Chia sẻ

Tre Làng

BẮC KINH NÊN HỌC CÁCH GIAO TIẾP

LâmTrực@

Đọc báo thấy Bắc Kinh để cửa cho báo chí, truyền thông bình luận về vụ một tuần dương hạm của Mỹ tránh một cú húc của tàu chiến Trung Quốc ở biển Đông hôm vừa qua. Nhưng đích ngắm của Bắc Kinh không phải là Mỹ, mà là các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Theo thông tin từ các quan chức quốc phòng và hải quân Mỹ, ngày 5.12, một chiếc tàu của Trung Quốc - được cho là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh - đã cắt ngang đường đi của chiếc tàu USS Cowpens - một tuần dương hạm của Mỹ có phi đạn điều khiển đang trên đường rời nơi tham gia cứu trợ khu vực bị bão Haiyan tàn phá ở Philippines trở về và dừng cách tàu USS Cowpens chỉ chừng 500 mét. Tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ đã phải bẻ lái khẩn cấp để tránh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Theo giới chức Mỹ, tuần dương hạm của Mỹ đang hoạt động trong hải phận quốc tế và hai bên đã liên lạc hữu hiệu với nhau để tránh tai nạn. 

Tuy nhiên, tờ Hoàn Cầu Thời báo lại dẫn lời một chuyên gia quân sự ẩn danh của Trung Quốc nói rằng tàu Mỹ đã "bám đuôi và quấy nhiễu" hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đang luyện tập trong khu vực. Tàu Cowpens cũng bị cáo buộc đi vào phạm vi 45km của "vùng phòng thủ trong của tàu Trung Quốc". 

Vụ tàu Mỹ và tàu Trung Quôc suýt đụng nhau trên biển Đông trên là sự cố hàng hải đáng kể nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ năm 2009, khi 5 tàu chiến Trung Quốc bao quanh và quấy nhiễu tàu khảo sát của hải quân Mỹ.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho rằng tàu chiến Mỹ đã có hành vi đe dọa tàu sân bay của Trung Quốc tại biển Đông hôm 5.12 vừa qua và rằng, hải quân Trung Quốc sẽ hành động nếu tàu Mỹ lặp lại hành vi tương tự. 

Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhận định về vụ việc này:
Tôi có thể nói rằng về nguyên tắc, Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế. 
Trong khi đó, giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại cho hay vụ suýt đụng nhau giữa tàu chiến của Mỹ và Trung Quốc tại vùng biển Ðông đã được giải quyết bằng cách thức chuyên nghiệp và đúng thông lệ. Người Phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Steve Warren nói trước báo giới quốc tế:
Tôi không nghĩ rằng vụ suýt đụng tàu này nghiêm trọng đến mức một vụ khủng hoảng ở bất cứ mức độ nào. Tôi cho rằng chuyện chiến hạm hoạt động trên biển đi vào hải trình của những chiến hạm khác cũng đang hoạt động trên biển là chuyện bình thường. Tôi có thể nói rằng chúng tôi không thay đổi bất cứ hoạt động nào kể từ khi vụ việc này xảy ra. Chúng tôi tin là vụ việc này - nói một cách tổng quát - được giải quyết một cách chuyên nghiệp.
Thực tế, các chuyên gia chính trị quân sự đều cho rằng, hành động dùng tàu chiến kiểu "Bò Tót", húc thẳng vào tàu chiến Mỹ chỉ là đòn thăm dò sức mạnh Mỹ, đồng thời là hành động đe dọa các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, như thường lệ, Bắc Kinh tiếp tục sử dụng báo chí lu loa đổ lỗi cho phía Mỹ, và cũng không có gì là lạ khi hành động đó được người quan sát bình thản đón nhận như một thực tế về văn hóa đặc trưng của Trung Quốc.

Kể từ khi Trung Quốc công khai bày tỏ khát vọng mở rộng lãnh thổ bằng các hành động được ví như một gã khổng lồ du côn, bất chấp pháp luật và các quy tắc ứng xử quốc tế, thì cùng lúc các quốc gia láng giềng bé nhỏ của họ cũng buộc phải tăng cường khả năng phòng vệ để bảo vệ chủ quyền của mình.

Một người dân Hà Nội nói:
Trong xã hội văn minh, Bắc Kinh cần học cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa và tôn trọng các quốc gia khác nếu họ không muốn hình ảnh của mình tiếp tục xấu đi và bị cô lập.
Về bản chất, cách thức mà Bắc Kinh sử dụng là một động thái "dằn mặt" các nước láng giềng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog