Chia sẻ

Tre Làng

Reuters: TT NGUYỄN TẤN DŨNG "XEM XÉT KIỆN TRUNG QUỐC"

Tin độc quyền Reuters: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “xem xét kiện Trung Quốc”

Hãng tin Reuters ngày 22-5 đưa tin độc quyền, dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay chính phủ Việt Nam đang cân nhắc “nhiều biện pháp phòng vệ” đối với Trung Quốc, bao gồm các hành động pháp lý.

Theo Reuters, đây là phản hồi bằng thư điện tử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành cho các câu hỏi gửi đi từ hãng tin này.

Đây cũng là lần đầu tiên Thủ tướng tuyên bố Việt Nam xem xét các biện pháp pháp lý sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển của Việt Nam.


“Việt Nam đang xem xét nhiều biện pháp phòng vệ khác nhau, bao gồm các hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp đến cùng bởi lẽ chủ quyền lãnh thổ, bao gồm các vùng biển và đất liền, là thiêng liêng” - Thủ tướng nêu rõ trong thư điện tử gửi đi vào cuối ngày 21-5 khi đang ở thủ đô Manila của Philippines để dự Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á 2014.

Sau cuộc hội đàm tại Manila, hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Philippines cùng lên tiếng kiên quyết phải đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển của 2 nước và kêu gọi quốc tế lên án hành động của Bắc Kinh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong khi Việt Nam cố gắng dùng cách đối thoại để giải quyết căng thẳng thì Trung Quốc đáp trả bằng cách tăng cường lực lượng và dọa dẫm. “Những gì Trung Quốc nói khác xa với những gì Trung Quốc làm” - Thủ tướng tuyên bố.

Hồi cuối tháng 3, Philippines chính thức nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài ở The Hague, cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên biển Đông được quy định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị khởi kiện về vấn đề này. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện và cảnh báo quan hệ với Manila sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Theo các nguồn tin ngoại giao khu vực, Việt Nam theo dõi rất sát vụ kiện của Philippines, kể cả tham vấn các chuyên gia pháp lý nước ngoài và nhận thông tin từ Philippines bất chấp việc bị Bắc Kinh gây áp lực.

Theo các chuyên gia, phán quyết của tòa án trọng tài không có cơ chế ràng buộc song nếu Philippines thắng kiện, nhiều nước khác có thể theo bước đưa Trung Quốc ra tòa. Dự kiến phán quyết được đưa ra vào cuối năm 2015.

Hải Ngọc (Theo Reuters)

22 nhận xét:

  1. Thủ tướng đang làm một việc vô ích...vì minh có kiện.chắc chắn mình sẽ thua . Trung Quốc họ là mỗt trong sáu thành viên thường trực của liên hợp.quốc , họ có quyền phủ quyết tẩt cả những gì có lợi cho.Trung Quốc . Muốn kiện thắng thủ tướng nên dẫn dắt đất nước thành tthành viên thường trực của liên hợp quốc đã.....

    Trả lờiXóa
  2. Theo Chuẩn đô đốc Hải quân Đinh Gia Thật, việc Trung Quốc đưa 137 tàu các loại trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tuần tiễu tấn công nhanh ra giàn khoan 981 không nói lên sức mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Theo kế hoạch, chuyến thăm của ông Kishida sẽ diễn ra từ cuối tháng 6.2014 đến đầu tháng 7.20714 nhằm xúc tiến tăng cường hợp tác trong trong việc đảm bảo an ninh hàng hải tại biển Đông và biển Hoa Đông, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết vào ngày 22.5.

    Ông Kishida sẽ gặp gỡ với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại thủ đô Hà Nội, cũng theo nguồn tin này.

    Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng sau khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng điều máy bay, tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm, bắn nước vào tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam.

    Hồi đầu tháng 5.2014, ông Kishida nhận định vụ việc căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông là do hành động đơn phương từ phía Trung Quốc.

    Trung Quốc phải giải thích hành động của nước này đối Việt Nam và với cộng đồng thế giới, theo ông Kishida.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã lên tiếng chỉ trích sự bành trướng quân đội và những hành động gây hấn của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng ở biển Hoa Đông và biển Đông, theo hãng tin Jiji (Nhật Bản).

    Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Tokyo ngày 15.12.2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông báo hai bên nhất trí tiến hành đàm phán chi tiết về việc Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.

    Tờ Minh Báo của Hồng Kông hồi 12.5 nhận định rằng Nhật Bản có thể đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.

    Mới đây, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 20.5 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng đồng thế giới chỉ trích hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan trái phép Hải Dương-981 xâm phạm vùng biển Việt Nam.

    Phúc Duy

    Trả lờiXóa
  4. Cho dù dùng bất cứ biện pháp nào chúng ta sẽ bảo vệ lãnh thổ của mình trước bất cứ kẻ thù nào. Lời phát biểu của thủ tướng cho thấy quyết tâm của chính phủ nước ta dân ttoocj sẽ làm mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc!

    Trả lờiXóa
  5. Trước khi Trung Quốc lộng hành gây lo ngại cho cả châu Á bằng việc kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam, Lầu Năm góc đã hé mở tấm màn bí mật về khái niệm tác chiến mới nhằm đối phó với các nỗ lực quân sự của Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiếp cận các khu vực gần lãnh thổ của họ và trong không gian điều khiển học.

    Khái niệm tác chiến không-biển (Air Sea Battle) là sự khởi đầu của cái mà các quan chức quốc phòng Mỹ nói là giai đoạn đầu của một đối pháp quân sự kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

    Kế hoạch trù tính việc chuẩn bị cho Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nhằm đánh bại “các vũ khí chống tiếp cận, ngăn chặn khu vực” (anti-access, area-denial weapons) của Trung Quốc, bao gồm vũ khí chống vệ tinh, vũ khí điều khiển học, tàu ngầm, máy bay tàng hình và tên lửa tầm xa có thể tấn công tàu sân bay trên biển.

    Các quan chức quân sự từ 3 quân chủng Mỹ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo rằng, khái niệm mới không nhằm vào một quốc gia duy nhất nào. Nhưng họ đã không trả lời câu hỏi vậy nước nào ngoài Trung Quốc đã phát triển các vũ khí chống tiếp cận tiên tiến.

    Một quan chức cao cấp trong chính quyền Obama thẳng thắn hơn khi nói rằng, khái niệm mới là một sự kiện quan trọng báo hiệu một cách tiếp cận mới, kiểu chiến tranh lạnh đối với Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  6. “Tác chiến không-biển có ý nghĩa đối với Trung Quốc cũng giống như chiến lược hải quân của Mỹ đối với Liên Xô”, quan chức này nói.

    Thời chiến tranh lạnh, các lực lượng hải quân Mỹ trên khắp thế giới đã sử dụng chiến lược hiện diện toàn cầu và phô trương sức mạnh để răn đe, kiềm chế bước tiến của Moskva.

    “Đó chính là chiến lược triển khai phía trước quả quyết, nói lên rằng chúng ta sẽ không ngồi sau để bị trừng phạt”, một quan chức cao cấp nói. “Chúng ta sẽ khởi xướng”.

    Theo các quan chức quốc phòng, khái niệm bắt nguồn từ những lo ngại rằng, các vũ khí tấn công chính xác mới của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải trên những tuyến đường biển chiến lược và tuyến giao thông toàn cầu khác.

    Các quan chức quốc phòng hiểu rõ khái niệm đã nói trong số các ý tưởng đang được xem xét có:

    • Chế tạo một máy bay ném bom tầm xa mới.

    • Tiến hành các chiến dịch hiệp đồng tàu ngầm và máy bay tàng hình.

    • Một máy bay tiến công không người lái tầm xa với tầm tới 1.000 hải lý do liên quân sử dụng.

    • Sử dụng Không quân Mỹ bảo vệ các căn cứ hải quân và các lực lượng hải quân được triển khai.

    Trả lờiXóa
  7. • Tiến hành các cuộc tiến công hiệp đồng của Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân Mỹ trong nội địa Trung Quốc.

    • Sử dụng máy bay của Không quân Mỹ để rải thủy lôi.

    • Các cuộc tiến công hiệp đồng của Không quân và Hải quân Mỹ chống các tên lửa chống vệ tinh của Trung Quốc bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

    • Tăng khả năng cơ động của các vệ tinh để chúng khó bị tấn công hơn.

    • Phát động các cuộc tiến công điều khiển học hiệp đồng giữa Hải quân và Không quân vào các lực lượng chống tiếp cận của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  8. Bí thư báo chí của Lầu Năm góc George Little nói [việc thành lập]ư một văn phòng mới (Air Sea Battle Office - ASBO) “là sự kiện khó khăn mới có được và quan trọng về mặt tác chiến nhằm đối phó với những mối đe dọa đang nổi lên đối với sự tiếp cận toàn cầu của chúng tôi”.

    “Văn phòng này sẽ giúp hướng dẫn việc tích hợp có ý nghĩa các khả năng chiến đấu không quân và hải quân của chúng tôi, tăng cường sức răn đe quân sự của chúng tôi và duy trì ưu thế của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ và khả năng quân sự tiên tiến”, ông Little nói.

    Ông lưu ý rằng, đây là một ưu tiên của Lầu Năm góc để tái cân bằng các lực lượng liên quân nhằm răn đe tốt hơn và đánh bại sự gây hấn trong “các môi trường chống tiếp cận”.

    Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta, khi thăm châu Á, đã nói rằng, các lực lượng Mỹ sẽ tái định hướng sang châu Á khi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan kết thúc. Trọng tâm mới sẽ bao gồm “các khả năng quân sự mở rộng”, ông nói mà không nêu chi tiết.

    Các quan chức quân sự ở Lầu Năm góc, hôm thứ tư, đã không thảo luận các nội dung cụ thể của khái niệm mới. Ngoại trừ một sĩ quan nói rằng, một ví dụ có thể là sử dụng các máy bay cường kích A-10 tấn công mặt đất của Không quân Mỹ để phòng thủ các hạm tàu trên biển chống các cuộc tiến công ồ ạt của các “bầy” tàu nhỏ.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn ở các vùng biển gần Trung Quốc, quấy rối các tàu thám sát của Hải quân Mỹ ở Biển Đông và Hoàng Hải.

    Trung Quốc cũng tuyên bố những phần lớn của Biển Đông là lãnh thổ của họ. Các quan chức Mỹ nói người Trung Quốc đòi hỏi cái là “lối vào nhà của chúng tôi”.

    Trả lờiXóa
  9. Lầu Năm góc cũng lo ngại đối với tên lửa đường đạn chống hạm mới của Trung Quốc DF-21D, có thể tấn công các tàu sân bay trên biển. Các tàu sân bay là năng lực tung sức mạnh then chốt ở châu Á và sẽ được sử dụng để bảo vệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

    “Khái niệm “Tác chiến không-biển” sẽ h ướng dẫn các quân chủng khi họ phối hợp với nhau để duy trì ưu thế liên tục của Mỹ trước sự phổ biến các công nghệ quân sự và khả năng [chống tiếp cận/phong tỏa khu vực] tiên tiến, Lầu Năm góc nói trong thông báo về việc thành lập một văn phòng chương trình phụ trách khái niệm mới - Văn phòng ASBO.

    Mặc dù, Văn phòng được lập ra vào tháng 8, nhưng buổi họp báo hôm thứ tư là lần đầu tiên Lầu Năm góc chính thức đưa ra khái niệm mới.

    Lục quân Mỹ được trông đợi cũng tham gia Văn phòng khái niệm mới ASBO trong tương lai.

    Một quan chức quốc phòng nói, Lục quân Mỹ đang tham dự các sáng kiện chiến tranh điều khiển học vốn sẽ hữu ích khi đối phó với các vũ khí chống tiếp cận.

    “Nói một cách đơn giản, chúng ta đang nói về quyền tự do tiếp cận ở các tuyến giao thông toàn cầu. Tầm hỏa lực chính xác gia tăng đang đe dọa những các tuyến giao thông toàn cầu đó theo những cách thức mở rộng mới”, một quan chức quân sự giấu tên nói. “Đó là cái mà nói vắn tắt là điều khác biệt”.

    Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng, một số quan chức chính quyền phản đối khái niệm mới do những lo ngại là nó sẽ Trung Quốc khó chịu. Kết quả dẫn đến một sự thỏa hiệp đòi hỏi các quan chức quân sự và quốc phòng là làm mờ đi việc Trung Quốc chính là trọng tâm trung tâm của kế hoạch tác chiến mới.

    Trả lờiXóa
  10. Quan chức quân sự thứ hai thì nói, khái niệm mới cũng nhằm chuyển đổi điểm nhấn của quân đội Mỹ hiện nay là chống nổi dậy sang chống các mối đe dọa chống tiếp cận.

    Văn phòng ASBO được tiết lộ khi Tổng thống Obama tuần này có chuyến đi châu Á nhằm củng cố các liên minh. Ông dự định gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Hawaii vào ngày thứ bảy.

    Khái niệm xuất phát từ Bản đánh giá quốc phòng 4 năm một lần (Quadrennial Defense Review - QDR) năm 2010 và ở những giai đoạn đầu của nó không hề nhắc đến sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

    Nhưng Trung Quốc đã được bổ sung vào báo cáo QDR sau khi có sự can thiệp của Andrew Marshall, Giám đốc Văn phòng Đánh giá tổng quát (Office of Net Assessment) của Lầu Năm góc, và Tướng Thủy quân lục chiến James N. Mattis, khi đó là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng liên quân (Joint Forces Command).

    Trả lờiXóa
  11. Chuyên gia về quân sự Trung Quốc Richard Fisher nói rằng, Văn phòng ASBO là cần thiết song có thể đã “muộn trong cuộc chơi”.

    “Một văn phòng của Lầu Năm góc tập trung vào những thách thức quân sự của Trung Quốc ở châu Á hoặc xa hơn nữa sẽ là không đủ”, ông Fisher thuộc Trung tâm Đánh giá và Chiến lược quốc tế (International Assessment and Strategy Center). “Thách thức này sẽ đòi hỏi sự liên kết chính sách chiến lược, chính trị và kinh tế ở mức độ như chiến tranh lạnh, vượt ra ngoài tầm với của Lầu Năm góc”.

    Cựu chuyên gia về Trung Quốc ở Bộ Ngoại giao Mỹ John Tkacik đánh giá: “Khái niệm mới “Tác chiến không-biển” là bằng chứng cho thấy, Washington cuối cùng đang đối mặt với mối đe dọa hiện thực là Trung Quốc đã trở nên một cường quốc quân sự, hải quân và hạt nhân thù địch ở châu Á, và cách duy nhất để cân bằng với Trung Quốc là đem sức nặng của các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bổ sung cho các lực lượng mặt đất của các đồng minh của chúng ta ở châu Á-Thái Bình Dương”.

    Theo Diễn đàn quân sự Việt Nam (Vietnamdefence)

    Trả lờiXóa
  12. Mợ Dung Còi kia,
    Nó léo rút thì làm gì được nó?

    Trả lờiXóa
  13. Em thì em khoái câu của thủ tướng Ng Tấn Dũng: Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ
    Bác Dũng nói: Đéo đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy Hòa bình viển vông, lệ thuộc.
    Thế mới hay.

    Trả lờiXóa
  14. biện pháp kiện tụng ra quốc tế làm sao mà ta bỏ qua được, ít nhất thì cũng không tốn công tốn sức và mất mát như các phương án còn lại, biết là kiện không giống như kiện trong xã hội này mà kiện giữa các quốc gia thì không có trọng tài tuyệt đối mà có thể phán thằng nào đúng thằng nào sai và có biện pháp cưỡng chế thi hành bản án cả, kiện cốt cho các nước khác thấy mình ngay thẳng thôi

    Trả lờiXóa
  15. Biện pháp sử dụng luật pháp và các tòa án quốc tế là một biện pháp đáng sử dụng, khi Trung quốc không ngừng tăng cường lực lượng, tiếp tục các hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền của nước ta. Chúng ta sử dụng biện pháp này là vị chúng ta có đầy đủ bằng chứng xác thực chứng minh việc Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của chúng ta. Nếu Trung Quốc đồng ý tham gia vụ kiện thì Việt Nam hoàn toàn có thể bảo vệ chủ quyền của mình.

    Trả lờiXóa
  16. Vấn đề với Trung Quốc đúng là một vấn đề khó giải quyết, khi mà Trung Quốc quá cứng đầu, ngang ngược, bất chấp công ước luật biển quốc tế năm 1982 mà xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và nhiều nước khác trong khu vực. Nếu chúng ta có thể đưa Trung Quốc vào một vụ kiện quốc tế thì vấn đề có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng. Nhưng nếu Trung Quốc không đồng ý vào sự can thiệp của tòa án quốc tế thì thật sự khó khăn cho Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  17. Quả đúng là "những gì Trung Quốc nói khác xa với những gì Trung Quốc làm", Trung Quốc dùng nhiều biện pháp bạo lực với Việt Nam, tấn công các tàu cảnh sát biển của Việt Nam, tấn công tàu ngư dân của Việt Nam và dùng nhiều biện pháp dạo dẫm khác. Mặc dù Trung Quốc luôn nói rằng giải quyết trong hòa bình. Chúng ta không nên trông chờ vào cái "hòa bình" của Trung Quốc. Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện đúng theo luật biển quốc tế, chúng ta sẽ thắng kiện nếu Trung Quốc dám tham gia.

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh23:35 22/5/14

    To khong biet nhieu cac bac hieu rong chiu kho binh luan dung trong tam nhe cho bon it chu re hjeu.

    Trả lờiXóa
  19. Chúng ta kiện trung quốc thì cũng đúng thôi vì chúng ta đúng chúng ta có đủ bằng chứng để chúng ta kiện mà nhưng mà kiện thì mất cũng vài năm mới giải quyết xong và trong thời gian đó trung quốc tiếp tục hung hăng nữa thì sao do đó chúng ta phải tiếp tục tính tiếp phải làm cho trung quốc thấy được đường lưỡi bò sẽ không bao giờ thực hiện được đâu

    Trả lờiXóa
  20. Chúng ta kiện trung quốc thì chỉ giải quyết được vấn đề trung quốc đặt giàn khoan có đúng hay không thôi chứ kiện về vấn đề hoàng sa thì khó giải quyết được lắm vì luật pháp quốc tế không cho phép về việc giải quyết vấn đề này do đó chúng ta đưa ra bằng chứng và cho thế giới biết được từ đó tranh thủ sự ủng hộ và tiếp đó là hành động của chúng ta thôi trung quốc dùng vũ lực để chiếm đảo thì ta sẽ dùng gì thì các bạn cũng sẽ hiểu rồi chứ

    Trả lờiXóa
  21. Chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi cách và chúng ta sẽ ưu tiên cách giải quyết bằng hòa bình đó là một thể hiện một chính sách vô cùng đúng đắn của nhà nước ta , chúng ta vừa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế vừa cho trung quốc thấy rõ được quyết tâm của nước ta và thể hiện được ý chí của người dân, thể hiện được lòng yêu nước yêu hòa bình của dân tộc ta

    Trả lờiXóa
  22. đúng như vậy, Trung Quốc với những hành động ngang ngược của mình đáng bị kiện. Mong sao cho vụ kiện này Philippin sẽ thắng để tòa án Quốc tế sẽ áp dụng lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc. Và dù có thế nào đi nữa thì Việt Nam luôn ủng hộ công lý, sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog