Lâm Trực@
Ở một đất nước mà người ta có thể tin rằng nước lã chữa được bách bệnh, thì chuyện có người sùng bái một kẻ không phải là tu sĩ Phật giáo, không có giới hạnh, cũng chẳng có pháp danh hợp pháp - cũng là chuyện thường. Lê Anh Tú, còn được dân tình gọi bằng cái tên gợi nên hào quang ngụy tạo: "Thích Minh Tuệ", là hiện thân rõ rệt của một xã hội trong cơn đói khát tín ngưỡng và đói khát lòng tin.
Người ta bảo ông ấy đi chân đất. Ừ thì chân đất. Người nghèo ở quê tôi đi chân đất từ đời tám hoánh. Có gì mà lạ? Người ta bảo ông ấy bỏ hết công danh, không màng vật chất. Cái này thì thú thật, tôi nghi. Xưa nay, bỏ tiền tài không khó, miễn là anh có chút danh, hoặc chí ít có đám đông chịu tung hô. Có người bỏ cả đời sống thật chỉ để sống trong cái bóng ảo mà người ta gán cho - cái bóng to đùng của "giác ngộ", của "thánh nhân", của "Phật sống".
Lê Anh Tú xuất hiện đúng thời. Đúng cái lúc mà niềm tin của quần chúng vào Phật giáo truyền thống bắt đầu sứt mẻ. Lúc ấy, Thích Chân Quang còn chưa kịp rửa tai vì những phát ngôn phản cảm, chùa Ba Vàng thì còn vương khói hương của màn gọi vong, cô Yến thì vẫn đang đàm đạo cùng “oan gia trái chủ” trong livestream. Một mớ hỗn độn. Một vũng bùn lầy niềm tin. Trong cái hỗn mang ấy, một người mặc áo nâu sòng, đi bộ, ăn chay, nói lời nhu thuận - hiển nhiên, là dễ được thờ như thánh.
Nhưng sự thật thì, như mọi sự thật khác, thường không có màu vàng kim của ánh hào quang.
Lê Anh Tú không phải là sư. Cũng chẳng phải cư sĩ chân tu. Ông ta chưa từng thọ giới, chưa từng là thành viên của bất kỳ tổ chức Phật giáo hợp pháp nào. Ông ta là một diễn viên khá giỏi - nói cho công bằng. Một diễn viên nghiệp dư nhưng có tài khuấy động đám đông bằng hình ảnh khổ hạnh. Xã hội ngày nay, vốn ưa những thứ "gây xúc động mạnh", đã tạo cho ông ta một sân khấu quá lớn.
Bầy đàn truyền thông, vốn sống bằng nhịp tim của đám đông, đã nâng ông ta lên trời. YouTuber, TikToker, Facebooker - những tay buôn cảm xúc - thay nhau tạc tượng "Minh Tuệ" bằng lời tung hô. Mạng xã hội thành một điện thờ mới. Người ta bái ông ta như bái thần, vì người ta thiếu kiến thức, thiếu chỗ tựa, và thiếu một ngọn đèn soi sáng từ nội tâm.
Tôi đã từng gặp những người tin ông ta có "phép màu". Có bà cụ ở Long An bảo rằng nhìn thấy "thầy" là khỏi bệnh. Có người đàn ông ở Cần Thơ đạp xe năm trăm cây số chỉ để xin “thầy” ban phước. Họ không biết - hay không chịu biết - rằng phước đức không đến từ dáng đi hay đôi chân trần, mà đến từ tâm trong sáng và giới luật chân chính. Họ quên rằng Phật không ở ngoài mà ở trong.
Thời loạn, thánh giả lắm. Tôn giáo bị thương mại hóa, người ta gán cho một nhân vật sức mạnh siêu nhiên chỉ bằng vài cú lướt TikTok. Đó không phải là lòng tin - mà là sự phóng chiếu khát khao được cứu rỗi vào một hình tượng dễ tiêu hóa: một "thầy tu" không giáo hội, không trách nhiệm, không kiểm chứng.
Tôi không trách những người dân tay còn dính bùn, lòng còn nặng nợ. Họ khát ánh sáng. Nhưng cái nguy là ở chỗ: khi lòng tin bị đặt sai chỗ, người ta sẽ tin cả cái sai. Người ta sẽ chết cho một ảo vọng. Và khi ấy, chẳng ai chịu trách nhiệm ngoài chính họ.
Tôi đã nghe những lời phản biện bị chôn vùi giữa cơn sốt thần tượng. Cũng giống như trong một bữa nhậu quê, kẻ nào nói lời tỉnh táo thì thường bị chửi là "dở người". Cái bi kịch của thời đại này là người tỉnh thì lạc lõng, còn người mê thì đông như quân Nguyên.
GHPGVN - tức Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã lên tiếng khá sớm, phủ nhận "thầy Minh Tuệ". Đó là việc nên làm. Nhưng trong khoảng trống mà hệ thống hoằng pháp chưa kịp lấp đầy, thì những chiếc điện thoại thông minh đã đi trước, phát tán huyễn hoặc và gieo mầm mù quáng.
Cái áo cà sa giờ đây không còn là biểu tượng thiêng liêng của giới hạnh mà có thể trở thành đạo cụ sân khấu. Và khán giả, đôi khi không cần nội dung. Họ chỉ cần cảm xúc. Trong cái cảm xúc ấy, họ tìm thấy niềm tin tạm bợ. Nhưng chính niềm tin tạm bợ ấy có thể giết chết lý trí - và dẫn họ tới những quyết định ngu muội.
Thời nào cũng có “giả sư”. Nhưng chỉ trong thời đại mà đám đông bị dẫn dắt bởi thuật toán và tin vào thứ ánh sáng rẻ tiền, thì những Lê Anh Tú mới có cơ nở rộ như nấm sau mưa.
Và rồi...
Có thể một ngày, người ta sẽ tỉnh dậy và nhận ra mình đã đi theo một chiếc bóng. Nhưng cũng có thể, họ sẽ không bao giờ tỉnh. Cái gọi là "giác ngộ" đôi khi chỉ là sự ngu dốt được viết lại bằng chữ đẹp. Con người ta dễ bị quyến rũ bởi điều kỳ lạ, nhưng lại sợ sự thật giản đơn. Một cái đầu cúi thấp chưa chắc đã khiêm nhường. Một đôi chân trần chưa chắc đã từ bi. Cũng như một chiếc áo cà sa - không làm nên một vị sư - nếu tâm vẫn còn vẩn đục.
Có những cơn mê kéo dài qua nhiều thế hệ. Và có những bài học mà dân tộc phải học đi học lại, vì người ta quên mất rằng: niềm tin - nếu không được soi sáng bằng trí tuệ - sẽ chỉ là chiếc thuyền rách, lững thững trôi giữa sông mê.
Đây cũng chỉ là một công cụ, một cá nhân được các thế lực thù địch gây dựng nên để tiến hành các mục đích chống phá đất nước mà thôi. Chúng lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo để tìm cách sử dụng tôn giáo làm mất an ninh trật tự tiến tới cách mạng màu hòng làm suy yếu, lật đổ chính quyền như đã tiến hành ở nhiều nước mà thôi.
Trả lờiXóaTôi nghĩ nhiều về niềm tin. Thứ quý giá nhất và cũng mong manh nhất mà con người sở hữu. Một khi đã đặt nhầm chỗ, niềm tin sẽ biến thành lưỡi dao đâm ngược vào chính kẻ đã tin. Tôn giáo không phải là sân khấu để diễn trò cảm xúc, càng không phải là nơi trú ẩn cho những kẻ khôn ngoan biết lợi dụng lòng tốt của người ngu. Một dân tộc nếu muốn đi xa, phải học cách phân biệt giữa ánh sáng và ánh hào quang giả tạo. Phải học cách im lặng trước cái ồn ào, và tỉnh táo trước khi quỳ gối. Vì nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục thờ những tượng đất – cho đến khi nước lũ cuốn trôi cả bàn thờ.
Trả lờiXóaTrong tất cả những người cần tỉnh ngộ thì ông Tuệ phải là người đầu tiên. Ông đang u mệ chứ chả có ai u mê cả, ông u mê trở thành tội đồ của dân tộc thế có đáng một đời sống không, chưa nói đến đạo. Cho nên, trong tất cả những người cần tỉnh ngộ thì ông Tuệ (là ông Tú thì đúng hơn) cần phải tỉnh ngộ và trở về Việt Nam
Trả lờiXóaTrong tất cả những người cần tỉnh ngộ thì ông Tuệ phải là người đầu tiên. Ông đang u mệ chứ chả có ai u mê cả, ông u mê trở thành tội đồ của dân tộc thế có đáng một đời sống không, chưa nói đến đạo. Cho nên, trong tất cả những người cần tỉnh ngộ thì ông Tuệ (là ông Tú thì đúng hơn) cần phải tỉnh ngộ và trở về Việt Nam
Trả lờiXóa