Chia sẻ

Tre Làng

PHÓ GIÁO SƯ VÀ PHÓ MỘC

Phó giáo sư và phó mộc


Báo điện tử Pháp luật & xã hội: Ở một cơ quan văn hóa nọ, người ta hay lôi chuyện ông Đàm và ông Đầm ra kháo để mua vui. Ông Đàm là phó giáo sư, phó viện trưởng, còn ông Đầm là “phó mộc” ăn lương hợp đồng sửa chữa sát xi, khung tranh, bệ tượng…

Phó viện trưởng Đàm từng nhiều năm học Liên Xô nhưng vốn tiếng Nga cũng chỉ đủ chào hỏi, trao đổi thời tiết, thế mà khi về nước lại được phân công phụ trách một cơ quan luôn va chạm với sách vở, sắc phong, văn bia Hán Nôm. Tuy trợ lý của ông là một chuyên viên giỏi tiếng Trung Quốc nhưng lại không thạo Hán Nôm nên nhiều lần thầy trò phải cầu cứu đến ông phó mộc. An phận làm thuê, ông Đầm không nề nà, đọc sách hay đục đẽo đều là công việc, không xay lúa thì ẵm em. Lâu ngày thành quen, mỗi lần thấy cô văn thư đi về phía lán mộc, ông biết ngay sếp cho gọi, ông thu dọn đồ đạc, cởi tạp dề, đợi lệnh.

Thế nhưng một hôm ông ngạc nhiên thấy cô văn thư không cười nói vui vẻ như mọi khi mà lầm lì trao ông tờ quyết định thôi việc kèm lời dặn: Chiều bác bàn giao rồi sang tài vụ thanh toán, từ mai có thể ở nhà, đồng chí viện phó dặn đừng qua tìm vì đi công tác vắng…

Mãi về sau ông Đầm mới biết lý do bị thôi việc. Số là một hôm có mấy giáo sư ngôn ngữ học người Trung Quốc vào cổng rồi cứ đi thẳng đến lán mộc cuối vườn, bảo vệ tưởng họ nhầm, chỉ vào tấm biển văn phòng phó viện trưởng nhưng họ lắc đầu, một ông giơ hai nắm đấm vào nhau giả cách đang đục, nói tiếng Việt khá sõi: Chôống tôi tim ôông Đầm. Rồi ông lấy que vạch xuống đất một chữ nho gồm bộ thủy, chữ tứ, chữ tảo và giải thích: Đây là chữ đàm, tiếng Việt nghĩa là đầm, do đó tên ông Đầm thợ mộc cũng có thể hiểu là Đàm, còn tên ông Đàm viện phó cũng có nghĩa là Đầm. Nhưng theo chúng tôi, ông Đầm giỏi hơn ông Đàm.

Chẳng bao lâu, chuyện đến tai ông phó giáo sư, ông rất bực, nhất là trong cơ quan có một số phần tử thiếu ý thức tổ chức, ưa nói xấu lãnh đạo đã tung ra ngoài cái tin: “Riêng khoản chữ Hán thì ông phó giáo sư chạy dài ông phó mộc…”.

Tác giả: Duy Đạo 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

Bài lấy về từ Baron Trịnh

1 nhận xét:

  1. Đắng lòng với vị giáo sư này. Người ta nói chăm hay không bằng tay quen. Mình đã mang học hàm học vị cao rồi thì ắt hẳn nhận thức cũng hơn người khác. Việc học chữ hán nôm đâu phải là không thể làm được? Nhưng vì tính ỉ nại vào người khác nên mới xảy ra tình huống như vậy! Đây cũng là bài học để mọi người rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc giải quyết công việc, không nên trông chờ vào người khác quá nhiều

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog