Chia sẻ

Tre Làng

TẢN MẠN VỀ GIAO THÔNG VỚI BÁC PHẠM QUANG NGHỊ

Đọc bài "Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị chia sẻ về vấn đề giao thông Hà Nội". Mình rất ấn tượng với phong cách nói thẳng và nói thật của ông. Giao thông là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ngay các nước phát triển trên thế giới. Với Hà Nội, đất chật người đông, ý thức tham gia giao thông của người dân cực kém, vấn đề giao thông luôn là chủ đề bức xúc trong dư luận từ rất lâu.

Không chối bỏ trách nhiệm, cũng không đổ lỗi hết cho một cá nhân hay tổ chức nào, bác Nghị khách quan nhận xét và khách quan bày tỏ. Trong khi tiếp xúc với các cử tri ở quận Hai Bà Trưng, bác Phạm Quang Nghị cũng đã nói thẳng, nói thật về thực trạng giao thông ở Hà Nội với các cử tri. Dẫu biết rằng, nói thẳng, nói thật có thể sẽ lặp lại những phản ứng bất lợi cho chính ông. 

Sẻ chia về xây cầu vượt nhẹ ở Hà Nội, bác Nghị cũng bày tỏ còn nhiều ý kiến vào ra. Nhưng mình nghĩ, chuyện một quyết sách có lắm ý kiến phản đối là chuyện bình thường. Xây cái cầu vượt, người tham gia giao thông sẽ ủng hộ, nhưng những gia đình mặt đường gần cầu vượt sẽ phản đối, đơn giản là vì miếng cơm manh áo của họ bị đụng chạm, nhưng những gì họ được hưởng là quá chênh lệch so với những người cư trú trong các ngõ hẻm. Theo mình, việc cây cầu vượt nhẹ là giải pháp tốt trong lúc ta không thể còn phương án nào khác, và thực tế đã chứng minh đó quyết sách đúng. 

Bạn hãy so sánh giao thông của hai năm trước so với hiện nay thì rõ. Tất nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt, cầu vượt nhẹ quả là không được đẹp, nhưng nếu nói là khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông là không đúng, trái lại nó đã giúp cho giao thông trở nên thông thoáng hơn rất nhiều, số điểm ùn tắc giờ đã giảm đáng kể. 

Trong buổi tiếp xúc vơi các cử tri, bác Phạm Quang Nghị có phàn nàn, bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học mà tranh luận mãi không ra lối thoát cho giao thông Hà Nội. Điều đó hoàn toàn đúng và cũng chả có gì là lạ. Vì suy cho cùng, các giáo sư, tiến sĩ đâu có thực quyền, họ đâu có đủ điều kiện nghiên cứu theo đúng nghĩa? và tất nhiên còn có cả những giáo sư, tiến sĩ giấy không đủ năng lực nghiên cứu nữa. Ấy là chưa kể đến cái gọi là lợi ích nhóm hay nhóm lợi ích gì đó nữa chi phối tới các hoạt động giao thông mà các giáo sư, tiến sĩ cũng bó tay.

Trở lại câu chuyện cầu vượt, mình ủng hộ bác Nghị khi nói rằng "Nguyện vọng thì ai cũng chính đáng cả, nhưng vì lợi ích chung, vì nó mang lại lợi ích cho đại đa số người dân, chúng tôi vẫn quyết định phải làm. Tranh luận mãi, chúng tôi thấy không làm cầu vượt thì không xong nên cuối cùng phải làm. Lúc đầu Hà Nội chỉ thử làm 3 cái thí điểm thôi, khi thấy tốt quá, lại làm thêm 3 – 4 cái nữa. Làm đến đâu thấy giao thông thoáng đến đó". Cái đúng của bác Nghị chính là tôn trọng thực tế, làm cầu vượt thí điểm, thấy ổn thì triển khai làm tiếp. Và để làm thành công, thì mỗi người, đặc biệt là người dân hai bên cầu vượt phải vì lợi ích chung của cộng đồng mới ổn. 

Bàn đến câu chuyện vỉa hè, mình thấy vỉa hè trước hết là sở hữu công cộng, dùng cho người đi bộ, không có chuyện chiếm hữu, hoặc đương nhiên xem đó là của gia đình mặt phố, mặt đường. Nhưng thực tế là người Hà Nội đều rất xấu tính ở chỗ này. Họ coi vỉa hè là của riêng họ, vì thế họ bày bán hàng, để xe, đặt quảng cáo, cứ có ai đậu xe trước nhà là họ có bộ mặt khó chịu, và đuổi thẳng cổ, thậm chí là gây sự đánh nhau. Chính quyền Hà Nội cũng sai nốt khi cho thuê vỉa hè là nơi giữ xe, tiền vào túi ngân sách thì chả thấy đâu nhưng vào tay tư nhân là rõ. 

Các đại biểu Hà Nội đừng có bao biện hoặc nói dối lòng mình khi nói rằng, nếu quản lý vỉa hè thì những gia đình có nhà mặt phố hay người bán hàng rong sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống. Xin hỏi các vị, thế chúng tôi ở tận trong ngõ, trong khu tập thể, ở những nơi không có vỉa hè thì lấy gì mà sống? Các vị đi nước ngoài nhiều thế sao không học hỏi được gì từ việc quản lý vỉa hè của họ? sao không thấy ở nước ngoài chỉ cần treo một cái áo lòi ra không gian vỉa hè là đã bị phạt? Chúng tôi chỉ mong rằng, những gia đình mặt phố cứ việc kinh doanh, nhưng chỉ ở trong không gian trong nhà của mình thôi, đừng lấn chiếm, treo cài này cái kia ra hè phố. Chính như thế mới mất mỹ quan đô thị chứ không phải cái cầu vượt cầu viếc gì cả.


Mình cũng thấy bác Phạm Quang Nghị đúng khi phát biểu rằng: "ở những trục chính giao thông, mặt phố có nhiều hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước - khoảng 60 tuyến phố - chúng tôi đã chọn ra để cấm bán hàng rong, nhưng xin thưa với các vị là mình có cấm thì cấm vậy thôi chứ không triệt để được". Nói thực, bán hàng rong làm mất mỹ quan đô thị và làm vấy bẩn văn hóa Hà Nội. Nhìn những người bán hàng rong tùng tằng đeo bám khách chắc chắn chúng ta không thể hài lòng. 

Và đây, tâm sự thế này liệu có mấy chính khách dám bày tỏ như bác Phạm Quang Nghị: "Đúng như báo chí phản ánh, vào dịp lễ, kỷ niệm...thì chúng ta làm nghiêm, còn sau đó bắt đầu lại buông lỏng. Lỗi từ cả hai phía. Các cơ quan chức năng cấm cũng khó, ra bắt thì người ta không chấp hành, thậm chí còn xô xát. Một khi đã xảy ra xô xát thì họ sẽ bị lên án nào là kéo gánh của dân, nào là làm rơi vãi hàng hóa của dân... Không đơn giản"! Có thể thấy đó là nhưng lời tâm huyết, rất thật. Rõ ràng, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường là một thực tế rất khó giải quyết, và không phải đến đời bác Nghị về Hà Nội mới có.

Chưa thể biết chính xác kết quả của việc lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường như thế nào, nhưng những gì bác Phạm Quang Nghị chia sẻ thật đáng trân trọng. 

Thực ra, giao thông hỗn loạn ở Hà Nội theo mình chính là do ý thức của người tham gia giao thông và ý thức của người dân mặt phố là chính, những lý do khác chỉ là hạng tép riu (mình nói thẳng và thật, mình không sợ bị ném đá vì có vẻ như phi chính trị. Vấn đề này xin được bày tỏ trong một entry khác). Vì thế, bác Phạm Quang Nghị có tài ba đến mấy, tâm huyết đến mấy mà không có sự ủng hộ của người dân thì kết quả chỉ là con số không.

7 nhận xét:

  1. tác giả nói rất đúng, quan trọng nhất vẫn là ý thức tham gia giao thông của người dân. Ý thức của người dân đóng góp chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề về giao thông như ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông,... Cần phải giáo dục ý thức của người dân, đó là nhiệm vụ hàng đầu, cần phải quyết ngay và luôn.

    Trả lờiXóa
  2. Giao thông là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn cả ngay các nước phát triển trên thế giới. Với Hà Nội, đất chật người đông, ý thức tham gia giao thông của người dân cực kém, vấn đề giao thông luôn là chủ đề bức xúc trong dư luận từ rất lâu. bác Phạm Quang Nghị cũng rất thẳng thắn khi nói về vấn đề này, bác nhìn nhận và có quan điểm rất thực tế! mọi chuyện sẽ tiến triển tốt hơn nếu như người dân tham gia giao thông có ý thức hơn và cùng với đó là những kế hoạch khác tốt hơn của bác Phạm Quang Nghị!

    Trả lờiXóa
  3. ở một thủ đô của đất nước, nơi đất trật người đông thế này, giao thông sẽ là vấn đề rất khó khăn, khó khăn không chỉ cho người tham gia giao thông mà còn khó khăn cho cả người quản lí, điều hành giao thông nữa! mỗi người tham gia giao thông ở Hà Nội vẫn chưa thực sự có ý thức khi mà đâu đó vẫn còn những tình trạng vượt đèn đỏ, vẫn có những trường hợp lạng lách đánh võng, vi phạm luật an toàn giao thông! những người điều hành, quản lí giao thông cũng có những nỗi khổ tâm riêng như lời của bác Nghị nói:"Các cơ quan chức năng cấm cũng khó, ra bắt thì người ta không chấp hành, thậm chí còn xô xát. Một khi đã xảy ra xô xát thì họ sẽ bị lên án nào là kéo gánh của dân, nào là làm rơi vãi hàng hóa của dân... Không đơn giản"! nếu đã vậy thì sao những người tham gia giao thông như chúng ta không nâng cao ý thức chấp hành hơn nữa!

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề giao thông vẫn là một trong những vấn đề hàng đầu cần phải có những giải pháp không chỉ đối với Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Giao thông ngành quan trọng, nó cũng góp phần rất lớn vào việc phát triển nền kinh tế, phát triển cơ sỏ hạ tầng của nước ta. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp hợp lí, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết như tác giả đã đề cập đến trong bài viết. Tuy nhiên, chúng ta phải theo số đông, bởi vì tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích chung.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh19:17 11/10/13

    cũng đúng!

    Trả lờiXóa
  6. hà nội là một địa phương có mật độ xe cộ rất đông, đường hà nội khá là ẹp , gây rất nhiều kho khăn cho giao thông, mặt khác ý thức của một số người dân không tốt , có những hành vi lấn chiếm vỉa hè, kinh doanh trái phép gây mất mi quan đô thị và phản cảm cho người đi đường. Đúng, để giải quyết các vấn đề đó thì không có sự hợp tác của nhân dân không thể hoàn thành được một cách đúng tiến độ và kế hoạch, chô dù kế hoạch đó có cao siêu lắm đi chăng nữa

    Trả lờiXóa
  7. cũng không hẳn là không có giả pháp nhưng vấn đề là lấy lòng tin của nhân dân, giải quyết thỏa đáng cuộc soongscho người dân, để dân có điều kiện sinh sống khi chuyển đến nơi ở mới trong vấn đề quy hoạch lại đường phố. bác Pham Quang Nghị cũng không hẳn cứ chối trách nhiệm hoay hoảy được cũng như đổi hết lí do này lí do nọ được vì đó là trách nhiệm của ông của cả ngành giao thông

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog