Chia sẻ

Tre Làng

LS Ngô Ngọc Trai: TÔI TIN CÔNG LÝ ĐƯỢC THỰC THI - HÀN ĐỨC LONG VÔ TỘI


PetroTimes - Tòa án Nhân dân Tối cao vừa có văn bản kháng nghị Giám đốc thẩm hủy án tử hình đối với Hàn Đức Long, can phạm bị kết tội “Hiếp dâm trẻ em” và “Giết người”. Ngoài ra, Tòa Tối cao cũng đề nghị giao cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao điều tra lại theo thủ tục.

Liên quan đến vụ án Hàn Đức Long, PetroTimes đã có buổi trao đổi với Luật sư Ngô Ngọc Trai (Công ty Luật TNHH Công Chính, Đoàn Luật sư Hà Nôi), người tình nguyện bão chữa miễn phí và cũng là luật sư theo đuổi việc kêu oan cho bị cáo này từ nhiều năm nay.

PV: Thưa ông, là người tình nguyện bào chữa miễn phí cho bị cáo Hàn Đức Long trong phiên sơ thẩm lần hai, ông có nhận xét gì về kháng nghị hủy bản án?

LS Ngô Ngọc Trai: Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hung thủ gây án phải được trừng trị nghiêm minh trước pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy có nhiều điểm không trùng khớp, chứng cứ buộc tội quá mỏng. Cơ quan tố tụng chỉ dựa vào đơn tố cáo của hai mẹ con bà Ngô Thị Khuyên rồi buộc tội Hàn Đức Long là không thuyết phục.

Với kháng nghị của Tòa án Nhân dân Tối cao, tôi mong sự thật sẽ được làm rõ.

Luật sư Ngô Ngọc Trai.

PV: Ông có thể nói rõ những điểm vô lý, không trùng khớp trong hồ sơ vụ án?

LS Ngô Ngọc Trai: Là một luật sư, tôi có những linh cảm về nghề nghiệp. Bên cạnh đó, hồ sơ có nhiều chi tiết rất vô lý.

Thứ nhất: Nguyên nhân cái chết của cháu bé, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân tử vong do bị dìm chết, chết sặc, trong phổi có dị vật. Tuy nhiên, hồ sơ lại cho rằng, khi cháu bé đang bất tỉnh thì bị cáo ném cháu bé xuống nước sau đó chạy về nhà chứ không phải dìm chết, chết sặc.

Thứ hai: Hồ sơ điều tra mô tả rất khập khiễng, rất vênh, không phù hợp với thực tế khách quan. Nếu cháu bé bị ngất, sao bị cáo không đặt nạn nhân nằm ra bãi cỏ, để dễ thực hiện hành vi hiếp dâm. Tại sao phải đặt nạn nhân trong tư thế ngồi trên thành mương bằng bê tông. Với tư thế ngồi rất khó thực hiện hành vi đội bại. Mặt khách, cháu bé ngất sao đặt ngồi được.

Thứ ba: Hồ sơ ghi rõ, khoảng 18h30 ngày 16/5/2005, Hàn Đức Long mang thóc đi xay xát. Lúc ngồi đợi đến lượt xay xát, bị cáo đi lang thang và bắt cóc cháu bé ra bờ mương thể thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, kết quả pháp y tử thi thể hiện, nạn nhân chết trong khoảng thời gian từ 16h đến 18h.

Bị cáo Hàn Đức Long.

Thứ tư: Sau khi phát hiện xác cháu bé, người nhà đưa cháu về tắm rửa và thay quần áo. Toàn bộ dấu vết hiện trường đều bị mất. Các mẫu máu, tóc, tinh dịch thu thập được tại hiện trường và thi thể nạn nhân đều không cho kết quả giám định. Không có bất kỳ kết quả nào trùng khớp với Hàn Đức Long.

Thứ năm: Trong đơn kêu cứu nêu rõ, khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam và tại phiên tòa Hàn Đức Long khai báo đã bị cán bộ điều tra đánh đập tưởng rằng sẽ chết ngay trong khi điều tra. Bị cáo phải khai nhận theo những nội dung cán bộ điều tra đọc cho để viết.

Ngoài ra trong số 49 bút lục tài liệu bị bỏ ra ngoài hồ sơ vụ án, có một số bản viết tay không hoàn chỉnh đơn xin đầu thú của Hàn Đức Long. Trước khi điều tra lại thì trong hồ sơ chỉ có một bản đơn xin đầu thú viết ngày 29/10/2005, trong khi đó bị cáo bị bắt từ ngày 19/10/2005.

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã diễn ra trong khoảng thời gian 10 ngày từ khi bị bắt đến khi có đơn xin đầu thú? Phải chăng có các bản đơn xin đầu thú viết dở dang trước đó là do bị bức ép viết, viết mỗi ngày một ít, viết cho quen... để tới ngày 29/10/2005 mới có bản đơn xin đầu thú hoàn chỉnh?

PV: Động lực nào khiến ông đeo đuổi ý chí minh oan cho bị cáo Hàn Đức Long?

LS Ngô Ngọc Trai: Năm 2011, tôi công tác cho một công ty luật và được giao nhiệm vụ cùng với hai luật sư khác bào chữa cho bị cáo Hàn Đức Long. Khi đọc hồ sơ vụ án, tôi nhận thấy nhiều tình tiết vô lý, không thuyết phục. Đã có một sự dối trá trong cách lấy lời khai, thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra. Phải chăng, điều tra viên tưởng tượng ra hành động phạm tội của Hàn Đức Long?

Bên cạnh đó, ngay lần đầu tiếp xúc với Hàn Đức Long trong nhà tạm giam Công an tỉnh Bắc Giang tôi đã có linh cảm người đàn ông này vô tội. Tuy nhiên, không có bất kỳ một chứng cứ nào để chứng minh Hà Đức Long có tội hay vô can.

Tại phiên xử sơ thẩm lần thứ hai, mặc dù tôi và đồng sự đã đưa ra rất nhiều bằng cứ, tình tiết chứng minh thân chủ không phải là hung thủ, tuy nhiên, Tòa vẫn tuyên Hàn Đức Long có tội.

Bằng linh cảm của một luật sư và các tình tiết buộc tội không thuyết phục nên tôi quyết nuôi ý chí minh oan cho Hàn Đức Long. Cứu người vô tội là trách nhiệm và lương tâm của con người.

PV: Trong quá trình đi tìm chân lý, ông gặp những khó khăn gì?

LS Ngô Ngọc Trai: Thật mà nói, sau phiên sơ thẩm lần hai thì hợp đồng bào chữa cho bị cáo Hàn Đức Long cũng chấm dứt. Nhưng thấy người vô tội bị kết án oan tôi không đành lòng. Nhiều đêm không ngủ được tôi lại lôi hồ sơ ra đọc.

Hình ảnh bị cáo Hàn Đức Long bị thi hành án cứ ám ảnh trong đầu tôi và đó là động lực thúc đẩy tôi đi tìm công lý. Tuy nhiên, khi không còn liên quan đến vụ án, để thu thập chứng cứ, tiếp cận hồ sơ là một điều vô cùng khó khăn, vất vả. Danh không chính, ngôn không thuận, đi đâu cũng bị từ chối cung cấp thông tin. Đó là khó khăn lớn nhất của tôi.

Trong quá trình thu thập chứng cứ minh oan cho Hàn Đức Long, tôi gặp rất nhiều khó khắn. Tuy nhiên, sự vất vả đã được đền đáp. Tôi mong rằng, công lý sẽ chiến thắng.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi…!
----------------
Khoảng 19h ngày 16/5/2005, vợ chồng anh Sơn, chị Liễu (ở xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên) đi làm về thì phát hiện con gái mình là cháu Nguyễn Thị Yến (SN 2000) bị mất tích. Sáng hôm sau, xác cháu Yến được tìm thấy ở ngoài đồng với nhiều dấu hiệu bị hiếp dâm. Sau 4 tháng điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Giang vẫn không xác định được hung thủ nên đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đồng thời phát động quần chúng tố giác tội phạm.

Thời gian này, gia đình ông Hàn Đức Long (ở thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) có tranh chấp đất với gia đình hàng xóm là bà Ngô Thị Khuyến. Sau đó, bà Khuyến và con gái Trương Thị Năm viết đơn tố cáo ông Hàn Đức Long từng hiếp dâm hai mẹ con mình, đồng thời tố giác người đàn ông 55 tuổi này chính là hung thủ hiếp dâm cháu Yến.

Từ tố giác này, cơ quan công an bắt giam ông Hàn Đức Long để điều tra. Trong quá trình hỏi cung, ông Hàn Đức Long thú nhận hành vi hiếp dâm mẹ con bà Khuyến và là thủ phạm đối với cái chết cháu Yến. Tại cơ quan điều tra, ông Hàn Đức Long khai nhận hiếp dâm rồi giết cháu Yến.

Sau đó, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm tuyên Hàn Đức Long án tử hình, Tòa Tối cao xử phúc thẩm tuyên y án. Sau đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa Tối cao xử Giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Đến năm 2011, Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai và Tòa Tối cao xử phúc thẩm lần hai vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình đối với Hàn Đức Long. Tại các phiên xử, bị cáo Hàn Đức Long một mực kêu oan và cho biết đã bị ép cung, dùng nhục hình.

Thiên Minh thực hiện

11 nhận xét:

  1. Không được tiếp cận hồ sơ vụ án nên cũng không biết cụ thể như thế nào. Lời luật sư nói, báo chí đăng cũng chỉ là một phần, có thể họ chỉ nói những gì có lợi cho thân chủ của họ. Tuy nhiên, với việc nhiều lần bị kháng nghị giám đốc thẩm như thế này thì cũng đáng phải lưu tâm. Việc điều tra, xét xử thật khó khi mạng người là rất quan trọng nhưng cũng không được để lọt tội phạm.

    Trả lờiXóa
  2. LS Ngô Ngọc Trai

    30-07-2014

    Sau khi Petrotimes đăng bài phỏng vấn Luật sư Ngô Ngọc Trai liên quan đến vụ án Hàn Đức Long, nhiều phóng viên các báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp luật TPHCM điện thoại cho luật sư hỏi xem vụ án có thông tin gì mới không và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định giám đốc thẩm chưa. Luật sư thấy cũng nên giải thích đôi điều:

    Lúc phỏng vấn người của Petrotimes nói họ biết có Quyết định giám đốc thẩm rồi nhưng có lẽ đã nhầm với Kháng nghị giám đốc thẩm của Phó chánh án Nguyễn Sơn ký, sự kiện này đã cũ, một số báo đã đưa cách đây khoảng một tháng.

    Cần lưu ý phân biệt hai văn bản Kháng nghị giám đốc thẩm và Quyết định Giám đốc thẩm. Đây là hai văn bản có cùng dấu đỏ của TANDTC, một bản Kháng nghị Giám đốc thẩm do Chánh án ký với tư cách cá nhân, còn một bản là Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC gồm khoảng chục người trong đó Chánh án ký với tư cách là Chủ tịch Hội đồng này.

    Trong bài báo có nhiều nội dung luật sư không nói nhưng lại đưa vào.

    - Báo viết nhiều đêm không ngủ được lại đưa hồ sơ ra đọc, không có điều này. Nhưng nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ về vụ án thì có.

    Trả lờiXóa
  3. Tiếp:
    - Báo viết ngay lần đầu gặp Long trong trại giam luật sư đã linh cảm người đàn ông vô tội, luật sư không hề nói thế mà ngược lại tử tù bị giam nhiều năm cùm chân thân hình tiều tụy trông rất ghê.

    - Khi phóng viên hỏi Luật sư có gặp khó khăn nào không, Luật sư trả lời là không có khó khăn nào cả. Phóng viên gặng hỏi là phải có khó khăn nào đó chứ thì Luật sư nói là chỉ có vài vướng mắc nhỏ và đều đã vượt qua. Trong bài báo lại viết là có nhiều khó khăn vất vả và đã được đền đáp.

    - Báo viết luật sư danh không chính ngôn không thuận, đi đâu cũng bị từ chối cung cấp thông tin? Sao lại có việc này, án phúc thẩm lần 2 có hiệu lực rồi, phiên tòa khép lại thì tư cách luật sư bào chữa cũng không còn. Lúc này thì chỉ có kêu oan chứ thông tin ở đâu nữa mà tìm, và có cơ quan nào cấp giấy bào chữa nữa đâu mà nói đến tư cách danh chính ngôn thuận?

    Nói chung là bài báo có ý tốt muốn phản ánh khó khăn vất vả của Luật sư khi theo đuổi minh oan cho bị cáo nhưng viết lủng củng và không đúng lời luật sư. Xem bài trên Petrotimes tại đây: LS Ngô Ngọc Trai: “Hàn Đức Long đang chịu án tử hình… tưởng tượng!”

    Nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cơ quan báo, các trang tin, trang mạng đã đưa tin về vụ án Hàn Đức Long, sự quan tâm của mọi người đóng vai trò quan trọng nhất để bị cáo có thể được minh oan.

    Trả lờiXóa
  4. Bài trên GDVN
    Theo phân tích của LS Ngô Ngọc Trai, Hàn Đức Long không phải là thủ phạm trong vụ án, mô tả trong hồ sơ chỉ là kết quả từ sự tưởng tượng của cán bộ điều tra...

    TAND Tối cao vừa có bản kiến nghị xử Giám đốc thẩm, hủy án tử hình đối với Hàn Đức Long, can phạm bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em. Cùng với việc hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, TAND Tối cao cũng đề nghị giao cho VKS Nhân dân Tối cao điều tra lại theo thủ tục.

    Trước kiến nghị này của TAND Tối cao, Luật sư Ngô Ngọc Trai (Công ty Luật TNHH Công Chính, Đoàn Luật sư Hà Nội), người tình nguyện bào chữa miễn phí và cũng là luật sư theo đuổi việc kêu oan cho bị cáo này từ nhiều năm nay đã chỉ ra không ít chi tiết “vênh” trong hồ sơ vụ án.

    Trả lờiXóa
  5. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào những phân tích của Luật sư Ngọc Trai, Báo Giáo dục Việt Nam xin thông tin chi tiết lại vụ án để bạn đọc có thể nắm rõ.

    Công an phá án nhờ vào đơn tự thú?

    Vụ án của Hàn Đức Long (SN 1959, trú tại xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang) bắt nguồn từ việc cháu Nguyễn Thị Y. (SN 2000) bị chết dưới mương nước thuộc cánh đồng thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn vào chiều tối ngày 26/6/2005. Cơ quan điều tra (CQĐT) vào cuộc và xác định nạn nhân đã bị hiếp dâm và chết do ngạt nước.

    Sau gần 4 tháng điều tra mà không tìm ra hung thủ, CQĐT công an tỉnh Bắc Giang đã “phát động nhân dân tố cáo tội phạm”. Đến tháng 10/2005 thì xuất hiện đơn tố cáo của hai mẹ con bà Khuyến (SN 1930) về việc từng bị Long hiếp dâm. Trong thời gian này, gia đình ông Long có mâu thuẫn với bà Khuyến vì tranh chấp đất đai.

    Trong quá trình bị tạm giam, Long đã bất ngờ có “đơn tự thú” về hành vi hiếp dâm và giết cháu Y. Theo lời tự thú thì chiều 26/6/2005, Long chở thóc đến nhà anh Nam để xay xát. Khi Long đến, do có nhiều khách nên trong lúc chờ đến lượt, Long đi bộ sang quán bán hàng của vợ chồng nhà anh S., chị L. ở gần đó, bắt cháu Y. (con gái anh chị S, L.) đưa ra đồng hãm hiếp rồi thủ tiêu. Lúc sự việc xảy ra, vợ chồng anh S., chị L. đang nhổ lạc ngoài đồng.Bị công an triệu tập đến làm việc, Long đã nhận hiếp dâm hai mẹ con bà Khuyến nên đã bị công tỉnh Bắc Giang khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hiếp dâm”.

    Trả lờiXóa
  6. Sự việc được Long miêu tả một cách tỉ mỉ trong bản tự thú: Khi đến quán nhà anh S, chị L. thì trời đã nhá nhem tối. Long thấy cháu Y. (con gái anh S, chị L) đang ngồi một mình ở bụi tre trước sân quán, Long hỏi cháu Y: ‘Bố mày đâu?”. Cháu Y. trả lời: “Bố cháu đi nhổ lạc”. Long hỏi: “Mày biết bán hàng không?”. Cháu Y. trả lời: “Không”. Long lại hỏi: “Mày biết bác không?”, cháu Y. lắc đầu. Theo nội dung trong bản khai nhận của Long, lúc này quan sát xung quanh vắng người, trời đã nhá nhem tối nên Long nảy sinh ý định bắt cháu Y. đưa ra cánh đồng hiếp dâm rồi thủ tiêu luôn vì nghĩ cháu Y. còn bé sẽ không ai biết việc làm của Long.

    Đầu năm 2007, TAND tỉnh Bắc Giang đã xử phạt Long án “tử hình” về tội "Hiếp dâm trẻ em" và tù chung thân về tội "Giết người"; đồng thời tuyên bố Long không phạm tội "Hiếp dâm" (đối với hai mẹ con bà Khuyến).

    Sau đó, Hội đồng Thẩm phán TAND xử Giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu.

    Đến năm 2011, TAND tỉnh Bắc Giang xử sơ thẩm lần hai và TAND Tối cao xử phúc thẩm lần hai vẫn giữ nguyên phán quyết tử hình đối với Hàn Đức Long. Tại các phiên xử, bị cáo Hàn Đức Long một mực kêu oan và cho biết đã bị ép cung, dùng nhục hình.

    Trả lờiXóa
  7. Tin chồng không phạm tội, bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông Hàn Đức Long) gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu oan.

    Mới đây, TAND Tối cao vừa có bản kiến nghị xử Giám đốc thẩm, hủy án tử hình đối với Hàn Đức Long. Cùng với việc hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm, TAND Tối cao cũng đề nghị giao cho VKS Nhân dân Tối cao điều tra lại theo thủ tục.

    Nhiều chi tiết vênh, nghi là được tạo ra từ trí tưởng tượng của công an?

    Trao đổi với phóng viên, Luật sư Ngô Ngọc Trai nhận định, có một nguyên lý nếu đúng bị cáo là thủ phạm thì mọi tình tiết, hành vi phạm tội, mọi căn cứ bằng chứng của vụ án sẽ có tính logic và phù hợp với nhau. Giống như những cạnh răng cưa ăn khớp vào với nhau.

    Còn nếu bị cáo không phải là thủ phạm thì việc mô tả diễn biến hành vi phạm tội chắc chắn sẽ có những điểm vô lý, vênh nhau, khập khiễng, khiên cưỡng, gò ép.

    Trả lờiXóa
  8. Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng, trong vụ án của Hàn Đức Long, cơ quan điều tra có thể đã cố gắng chứng minh cho sự logic phù hợp của các tình tiết, mài mòn đi những chỗ vênh, nhưng sự thật chỉ có một và không thể nào che dấu đi hết được dấu vết của sự khiên cưỡng.

    Ví dụ trong vụ án này, việc cơ quan điều tra bỏ ra ngoài hồ sơ 49 bút lục tài liệu là nhằm che dấu đi sự vô lý trong luận điểm kết tội. 49 bút lục đó cho thấy có mâu thuẫn gia đình giữa Long và gia đình bà Khuyến, chị Năm (người vu cáo Long hiếp dâm từ đó Long bị bắt và lòi ra vụ giết hiếp cháu bé 5 tuổi).

    Luật sư Ngô Ngọc Trai nhấn mạnh 3 điểm vênh trong hồ sơ vụ án:

    Thứ nhất: Cơ quan giám định pháp y cho kết quả cháu bé chết sau bữa ăn cuối cùng từ 4 đến 6 giờ. Cơ quan điều tra đã hỏi bố mẹ cháu và xác định cháu ăn bữa cuối lúc 12 giờ trưa, vậy thời điểm cháu bé chết nằm trong khoảng từ 4 đến 6 giờ chiều.

    Nhưng vấn đề là ngày xảy ra vụ án 26/6/2005, đó là ngày mùa hè. Thời điểm này ruộng vừa mới cấy không gian thông thoáng. Vậy lúc 4 đến 6 giờ chiều trời còn sáng, liệu tội phạm có dám đưa cháu bé ra cánh đồng hiếp rồi giết không?

    “Nhiều khả năng là sự việc đã xảy ra ở nơi khác hoặc theo một diễn biến cách thức khác không đúng với mô tả trong hồ sơ. Đây là điểm vô lý chứng tỏ cơ quan điều tra đã sai và không thể khắc phục được” - Luật sư Ngô Ngọc Trai nhận định.

    Trả lờiXóa
  9. Thứ hai: Khi mổ tử thi cháu bé thấy trong phổi và khí phế quản cháu có nhiều dị vật lẫn bùn đất, chứng tỏ cháu phải bị dìm cho chết sặc. Nhưng cơ quan điều tra lại xác định, Long ôm cháu bé ra chỗ bờ mương đất, đặt cháu bé ngồi trên bờ rồi đẩy cháu ngã xuống nước rồi bỏ chạy về. Không có hành vi dìm chết cháu bé.

    Khi khám nghiệm hiện trường cho thấy, mực nước mương là 35cm, tức là chỉ hơn một gang tay, trong khi cháu bé cao 1,07m. Mực nước đó thì không thể làm chết cháu bé có chiều cao như vậy được, mực nước chỉ đến đầu gối cháu bé.

    Điểm này chứng tỏ cơ quan điều tra mô tả diễn biến hành vi phạm tội sai, không đúng với thực tế khách quan. Đây cũng là điểm vô lý mà cơ quan điều tra không thể lý giải được.

    Trả lờiXóa
  10. Thứ ba: Một loạt sự bất hợp lý trong mô tả hành vi của bị cáo khi bế cháu bé ra cánh đồng, đặt ngồi ở đoạn bờ mương bê tông và thực hiện các thao tác hành động.

    Hồ sơ điều tra mô tả, khi bị cáo bế cháu bé ra cánh đồng tới đoạn mương bê tông: “…Long đặt cháu Y. ngồi trên bờ mương bên trái, hai chân buông thõng xuống lòng mương. Long ngồi bờ mương đối diện, hai chân đặt dưới lòng mương. Lúc này cháu Y. đã bất tỉnh nên tay phải Long giữ vai cháu, tay trái tụt quần cháu Y. và ném xuôi theo dòng nước...”.

    Tài liệu điều tra không làm rõ cháu Y. bị bất tỉnh ở thời điểm nào, vì lí do gì mà chỉ nêu rằng lúc này cháu Y. bị bất tỉnh?. Trước đó, Long chỉ bế cháu Y. mà không có hành vi đánh đập nên việc cháu Y. bị bất tỉnh là không có cơ sở. Phải chăng điều này để khỏi tránh những điểm vô lí sau:

    Bởi lẽ nếu không bất tỉnh thì khi bị đau đớn, cháu bé sẽ kêu la, sẽ rất nguy hiểm vì cánh đồng khi đó trống trải, ruộng mới cấy, không gian thông thoáng, thời tiết mùa hè ngày 26/6 khi đó lúc 6, 7 giờ thì trời vẫn còn sáng.

    Trả lờiXóa
  11. Thêm nữa, trong trường hợp cháu Y. ngất thật thì tại sao Long lại để cháu ngồi mà không đặt cháu nằm ra bờ mương cho dễ thực hiện các thao tác?

    Chỉ một đoạn ngắn mô tả hành vi phạm tội đã cho thấy một loạt điểm bất hợp lí, không logic, thiếu khách quan. Điều nay cho thấy khả năng tội phạm được thực hiện theo một tư thế diễn biến cách thức khác, có thể ở một địa điểm khác.

    Một điểm nữa cũng rất đáng lưu ý là trong quá trình điều tra lại vụ án, ông Dương Khương Duy (Cán bộ điều tra chính vụ án đã đột tử chết – ông Duy từng là cán bộ điều tra vụ trộm cổ vật tại Bắc Giang làm 8 người bị oan, trong đó 1 người bị chết trong trại sau đó được thông báo chết vì bệnh (?).
    Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đưa

    Theo GDVN

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog