Chia sẻ

Tre Làng

CÓ CỐ TIN KŨNG KHÔNG ĐƯỢC

Khoai@ 

Chuyện một báo cáo của Bộ Nội vụ nói chỉ có 1% công chức yếu kém không làm được việc, và rằng con số 30% [1] chỉ là dư luận chứ không có cơ sở làm cho người dân bức xúc.

Sao lại không có cơ sở? (1). Đó là phát ngôn của Phó Thủ tướng chính phủ chứ đâu phải bà bán ốc ngoài chợ xanh? (2). Sinh ra cái Bộ Nội vụ để làm công tác tổ chức cán bộ, trong đó có trách nhiệm đánh giá cán bộ, vậy dựa vào đâu để đánh giá chỉ có 1% không làm được việc? Các vị có thể bạch hóa thông tin này cho dân biết được không?

Nói thẳng, con số 1% có muốn tin cũng không được!

Người dân phản ánh bộ máy hành chính quá cồng kềnh, kém hiệu quả là đúng. Nếu không, tại sao động vào chỗ nào là ì xèo chỗ đó đến thế? Ông Nguyễn Hữu Châu ở TP HCM nói:
Có ý kiến khẳng định chỉ có 1% công chức, viên chức nhà nước không làm được việc đã gây bức xúc trong nhân dân. [2]
Đến ngay Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng công nhận điều này, ông nói trong khi tiếp xúc với cử tri TP HCM: 
Nếu quả thật công chức của mình có 1% yếu kém thì mắc gì ra ghê gớm. Từ Trung ương đến phường xã họp hành liên tục, kiểm điểm Nghị quyết T.Ư 4 làm gì, phải không? Cực khổ và tốn kém m ngày này qua ngày khác. Chắc chắn không phải là 1%. Nếu là 1% thì tôi không tin, vì Đảng cũng đã nói là một bộ phận không nhỏ mà, 1% đâu có lớn. Tôi xem lại tài liệu thì từ Đại hội Đảng 9 thì đã nói đến chuyện đó rồi, chuyện một bộ phận không nhỏ.[2]
Ông cũng sẽ chia:
Trung ương đã phát hiện và đã có chủ trương là từ đây sắp tới sẽ không tăng biên chế nếu không có nhiệm vụ mới phát sinh, giấy trắng mực đen rồi. Bây giờ chúng ta vay không chỉ để đầu tư mà vay để chi thường xuyên một phần và vay để trả nợ đến hạn một phần nữa. Nguy hiểm, hết sức nguy hiểm mà cứ ào ào thế này thì chết.[2]
Hãy bắt đầu từ việc quan sát cán bộ làm việc. Không khó khăn, chúng ta luôn nhận ra, có người quanh năm suốt tháng túi bụi lo công việc cơ quan đến quên ăn quên ngủ, quên bản thân mình (con số này không nhiều), nhưng chính vì điều đó, họ bị xếp vào loại cổ cày vai bừa và không ai thèm để ý. "Giới rượu bia" đánh giá loại này là "thiếu hòa đồng", bởi "bù khú, chén chú chén anh" không biết từ bao giờ trở thành một tiêu chí để đánh giá sự hòa đồng của một cá nhân. Tất nhiên, thiếu "hòa đồng" sẽ không được cất nhắc, đề bạt. Sự bất công này đã kéo dài nhiều năm, và sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như nó còn kéo dài thêm nữa.

Loại khác phổ biến hơn, cũng làm, nhưng làm đối phó, làm để diễn trước mặt công luận, làm cho xong nghĩa vụ. Với họ làm chỉ để kiếm cơm và không quan tâm đến xung quanh.

Còn nữa, loại "cắp ô cả ngày lẫn đêm", đó là những người không phải là không có năng lực, nhưng họ xu thời. Loại này làm việc không nhiều, và chỉ làm những việc có lợi cho cá nhân mình, quanh năm suốt tháng uống rượu uống bia, giao lưu trong ngoài, kéo bè kéo cánh, nịnh nọt đủ kiểu, và đương nhiên loại này có vẻ như thăng tiến nhanh, và luôn to mồm đánh giá thấp những người làm thực sự. Thực tế, loại này đã có chân trong giới lãnh đạo. Tôi nghĩ, loại thứ ba không phải là 1% mà chắc chắn hơn thế rất nhiều lần. Xin được đề cập tới loại thứ ba này với tên gọi "công chức rượu bia" hay "cầu lông tennis" ở một entry gần nhất. Không phải nói, chắc các bạn cũng biết hệ quả tất yếu sẽ đến nếu như loại này chiếm số đông trong hàng ngũ lãnh đạo.

Vậy nên, những người làm công tác cán bộ không thể ngồi đó mà đoán già đoán non, cũng đừng ỷ lại đó là việc của thanh tra, kiểm tra. Hãy làm đi, đánh giá cho đúng mực đi, đừng để người thì è cổ ra làm, người thì phòng lạnh ngồi chơi xơi nước, ăn bám nhân dân.

Trước mắt, hãy chứng tỏ năng lực của mình bằng việc chỉ ra và tống cổ 1% ăm bám ra khỏi bộ máy. Nên nhớ, làm được điều này cũng là cải thiện chỉ số niềm tin của nhân dân đối với thể chế.

Thử hỏi, không làm nổi cái việc đuổi lũ dòi bọ ăn tục nói phét ra khỏi bộ máy nhà nước thì đất nước sẽ đi về đâu?


----------
[1] 30% công chức, sáng căp ô đi, chiều cắp ô về
https://www.laodong.com.vn%2Fchinh-tri%2F30-so-cong-chuc-sang-cap-o-di-toi-cap-ve-100683.bld&ei=MTCdUtygHYXEkgWyoIDgCg&usg=AFQjCNGXp1k2exfBIQsflrHMXHxMHOHbxQ&sig2=OeMyYn9Uc5cTjGe-OnNWxQ&bvm=bv.57155469,d.dGI

[2] Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 1% yếu kem cần gì Nghị quyết Trung ương 4 
https://www.thanhnien.com.vn%2Fpages%2F20131203%2Fchu-tich-nuoc-truong-tan-sang-1-yeu-kem-can-gi-nghi-quyet-t-u-4.aspx&ei=8S-dUq7cPMrxkQXkpYDYAg&usg=AFQjCNEaNo8evU7ol5zdK2PmBPCS6CaqTQ&sig2=RUuvokNjD9wAO9Oxz0seiw&bvm=bv.57155469,d.dGI

12 nhận xét:

  1. Mọi con số thống kê đều có sai số của nó, đến các tổ chức thống kê của quốc tế cũng có sự sai lệch giữa các số liệu thống kê. Tình trạng quan liêu cũng thế, tuy những năm gần đây nhà nước ta đang đẩy mạnh hành động nhằm hạn chế, giảm thiểu tối đa tình trạng này, nhưng không thể nói là nó đã thực sự chấm dứt. Con số 1% thực sự khiến chúng ta phải suy ngẫm, phải chăng chỉ có 1% cán bộ nhà nước từ cấp địa phương tới trung ương sa ngã ? phải chăng nhà nước ta hoàn toàn không còn tồn tại những con sâu làm dầu nồi canh. Đây vốn dĩ không phải là một vấn đề nhỏ, không thể nhỏ như con số 1% kia được. Đã đến lúc thực hiện gắt gao phê bình và tự phê bình trong chính Đảng bộ, chính quyền nhà nước, có những hình phạt khắt khe hơn đối với những con sâu đục khoét này. Không thể để tình trạng bộ máy chính quyền cồng kềnh nhưng mà việc thì chỉ giải quyết được có một phần nhỏ. Mỗi cán bộ, công chức phải biết có ý thức trách nhiệm với công việc mà nhân dân, nhà nước tín nhiệm giao phó cho. Tất cả cũng ở hai chữ " ý thức " mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. 1% là quá nhỏ đỉ nói về bộ phận quan chức quan liêu bao cấp hiện nay của nước ta. Tình trạng con sâu làm rầu nồi canh ngày một nhiều, mặc dù nhà nước càng có hình phạt khắt khe với những cán bộ thoái hóa biến chất cách mạng, song không thể phủ nhận tình trạng này vẫn diễn ra hằng ngày, nhức nhối cả xã hội. Bộ máy cồng kềnh nhưng dân đến làm việc thì lại chả giải quyết được mấy. Đến cơ quan chỉ có ấm chè, tán dóc. Nên thẳng tay thanh trừ những thành phần này ra khỏi bộ máy nhà nước, để nhà nước thêm trong sạch, lòng tin của nhân dân vào Đảng được vững chắc, không tạo điểu kiện để các thế lực thù địch lợi dụng để lôi kéo quần chúng nhằm phá hoại thành quả cách mạng mà cha ông ta đã dùng máu xương để gìn giữ nó.

    Trả lờiXóa
  3. 1%- con số chẳng nói lên được điều gì khi mà nhìn vào thực trạng cán bộ nước ta hiện nay. Có quá nhiều những kẻ "cán bộ danh"- tức cán bộ có danh nghĩa, có lương nhưng không làm việc. Những kẻ thế này chính là lũ mọt đục khoét tài sản dân, cần sớm loại bỏ và lên án. Thế nhưng cũng không phủ nhận rằng có rất nhiều cán bộ tâm huyết suốt đời tận tuỵ hi sinh phục vụ cho lợi ích của nhân dâ, tuy nhiên con số này cũng không phải quá nhiều. Cần xem xét lại cái kiểu thống kê "chỉ có 1% công chức yếu kém không làm được việc" liền ngay, nếu không thì ngay cả những cán bộ thống kê cũng sẽ là những người không làm được việc đấy.

    Trả lờiXóa
  4. CÓ MỘT SỰ VÔ LÍ KHÔNG HỀ NHẸ - "chỉ có 1% công chức yếu kém không làm được việc" - con số này nói ra ngay cả mấy đứa trẻ học cấp 1 còn không dám tin. Hãy nhìn vào thực trạng làm việc ở rất nhiều công sở đấy, sáng 8h đến công ty, lên facebook chát chít, 11h tắt máy đi về thì thử hỏi còn làm được việc gì? Và chuyện này khá phổ biến, chứ không phải thiểu số đến mức chỉ có 1% mà thôi. Xin thưa, nếu đã thống kê thì thống kê cho chuẩn, còn nếu không thì cũng đừng có mang ra làm đề tài bàn tán cho thiên hạ!

    Trả lờiXóa
  5. có lẽ đã đến lúc chúng ta phải học cách nhận ra khuyết điểm và sửa chữa sai lầm! đất nước ta vẫn đang trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, chắc chắn là sẽ vẫn có những thiếu sót vì nếu nó hoàn hảo tất cả thì có lẽ giờ nước ta đã trong thời kì xã hội chủ nghĩa rồi, không phải là quá độ nữa! chúng ta cần phải trung thực với nhau chứ không phải là đưa ra con số 1% để rồi bảo vệ con số ấy!

    Trả lờiXóa
  6. chúng ta không thể cứ che dấu mãi được, con số 1% chắc chắn sẽ không được mọi người tin tưởng! thực tế cho thấy bộ máy nhà nước ta thế nào? còn quá cồng kềnh, cùng với đó là những vị trí thừa thãi, chưa phát huy được tác dụng mà thậm chí là không có tác dụng! chúng ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện đất nước và việc có những sai phạm, những khuyết điểm là những điều không thể tránh khỏi, quan trọng là chúng ta có dám nhận lỗi và sửa chữa hay không!

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề hiện nay không phải là cứ che giấu, lấp liếm sai lầm cho nhau, mà ta phải phải đưa mọi thứ ra ngoài ánh sáng, phải học cách nhìn thẳng vào vấn đề,, chỉ ra sai, khuyết điểm để còn biết mà sửa chữa. Sự thật thì bộ máy cán bộ, công hân viên chức của nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, vẫn còn nhiều vị trí thừa thãi, vẫn còn nhiều quan tham, gây mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền nhà nước. Vấn đề bây giờ là phải thanh lọc lại bộ máy cán bộ và công nhân viên chức, sao cho thật "trong", thật "sạch", như thế mới có thể đưa đất nước ta tiến lên CNXH một cách nhanh chóng.

    Trả lờiXóa
  8. 1%, 30% hay 50% thì vẫn là còn tồn tại những cán bộ yếu kém. Chúng ta phải làm thế nào để không còn có ai yếu kém về năng lực nữa. Bởi vì đã làm cán bộ rồi, thì chắc hẳn phải được chọn kĩ lưỡng, là người có năng lực, được sự tín nhiệm của nhân dân, vì thế làm gì có chuyện yếu kém nữa, chẳng qua là còn tồn tại một số tiêu cực trong khâu quản lí và tuyển chọn.

    Trả lờiXóa
  9. Thời gian qua, báo chí và người dân phản ánh nhiều về những yếu kém trong chất lượng phục vụ, năng lực và đạo đức của một bộ phận không nhỏ công chức. Thực tế cho thấy những phản ánh này là hoàn toàn chính xác. Có thể liệt kê hàng loạt vấn đề như: Sự thiếu văn minh trong cách ứng xử với người dân ở một số cơ quan, đơn vị; sự tắc trách dẫn đến hậu quả nghiêm trọng chết người ở nhiều bệnh viện, phòng khám; sự yếu kém trong quản lý dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước – tiền của của nhân dân, lợi dụng chức quyền để rút ruột, tham ô, tham nhũng, trục lợi dẫn đến hàng trăm, hàng ngàn vụ khiếu kiện kéo dài. Muốn trị hết bệnh của công chức trước hết phải nắm rõ gốc và những biểu hiện của bệnh.

    Trả lờiXóa
  10. Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng phục vụ của đội ngũ công chức hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu là vấn đề lương. Với sự suy thoái kinh tế, giá cả lạm phát tăng cao, mặc dù từ năm 2001 đến nay, nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng lương thế nhưng mức lương tăng lại quá thấp so với mức tăng của các mặt hàng trên thị trường. Có lẽ đây là một lí do cơ bản mà ai cũng nhận thấy trong các vụ tiêu cực có liên quan đến các công chức.

    Trả lờiXóa
  11. Bên cạnh vấn đề chi trả lương công chức thì chất lượng đào tạo và trình độ đội ngũ công chức cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng phục vụ, năng lực làm việc của một bộ phận không nhỏ công chức hiện nay không đáp ứng được yêu cầu. Có thể nói, chất lượng giáo dục, đào tạo cán bộ của ta có vẻ như càng ngày càng sa sút, có lẽ cũng do điều kiện khách quan.

    Trả lờiXóa
  12. Số lượng cán bộ, công chức, nhất là viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập và cán bộ công chức xã, phường, thị trấn tăng nhanh. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Những con số cho thấy một thực trạng đáng báo động về năng lực của công chức hiện nay. Không thể phủ nhận những năm qua nhờ được đào tạo bài bản từ nhiều nguồn, mặt bằng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có được nâng lên một bước, nhưng nếu chỉ nói về con số 30% chưa đáp ứng yêu cầu đã là một vấn đề đáng báo động.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog