Chia sẻ

Tre Làng

BẮT CHẸT CÔNG KHAI

Nguyên Khanh

Tất cả đều cảm thấy "sốc" khi các công ty kinh doanh gas tăng giá tới gần 80.000 đồng/bình 12 kg. Một lần nữa, lý do được đưa ra là giá gas thế giới tăng, nhưng sự thật lại ẩn sau bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành gas.

Các công ty sản xuất, kinh doanh gas đã và đang lãi cực lớn.

Cụ thể, Tổng công ty khí Việt Nam (PV Gas), "đại gia" lớn nhất trong ngành với 70% thị phần đang dẫn đầu về lợi nhuận trong số gần 700 doanh nghiệp (DN) niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý 3 với gần 10.200 tỉ đồng, tăng tới 42,5% so với năm ngoái. Thành tích này không phải là đột biến. Bất chấp khủng hoảng kinh tế, từ năm 2008 đến nay, mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân của "ông lớn" này luôn đạt trung bình trên 30%; Công ty cổ phần đầu tư phát triển Gas Đô thị tiếp tục gia tăng được doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ so với cùng kỳ, lần lượt là 226 tỉ đồng và 614 tỉ đồng trong giai đoạn quý 3 và 9 tháng năm nay. Tính chung, PCG đạt lợi nhuận ròng quý 3 là 3,87 tỉ đồng và 9 tháng là 9,92 tỉ đồng. So với 9 tháng năm ngoái, con số này gần gấp 3 lần; Công ty cổ phần CNG Việt Nam đạt doanh thu hơn 708,9 tỉ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ thuế, CNG đạt lợi nhuận ròng hơn 94,6 tỉ đồng; Tổng công ty Gas Petrolimex cũng lãi 64,42 tỉ đồng...

Sở dĩ các DN ngành gas lãi lớn là do họ đã nhập một lượng hàng lớn với giá rẻ trong những tháng qua. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 10, các DN đã nhập khẩu tổng cộng 60.343 tấn khí hóa lỏng với giá bình quân là 894,7 USD/tấn. So với cùng kỳ, khối lượng nhập khẩu tăng tới gần 5 lần nhưng giá lại thấp hơn (giá bình quân cùng kỳ tới 1.074,6 USD/tấn). Lũy kế 9 tháng, khối lượng khí hóa lỏng nhập khẩu là 553.351 tấn với giá bình quân 882,5 USD/tấn, rẻ hơn 36 USD/tấn so với giá bình quân cùng kỳ.

Nhập nhiều với giá rẻ nhưng khi giá thế giới tăng, không DN nào nói tới lượng hàng dự trữ với giá mềm trong kho của mình. Việc mà chúng ta thấy là ngay lập tức giá gas bán lẻ tăng lên mức kỷ lục. Cũng như xăng, người tiêu dùng buộc phải chấp nhận mua gas với giá cao "theo thế giới" một cách phi lý.

Bức xúc hơn là sự "phụ thuộc giá nhập khẩu" cố tình và thiếu sòng phẳng của các DN kinh doanh gas. Tính đến hiện nay, sản xuất gas trong nước đã chiếm thị phần áp đảo so với lượng gas nhập. Điều đó cho thấy, thị trường gas ngày càng tự chủ, giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Với sự tự chủ này, khi giá thế giới tăng mạnh, các DN trong nước hoàn toàn có thể giữ nguyên hoặc chỉ tăng nhẹ giá bán lẻ trong một thời gian nhất định để giữ ổn định thị trường nội địa, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Thế nhưng như nói trên, giá nhập khẩu vừa mới tăng, các công ty đã vội vàng đẩy giá tăng vọt. Vậy sự tự chủ có ý nghĩa gì? Người dân được lợi gì từ sự tự chủ này? Tại sao cơ quan có thẩm quyền lại để xảy ra nghịch lý, tự chủ sản xuất nhưng phụ thuộc giá nhập?

Rất khó hiểu khi cơ quan quản lý lại để các công ty gas bắt chẹt người dân một cách công khai thế này.

Theo PhuocBeo/TNO

13 nhận xét:

  1. hành động tăng giá của các công ty ga nói riêng và các công ty khác nói chung không những là những hành động bắt chẹt công khai người tiêu dùng để kiếm lợi nhuận cao. Bức xúc hơn là sự "phụ thuộc giá nhập khẩu" cố tình và thiếu sòng phẳng của các DN kinh doanh gas. Nhập nhiều với giá rẻ nhưng khi giá thế giới tăng, cứ lấy cái cơ thế giới để chèn ép, cắt cổ giá tiêu dùng với nhân dân chỉ mong lợi nhuận cao. Đó đang là xu hướng xấu của các công ty, tập đoàn kinh doanh các mặt hàng thiết yếu mà có sự nhập khẩu như vậy

    Trả lờiXóa
  2. với những mặt hàng thiết yếu khi có sự điều chỉnh về giá cả là đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống nhân dân, trong khi Gas cũng là một trường hợp không ngoại lệ. Càng nghiêm trọng hơn khi mà trong đợt tăng giá này, giá tăng lên 80.000d/1 bình 12kg, đó không còn là tăng giá theo lộ trình nữ mà nó là mục tiêu chuộc lợi của những nhà phân phối. mức tăng như vậy là vo cùng bất hợp lý.

    Trả lờiXóa
  3. tăng giá bất ngờ với mức tăng được coi là "khủng khiếp", nó không phù hợp với bất kỳ lý do gì nào là lộ trình tăng giá, giá thế giới tăng.... được mà ở đây chính là lợi ích nhóm đối với những nhà cung cấp Gas của Việt Nam chúng ta. Măng tăng giá quá lớn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt trong thời buổi kinh tế suy thoái thì đó là tác động gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tăng giá đối với bất kỳ mặt hàng nào cũng cần phải được sự kiểm tra của nhà nước, trước khi áp dụng mà các cơ quan thẩm quyền cần phải chú trọng

    Trả lờiXóa
  4. Thu nhập thì không tăng mà giá cả hàng hoá thì cứ tăng không ngừng. Gas lại thêm một lần tăng giá, lại thêm một lần nhân dân phải đau đầu, phải buồn bã. Trước khi tăng giá một cái gì, hãy suy xét cho tường tận, hãy đặt lwoij ích của dân lên hàng đầu, đừng có thích thì tăng, thích thì tăng như thế!

    Trả lờiXóa
  5. Lâu nay tình trạng giá xăng dầu gas chỉ có tăng không có giảm hay có giảm, nhưng mà chỉ giảm không đáng kể, cho có lệ tốn không ít giấy mực của báo chí nước ta. Là một mặt hàng nhu yếu phẩm có sự ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước, với việc tăng tới 80.000đồng/ bình/12kg như trên thực sự là một cú sock với người tiêu dùng. Tăng giá là một chuyện nhưng mà tăng tới 80.000 đồng thì thật sự là ảnh hưởng quá lớn tới giá cả thị trường. Khoan nói tới chuyện có tình trạng bắt chẹt, hay vụ lợi của các công ti kinh doanh xăng dầu nước ta, sự việc này cần được các cơ quan chức năng xem xét kĩ lưỡng, tráng tình trạng hoang mang lo lắng , gây thông tin xấu trên thị trường, nó không tốt cho nền kinh tế nước nhà.

    Trả lờiXóa
  6. hết xăng rồi đến điện và bây giờ là gas tất cả vẫn chỉ một điệp khúc là lỗ, trong khi các doanh nghiệp chỉ biết vì lợi ích của họ mặc dù đó là những mặt hàng được nhà nước trợ giá nhưng không vì lý do này thì vì lý do khác họ vẫn tìm cách để đẩy giá lên nhằm chuộc lợi. Khi giá tăng lên nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân cũng như các ngành sản xuất, lĩnh vực kinh tế. Không thể để các doanh nghiệp tự do tăng giá đối với những mặt hàng như thế này được mà cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng, tránh gây tâm lý cho người dân.

    Trả lờiXóa
  7. với sự tăng giá của tập đoàn dầu khí trong việc bán ga đã đánh một đòn nặng vào tieu dùng của người dân, nói mà họ đang phải thắt lưng buộc bụng để vướt qua khỏi những khó khăn về kinh tế, chúng ta cũng có thể thấy sự bất hợp pháp ở đây khi mà 50 % lượng ga đã được việt nam sản xuất, vậy mà lại phải đi phụ huộc vào giá từ bên ngàoi

    Trả lờiXóa
  8. việc tăng giá ga là một bất ngò đối với người tiêu dùng, nó đã tác động vào những băn khoăn rằng người tiêu dùng sẽ phải chịu một cái giá cao hơn nhiều, mặt khác thì hiện nay mặt hàng ga ;à không thể thiếu trong nhân dân, các doanh nghiệp, đó là nguồn năng lượng qua phổ biến của người tiêu dùng, cũng nhưn giá xăng, thì tất nhiên việc trăng giá ga là một sự tác động khong nhỏ vào ví tiề của người dân, hi vong j công ti phân phối, tập đoàn của việt nam sớm có những điều chỉnh trước vieejc này

    Trả lờiXóa
  9. Công ty Gas Pacific Petro tăng 78.000 đồng, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 489.000 đồng/bình 12 kg. Saigon Petro cũng tăng 78.000 đồng, giá bán lẻ 486.000 đồng bình/12 kg.

    Các công ty cho biết nguyên nhân tăng là do giá gas thế giới tháng 12 công bố 1.165 USD/tấn, tăng 267,5 USD/tấn so với tháng 11, vì vậy các công ty điều chỉnh tăng tương ứng.

    Như vậy, đây là lần thứ sáu giá gas tăng và là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.

    Đồng thời, giá bán lẻ cao hơn mức kỷ lục hồi tháng 3/2012 khi giá gas thế giới tăng lên 1.205 USD/tấn và giá bán lẻ là 470.000-480.000 đồng/bình 12 kg.

    Ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết, hiệp hội đã có công văn gửi Bộ Tài chính xin giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 0%. Nếu được giảm thuế nhập khẩu thì sẽ giảm được khoảng 17.000 đồng/bình 12 kg.

    Trả lờiXóa
  10. gái ga tăng là một nỗi lo cho những người tiêu dùng, những người dân có thu nhập thấp và cũng k=là lkhos khăn chung cho nhưng doanh nghiệp nhà nước trong việc mở rộng sản xuất khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lượng này, không biết giải pháp sẽ là gì cho những việc này đây khi người dân cũng đang có những phản ứng rất gay gắt và quyết liêt

    Trả lờiXóa
  11. Điều làm tôi chán nhất đó là khi tăng thì theo thế giới vậy Thuế ở Việt Nam cao nhát thế giới thì theo nước nào. Lương thấp nhất thế giới thì theo nước nào? Số cán bộ quá nhiều so với dân thì theo nước nào? Quả là nực cười.

    Trả lờiXóa
  12. chả hiểu sao khi mà đời sống của người dân gần đây được đánh giá là đang có những biến chuyển khi thu nhập của người dân đang ngày càng được nâng cao, ấy thế mà câu chuyện giá cả thị trường thì lại cứ đi ngược lại thế là sao? đồng lương của ngườ đi làm có lẽ phải rất lâu mới tăng được một lần và mỗi lần tăng cũng chả được là bao, thế mà giá xăng, giá gas, rồi giá của tất cả những thứ lung tung thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày lại đang tăng một cách chóng mặt! liệu đây có phải là một thực trạng, một vấn đề đáng để quan tâm hay không?

    Trả lờiXóa
  13. tăng tới 80.000 đồng/1 bình gas 12kg! sao mà họ lại có thể tăng nhiều như thế được nhỉ? còn hơn cả giá xăng nữa! những thứ có liên quan, phục vụ cho đời sống của con người thì cứ tăng giá vùn vụt như thế, trong khi đồng lương của người dân thì vẫn cứ lẹt đẹt dậm chân tại chỗ! đây liệu có phải là một phần tiêu cực của nền kinh tế thị trường? và có lẽ nhà nước ta cũng nên có những chủ trương, chính sách để quản lí giá cả thị trường, nếu không cứ tăng giá thế này chả mấy mà lại khủng hoảng!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog