Chia sẻ

Tre Làng

CÁI NƯỜNG 8X SỐNG SƯỢNG BÊN THƠ TỤC HỒ XUÂN HƯƠNG

Tác phẩm của 'Bà chúa thơ Nôm' tục mà thanh còn của Nguyễn Đình Chính lại trần trụi đến ngồn ngộn.

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) nổi tiếng với các tác phẩm tuy tuân thủ chặt chẽ thi pháp Đường thi nhưng cấu tứ lại giàu sức gợi, tạo ra nhiều tầng nghĩa khác nhau.

Nói như Tản Đà thì 'thơ Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người'.

Nhiều thế hệ độc giả vẫn yêu thích thơ bà bởi sự phá cách rất thanh. Ví như khi đọc 'Đánh đu' không ít độc giả đỏ mặt nhưng vẫn chấp nhận:

'Bốn mảnh quần hồng bay phất phới/Hai hàng chân ngọc duỗi song song/Chơi xuân ai biết xuân chăng tái!/Cột nhổ đi rồi, lõ bỏ không…'.

Hay như 'Thân em như quả mít trên cây/Da nó xù xì, múi nó dầy/Quân tử có thương thì đóng cọc/Xin đừng mân mó, nhựa ra tay' (Vịnh quả mít).

Thơ Hồ Xuân Hương qua nét vẽ của họa sĩ Bùi Xuân Phái

Thơ Nguyễn Đình Chính cũng 'cởi mở' nhưng bóc tách đến 'lột trần'. Dường như ông đang cố thoát khỏi cái bóng quá lớn của cha mình - nhà thơ, nhà viết kịch, nhạc sĩ tài ba Nguyễn Đình Thi.

Người đọc khó chấp nhận khi những câu thơ trong tập thơ 'Chẹc chẹc' của Đình Chính được nhạc sĩ Ngọc Đại phổ thành nhạc như:

'Giao hợp đi đồng bào ơi, Phóng đạn tinh trùng', 'cái nường 8X...'.

Tố Hữu cho rằng, 'Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy'. Nghệ thuật giờ đây đặt ra một nhiêm vụ cao hơn việc nghe, xem… đó là định hướng và giáo dục con người.

Nguyễn Đình Chính và nhạc sĩ Ngọc Đại

Trở lại với sự kết hợp của nhạc Ngọc Đại và thơ Nguyễn Đình Chính, có thể thấy, hai nghệ sĩ đang vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các cơ quan chức năng và khán giả.

Đã có lần người ta gắn mác 'thiên tai' thay vì 'thiên tài' cho tác giả ca khúc 'Dệt tầm gai' chính bởi sự tự do và đi quá giới hạn trong sáng tác.

Giống với Ngọc Đại, thơ Nguyễn Đình Chính cũng là thứ nghệ thuật đang khó được chấp nhận.

Nghệ sĩ cuối cùng cũng được nuôi dưỡng bởi công chúng. Nếu đi ngược lại với số đông thì vòng đời tồn tại của tác phẩm chẳng tày gang.

Hàng nhặt

7 nhận xét:

  1. Thơ ca, nhạc họa là những dòng nghệ thuật đến gần nhất với con người, đến với những cái tự nhiên, bản năng mà tạo hóa sinh ra trên cơ thể con người. Từ những bức tranh khỏa thân đến những bài thơ ca, hò,vè.... tuy tục mà thanh, trần trụi mà không lố bịch. Sự gặp gỡ không duyên phận giữa Nguyễn Đình Chính và Nguyễn Ngọc Đại lại làm nên cái duyên của nghệ thuật TRẦN TRUỒNG, cái thứ nghệ thuật không còn là nghệ thuật, tục tĩu đến loạn ngôn.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đình Chính và Nguyễn Ngọc Đại thân mến. Đọc thơ Hồ Xuân Hương thấy nó tục mà lại không tục, nó tạo sự tò mà và kích thích người đọc, đôi lúc thấy rợn da gà và đỏ mặt. Nhưng thơ và nhạc của 2 bác chán quá. Người ta tục mà thanh còn của các bác thì Tục mà Thô. Đọc len nghe giống như bọn CAVE nói chuyện cởi quần và bọn thư giãn bằng miệng, chán chết.

    Trả lờiXóa
  3. Xét cho cùng thi THẰNG MÕ 1 của Nguyễn Ngọc Đại là do bọn CAVE đặt hàng. Nhưng bọn đó không biết giữ mồm, nghe xong rồi mang ra khoe, thế là thiên hạ biết hết. Theo CLB Cave nhận xét thì nó vẫn còn chưa đủ mạnh lắm, còn có những câu mạnh và nặng hơn, không biết Ngọc Đại có đáp ứng được nhu cầu của Cave nữa không? Đúng là nghệ thuật thủ dâm.

    Trả lờiXóa
  4. Như vậy cũng được coi là thơ á? Nào là "Giao hợp đi đồng bào ơi", nào là "Phóng đạn tinh trùng", thơ người ta tuy có tục thì cũng đừng có mà... thô như vậy chứ! Rõ ràng đây không phải là ngôn ngữ của những thi sĩ, mà là ngôn ngữ của bọn bệnh hoạn thì đúng hơn.

    Trả lờiXóa
  5. Có thể nói thơ của Hồ Xuân Hương có cái gì đó rất tinh quái, dù tuân thủ chặt chẽ các quy tắc ngôn từ , câu cú song nó vẫn có cái gì đó rất quái, tính châm biếm trào phúng rất cao. Nhiều tác phẩm đọc thấy ngượng chín mặt nhưng vẫn thấy hay. Còn thơ của Nguyễn Đình Chính nói thẳng là thô tục chứ có cái gì mà đem so sanh với Hồ Xuân Hương.

    Trả lờiXóa
  6. Nam Hoàng15:47 19/5/13

    Sao có thể lôi Nguyễn Đình Chính với Ngọc Đại ra mà so sánh với Hồ Xuân Hương được. Đó là một sự sỉ nhục cho văn thơ. Thơ Hồ Xuân Hương châm biếm thâm thúy trào phúng bao nhiêu thì thơ của Nguyễn Đình Chính thô tục bấy nhiêu. Thơ gì mà "giao hợp" với "phóng tinh" tùm lum. Còn cái thằng cha Ngọc Đại thì phát hành album nhạc toàn ngôn từ dâm loạn, thô bỉ.

    Trả lờiXóa
  7. Thơ ca nghệ thuật để đi vào được trong lòng độc giả thì phải hay thâm thúy nhưng không phải mang tục tĩu. Như thơ Nguyễn Đình Chính hay Ngọc Đại không được sự chấp nhận của độc giả cũng là điều phải. Thơ Hồ Xuân Hương có thể là châm biếm, cho người ta nhiều cách suy nghĩ nhưng thiết nghĩ nó không mang ý tục tĩu như 2 nhà thơ kia đã làm. Thế thì còn đâu là thơ của thi sĩ nổi tiếng Hồ Xuân Hương nữa

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog