp này.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog