Chia sẻ

Tre Làng

THÓI HÁCH DỊCH CỦA QUAN CHỨC

Khoai@

Chủ đề quan chức hách dịch được người dân hâm nóng mấy hôm nay. Mình xin đóng góp một chút.


Hách dịch là thói xấu không phải bây giờ mới có. Nó tồn tại từ lâu và kéo dài cho đến bây giờ. Ngạc nhiên là nó càng ngày càng phát triển mạnh chứ không mất đi theo sự tiến bộ của xã hội loài người, đặc biệt là ở xứ ta. 


Đang là anh lính, nhảy lên anh đội trưởng là khác hẳn, giọng điệu khác, phong cách khác, thái độ khác. Từ anh phó phòng lên trưỏng phòng là khoảng cách lớn về quyền lực thực tế. Vì thế, lên đến trưởng phòng, thái độ vênh váo một chút là điều dễ hiểu, và cứ như thế, càng lên cao càng nắm nhiều trọng trách, nắm quyền sinh quyền sát trong tay, và điều này tồn tại trong cơ chế xin cho vậy nên hách dịch, cửa quyền là chuyện không tránh khỏi. Năm này qua năm khác, thói quen ứng xử đó ngấm vào máu, đến tận nhân tế bào, được xã hội ngầm công nhận và mặc nhiên trở thành lối ống văn hóa. 


Hiện tượng quát nạt, nói như ra lệnh và đòi hỏi người khác phục tùng bất chấp đúng sai không chỉ có trong các cơ quan của lực lượng vũ trang mà còn lan tràn cả ở các cơ qua hành chính trong bộ máy nhà nước. Tất nhiên, vì nó người dân chấp hành, nhưng cũng vì nó mà xã hội mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ trong ngôn từ và hình ảnh. Cũng vì nó mà nhiều quyết định sai trái đã được thực hiện. Ở tầm vĩ mô, những quyết định dạng này gây ra hậu quả xã hội vô cùng lớn.


Xét về nguyên nhân, thói hách dịch xuất phát từ tàn dư của xã hội phong kiến và thói tôn sùng cá nhân lãnh tụ; do di chứng chiến tranh với đời sống mệnh lệnh kiểu quân sự; do thói háo danh và tự đề cao mình của các nhà lãnh đạo quản lý. Và cuối cùng, do cơ chế xin cho đã vô tình tạo ra quyền lực và quyền lực luôn đi kèm với tham nhũng.


Từ góc nhìn khác, một trong số những nguyên nhân chính gây ra thói hách dịch cửa quyền của quan chức chính là từ chúng ta. Vì chúng ta đánh mất mình, vì chúng ta đi xin để họ cho nên vô tình tạo cho họ quyền lực, và từ đó sinh ra hách dịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các cơ quan nhà nước. Trong một cơ quan, những người giúp việc (cấp phó) cho lãnh đạo không có ý kiến gì vì ngại làm mất lòng cấp trên nên chính họ đã tự tạo ra một khoảng cách quyền lực ngày càng xa với người đứng đầu. Hệ lụy là họ tự đánh mất quyền của mình và sếp đương nhiên có cái quyền đó, một quyền lực tối cao.


Phải khẳng định rằng, thói hách dịch của quan chức đồng nghĩa với vô cảm và thiếu văn hóa. Thực tế, báo chí đã từng phê phán, cảnh báo điều này nhiều lần. Nhưng chính những "công bộc của dân" lại sống không gương mẫu. Những sự việc xảy ra vừa qua cho thấy, cách ứng xử bàng quan, thờ ơ với người khác; sự lạnh lùng, vô cảm đến tột độ của một số cán bộ, quan chức khiến người dân bất bình. 


Hình ảnh quan chức đút tay túi áo, dửng dưng nhìn người dân gặp tai nạn, quát nạt cấp dưới và người dân, chì chiết đồng nghiệp trong sinh hoạt khoa học cho thấy đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa của người đứng đầu đang là vấn đề cần quan tâm. Và nếu cứ tiếp tục, sẽ dẫn tới hệ lụy độc đoán, chuyên quyền và mất dân chủ.

Quan chức, một khi không được thanh lọc về năng lực chuyên môn, về phẩm chất đạo đức thì không thể "tròn vai công bộc của dân". Nếu đã là công bộc của dân thì phải vì dân, nhưng ở đâu đó, điều này đang chỉ là khẩu hiệu chót lưỡi đầu môi. 

Thực tế, quan chức ta có nhiều hành vi chẳng phải "là đấy tớ của dân" chút nào, và thói hách dịch dường như rất khó khắc phục. 


Nhưng người dân dễ thấy, một câu quát nạt, một thái độ đe dọa, một khuôn mặt lạnh lùng vô cảm là những hành vi không đồng nghĩa với nhân tính.

14 nhận xét:

  1. Việt Nam đổi mới từ năm 1986, đến nay đã được 27 năm rồi nhưng mà dường như cái quan liêu, bao cấp còn ăn vào rất sâu vào trong tâm trí của một bộ phân cán bộ công chức. Đây là một tình trạng cần phải ngăn chặn kịp thời nếu như không muốn nó ăn sâu vào trong máu, khi đó thì rất khó bỏ và nó mang tính di truyền cho đời sau thì hậu quả còn tai hại hơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  2. tất nhiên ở đất nước nào thì lượng quan chức để quản lí nhà nước cũng khá là lớn, nếu như tất cả đều tốt thì không ai nói làm gì, điều đó là rất khó, và những con sâu ở trong hệ thông những quan chức của các nước có thể làm cho mất lòng tin ở nhwungx người dân. nếu quan chức tỏ thái độ hách dịch với người dân thì đó là một đòn tử thần với chính họ vì đơn giản là nhân dân chính là biển nước bao la, có thể lật thuyền cũng có thể đẩy thuyền đi mà thôi

    Trả lờiXóa
  3. Quan liêu và tham nhũng bây giờ trở thành tệ nạn mất rồi. Nhất là càng ở trên những vị trí lãnh đạo thì điều đó lại càng có điều kiện phát triển. Chúng ta cần phải chấn chỉnh ngay những sai phạm này, không thể để nó lan tràn ở khắp mọi nơi làm mục ruỗng đất nước. Đất nước nếu muốn phát triển bền vững thì chính những người cán bộ phải là những con người gương mẫu, thât sự vì dân. Có như vậy nhân dân mới ủng hộ, tin tưởng giao trọng trách.

    Trả lờiXóa
  4. quan chức là những người phục vu cho nhân dân, họ được nhân dân bàu lên và được tạo điều kiện cho làm việc ở các cơ sở và hơn hết là được nhà nước trả lương hàng thàng, do cái vai trò đó nên không nên xa lánh nhân dân nếu như muốn tồn tại muốn được cống hiến, những quan chức có thái độ hách dịch đó thì cũng sẽ không nên tôn trọng làm gì vì đó là những con sâu bọ mà thôi

    Trả lờiXóa
  5. hách dịch là một hành vi không thể được của những người làm quan chức, đó cũng là lỗi rất lớn và dễ gây ra sự xa lánh với nhân dân, những trường hợp mà những người nào có phản ánh về các hành vi về hách dịch của những quan chức thì cần làm rõ và xử lí ngay thật nghiêm cho làm gương để người dân có lòng tin, và cắt đứt những trường hợp như thế để tránh gây sự xa lánh, xa rời quần chúng

    Trả lờiXóa
  6. thói hách dịch là một thói xấu,có thái độ ra oai, nạt nộ, hạch sách người khác, do cậy mình có quyền thế. đây là một thói xấu đang diễn ra trong xã hôi này, những người nắm quyền trong quân đội, trong các cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp ỉ vào chức vụ của mình để sai khiến, nạt nộ người dưới quyền một cách quá đáng. hy vọng thói hách dịch sẽ không tồn tại nhiều trên đất nước việt nam ta.

    Trả lờiXóa
  7. Tình trạng hách dịch, cửa quyền còn diễn ra rất nhiều ở đâu đó trong xã hội nước ta, ở những cán bộ có dấu hiệu bị tha hóa về bản lĩnh chính trị cũng như tư cách người cán bộ, thế nên nó làm xấu đi rất nhiều ấn tượng đẹp mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng xây dựng và gìn giữ trong mắt nhân dân. Phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng này nếu không muốn trở thành cái cớ để các thế lực thù địch kích động dân chúng quấy phá chính quyền Nhà nước ta.

    Trả lờiXóa
  8. Làm quan chức đôi khi vẫn có những con sâu làm giàu nồi canh ! Tại vì họ là người chưa có sự chín chắn trong chuyên môn của mình và dẫn tới sự hách dịch , tự tin quá mức về năng lực và khả năng nhận thức của bản thân từ đó dẫn tới thái độ ứng xử hách dịch !

    Trả lờiXóa
  9. Thực sự để tổ chức được một lực lượng cán bộ tốt , gương mẫu , biết lắng nghe ý kiến của mọi người không phải là điều dễ dàng ! nhưng để khẳng định sự ưu việt , tính tiên phong của công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh chúng ta cần phải thực hiện tốt điều đó !

    Trả lờiXóa
  10. Để hạn chế , kiểm soát thói hách dịch này chúng ta cần lắng nghe ý kiến của dân , của những người trực tiếp dưới sự chỉ đạo của những vị quan ấy ! Để có cái nhìn khách quan , cụ thể nhất về cách ứng xử trong công việc cũng như ngoài xã hội !

    Trả lờiXóa
  11. Loại bỏ những vị quan có thói hách dịch không khó , nhưng việc đào tạo người tài có năng lực mới thực sự khó , điều đó đòi hỏi mỗi chúng ta cần có tác phong thái độ , nâng cao ý thức bản thân trong việc tự rèn luyện mình !

    Trả lờiXóa
  12. Nâng cao năng lực lãnh đạo , khả năng chuyên môn trong công tác làm việc cần phải đi đối với khả năng giao tiếp quan hệ xã hội của những người nắm trọng trách , chức vụ ! Từ đó chúng ta mới có thể đảm bảo được hệ thống cơ quan nhà nước vững mạnh và được sự tín nhiệm của nhân dân !

    Trả lờiXóa
  13. thực sự vấn đề hách dịch thì ở đâu cũng có những chúng ta cần biết cách không chế nó , biết điều tiết để cho những người nắm trong tay chức vụ và quyền lực hiểu được cái họ cần đó là chất lượng công việc cần đạt được và sự tin tưởng quý trọng của những người xung quanh !

    Trả lờiXóa
  14. Khi nắm giữ trong tay một chút quyền lực nào đó chúng ta cần phải chú trọng hơn về cách ứng xử của bản thân tới những người xung quanh để được đánh giá đúng nhất về năng lực làm việc và cách ứng xử của bản thân với mọi người xung quanh để họ hiểu được mình ! tránh tình trạng xa dân ...........

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog