Chia sẻ

Tre Làng

HẾT CHÓ LẠI ĐẾN MÈO CHÍNH CHỦ


(Đời sống) - Bộ NN&PTNT vừa ký quyết định về việc phê duyệt kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012. Theo đó, toàn bộ chó, mèo trên toàn quốc sẽ phải được cấp số để quản lý.

Cụ thể, UBND cấp xã phải lập sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó trên địa bàn xã. Chi cục Thú y và Trạm Thú y phải có sổ theo dõi số lượng chó nuôi, số hộ nuôi chó trên địa bàn tỉnh, huyện.


Sắp tới, toàn bộ chó, mèo trên toàn quốc sẽ được cấp sổ đỏ

Thú y cấp xã và cấp trưởng thôn, ấp, khóm có trách nhiệm thống kê số lượng chó, mèo và số hộ nuôi chó, mèo để quản lý. Chủ vật nuôi phải thực hiện đăng ký cho chó với UBND xã và được cấp số.

Kế hoạch cũng nêu cụ thể các mục tiêu như 80% đàn chó nuôi được quản lý và tiêm phòng vắc xin; số ca tử vong do bệnh dại giảm 30% so với năm 2011... Hầu hết nội dung trong bản kế hoạch từng được đề cập tới trong Thông tư số 48 cũng của Bộ Nông nghiệp ban hành vào năm 2009.

Bên cạnh đó, quy định này của Bộ NN&PTNT yêu cầu lập các đội chuyên trách bắt giữ chó mèo thả rông ở các khu đô thị, nơi đông dân cư.

Kinh phí hoạt động cho đội chuyên trách này sẽ được địa phương chu cấp. Chó, mèo sau khi bị đội chuyên trách nêu trên bắt thì sẽ được Trạm thú y nuôi nhốt, theo dõi sức khỏe để chờ gia chủ đến nhận. Trong trường hợp gia chủ không nhận thú đã bị bắt tại trạm Thú y thì sẽ bị tiêu hủy sau 72 giờ.

Khẳng định chủ trương trên "khó khả thi", ông Đỗ Văn Mỹ, Tổ phó phụ trách vệ sinh, an toàn trật tự tổ 3, phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy) nói trên Vnexpress: "Tôi nghĩ quy định này không cần thiết vì mỗi năm chó, mèo đều được tiêm phòng một lần và có giấy chứng nhận. Gia đình nào chưa tiêm phòng cho vật nuôi đều bị phạt".

Trước đây, gia đình ông Mỹ nuôi 4 con mèo. Sau khi tiêm phòng xong, 2 con bỏ đi nên ông thường phải buộc và nhốt 2 con mèo còn lại trong chuồng.

Đồng quan điểm, chị Vũ Thị Xuân (tổ 49, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) giải thích, thực tế không dễ kiểm soát số lượng chó mèo trên địa bàn. Ngoài một số hộ nuôi trông nhà hoặc làm cảnh, nhiều nhà nuôi 3-4, thậm chí cả đàn chục con để kinh doanh. Do đó, quan trọng là ý thức của người dân không thả rông chó, mèo ra đường.

"Vừa lên đăng ký cho chó, mèo, hôm sau chúng lăn ra chết hoặc bị bắt trộm thì người dân lại lên UBND khai tử cho chúng à? Không giống như con người, cấp số chứng minh thư để quản lý, chó, mèo nuôi không cố định. Nhiều nhà nuôi lâu muốn thay chó sẽ bán, làm thịt hoặc cho đi", chị Xuân nói.
Nhằm ngăn chặn vấn nạn gà lậu không đảm bảo an toàn đang gây nhức nhối dư luận Thủ đô thời gian qua, sắp tới, người dân Hà Nội sẽ ăn gà Bắc Giang thay thế.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang để xây dựng kế hoạch và ký thỏa thuận về việc cung ứng gà an toàn cho Hà Nội.
Dự kiến, tỉnh Bắc Giang sẽ xây dựng bộ tài liệu kèm theo video giới thiệu tiềm năng cung ứng gà của Bắc Giang cho Hà Nội và các địa phương.
Trước đó, chia lửa với Bộ trưởng Y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi người dân và các ĐBQH không nên ăn gà nhập lậu để tự bảo vệ sức khỏe. Ông cũng đề cử gà đồi Bắc Giang là gà chất lượng cao.
"Đề nghị bà con nhân dân, các ĐBQH gương mẫu không ăn gà nhập lậu, bảo vệ sức khỏe cho mình. Gà trong nước là gà đồi Bắc Giang có chất lượng cao, có thương hiệu", ông Nhân kêu gọi.

  • Lê Nguyên (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog