Chia sẻ

Tre Làng

VỈA HÈ VÀ LÒNG TỰ TRỌNG


Gõ cụm từ "Tái lấn chiếm vỉa hè" vào ô tìm kiếm, trong vòng 0,8 giây cho ra 0,8 tỷ kết quả. Những bài viết, những hình ảnh cho thấy tinh thần của dân tộc ta thật bất khuất lẫm liệt huy hoàng.

Trong một mớ bùng nhùng các bài viết, có bài mang tựa "Quận 1 vắng ông Hải 2 ngày, vỉa hè bị tái chiếm tràn lan". Nội cái tựa này thôi, cũng đủ cho phép chúng ta "khái quát" nhiều điều mà không sợ hàm hồ, vội vã.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công của một dân tộc, nhưng nguyên nhân có tính cốt lõi, theo tôi, là lòng tự trọng và tính kỉ luật. Tất cả những dân tộc thành công đều sở hữu hai yếu tố này

Hai yếu tố tuy khác nhau nhưng liên quan mật thiết tới nhau, bổ khuyết, hỗ trợ nhau. Tự trọng sẽ tự giác, tự giác sinh kỉ luật, kỉ luật sinh chuyên nghiệp..., nghĩa là, có lòng tự trọng, mọi vấn đề văn hóa xã hội sẽ dễ dàng giải quyết. biết đề cao kỉ luật, sẽ dẫn tới chuyên nghiệp, và chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực sẽ dẫn tới thành công.

Dân tộc mõm vuông chẳng những không một chút tự trọng, kỉ luật, mà họ thường xuyên nhầm lẫn về khái niệm này. Họ tự ái, tự ti nhưng lại tưởng là đang tự trọng. Họ nhầm lẫn giữa vô kỉ luật với sự ứng biến...

Nhìn chung, lũ mõm vuông luôn nhầm lẫn, mà sự nhầm đáng ghê tởm nhất là sự vô liêm sỉ, lươn lẹo, láu cá được nhận diện là khôn ngoan, khéo léo, thức thời. 

Từ ngàn xưa lũ mõm vuông đã dậy nhau "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Trong mọi mối quan hệ, cái lí không phải là cái cần quan tâm trườc tiên, mà cái quan trọng là "sự biết điều". Sự biết điều ấy là cái gì khác ngoài một sự láu cá? Đạo lí vứt, luật lệ vứt nếu không có "miếng trầu", không có "đồng tiền đi trước". Và lũ mõm vuông coi sự láu cá mất dậy đó là khôn ngoan, hiểu biết.

Về lòng tự trọng, tôi đã viết quá nhiều, cũng không muốn nói lại mà chỉ muốn nhắn nhủ rằng, nhắm mắt lại ta sẽ thấy hàng ngàn hiện tượng xấu xa của xã hội này có xuất phát điểm từ vô liêm sỉ. Nhìn ra xã hội, rồi nhìn vào trong ta, cũng thấy rằng ta thường xuyên có những hành động xuất phát từ không tự trọng. Xã hội nát bét, trước tiên bởi xã hội không có tự trọng. 

Người ta hay nói về "lương tâm" thế rồi người ta cứ nghĩ rằng lương tâm là yêu thương là sẻ chia là nhân ái là đủ thứ, mà người ta không hề biết rằng, lương tâm là chiếc túi nhỏ đựng một thứ duy nhất, đó là lòng tự trọng. Không có tự trọng thì đừng nói tới nhân ái yêu thương sẻ chia hay cái chết tiệt gì khác.

Tự trọng sẽ dẫn tới thẳng thắn, trung thực, tự giác..., nhưng tất cả những đức tính ấy, lũ mõm vuông coi thường, bởi chúng cho đó là những đức tính dại dột. "Cái đồ ruột ngựa" là câu nói mang tính chê bai những người thẳng thắn (thẳng như ruột ngựa). Thói láu cá được nhận diện là khôn ngoan, sự thẳng thắn bị coi là dại dột thì tất yếu tâm lí "người ta làm thế, ngu gì, dại gì mình không làm" sẽ nẩy sinh.

Nhà bên lấn vỉa hè, ngu gì mình không lấn. Lũ mõm vuông nhìn nhau để theo nhau, nhưng nghịch lí là, chúng chỉ theo nhau làm việc xấu. Người ta ăn cắp, ngu gì mình không ăn cắp, nhưng người ta tử tế, thẳng thắn thì mình lại không chịu làm theo. Thấy ông Tây bà Đầm nhặt rác trên vỉa hè rồi bỏ vào thùng rác, lũ mõm vuông cười hềnh hệch rồi nhận xét "bố tiên sư lũ hâm". Ấy là bởi vì việc xấu thường có lợi trước mắt. Lợi trước mắt, và nhỏ nhặt. Nhưng văn hóa tiểu nông láu cá là văn hóa ngàn đời của chủng mõm vuông nên chúng chỉ ưa những gì tủn mủn. Thấy lợi trước mắt là làm, bất kể cái lợi ấy có thể gây hại về sau.

Không tự trọng thì dễ dãi với bản thân, dễ dàng buông thả, những tiền đề của thói vô kỉ luật. Mà đã vô kỉ luật thì đừng bao giờ nói tới tính chuyên nghiệp. Không chuyên nghiệp là tiền đề của xã hội lạc hậu. 

Trong chúng ta - cụ thể là những người đọc bài viết này - đã có ai từng lập cho mình một thời khóa biểu (sinh hoạt, học tập, làm việc) rồi nghiêm túc thực hiện nó chưa? Không lập nổi một thời khóa biểu thì đừng bao giờ nói tới việc lập một kế hoạch lâu dài. Ngôn ngữ ngày nay hay nhắc tới chữ "tầm nhìn". Chỉ thấy được trước mắt thì đừng viển vông bàn về chuyện chân trời.

Trở lại một chút với tựa đề bài báo bên trên. Đọc cái tựa, ta bức xúc với hiện tượng vỉa hè bị tái chiếm thì ít mà xót xa cho cái tâm thế nô lệ thì nhiều. Không tự trọng nên không biết tự giác, không tự giác nên phải cần ông Hải đá vào đít. Sểnh ổng ra 2 ngày là đâu vào đó, không phải tâm thế nô lệ thì là cái gì? Như vậy, không tự trọng đồng nghĩa với tâm thức nô lệ. Nô lệ thì đời nào tự giác. Nô lệ chỉ tuân thủ cái roi của ông chủ.

Như bên trên đã viết, sự buông thả dễ dãi thiếu lí tính được nhận diện là ứng biến, thông minh. Sự ứng biến được đề cao nên người ta dễ dàng lên án một điều xấu bằng một cách xấu. Chẳng cần nhìn đâu xa, các nhà dân chủ, các trí thức cấp tiến đang trình diễn rất rõ ràng cho chúng ta chiêm ngưỡng. Họ cổ vũ tôn trọng mọi ý kiến, cổ vũ đa nguyên, nhưng họ sẵn sàng gọi ai không hành động giống họ là lũ "khom lưng", "động vật". Họ tôn trọng sự lựa chọn bằng cách "chọn cá" và sẵn sàng đập chết kẻ nào "chọn thép" (tôi sẽ quay lại đề tài này bằng một bài riêng), họ xoen xoét nói về thượng tôn luật pháp để rồi cổ vũ việc làm mất dậy là ra Quốc lộ xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác.

Có lẽ sự "khôn ngoan" của chủng tộc mõm vuông bắt nguồn từ triết lí-văn hóa sống từ ngàn đời, thứ văn hóa nhằm tới sự tồn tại (hiện hữu). Tồn tại là mục đích, tồn tại được là thành công, bởi đời sống đối với họ là "ăn, ngủ, đụ, ỉa. Sống từ từ, êm êm, dịu dàng như cây cỏ kia vũng nước này, hoặc như cái ghế bọc vải đỏ trên toa xe lửa nọ..." như bài hôm qua đã viết.

Tồn tại ấy, về bản chất là sự khước từ tự do (không hiểu các nhà dân chủ đòi tự do làm cái đéo gì nhỉ?). Chẳng những khước từ tự do, lũ mõm vuông còn có nhu cầu bị thống trị, nhu cầu được bảo ban, chăn dắt, và đá đít. Ngẫm kĩ xem có đúng không!

Vô liêm sỉ và vô kỉ luật, không nghi ngờ gì, là thuộc tính của chủng mõm vuông. Nếu như không có một ý thức thay đổi quyết liệt (ví dụ mang bài tản văn này vào phổ cập trong trường mẫu giáo, chẳng hạn) ngay từ giây phút này, thì muôn đời mõm vẫn vuông dài ra. Mà chúng ta đều biết rằng, mõm vuông chìa ra, ngoài nhai cứt thì chẳng để làm cái đéo zì.

18 nhận xét:

  1. thật đáng buồn và đáng xấu hổ cho những hình ảnh này, vừa lơ đi sự quản lí là đâu lại vào đó thử hỏi như vậy thì ý thức ở đâu, tính ích kỉ hẹp hòi, tâm lí chung của xã hội đang gây ảnh hưởng đến họ, có thể nói là ý thức xã hội của người dân đang đi xuống nghiêm trọng, hãy nhìn vào đó mà suy nghĩ đến bản thân,

    Trả lờiXóa
  2. nếu đã biết suy nghĩ, có lòng tự trọng rồi thì hãy tự thấy xấu hổ đi, những người từng chửi bới nói này nói nọ quyết định của ông Hải rồi miễn cưỡng thực thi rồi đâu lại vào đấy như thế này chỉ đáng làm trò cười cho thiên hạ thôi, rồi khi chính quyền sờ đến xử phạt lúc đó thì đừng có lên giọng nói gì nữa nha, chính các người không tôn trọng quy định thì không ai còn tôn trọng các người được cả

    Trả lờiXóa
  3. người nước ngoài bảo nước ta là một nước không chịu phát triển, có thể nó không đúng hoàn toàn nhưng mà phần nhiều là chính xác, người dân nước ta sống vì bản thân quá nhiều mà quên đi mất lợi ích của tập thể, của cộng đồng, chỉ vì cái tiện lợi trước mắt, tiện lợi của bản thân mà quên đi cái lợi ích của tập thể, của cộng đồng. thật đáng buồn. mong rằng cơ quan nhà nước tiếp tục xử lí những sai phạm để giành lại vỉa vè cho người đi bộ

    Trả lờiXóa
  4. Có thực mới vực được đạo. Muốn lập lại kỷ cương trật tự trong địa bàn, muốn lấy lại vỉa hè thì phải tổ chức trưng cầu dân ý lấy ý kiến của dân, của các nhà báo, các nhà xã hội học, kiến trúc, quy hoạch thành phố cho tới sở thương binh xã hội… xem nên làm như thế nào, cái gì đập, cái gì thuộc công trình cổ có thể giữ lại, rồi tính toán công ăn việc làm cho dân ra sao. Nên chăng mỗi quận tìm một vài địa điểm, ví dụ như một góc công viên, một khu đất trống, tầng trệt của một trung tâm bách hóa, chợ… để cho bà con trong quận tụ tập về đó tiếp tục kinh doanh, buôn bán, vừa thu được thuế lại vừa quản lý tốt mà không lấn chiếm lề đường. Bên cạnh đó, các gia đình có mặt tiền nên khuyến khích họ cho người dân trước ngồi ở lề đường buôn bán nay được thuê ghé vào bên trong nhà mà kinh doanh v.v…

    Trả lờiXóa
  5. Dẹp vỉa hẻ, nhưng nên tìm cách để bà con có chỗ buôn bán, tiếp tục những món ăn đường phố làm mê hồn du khách khắp nơi, chứ không nên dẹp luôn và tính chuyện cho người dân kinh doanh qua mạng như một quan chức nào đó có "sáng kiến". Bởi vì bán hàng online là chuyện khác, còn ẩm thực đường phố là chuyện khác, có cả một nền văn hóa, lối sống…nằm trong đó. Thay vì cứ cái gì không làm được, quản được là dẹp, là cấm, hãy suy nghĩ cách giữ lại những "tài sản" vô hình và hữu hình, ít ỏi của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  6. Việc làm này là thiết thực nhưng sau đó còn nhiều điều khác. Sài Gòn không thể biến thành Singapore chỉ bằng việc dọn sạch vỉa hè, ngay cả khi chiến dịch dọn dẹp được thực hiện bằng biện pháp tử tế chứ không phải bằng trò đập phá vô tội vạ. Thật ngu xuẩn khi cho rằng một căn nhà nát, bằng việc dọn sạch, có thể biến thành biệt thự. Singapore đã sạch đẹp không chỉ nhờ việc dọn dẹp sự lôi thôi nhếch nhác mà nó đã trở nên sang trọng và bóng lộn nhờ một thể chế sạch, một chính quyền sạch, một hệ thống công quyền sạch, nơi có những công bộc liêm chính không bao giờ đủ giàu để đeo đồng hồ Patek Philippe và xài điện thoại Vertu. Đấy mới là cái chúng ta cần quan tâm.

    Trả lờiXóa
  7. Công bằng mà nói, cái ý tưởng lập lại trật tự đô thị, chống nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn của ông Hải là tốt, đáng hoan nghênh. Ai sống ở các thành phố lớn, nhỏ ở Việt Nam cũng phải thừa nhận tình trạng lấn chiếm vỉa hè, ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn tài sản chung của đa số người dân đã trở nên không thể chấp nhận được. Cứ nhìn hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội và Sài Gòn chẳng hạn thì thấy, không có một con đường nào mà không bị lấn chiếm bởi đủ thứ gánh hàng rong, dịch vụ, quán xá các loại, rồi thì biển quảng cáo, mái bạt căng lên che chắn…

    Trả lờiXóa
  8. Đến sự việc như ngày hôm nay thì chủ yếu là do ý thức của người dân mà ra cả. Không chỉ gánh hàng rong lề đường, những ngôi nhà mặt tiền cho thuê buôn bán, người kinh doanh cũng tìm cách lấn thêm ra ngoài. Các shop quần áo thời trang thì treo quần áo, chưng mannequin ra tận lề đường, các cửa hàng sửa chữa xe máy cũng bày vật liệu sửa chữa vừa lấn chiếm vỉa hè vừa gây ô nhiễm môi trường, quán ăn thì bày thêm bàn ghế ra ngoài, rồi các điểm trông giữ xe trái phép trên vỉa hè… Người qua lại cũng góp thêm phần lấn chiếm không gian công cộng đó khi dừng xe bên đường mua hàng hóa, thức ăn…Lúc nào cũng kêu không có vỉa hè mà đi, giờ chỉnh đốn lại thì lại kêu gào lên.

    Trả lờiXóa
  9. Ngoài đường lớn đã thế, trong các con hẻm cũng vậy, nhà nào cũng mở cửa làm ăn buôn bán, đặt một cái xe bánh mì, xe hủ tiếu, quầy thuốc lá, bàn bán cà phê, kê thêm dăm ba cái ghế cái bàn dọc theo lối đi… Những con hẻm đã nhỏ, hẹp càng thêm chật. Cái tập quán coi thường luật pháp, coi của chung như của chùa, nhà mình thì sạch còn ngoài hẻm, ngoài đường thì tha hồ xả rác… đó là kết quả của cả một quá trình dài hàng mấy chục năm, không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ được. Được như hôm nay chúng ta đã phải thực sự nặng tay, cứng rắn hơn bao giờ.

    Trả lờiXóa
  10. Cuộc chiến đòi lại vỉa hè không những là phép thử của việc thực thi pháp luật, mà còn là đòi hỏi của việc lập lại trật tự đô thị theo con đường hướng đến văn minh. Trước thế giới phẳng hôm nay, mọi xấu tốt, hay dở, nhân thân con người rất dễ được công khai, minh bạch.
    Làm sao để gây dựng những thế hệ có tinh thần lành mạnh trong cơ thể khỏe mạnh là một vấn đề thực sự quan trọng, cần

    Trả lờiXóa
  11. Cuộc giải cứu vỉa hè ở Hà Nội và t/p HCM sẽ ra sao? Chưa ai đoán định được. Kinh nghiệm của Hội An mà nguyên Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự nói rất cụ thể, có thể là những bài học hay. Có điều, quy mô không gian đô thị của Hà Nội và t/p HCM lớn gấp bội, thì sự phức tạp về giải pháp hẳn cũng khó hơn gấp bội. Một điểm khác biệt của Hội An với Hà Nội, là không có hiện tượng che chắn, “bảo kê” của c/q cơ sở. Vậy mà Hội An cũng phải làm suốt cả năm trời. Vì cứ “hở” ra là vỉa hè… em vẫn như ngày xưa. Đủ biết cuộc giải cứu vỉa hè lần này không thể ngày một ngày hai. Chắc chắn phải hàng năm trời. Vì vậy, Hà Nội phải kiên nhẫn “bóc tách” từng loại đối tượng. Đối tượng nào có thể làm ngay. Đối tượng nào cần có sự tính toán, phối hợp của nhiều điều kiện, nhất là hàng rong- “nền kinh tế vỉa hè di động”. Như vậy, các giải pháp vỉa hè cần được “phân hóa” gắn với 03 đặc điểm nói trên.

    Trả lờiXóa
  12. Gõ cụm từ "Tái lấn chiếm vỉa hè" vào ô tìm kiếm, trong vòng 0,8 giây cho ra 0,8 tỷ kết quả. Những bài viết, những hình ảnh cho thấy tinh thần của dân tộc ta thật bất khuất lẫm liệt huy hoàng. Nhưng chúng ta lại chẳng thể tự hào về cái bất khuất này khi nó là minh chứng cho sự vô ý thức, thiếu tính kỷ luật, minh chứng cho cái thói ngồi lên luật pháp của những con người thiếu ý thức. Thực sự không biết tới bao giờ thì đất nước mới phát triển được khi mà vẫn còn những con người kiểu này

    Trả lờiXóa
  13. Cuộc chiến đòi lại vỉa hè chính là một phép thử với ý thức và lòng tự trọng của người dân. Đây không chỉ là chuyện của chính quyền, là chuyện thực thi pháp luật mà còn là thước đo cho sự văn minh của cả một xã hội. Với những biểu hiện tái lấn chiếm vỉa hè như vừa qua, ta đã phần nào đánh giá được trình độ dân trí, trình độ phát triển của xã hội chúng ta.

    Trả lờiXóa
  14. Bangtuyetnhietdoi10:38 10/4/17

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thành công của một dân tộc, nhưng nguyên nhân có tính cốt lõi, theo tôi, là lòng tự trọng và tính kỉ luật. Tất cả những dân tộc thành công đều sở hữu hai yếu tố này. Dân tộc mõm vuông chẳng những không một chút tự trọng, kỉ luật, mà họ thường xuyên nhầm lẫn về khái niệm này. Họ tự ái, tự ti nhưng lại tưởng là đang tự trọng. Họ nhầm lẫn giữa vô kỉ luật với sự ứng biến...

    Trả lờiXóa
  15. Đúng là sợ mấy người kinh doanh này thật, tận dụng, đã làm đến như thế rồi mà một tí ý thức cũng không có cho, bảo sao lúc nào hình ảnh Việt Nam cũng gắn với cụm từ chậm phát triển, là do ý thức chứ sao nữa. Mà còn CA khu vực, rồi dân quân ti tỉ người nữa, vắng những người đứng đầu sao các anh không đi kiểm tra, các anh lơi lỏng họ càng đk đà.

    Trả lờiXóa
  16. Từ ngàn xưa lũ mõm vuông đã dậy nhau "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". "Miếng trầu là đầu câu chuyện". Trong mọi mối quan hệ, cái lí không phải là cái cần quan tâm trườc tiên, mà cái quan trọng là "sự biết điều". Nếu sống trong xã hội mà ai ai cũng nghĩ và hành động như thế này thì chắc xã hội không thể đi lên nổi.

    Trả lờiXóa
  17. Chiến dịch trả lại vỉa hè cho người đi bộ bước đầu rất thành công, tuy nghiên dẹp vỉa hẻ, nhưng cũng nên tìm cách để bà con có chỗ buôn bán, tiếp tục những món ăn đường phố làm mê hồn du khách khắp nơi, chứ không nên dẹp luôn và tính chuyện cho người dân kinh doanh qua mạng.

    Trả lờiXóa
  18. Đá thạch anh là 1 trong những loại đá phổ biến nhất, được ứng dụng trong cực kì nhiều ngành: hóa học, vật lý, điện tử, quang học,… Đá thạch anh có công dụng đến sức khỏe. Tùy thuộc vào màu sắc của đá thạch anh mà nó loại tác động đến các vùng cơ thể, cơ quan nội tạng khác nhau. Đá quý An An chuyển cấp các vật phẩm phong thủy hay các vòng tay được chế tác từ đá thạch anh 100% tự nhiên.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog