Chia sẻ

Tre Làng

Đức: Đồng ý cho ra đơn kiện chống lại Cục Tình báo Liên bang Đức để xét xử


Đã đồng ý cho ra đơn kiện chống lại Cục Tình báo Liên bang Đức để xét xử. Đó là tên bài báo của tờ Báo miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) đăng ngày 11.01.2021. Tác giả: Ronen Steinke, gửi bài Berlin. Tên bài trong bản tiếng Đức: Klage gegen Bundesnachrichtendienst zugelassen.

Để có thông tin đa chiều, tôi quyết định biên dịch bài báo này. Bài báo cho thấy, về mặt lý thuyết và theo quy định của Hiến pháp Đức, bí mật thư từ của cá nhân được đảm bảo, nhưng trong thực tế, cơ quan tình báo soi hết đọc hết. Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi chuyển ngữ:

Lần dẫn: Đó là nghi ngờ rằng Cục Tình báo Liên bang Đức (viết tắt BND) đã sàng lọc hàng triệu thư điện tử email của người Đức - điều này thực ra bị cấm.

Tòa nhà chính của Cục Tình báo Liên bang ở Berlin-Mitte dài 283 mét, rộng 150 mét và được bao quanh bởi hàng rào cao 2,50 mét, đằng sau đó các điệp viên không chỉ được bảo vệ trước các cuộc do thám và khủng bố của đối phương trong một thời gian dài mà còn trước một số yêu sách đối với nhà nước pháp quyền Đức.

Người dân thường cố gắng sử dụng các biện pháp hợp pháp để tra hỏi những gì mà các điệp viên đang làm ở đó. Tòa án hầu như luôn luôn chặn những câu hỏi như vậy. Những cái nhìn nghiêm khắc đều kết thúc ở hàng rào xung quanh. Điều đó đã thay đổi gần đây. Các bản án đáng chú ý đã được thông qua gần đây đã làm xáo trộn BND trong sự biệt lập kéo dài rất nhiều năm. Tất cả bắt đầu vào năm 2017 với sự phản đối của Tòa án Hành chính Liên bang về việc giám sát hàng loạt của BND. Đó là một cơ sở dữ liệu có tên là Veras. Trong đó, BND đã lưu dữ liệu kết nối từ các cuộc gọi điện thoại. Các thẩm phán không thấy có cơ sở pháp lý nào cho hoạt động này. Quốc hội Đức (Bundestag) giữa chừng đã tạo cơ sở pháp lý và BND hiện được phép lưu trữ dữ liệu lưu lượng truy cập trong sáu tháng.

Tháng 5 vừa qua, Tòa án Hiến pháp Liên bang đã tiếp bước với một bản án mang tính bước ngoặt ngoạn mục, dày hơn 300 trang. Tòa án tối cao nhất của Đức khiển trách cơ quan mật vụ: khi theo dõi người nước ngoài ở nước ngoài, không phải mọi thứ đều được phép. Các quyền cơ bản của Luật Cơ bản (tức Hiến pháp Đức – HNT) cũng phải được tuân thủ ở đó. Người nước ngoài không phải là "thú vật chạy rông" cho các trinh sát của Đức. Cam kết đối với Luật Cơ bản phải được áp dụng, điều mà chính phủ liên bang đã muốn từ chối trong nhiều năm, cũng có giá trị cho những kẻ nghe trộm và tin tặc ngồi đằng sau hàng rào của BND.

Và bây giờ cơ hội tăng lên khi cơ quan tư pháp tiếp theo có thể tăng cường quyền của người dân trong nước đối với cơ quan mật vụ. Theo thông tin từ tờ Báo miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung), Tòa án Nhân quyền châu Âu, ECHR, đã chấp nhận đơn khiếu nại của tổ chức phóng viên "Phóng viên không biên giới" chống lại BND để ra quyết định. Rất ít đơn kiện lên Tòa án ở Strasbourg vượt qua được rào cản này. Đằng sau điều này là một thông điệp đáng chú ý từ tòa án châu Âu: cơ quan tư pháp Đức vẫn còn quá thận trọng đối với các mật vụ của chính họ.

Các chuyên gia công nghệ chưa bao giờ hoàn toàn bị thuyết phục về những khẳng định của BND

Trong trường hợp đó, một lần nữa liên quan đến sự giám sát hàng loạt của BND. Đây là một công việc hàng ngày của cơ quan mật vụ. Cơ quan mật vụ tìm kiếm thông tin liên lạc qua Internet, can thiệp vào các đường dây trên tất cả tại các trung tâm Internet lớn như Frankfurt am Main và sau đó lọc luồng dữ liệu cho các cụm từ nhất định có thể chỉ ra các vấn đề bùng nổ về mặt chính trị. Cơ quan mật vụ đạt được hàng nghìn lượt "truy cập" mỗi ngày theo cách này. Sau đó chúng được đọc kỹ bởi các chuyên gia. Trên thực tế, công dân Đức nên được bảo vệ trước sự giám sát của BND đối với e-mail và cuộc trò chuyện của họ. Do đó, cơ quan mật vụ sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau để tìm ra các thông điệp của họ trước. Nhưng điều đó rất khó. Người Đức không chỉ viết thư điện tử e-mail từ các miền có đuôi .de, họ còn thực hiện cuộc gọi không chỉ từ các kết nối có mã vùng của Đức. Các chuyên gia công nghệ độc lập chưa bao giờ hoàn toàn bị thuyết phục về những khẳng định của BND rằng họ thực sự có khả năng tách biệt rõ ràng ở đây. Sự nghi ngờ của họ: e-mail của người Đức cũng được sàng lọc và đôi khi được đọc hàng triệu lần.

Ngay từ năm 2013, tổ chức "Phóng viên không biên giới", được đại diện bởi luật sư chuyên về bảo vệ dữ liệu ông Niko Härting, đã đề đạt đến Tòa án Hành chính Liên bang ở Leipzig để được giúp đỡ. Đó là năm mà Edward Snowden tiết lộ, người tố giác Mỹ, người vừa cho thế giới thấy mức độ giám sát hàng loạt toàn cầu đã tăng lên như thế nào kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Các nguyên đơn đã bị bác bỏ tại Tòa án Hiến pháp Liên bang
Tuy nhiên, các nguyên đơn liên quan đến vấn đề này đã bị bác bỏ tại tòa, nơi phải chịu trách nhiệm trong vụ kiện sơ thẩm đối chống lại BND. Các thẩm phán thậm chí không muốn giải quyết khiếu nại. Và cũng tại tòa án tối cao nhất của Đức, Tòa án Hiến pháp Liên bang, nơi mà các nguyên đơn đã nộp đơn tiếp theo, cũng diễn biến không khác gì như vào năm 2017. Các thẩm phán tuyên bố: Chỉ những người có thể chứng minh một cách đáng tin cậy rằng mình đã bị BND giám sát mới được phép khởi kiện. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là: hầu như không có ai. Thái độ này của cơ quan tư pháp chỉ bảo vệ BND.

Bây giờ Tòa án Nhân quyền Châu Âu vào cuộc. Những gì mà Tòa án gửi cho Chính phủ Liên bang Đức vào ngày 9 tháng 12 là những dòng ngắn gọn. Trong đó nói về "các quyền khiếu nại theo luật định một cách có hiệu quả" một cách rành mạch về phương diện pháp lý (số hồ sơ Az. 81993/17). Nhưng sự rối trí là điều hiển nhiên. Theo thông báo kháng cáo của nguyên đơn, công dân không thể chứng minh rằng họ đã bị theo dõi bí mật "vì tính bí mật của các biện pháp và việc xóa nhiều tin nhắn được thu thập." Giám đốc điều hành của "Phóng viên không biên giới", Christian Mihr, gọi thái độ của các tòa án Đức là "vô lý".

Tòa án Tư pháp ở Strasbourg chịu trách nhiệm đối với tất cả 47 quốc gia tham gia Công ước Châu Âu về Nhân quyền. Nếu cuối cùng tòa án đánh giá rằng việc kiện BND phải dễ dàng hơn ở Đức, điều này sẽ không có giá trị ràng buộc. Các quốc gia khác như Nga hay Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên phớt lờ các phán quyết của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (ECHR). Tuy nhiên trong quá khứ, Cộng hòa Liên bang Đức luôn cúi đầu trước quyết định của Strasbourg, đó là lý do gần đây để nước này tổ chức lại hệ thống giam giữ phòng ngừa trong hệ thống cải tạo.

Các điệp viên đứng sau hàng rào của BND có thể sớm phải đối phó với cơ quan tư pháp thường xuyên hơn. Chính phủ liên bang Đức có thời hạn cho đến tháng Ba để đưa ra ý kiến của mình. Phán quyết của Tòa án Tư pháp sẽ không được mong đợi trước năm 2022.

Ảnh: Theo quan sát - Theo thông tin từ tờ "Süddeutsche Zeitung", Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã chấp nhận đơn kiện Sở Tình báo Liên bang Đức để đưa ra quyết định. (Ảnh: Wolfgang Kumm / dpa)

Đường link của bài báo:

1 nhận xét:

  1. Cục Tình báo Liên bang Đức đã chính thức bị đưa ra trước tòa, đối mặt với vụ kiện liên quan đến bê bối kiểm tra thư điện tử của hàng triệu người dùng. Điều này được xem là vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dùng, gây phẫn nộ trong người dùng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog