Chia sẻ

Tre Làng

Biểu tình, đập phá và đốt xe lan rộng khắp châu Âu

Từ hồi đầu tuần, hàng chục nghìn người trên khắp châu Âu: Pháp, Tây Ban Nha, Italy đã xuống đường đình công, biểu tình đập phá nhằm phải đối tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao.

Hàng chục nghìn người trên khắp châu Âu: Pháp, Tây Ban Nha, Italy đã xuống đường

Bất bình vì chi phí sinh hoạt tăng vọt, người dân tại nhiều quốc gia châu Âu cuối tuần qua đã xuống đường, đình công và đòi tăng lương.

Nhiều cuộc biểu tình lan rộng, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng đập phá các vật dụng công, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, đòi hỏi chính phủ các nước phải nhanh chóng tìm cách điều chỉnh chính sách phù hợp bất chấp việc phải “thắt lưng, buộc bụng” để trừng phạt Nga.

Ngày 16/10, hàng nghìn người dân Paris đã xuống đường phản đối tình trạng giá cả leo thang tại Pháp. Tình trạng này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đình công của nhân viên các nhà máy lọc dầu Pháp chưa được giải quyết, khiến nhiều điểm bán xăng dầu tại Pháp bị đóng cửa, dẫn đến sự khan hiếm gây bất bình cho người dân:

Nhiều xe bị đốt rụi trong cuộc biểu tình

“Tôi ở đây vì tình trạng lạm phát quá cao ở Pháp và châu Âu. Điều cần thiết là người lao động, trong đó có tôi, phải được bồi thường và hỗ trợ. Chúng tôi cần được tăng lương. Vì giá năng lượng bùng nổ, giá thực phẩm leo cao. Bao giờ chúng tôi mới thoát được tình cảnh này với tốc độ lạm phát hiện nay? Tôi muốn mọi người đối thoại để giải quyết vấn đề. Đơn giản là cuộc sống của mọi người cần được cải thiện. Chỉ đơn giản như vậy”, một người trong đoàn biểu tình nói.

Được biết, có khoảng 140.000 người đã tham gia cuộc tuần hành hôm 16/10. Một số người biểu tình lại mặc áo vàng, biểu tượng của các cuộc biểu tình áo vàng chống chính phủ vào năm 2018.

Trong những ngày gần đây, Chính phủ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã làm việc chăm chỉ để tìm ra giải pháp giải quyết các cuộc đình công của nhà máy lọc dầu nhằm nỗ lực đưa mọi thứ trở lại bình thường.

Tình trạng giá cả leo thang cũng đã khiến sức mua tại Pháp giảm mạnh nhất trong 40 năm. Các nghiệp đoàn tại Pháp tiếp tục kêu gọi một cuộc tổng đình công và biểu tình lớn vào ngày mai (18/10) để phản đối việc chính phủ Pháp chưa giải quyết được quyền lợi của người dân, lao động. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt và lĩnh vực công.

Cùng chung tình cảnh như người dân Pháp, hàng nghìn người ở Marid, Tây Ban Nha - hàng trăm người tại Rome, Italy cũng xuống đường cuối tuần để phản đối tình trạng giá khí đốt, giá điện tăng cao . Người biểu tình Italy, Tây Ban Nha yêu cầu cắt giảm các hóa đơn, tăng tiền lương và phúc lợi xã hội lớn hơn để bảo vệ các hộ gia đình trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

Còn tại Đức, trước cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát, Thống đốc bang Bavaria – ông Markus Soder cảnh báo các cuộc khủng hoảng có thể khiến chủ nghĩa cực đoan gia tăng ở nước này, đòi hỏi các đảng chính trị hợp tác nhiều hơn nữa để ngăn chặn. Theo ông, hiện những nỗi sợ hãi và một tương lai không chắc chắn là những yếu tố kích động những kẻ cực đoan. Do đó, giới chức nước này cần có lập trường rõ ràng, ít tranh cãi hơn về các chính sách năng lượng và động viên dân chúng.

Trong khi đó, tại Romania, việc sử dụng than đá lại được phát triển trở lại, bất chấp sự phản đối của các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu.

Hiện các kho dự trữ khí đốt tại châu Âu đầy hơn bình thường, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) luôn được ưu tiên, nhưng nếu thời tiết thêm lạnh hoặc tình trạng mất điện kéo dài, tình hình tại khu vực có thể trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người dân “không thể không lo lắng”.

Theo nhà phân tích Francisco Blanch tại Bank of America, việc bình thường hóa giá khí đốt ở châu Âu có thể mất từ 5 đến 10 năm và khu vực này sẽ phải tiếp tục trả tiền nhiều tiền hơn để mua khí đốt, đồng thời cần cầu nguyện cho thời tiết ấm hơn vào mùa đông tới.

Không những biểu tình, các nhà lãnh đạo công đoàn cho biết các công nhân nhà máy lọc dầu và kho nhiên liệu của Pháp tại 5 địa điểm thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí TotalEnergies đã kéo dài cuộc đình công của họ làm gia tăng lo ngại về nguồn cung xăng trước các cuộc biểu tình rộng lớn hơn vào đầu tuần này.

Công đoàn CGT cánh tả, đã khởi động hành động công nghiệp cách đây ba tuần, cho biết hôm 15/10 rằng công nhân tại ba cơ sở của TotalEnergies đã quyết định kéo dài thời gian ngừng việc.

Các nhân viên tại hai công ty khác, bao gồm cả nhà máy lọc dầu lớn nhất của Pháp gần thành phố Le Havre, tây bắc, đã quyết định nghỉ việc. Bốn trong số bảy nhà máy lọc dầu và một kho nhiên liệu của Pháp đã ngừng hoạt động, sau khi những người đình công từ chối lời đề nghị trả lương từ lãnh đạo ngành công nghiệp hydrocacbon.

Tuệ Ngô

11 nhận xét:

  1. Giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao khiến nguy cơ bất ổn xã hội lan rộng trên khắp châu Âu trước mùa đông tới. Sự bất mãn của người dân với chính phủ cũng gia tăng do các chính sách không thực sự phù hợp đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn nổ ra tại nhiều thành phố của châu Âu

    Trả lờiXóa
  2. Cuối tuần qua, khoảng 70.000 người đã tập trung tại Quảng trường Wenceslas, trung tâm thủ đô Praha, Cộng hòa Séc để biểu tình phản đối các biện pháp của chính phủ trước tình trạng khủng hoảng năng lượng và giá điện, khí đốt tăng cao kỷ lục. Đây là cuộc biểu tình phản đối Chính phủ có quy mô lớn nhất kể từ khi chính phủ Séc được thành lập vào năm 1993.

    Trả lờiXóa
  3. Người dân Séc cho rằng các biện pháp ứng phó của chính phủ đối với khủng hoảng năng lượng hiện nay không đạt hiệu quả cũng như cần có thay đổi trong chính sách với vấn đề Nga – Ukraine. Cuộc biểu tình cũng diễn ra một ngày sau khi Chính phủ Séc vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày 17/9, hàng chục nghìn người Áo không hài lòng với phản ứng chậm chạp của chính phủ trong việc giải quyết chi phí sinh hoạt tăng mạnh đã đổ xuống đường phố thủ đô Vienna và 8 thành phố lớn khác của Áo.Liên đoàn công đoàn Áo OeGB đã kêu gọi cuộc biểu tình trên toàn quốc nhằm gây sức ép với liên minh Xanh-Bảo thủ, vốn bị đổ lỗi là “lười nhác khi cuộc sống của chúng ta trở nên quá đắt đỏ.”

    Trả lờiXóa
  5. Các thành viên OeGB cáo buộc nhiều doanh nghiệp lớn đang bóc lột người tiêu dùng khi họ phải vật lộn để trả các hóa đơn năng lượng, sưởi ấm và thực phẩm tăng vọt.Theo OeGB, khoảng 20.000 người Áo đã ủng hộ cuộc biểu tình “Giảm giá” ở trung tâm thành phố Vienna.Khoảng 10.000 người biểu tình khác đã tập trung ở Linz, Bruck an der Mur, Salzburg, Innsbruck, Klagenfurt St. Polten, Eisenstadt và Bregenz.

    Trả lờiXóa
  6. Không dừng lại, ngày 18/9, hàng nghìn người đã tham gia biểu tình tại thủ đô Chisinau của Moldova. Theo những người dân ở thủ đô, đám đông tập trung tại quảng trường chính ở Chisinau lên tới 20.000 người, trong khi các nhà tổ chức biểu tình cho biết hơn 40.000 tham gia hoạt động này. Những người biểu tình còn dựng lều trại bên ngoài trụ sở chính phủ yêu cầu Tổng thống Maia Sandu từ chức và tiến hành bầu cử sớm.

    Trả lờiXóa
  7. Trước đó, các làn sóng biểu tình ở Anh, bức xúc về giá cả năng lượng, cũng đã diễn ra. Một nhóm ẩn danh tổ chức chiến dịch biểu tình – mang tên Don’t Pay UK – cho biết hàng chục nghìn người đã đăng ký và tham gia biểu tình ở nhiều địa phương cũng như sẽ không thanh toán hóa đơn năng lượng nếu chính phủ không có những thay đổi phù hợp

    Trả lờiXóa
  8. Trong một diễn biến tương tự, tại Hungary, người dân nước này đã tổ chức các cuộc biểu tình trong bối cảnh đồng tiền Forint mất giá, thuế tăng và chính phủ áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm ứng phó trước mối đe dọa về việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt đến châu Âu.

    Trả lờiXóa
  9. Liên tiếp trong thời gian qua, châu Âu ghi nhận nhiều tin xấu, Nga tiếp tục cắt giảm khí đốt khi đóng đường ống khí đốt Nord Stream 1 tới Đức nhưng không nêu thời gian mở lại và lạm phát ở mức cao nhất kể từ năm 1997. Đường ống Nord Stream 1 cũng là tuyến huyết mạch mang khí đốt của Nga tới châu Âu, đóng góp khoảng 35% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu năm ngoái.

    Trả lờiXóa
  10. Các chính trị gia nghe theo ai đó để kết bè phái chống Nga thay vì quan tâm đến người dân , hàng nghìn người ở Marid, Tây Ban Nha - hàng trăm người tại Rome, Italy cũng xuống đường cuối tuần để phản đối tình trạng giá khí đốt, giá điện tăng cao. Người biểu tình Italy, Tây Ban Nha yêu cầu cắt giảm các hóa đơn, tăng tiền lương và phúc lợi xã hội lớn hơn để bảo vệ các hộ gia đình trước tác động của giá năng lượng tăng cao.

    Trả lờiXóa
  11. Tình trạng giá cả leo thang cũng đã khiến sức mua tại Pháp giảm mạnh nhất trong 40 năm. Các nghiệp đoàn tại Pháp tiếp tục kêu gọi một cuộc tổng đình công và biểu tình lớn vào ngày mai (18/10) để phản đối việc chính phủ Pháp chưa giải quyết được quyền lợi của người dân, lao động. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt và lĩnh vực công.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog