Chia sẻ

Tre Làng

QUÂN ĐỘI KHỐNG CHẾ NGÀY CÀNG CHẶT CHẼ ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA TRUNG QUỐC

Trong hệ thống chính trị dựa trên châm ngôn của Mao Trạch Đông “súng đẻ ra quyền lực chính trị”, giới lãnh đạo dân sự khó mà kiểm soát được giới tướng lĩnh PLA.


Vai trò quân đội đã được tăng cường cùng với việc xác lập quyền lực của thế hệ lãnh đạo thứ 5 tại Trung Quốc.

Việc bầu những chức vụ cao nhất tại khóa họp Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc lần này được sự hỗ trợ đắc lực của quân đội. Trong 4 tháng làm Tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã 9 lần thăm các đơn vị quân đội và gặp các tư lệnh binh chủng, quân khu. Ông Tập đã dựa chủ yếu vào quân đội để củng cố vị trí của mình và qua đó quân đội cũng củng cố vị trí của họ. Với sự hỗ trợ của quân đội, khi trở thành Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình sẽ là nhân vật lãnh đạo tối cao kể từ sau Đặng Tiểu Bình có một vị trí khá thuận lợi và tự tin hơn so với các ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Một thành quả của vai trò tăng lên của quân đội Trung Quốc thể hiện qua việc quân đội được nhận phần bánh dường như là to nhất trong ngân sách quốc gia. Ngân sách quốc phòng tiếp tục tăng hai chữ số, nhưng con số thực tế cao hơn rất nhiều so với con số công khai. Một bản phúc trình của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi Quốc hội Mỹ năm 2012 cho biết, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 thực tế là từ 120-180 tỷ USD.

Quân đội chi phối các vấn đề chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc (PLA) ngày càng có vai trò quyết định trong việc xây dựng và vận hành chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trong hệ thống chính trị dựa trên châm ngôn của Mao Trạch Đông “súng đẻ ra quyền lực chính trị”, giới lãnh đạo dân sự khó mà kiểm soát được giới tướng lĩnh PLA. Sự táo tợn của giới quân sự kết hợp với sự phát triển ấn tượng về khả năng quân sự trở thành niềm tự hào của một quốc gia muốn đạt tới một thế kỷ châu Á do Trung Quốc lãnh đạo. Giới quân sự không bị khép vào khuôn phép và thiếu trách nhiệm, được dung dưỡng bởi sự kiêu ngạo và hỗ trợ bởi việc tăng ngân sách quốc phòng hàng năm hai chữ số, khó có thể trở thành một lực lượng của ổn định và kiềm chế đối với tình hình xung quanh Trung Quốc.

Gần đây Tokyo cáo buộc một tàu chiến Trung Quốc đã chĩa rađa điều khiển hỏa lực vào một tàu khu trục của Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc đã phủ nhận lời cáo buộc này. Đây không phải là sự cố đầu tiên. Phía Nhật Bản cho biết một điều tương tự đã xảy ra với một trực thăng của Nhật Bản. Ngoài ra, phía Mỹ tiết lộ việc Trung Quốc đã dùng vũ khí laze đặt ở mặt đất gây thương tổn cho các vệ tinh của Mỹ trong các vụ thí nghiệm vũ khí vũ trụ. Hay đầu năm 2011, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang có mặt tại Bắc Kinh trong chuyến thăm hữu nghị thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước trước chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang Mỹ, quân đội Trung Quốc thử máy bay tàng hình đầu tiên.

Về mặt danh nghĩa chính thức, giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc là những người phụ trách chính sách đối ngoại. Nhưng trong một hệ thống mà sự kiển soát của Đảng đối với PLA vẫn còn bị nghi vấn và không rõ rệt, khả năng một quyết định vội vàng dẫn tới sự leo thang không dự tính trước do hải quân PLA tiến hành chống lại một tàu chiến Nhật Bản trên biển nhiều khả năng xảy ra.

Những năm qua, các tướng lĩnh cao cấp PLA mặc sức tự do phát biểu các quan điểm cực đoan của mình. Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng, ngày 28/10/2012, Tướng La Viện đã tuyên bố tại một diễn đàn với sự tham dự của nhiều học giả hồi tháng 9/2012 ở Thâm Quyến rằng “một quốc gia mà không có tinh thần chiến tranh là một quốc gia không có khát vọng”.

Còn Thượng tướng Lưu Nguyên - con trai cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ - đã kêu gọi Trung Quốc gạt sang một bên sự kiềm chế và tiến hành chiến tranh trên nền tảng văn hóa hiện đại. Trong cuốn xuất bản gần đây, Thượng tướng Lưu Nguyên viết: “Những thứ liên quan đến chiến tranh là những thứ huy hoàng, tuyệt vời và thê lương nhất”.

Để khắc phục phần nào tình trạng tự do phát biểu của tướng lĩnh cao cấp PLA, cuối tháng 12/2012, Tổng bí thư Chủ tịch quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã ban hành 10 điểm quy định đối với tác phong quân nhân. Đáng chú ý có những điểm liên quan quyền phát ngôn, quy định rằng đối với vấn đề xuất bản sách, hồi ký hoặc đưa các vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm ra công luận của các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp từ Ủy viên Quân ủy trung ương trở xuống đều phải được Quân ủy trung ương phê chuẩn, tất cả nội dung chưa qua kiểm duyệt của cơ quan này đều bị cấm.

Như vậy, các tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc không được tự do phát biểu, bình luận, nhận định, đánh giá bất cứ vấn đề nào được cho là quan trọng và "nhạy cảm" nếu chưa được phép, và khi được phép rồi thì những phát biểu của họ có thể xem như quan điểm chính thống của giới chức lãnh đạo Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao không có quyền hành thực chất

Các phát biểu của giới lãnh đạo cấp cao nhất từ Đại hội 18 tới gần đây cho thấy Bắc Kinh không chú trọng đúng mức tới các vấn đề đối ngoại. Giới lãnh đạo trung ương cấp cao đã để cho các quan chức cấp thấp hơn điều hành chính sách đối ngoại và điều này mang lại nhiều hậu quả nguy hiểm gần đây.

Việc phát hành các hộ chiếu mới in bản đồ các vùng tranh chấp với các nước láng giềng như là bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Theo một nguồn tin Hong Kong, quyết định làm việc này là do ngành công an thực hiện. Kết quả là gặp sự chống đối của các nước láng giềng.

Bộ ngoại giao thường xuyên phải xử lý các vụ việc do các cơ quan khác gây ra nhưng Bộ này không hay biết trước.

Điều này trái ngược với quá khứ. Thủ tướng Chu Ân Lai từng kiêm bộ trưởng ngoại giao. Vào cuối những năm 1990, Bộ trưởng Ngoại giao Tiền Kỳ Thâm là một ủy viên bộ chính trị. Còn bây giờ, bộ trưởng ngoại giao chỉ là một ủy viên trung ương đảng cũng như 200 thành viên khác.

Bộ Ngoại giao không có quyền hành gì đối với bộ máy an ninh quốc phòng, hay các chính quyền cấp tỉnh. Cho nên dẫn đến việc nhà đương cục tỉnh Hải Nam tháng 11/2012 ban hành chủ trương chặn tàu, khám tàu, trục xuất tàu nước ngoài tại Biển Đông.

Vai trò ngày càng lớn của quân đội và cách thức các ban ngành Trung Quốc ra sức phát huy sáng kiến thể hiện sự tích cực và mẫn cán về đối ngoại chắc sẽ ngày càng tạo ra nhiều phức tạp cho quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

LƯU VIỆT (TỔ QUỐC)

11 nhận xét:

  1. Trung quốc thực chất chỉ là con hổ giấy thôi, ra oai vs các nước nhỏ trong khu vực chứ nếu thực chiến vs Mỹ thì có mà thua chạy mất dép

    Trả lờiXóa
  2. TQ có vẻ đang trở về với thời kỳ giống như Đặng Tiểu Bình cầm quyền. Dùng sức mạnh của quân đội để áp đảo các đối thủ trong nước cũng như nước ngoài. Có thể thấy sự kiện Thiên An Môn mà người chỉ đạo là Đặng Tiểu Bình đã cho thế giới một cái nhìn rất khác về TQ. Hiện nay TQ đang trở về với kiểu lãnh đạo gần giống như vậy

    Trả lờiXóa
  3. quân đội của trung quốc nó là lực lượng đảm bảo quyền lực cho đám cầm quyền. nhưng thực chất chúng cũng chỉ là hư vô thui chứ chẳng có cái gì mà chúng ta cần phải suy nghĩ cả. trong nước sảy ra nội chiến và chanh chấp chính quyền liên miên chúng đẩy chiến tranh ra ngoài với các nước láng giêng

    Trả lờiXóa
  4. Tập Cận Bình một cái tên mới lên của trung quốc ông rất chú trọng quân đội,và rất nhiều lần xuống thăm đôn đốc chỉ bảo tận tình.quân đội rất quan trọng không những bảo vệ đất nước mà còn thể hiện sức mạnh to lớn của đất nước đó như thế nào

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh17:36 1/4/13

    Đừng đánh giá thấp khả năng của quân đội Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  6. chính vì điều đó mà ngoại giao trung quốc đang ngày càng cho thấy sự hiếu chiến và bất chấp luật pháp quốc tế! toàn bị bọn diều hâu khống chế trong vấn đề ngoại giao của trung quốc!

    Trả lờiXóa
  7. Sự hiếu chiến của Trung Quốc không làm cho các nước ASEAN lo sợ mà ngược lại chỉ làm cho hình ảnh của Trung Quốc xấu thêm trong mắt cộng đồng quốc tế. Trung Quốc không thể cứ tác oai tác quái mãi được. Còn có Nga, Mĩ, Ấn Độ nữa

    Trả lờiXóa
  8. có lẽ nào:"một quốc gia mà không có tinh thần chiến tranh là một quốc gia không có khát vọng”.thể hiện thái độ của trung quốc rất là hiếu chiến rất quan tâm đến quân đội và ảnh hưởng sâu đến chính trị của trung quốc

    Trả lờiXóa
  9. Quân đội của Trung Quốc có tiếng nói trong việc hoạch định chính sách của Trung Quốc nên trong những năm gần đây Trung Quốc có nhiều động thái làm tăng thêm khoảng cách với các nước láng việc bằng việc gây hấn với các nước có tranh chấp biển đảo với mình. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển chóng mặt vì vậy ngân sách cho quốc phòng tăng đáng kể, quân đội ngày càng phát triển tuy nhiên xin nhắc lại với Trung Quốc rằng trong lịch sử của mình thì chưa khi nào Trung Quốc có thể xâm lược, chiếm đóng Việt Nam lâu dài. Lịch sử đã chứng minh kẻ đi xâm lược bao giờ cũng thu cuộc mà thôi

    Trả lờiXóa
  10. Việc quân đội Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong chính trường của Trung Quốc là việc không phải bàn cãi cái mà chúng ta cần chú ý đó chính là thái độ của họ đối với chúng ta. Trong lịch sử họ đã có nhiều lần xô xát với các nước láng giếng trong vấn đề lãnh thổ, một phần đó là bản chất một phần cũng là cách để họ đẩy mâu thuẫn ra bên ngoài. Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác với họ

    Trả lờiXóa
  11. Mục tiêu của Trung Quốc ngay từ đầu đã là nhằm vào nước ta rồi. Trong xuyên suốt lịch sử nước ta đã in sau trong tiềm thức của chúng. Chúng muốn có mà không được, vậy nên luôn luôn phải tìm dủ mọi cách để xâm lăng

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog