Chia sẻ

Tre Làng

NGOẠI GIAO CỞI TRUỒNG

Ngoại giao cởi truồng!

Ảnh để ngắm, không minh họa.

Ai thích chiến tranh, giơ tay? Không ai cả!

Ai yêu hòa bình, giơ tay? Một chăm phần chăm, kể cả các nhà rân trủ, kể cả chị Bùi Hằng, với lời nguyện cầu lừng danh!

Tàu có dám chiến không?

Nên nhớ dân Tàu là những nhà buôn giỏi nhất trên thế giới và các chính trị gia của họ đều thừa hưởng gien con buôn từ đại gia Lã Bất Vi.

Một lần nữa lại phải nói, chỉ có những thằng ngu mới cho rằng các điểm nóng tranh chấp trên thế giới ngày nay vẫn bị chi phối bởi sự khác biệt về tư tưởng hay ý thức hệ.

Trong quan hệ quốc tế ngày nay, lợi nhuận là thống soái, chứ không phải là chính trị, ngay cả Mao sếnh xáng dưới địa ngục cũng đã sám hối như vậy.

Sự kiện Maidan, xuất phát từ đầu vốn chỉ là việc tranh giành lợi nhuận của đám tài phiệt ngả nghiêng Ukraine, đã tạo điều kiện cho nước Nga vào cuộc, lôi theo một đống những EU và Mỹ ông chẳng bà chuộc om xòm, thuần túy chỉ vì quyền lợi của chính của họ trong khu vực.

Rốt cuộc chỉ có nước Nga đang nhâm nhi mối lợi, còn đám kia thì vẫn loay hoay bàn cách trừng phạt, mà trừng phạt kinh tế, thì đích thị vẫn là vị lợi.

Thế còn uy tín của Siêu cường số dzách? Xin thưa, uy tín cũng chẳng là đách gì nếu nó không mang lại quyền lợi thiết thực. Siêu cường từng “bỏ người chạy lấy của”, để các bô lão VNCH hải ngoại ba mươi chín năm nay vẫn còn chưa nguôi ngoai niềm “quốc hận”.

Với dàn khoan HD 981, Tàu giăng bẫy khiêu khích Việt ở biển Đông, nhưng xét về mục tiêu “lợi nhuận” liệu Tàu có thực sự muốn gây ra một cuộc chiến với Việt trong thời điểm hiện tại hay không?

Lô gic trả lời là: Không!

Vì nếu nổ ra cuộc chiến, Tàu hoàn toàn chỉ “mất”, chứ không “được” một cái gì, và “mất” cả vốn lẫn lời.

Thứ nhất, Tàu thừa biết, nếu chiến với Việt, họ sẽ phải tiến hành một cuộc chiến lâu dài, vì Việt sẽ đánh đến cùng. Vậy là chén kiểu phải đụng chén sành, vỡ mới thôi. Bên nào bất lợi?

Thứ hai, nếu phải kéo dài cuộc chiến đến kiệt sức, họ sẽ mất đi vai trò cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế và quân sự. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hưởng lợi và qua mặt. Được con săn sắt hay không chưa biết, nhưng mất con cá vàng, Tàu có cam chịu trở về ngồi bên máng lợn?

Thứ ba, do vị trí đặc biệt của khu vực biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu thông hai phần ba lượng hàng hóa vận tải đường biển trên thế giới, do đó một loạt nước sẽ không muốn chiến tranh xảy ra. Và nếu gây chiến, Tàu sẽ chuốc thêm một đống kẻ thù. Tàu mới chỉ khiêu khích Việt, thì đã lập tức hình thành các nối kết Việt, Nhật, Asean và cả Mỹ, (còn Nga, hãy đợi đấy!, Ну, погоди !).

Và thứ tư, lịch sử xâm lược Việt của Tàu đã dạy họ rằng, nếu gây chiến xâm lăng Việt, không những không có lợi mà e rằng Tàu cũng sẽ chả còn cái răng nào mà ăn cháo củ cải. Năm nước trong Hội đồng Bảo an LHQ, Việt cũng chọi đến ba rồi. Nếu ưu ái tính cả Anh trong liên quân Anh Pháp (Nam bộ 1946), thì còn sót mỗi Nga là chưa đụng độ.

Mà đã chả ai thích “chiến” thì chẳng có lý do gì mà không hoan hô anh tướng Phùng Quang Thanh.

Tại Hội nghị Shangri-la, bài nói của anh đã làm cho tướng Tàu Vương Quán Trung tức điên mà chẳng thể trút giận đi đâu được. Vương Quán Trung đã bấn loạn tới mức bỏ cả bài phát biểu soạn sẵn để ăn nói cà lăm, xoay mũi dùi sang Nhật với Mỹ (và ngày hôm nay tướng Trung đang bị tố là bôi nhọ nước Nhật).

Tướng Tàu tức một, thì mấy anh rân trủ mạng lại tức mười, thế mới hài. Nhưng ngẫm ra cũng không có gì là lạ, vì mấy anh này vốn là đồng đảng mèo mả gà đồng với chị Bùi Hằng, ngày đêm “lập đàn” ở trong đầu, “cầu cho thầy nó đánh nó” (ấy thế mà nãy bảo giơ tay, thì không chịu giơ).

Ác nguyện bất thành, mấy anh rân trủ mạng cú quá, bèn gọi anh Phùng Quang Thanh là tướng mà “hèn”, là tướng “mặc váy”. Ố la la!

Mấy anh này tôi biết, lúc anh lính bộ binh Phùng Quang Thanh đang trần ai khoai củ đánh nhau với Mỹ ở miền Nam và được phong Anh hùng thì có anh còn đang cởi truồng, có anh được nhà nước gửi sang Đông Âu du học, và biết đâu vẫn thường bán quần mua váy để tạo dựng tiền đồ (tiền và đồ).

Các anh giận nên mất khôn, quên rằng hội nghị Shangri-la là đối thoại, tức là ngoại giao. Mà làm ngoại giao thì tướng cũng phải “diễn”, và mục đích tối hậu là đạt được sự gắn kết và đồng thuận với quốc tế, chứ không phải là để múa võ, khoe cơ bắp, hoặc gào lên, đe nẹt người, như các anh nóng lòng chờ đợi.

Còn nếu các anh vẫn thích làm anh hùng hào kiệt, múa võ và khoe cơ bắp trước bàn dân thiên hạ, thì tôi cũng đồng ý. Ngoại giao toàn dân, ngoại giao toàn diện mà, xin mời. 

Có điều, xin các anh phải mặc quần hay đóng khố vào cái đã, cho tôi nhờ.


Tứ đại hào kiệt

Và đây là thất đại anh hùng

Nguồn: Lốc Liếc

18 nhận xét:

  1. Ngoại Giao Búa Liềm22:10 3/6/14

    "Đọc lại phát biểu trong thảo luận tại Hội trường chiều 2.6.2014 của Nghị sỹ Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận), có cảm giác là ngày đúng, tháng đúng, nhưng mà chắc năm không đúng.

    Khó tưởng tượng đất nước đến thời khắc này vẫn có người đi trên mây trên gió như thế. Mong ông sang gặp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình mà nói lời tâm huyết: "phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi? ". Nhân tiện sáng nay vừa đi họp chi bộ, chẳng đảng viên nào lo cho 'con tàu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế" như ông lo, mà chỉ lo tàu cá và tàu cảnh sát biển của mình bị tàu nó đâm chìm."
    Đọc stt của Trần Đăng Tuấn, mình a lô cho thằng bạn ở HN, nói này, mày nghĩ có bao nhiêu ĐBQH như Nguyễn Bắc Việt? Thằng bạn thở dài, nói ôi nhiều lắm, nhiều lắm. Không chừng lại quá bán...
    Một trong những ý tưởng hấp dẫn nhất của học thuyết cộng sản là tinh thần quốc tế của học thuyết này. Theo lý tưởng ấy thì các tầng lớp lao động là công nhân và nông dân khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại chống những kẻ tư bản bóc lột, vì thế những người cộng sản từ những quốc gia khác nhau sẽ không phân biệt nhau, bỏ qua lợi ích của quốc gia nhỏ hẹp mà hướng tới một thế giới đại đồng, một quốc tế vô sản, một quốc tế cộng sản. Và dĩ nhiên các đảng cộng sản trên thế giới đều có biểu tượng chung là hình ảnh búa liềm trên nền đỏ.
    Trong suốt thời gian tồn tại của phong trào cộng sản, lý tưởng quốc tế cộng sản đã được diễn dịch qua nhiều hành động khác nhau. Đầu tiên có lẽ đó là sự thành lập Đệ tam quốc tế thống lĩnh tất cả các đảng cộng sản trên thế giới. Sau đó là những cuộc chiến tranh, đối đầu, can thiệp, … nhân danh tinh thần quốc tế cộng sản như vụ can thiệp vào Hungary năm 1956, cuộc can thiệp của Quân giải phóng nhân dân Trung hoa vào Triều tiên, các cuộc phiêu lưu quân sự của Cuba ở châu Phi,…
    Nhưng ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất của khối các quốc gia cộng sản, người ta cũng thấy rằng tinh thần quốc tế của những người cộng sản đôi khi không vượt qua được những ích lợi dân tộc. Một giáo viên người Việt học tập ở Ba Lan nói với chúng tôi rằng người Ba Lan vẫn bực tức về việc miền Đông của nước này bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm hồi năm 1939 và không hề được trả lại. Năm 1969 một cuộc xung đột ngắn nhưng cũng đẫm máu bùng nổ giữa hai nước lớn nhất khối cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, xung đột Việt Nam Trung quốc đến ngày hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc…

    Trả lờiXóa
  2. Nhân danh phi lí22:16 3/6/14

    “Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân. Lại nhân danh công nông, trong đó có nông dân thì nông dân bây giờ mất hết cả ruộng đất phải đi làm thuê.”

    Trả lờiXóa
  3. Quechoa gửi Dư luận viên22:20 3/6/14

    Mâu thuẫn với lợi ích quốc gia
    Sự kiện giàn khoan nước sâu của Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang đẩy những mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và cái gọi là tinh thần quốc tế cộng sản lên cao nhất. Một nguồn tin được các cơ quan truyền thông lớn trích dẫn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã bị những người đồng lý tưởng cộng sản với ông ở Bắc Kinh từ chối gặp gỡ. Đây không phải là một tuyên bố chính thức, nhưng điều chắc chắn là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ đúng một tháng trước đây, ông Trọng giữ một sự im lặng đáng ngạc nhiên.
    Trong khi đó nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu từ bỏ những lý tưởng cộng sản và quan niệm quốc tế cộng sản ấy để tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mà đối chọi với Trung quốc. Tiêu biểu cho những ý kiến đó là ông Cù huy Hà Vũ. Ông phát biểu với chúng tôi từ Washington DC rằng trong tình hình hiện nay chỉ có thể liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới đương đầu được với Trung Quốc. Ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất lâu năm rất quan ngại về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên cho Việt Nam trong lòng biển Đông cũng cùng quan điểm này với ông Vũ.
    Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam chống việc khai thác bauxite có liên quan đến các công ty Trung Quốc thì cho rằng ngay trong đảng cộng sản Việt Nam cũng có những người muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc dưới lý tưởng quốc tế cộng sản
    Cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chúng tôi thì nói rằng ông rất nghi ngại về việc đảng cầm quyền ở Việt nam vẫn đang kiên trì đường lối Mác Lê nin trong cuộc khủng hoảng giàn khoan đang diễn ra ngoài biển Đông:
    “Tôi hoài nghi lắm! Bởi vì cái gánh nặng về giáo điều nó nặng quá. Muốn như vậy thì anh phải bỏ cái Mác-Lê Nin đi chứ”
    Dĩ nhiên đường lối đối ngoại của một quốc gia sẽ bị chi phối bởi chính sách của đảng cầm quyền. Nhưng liệu xung đột lợi ích quốc gia có được giải quyết bằng tinh thần quốc tế vô sản xưa cũ đã được các nhà triết lý cộng sản nêu lên cách nay hơn 100 năm hay không? Nội dung này đã được ông Bùi Tín đề cập trong cuộc phỏng vấn dành cho chúng tôi và cũng là câu hỏi lớn mà nhiều người dân đang mong đợi câu trả lời từ đảng cầm quyền, và sẽ được minh chứng bằng những gì đang và sẽ diễn ra ngoài biển Đông.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Quang Vinh22:35 3/6/14

    +Dù nơi này nơi kia, người này người kia còn những ý kiến, câu chữ thể hiện sự chần chừ, thậm chí dao động, thậm chí "viễn vông", thậm chí "cố bám" vào Trung Quốc, nhưng chắc chắn đó không phải đại diện cho dân tộc Việt, ý chí Việt. Lúc này, ai đi ngược lại xu thế đấu tranh bảo vệ chủ quyền, cầu hòa, thỏa hiệp, tinh thần độc lập chủ quyền của nước Việt sẽ nghiến nát thôi, không phải lăn tăn.

    +Nếu Trung Quốc rút giàn khoan? Biển Đông tạm thời yên ổn? Quá tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc ảo tưởng có lại một Việt Nam như trước, một Việt Nam bị dụ theo 4 tốt 16 chữ, không bao giờ có nữa đâu, ngay cả ai đó muốn như vậy thì cũng không thể có được nữa, căn cứ vào xu thế, căn cứ vào chuyển biến tình hình, căn cứ vào sự thay đổi cục diện quan hệ đối tác trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam không thể tiếp tục "anh em đồng chí" với Trung Quốc một cách mù quáng như trước, để bị cô lập, để bị yếm thế, để bị lệ thuộc.

    +Nếu trong phút giây điên cuồng, sĩ diện, ngông ngênh của một kẻ bị thần kinh, Trung Quốc nổ súng thi uy? Thì đây là bước sai lầm vô cùng nghiêm trọng của chính quyền Trung Quốc, vì sao? Vì Trung Quốc lại lần nữa thấy dân tộc Việt mạnh mẽ như thế nào, can trường như thế nào, quyết chiến và quyết thắng như thế nào. Và chắc chắn, lúc đó, đúng như lời tuyên bố của một số nước lớn có quan hệ quyền lợi tại biển Đông, họ sẽ đáp trả, sẽ vùi dập Trung Quốc ngay lập tức.

    +Hãy nghe quan chức quốc phòng nước ta nói với báo chí thế giới: Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không khởi kiện. Đó là một thông điệp chuẩn bị cho sự khởi kiện. Đó là thái độ không khoan nhượng của người Việt khi công bố những "bí mật" trong quan hệ với Trung Quốc trong việc " Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Việt Nam không khởi kiện", đó là sách trắng đấy, khi tôi đã "sách trắng" ngoại giao với anh, thì tôi coi anh không ra mả mẹ gì nữa, anh "yêu cầu" tôi không kiện anh khi anh xâm phạm chủ quyền tôi a?

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. BÀI VIẾT ĐÁNG ĐỌC
    "Phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao"
    Tháng Năm 30, 2014 — Lê Mai
    Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ
    Kiên quyết không ngừng thế tấn công
    Hai câu thơ của Hồ Chí Minh có tính chiến lược, nêu lên một nguyên lý lớn: Trong mọi trường hợp, phải nhìn xa, trông rộng. Nhìn trong nước, nhìn thế giới, nhìn trước, nhìn sau, nhìn xa, nhìn gần, song dù thế nào cũng phải duy trì thế tấn công đối phương liên tục, không ngưng nghỉ. Thực hiện chiến lược đó sẽ giành thắng lợi, ngược lại sẽ thất bại.

    Chúng ta đang chứng kiến cuộc tấn công ngoại giao lý thú của VN trong vụ HD-981. Chiến lược phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao của VN hiện được nhiều nhà nghiên cứu, các học giả và nhiều nước trên thế giới ủng hộ.


    Sẽ rất nguy hiểm nếu đi vào con đường kẻ thù đã lựa chọn. Không một ai quan tâm tình hình trên Biển Đông mà không hiểu rõ rằng, TQ đang trắng trợn và hung hăng khiêu khích VN, tìm cớ để gây sự, cao hơn nữa – gây chiến. Bên nào nổ súng trước, bên đó được lợi về chiến thuật nhưng lại bất lợi về chiến lược, vì chắc chắn sẽ bị cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ. Dường như đang có một “nghịch lý” mà người ta đều chấp nhận: Các bên “chạy đua vũ trang”, có đủ các thứ vũ khí tối tân, tàu ngầm, chiến hạm, máy bay hiện đại…song không ai sử dụng – đúng hơn không ai sử dụng trước cả. Thay vì dùng biện pháp quân sự, người ta dùng biện pháp dân sự, với những con người không một tấc sắt trong tay. Bên nào cũng đủ khôn ngoan để tránh tình huống mình là bên nổ súng trước. VN đã tuyên bố rất rõ ràng, không sử dụng biện pháp quân sự, trừ khi bắt buộc phải tự vệ. Dù sao, nói gì thì nói, bên yếu hơn vẫn bị thua thiệt đủ đường.

    Khi chưa (không) sử dụng biện pháp quân sự, để tránh bị bất ngờ, nhất thiết phải làm thật tốt nhiệm vụ phòng thủ quân sự.

    Phòng thủ quân sự không chỉ đơn giản là “đào hào sâu, xây thành cao”. Phòng thủ quân sự phải chuẩn bị đẩy đủ mọi điều kiện nhằm ngăn ngừa và sau đó – chuyển sang tiến công giáng trả quân địch những đòn mãnh liệt, giành phần thắng. Phòng thủ phải mang tính tiến công chứ không thể phòng thủ đơn thuần. Phòng thủ nhưng phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

    Quân sự phải đi liền với chính trị, ngoại giao – “ba quả đấm” chiến lược. Song, trong bối cảnh hiện nay, máy bay, tàu chiến hãy tạm dẹp sang một bên, để cho thuyết khách nói chuyện.

    Cuộc tấn công ngoại giao từ đầu tháng 5.2014 của VN là chưa từng có kể từ khi hai nước Việt – Trung bình thường hóa quan hệ. Hiển nhiên, cuộc tấn công ngoại giao đó nhằm vào những hành động sai trái, vô nhân đạo – “vô pháp vô thiên” của giới cầm quyền TQ xung quanh vụ hạ đặt giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.

    Theo truyền thông nước ngoài, có vẻ như cuộc tấn công ngoại giao của VN được bắt đầu bằng một cú điện thoại từ đường dây nóng cấp cao hai nước Việt – Trung, đáng tiếc là đường dây này không hoạt động. Nó được lập ra để xử lý những sự việc khẩn cấp, song khi cần lại không sử dụng được, còn gì mỉa mai hơn ? Mối quan hệ (hữu nghị) bỗng trở nên mong manh làm sao !

    Không nản lòng, VN tìm các diễn đàn khác cho cuộc tấn công ngoại giao. Các cuộc họp báo quốc tế liên tiếp được tổ chức. TQ đã bị VN chỉ đích danh là bên gây hấn, bất chấp mối quan hệ đồng minh giữa hai nước. Ngôn từ ngoại giao được dùng rất mạnh mẽ, gọi đúng bản chất sự việc, không có chuyện “tàu lạ” hay “người lạ” nữa. Ngoại trưởng VN điện đàm với đại diện TQ, yêu cầu TQ rút ngay lập tức HD-981 ra khỏi vùng biển VN. Ông còn thực hiện nhiều cuộc điện đàm khác – nhất là với Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Ông đang chỉ đạo triển khai cuộc tấn công ngoại giao sôi động, có hiệu quả. Một cách tự nhiên, ta lại nhớ đến nhà ngoại giao tài ba Nguyễn Cơ Thạch.

    Trả lờiXóa
  7. Một điểm đáng chú ý trong cuộc tấn công ngoại giao, đó là các phát biểu của người đứng đầu Chính phủ VN. Tại ASEAN 24 hay Diễn đàn kinh tế Đông Á, thông điệp của Thủ tướng VN được trong và ngoài nước hoan nghênh. Thủ tướng VN chỉ rõ: “Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông – mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng”.

    Nhớ lại năm ngoái tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng VN đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi khiêu khích của bà Thiếu tướng diều hâu Diêu Vân Trúc (Yao Yun Zhu), Học viện kỹ thuật Quân sự TQ:

    “Ngài Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài Thủ tướng cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải” ?

    Cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào ư ? Câu trả lời của Thủ tướng VN bây giờ thật quá rõ ràng:

    “Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà TQ là một bên tham gia ký kết. Hành động này của TQ đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.

    Với điều kiện đàm phán do TQ đưa ra là VN phải rút tất cả các tàu xung quanh HD-981 về, VN đã nhanh chóng bác bỏ. Thử tưởng tượng, có một bọn cướp vào làng của mình, cướp của, giết người, rồi sau đó chúng tuyên bố, thôi ta hãy nói chuyện ? Làm sao có thể mắc mưu chúng được ?

    Cuộc tấn công ngoại giao vẫn tiếp diễn, sôi nổi, đa dạng, đầy cảm xúc. Nhiều kênh ngoại giao, nhiều sáng kiến ngoại giao khác được VN triển khai. Mới đây, liên tiếp hai cuộc trả lời phỏng vấn, một của Đại sứ VN tại Hoa Kỳ và một của Thứ trưởng ngoại giao VN trên CNN. Không còn nghi ngờ gì nữa, chọn CNN để chuyển thông điệp của VN đến với toàn thế giới là rất hay, rất có ý nghĩa. Tất nhiên, ngoại giao VN vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

    Hiện giờ, TQ đang hung hăng quá đáng. Nhưng, kinh nghiệm của ông cha ta chỉ ra rằng, khi giặc đến ào ạt như nước, như lửa thì không đáng sợ !

    Phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao liên quan chặt chẽ với nhau, cái này hỗ trợ cái kia. Song, chỉ đơn thuần phòng thủ quân sự và tấn công ngoại giao thôi là hoàn toàn chưa đủ. Các biện pháp tổng hợp cần được sử dụng, đặc biệt là dựa vào sức mạnh của toàn dân. Bài học “dựa vào dân, có dân là có tất cả” không bao giờ cũ – hiện nay càng cần hơn bao giờ hết.

    Phòng thủ quân sự, tấn công ngoại giao không phải là chiến lược mới mẻ gì. Đo lường chuẩn xác ý nghĩa của các sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra, lựa chọn đúng chiến lược để hành động là nghệ thuật lãnh đạo, cũng là điều kiện tiên quyết để chiến thắng.
    BLOG LE MAI

    Trả lờiXóa
  8. Nếu đúng là biển của mình từ ngàn đời nay, thì cớ gì phải lén lút, đúng vào lúc cả thế giới nghỉ Quốc tế Lao động, Trung Quốc kéo giàn khoan cùng đủ loại tàu lớn bé ra Biển Đông.

    - Nếu quả thật là nước lớn, đàng hoàng thì việc gì phải giở đủ các trò “bẩn” như phun vòi rồng, chèn ép, đâm va, thậm chí đâm chìm cả tàu cá của những ngư dân nghèo khó.
    - Cái sự hung hăng, hung hãn kiểu giang hồ, hải tặc chưa “phát huy” hết… công suất, bản chất đâu. Mấy hôm vừa rồi, ngư dân ta còn nhặt được hàng chậu “đá củ đậu” mà bàn tay “hữu hảo” ném sang vỡ ca-bin, gây chấn thương ấy chứ.
    - Chưa hết! Họ còn tạo hiện trường để vu khống, vu vạ tàu chấp pháp, ngư dân mình “gây sự, khiêu khích”.
    - Chẳng cần giở lại cuốn sử dày nghìn trang thì nhân loại cũng không thể tin, một nước nhỏ như chúng ta ngàn đời nay chỉ mong sóng yên biển lặng để làm ăn, mà lại kiếm chuyện gây gổ với nước lớn, đông dân nhất quả đất.
    - To xác, to mồm mà cái nhân, cái tâm nhỏ nhen, ti tiện thì làm sao thành “siêu cường” được, nhất là chỉ cần một vài hành động ngông cuồng trên Biển Đông là cả thế giới thấy ngay.
    - Thế giới cũng phục sự kiềm chế của ta, chỉ dùng loa phóng thanh, tàu thuyền không một tấc sắt, xua đuổi cả “đàn cá” dữ hung tợn giăng kín biển.
    - Chỉ cần nhìn hành vi, hành động là có thể phân biệt ngay kẻ tiểu nhân và người quân tử. Đều lạ lùng, khó hiểu là, đã bao đời nay họ vẫn không thể trở thành người tử tế, đáng mặt một nước lớn trong con mắt thiên hạ.

    Trả lờiXóa
  9. Chiến tranh nào có ai muốn đâu, hoà bình thì ai chẳng thích, hãy nhìn những nước đang trong tình trang chiến tranh mà xem đi, chẳng được lợi gì đâu, chỉ khổ dân, hại nước mà thôi. Vậy nên cần có biện pháp mềm dẻo, ngoại giao tốt, không chiến tranh mà vẫn giải quyết được vấn đề, đó mới là thượng sách.

    Trả lờiXóa
  10. Tướng : Nguyễn Trọng Vĩnh10:04 4/6/14

    Nói thiếu tính chiến đấu không phải là tôi muốn ông chiến đấu vũ trang với Trung Quốc trong lúc này. Tôi cũng không muốn chúng ta mắc vào cái bẫy khiêu khích của Trung Quốc, nổ súng hoặc đâm vào tàu của Trung Quốc để họ vin cớ gây chiến đánh ta. Nhưng ông Bộ trưởng một Bộ có chức năng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc thì ông phải phát huy tính chiến đấu bằng đấu tranh lý lẽ, đấu tranh pháp lý mạnh mẽ với đối phương.


    Trong Hội nghị đối thoại Shangri-la lẽ ra ông phải tố cáo trước cộng đồng thế giới hành động Trung Quốc cắm giàn khoan lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; phun vòi rồng làm hỏng và đâm thủng tàu cảnh sát biển của Việt Nam; hung bạo đâm chìm tàu cá, làm chết ngư dân Việt Nam,... Lẽ ra phải phản đối Trung Quốc mạnh mẽ và đòi họ rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển nước ta thì ông lại nói miên man về tình hình thế giới và lặp đi lặp lại nhiều lần về xây dựng lòng tin. Làm gì có lòng tin giữa kẻ xâm lược và nạn nhân bị xâm lược. Năm ngoái cũng tại diễn đàn này, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đọc một bài diễn văn về xây dựng lòng tin, tuy được cử tọa vỗ tay, nhưng có đi đến kết quả thực tế nào đâu?

    Ông Thanh kêu gọi các cường quốc đề cao trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp... Hiểu ngầm thì chủ yếu là ông kêu gọi chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, kẻ đang tham vọng bá chiếm Biển Đông và không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam. Sao mà ngây thơ và ảo tưởng thế!

    Ông Thanh lại ví giữa các nước láng giềng còn tồn tại tranh chấp về biên giới hoặc va chạm là không tránh khỏi (là bình thường) với mâu thuẫn trong mỗi gia đình. Những mâu thuẫn trong gia đình mà người khỏe nhất vác dao chém người anh, em yếu hơn để tranh giành tài sản thì lại là chuyện không bình thường. Ông Thanh đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chả khác nào một gia đình nọ, khi bọn cướp mang đao kiếm và sắp chém người để cướp của thì gia chủ lại đề nghị các anh rút đi!!!

    Tệ hại hơn nữa là ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp. Lẽ nào ông Thanh quên: năm 1979, “nước bạn Trung Quốc” huy động 60 vạn quân sang giết hại nhân dân và tàn phá triệt để các tỉnh biên giới của chúng ta; năm 1988, “nước bạn Trung Quốc” đã chiếm bãi đá Gacma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ và chiến sĩ ta. Bao nhiêu năm nay “nước bạn Trung Quốc” liên tục gây tội ác với ta ở Biển Đông, thường xuyên phái thương lái sang phá hoại kinh tế nước ta: đặt mua dừa non rồi mua lá điều với giá cao, mua rễ hồ tiêu, mầm thảo quả, mua đỉa, mua ốc bươu vàng, v.v. Họ mua rừng, mua bãi biển, thuê dài hạn các cảng Vũng Áng, Cửa Việt, nhằm xây dựng căn cứ quân sự, họ lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta, đưa ra cái lưỡi bò phi lý, phi pháp nhằm chiếm trọn Biển Đông. Đấy là quan hệ phát triển tốt đẹp của ông “bạn vàng” Trung Quốc ư? Phải chăng ông cố tình nhắm mắt trước mọi sự thật, đổi trắng thay đen để nịnh vị tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc đương có mặt tại Hội nghị? Ông còn nói đàm phán các cấp hai nước để giải quyết tranh chấp. Chúng ta đã đàm phám với Trung Quốc hàng chục lần, có giải quyết được gì đâu. Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn sang gặp Tập Cận Bình để cầu xin rút giàn khoan mà Tập Cận Bình cũng không nhận tiếp.

    Mới đây, trước những biện bạch dối trá của Đại sứ Trung Quốc, Đại sứ nước ta tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy và Đại sứ nước ta tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã đập lại một cách rành rẽ, lập luận vững vàng, có căn cứ đầy tính thuyết phục gây được ảnh hưởng rộng rãi trong dư luận.

    Có thể nói tính chiến đấu của ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh không bằng hai Đại sứ Xuân Thủy và Quốc Cường./.

    Trả lờiXóa
  11. Phan Văn Chuẩn10:42 4/6/14

    Có thể chốt lại câu này cho các con bò xứ Lừa XHCN an tâm làm ăn, kiếm tiền, nuôi vợ đợ con kẻo mai đây Khựa sang rất đông, đến bím già cũng không còn ... mà gặm.

    1. Hoàng Sa mãi mãi thuộc về Trung quốc (cấm cải ní).
    2. Trường Sa mãi mãi thuộc về chồng lấn. Sân nhà vườn chung Trung Việt đời đời hữu hảo. (Đôi bên chia nhau đỡ rát mặt với thiên hạ. Tàu to vét máng đậm, an nam nhược tiểu nhặt của rơi mang về, tất nhiên).

    Chí yêu nước cao nhưng bị Lùn.

    Trả lờiXóa
  12. Đầu tiên phải khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, tất cả mọi bằng chứng pháp lý đều chứng minh rằng 2 quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và cũng phải nhắc lại rằng Người dân Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của họ là không hề nhỏ, bằng chứng là việc thoát khỏi 1000 năm bắc thuộc. Và người Việt Nam thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước. Hành động đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã đe dọa nghiêm trọng độc lập, chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hành động đó là hoàn toàn sai trái, và Trung Quốc đã nhận được những phản úng trái chiều từ Việt nam và nhân dân toàn thế giới. Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay mọi hành động của mình và đưa dàn khoan về nước!

    Trả lờiXóa
  13. Hay,phải phang thế chứ.

    Trả lờiXóa
  14. không phải nói xấu bọn TQ nhưng thực sự cách đối xử của chúng không thể nào chấp nhận nổi hành động 1 cách gọi là điên cuồng hết sức! Ngang nhiên hết mực tôi thấy thực sự không biết chúng đang nghĩ j nữa, việc của chúng là như vậy chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của chúng, và đoàn kết đấy chính là sức mạnh to lớn mà chúng ta đang có và có thể nắm giữ

    Trả lờiXóa
  15. Đúng rồi đấy, từ cổ chí kim cho tới nay thì nếu hỏi bất kỳ một người nào rằng có thích chiến tranh không thì chắc chắc một điều là ai cũng sẽ trả lời là không? Nhưng tại sao lại có chiến tranh? Đó là do lòng tham của một số người, cứ thích đi xâm chiếm các nước khác, để nắm được quyền lực to lớn. Như Trung Quốc hiện nay chẳng hạn, chúng cũng đang khao khát làm bá chủ thế giới. Nhưng đáng tiếc là chúng gặp phải Việt nam nên vẫn còn rất nhiều khó khăn dành cho chúng trong việc làm bá chủ thế giới

    Trả lờiXóa
  16. Mấy ông rận chủ phân tích thì ban đầu nghe cũng có vẻ hợp lý đấy, nhưng nghĩ kỹ lại thì thấy đó chỉ là suy nghĩ của mấy vị ấy thôi, phân tích theo kiểu chụp giật, vơ đũa cả nắm, thường dựa trên mấy cái lý thuyết từ phương tây mà thôi. Còn nếu nói về Việt nam thì hoàn toàn là không đúng tí nào cả. Như kiểu ngày đánh mỹ ấy, ai nói Việt Nam có thể đánh bại được Mỹ chứ. Nhưng thực tế thì Việt nam đã làm được điều này. Thế cho nên là mấy ông rận chủ đừng có lấy mấy cái lý thuyết ấy áp dụng cho Việt nam, rồi đặt điều ăn nói sằng bậy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog