Chia sẻ

Tre Làng

Báo Nhật: NÊN CẢNH GIÁC VỚI "TRÒ CHƠI" MỚI CỦA TRUNG QUỐC

‘Trung Quốc có thể lùi một bước bây giờ nhưng rất có thể họ sẽ chơi một trò chơi lâu dài hơn trong tương lai’. Đó là nhận định của Diplomat trước quyết định dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc hôm 15/7.

Trung Quốc đã thực hiện một thông báo gây sửng sốt vào sáng thứ Tư, khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với Tân Hoa Xã rằng China National Petroleum Corp (CNPC) đã di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou -981 khỏi vị trí mà nó hạ đặt trái phép từ 2/5 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.

Việc di chuyển giàn khoan về đảo Hải Nam diễn ra sớm hơn 1 tháng so với dự định đã đặt ra một số câu hỏi. CNPC ban đầu nói rằng giàn khoan sẽ hoạt độg đến 15/8 nhưng hôm qua họ nói rằng cả việc thăm dò và khoan đã hoàn tất. 

Phó Giám đốc Văn phòng nghiên cứu chính sách CNPC, Wang Zhen, cho biết phân tích sơ bộ cho thấy rằng khu vực này có "điều kiện cơ bản và khả năng khai thác dầu khí, nhưng thử nghiệm khai thác không thể bắt đầu trước khi có đánh giá toàn diện của dữ liệu." Như vậy Trung Quốc đã tự đưa ra một lý do cho quyết định nhưng họ cũng chỉ đề cập một cách mơ hồ về yêu cầu đánh giá dữ liệu. Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc có thể sẽ đưa giàn khoan trở lại khi có cơ hội.

Sáng nay, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 đã ra khỏi thềm lục địa Việt Nam.

Việc Trung Quốc đột ngột rút giàn khoan trước lịch trình định sẵn trong hoàn cảnh không có cảnh báo và cũng không công bố phô trương dẫn đến một giả định hợp lý là Trung Quốc đang tìm cách giảm căng thẳng với Việt Nam. Và rất có thể đó là kết quả của áp lực quốc tế với yêu sách ngang ngược đòi đến 90 phần trăm Biển Đông

Trong khi không đưa ra một lý do chính thức cho quyết định này, Tân Hoa Xã cũng ghi nhận rằng các hoạt động kiểm tra không thể được sắp xếp ngay lập tức bởi vì mùa mưa bão đã bắt đầu. Một quan chức ngành công nghiệp với kiến thức về các hoạt động dầu khí nói với Reuters rằng quyết định này là để đưa giàn khoan vào các công việc khác.

Điều này xem ra cũng là có cơ sở vì đây là giàn khoan dầu tiên tiến nhất và mới nhất của Trung Quốc với khả năng khoan sâu gấp đôi so với các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã thu hồi tất cả các tàu khác mà nó sử dụng để bảo vệ các giàn khoan và tuyên bố chủ quyền vùng biển tranh chấp.

Tuy nhiên, quyết định đưa giàn khoan về Hải Nam có thể do áp lực ngày càng lớn trong khu vực. Việc Trung Quốc gần đây đưa yêu sách “đường chín đoạn” để đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và gia tăng áp lực với Việt Nam và Philippines đã trở thành chất xúc tác cho khá nhiều hợp tác an ninh khu vực. 

Đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực là Nhật Bản, đã đưa ra những cơ hội để cung cấp tàu bảo vệ bờ biển và tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước tương ứng. Trung Quốc cũng trở thành mục tiêu chính của Đối thoại Shangri-La vào cuối tháng 5 khi bị cả Mỹ và Nhật Bản chỉ trích về nỗ lực để thay đổi hiện trạng trong khu vực quan trọng nhất hiện nay.

Trong khi Trung Quốc dường như đang lùi lại trong lúc này thì cũng rất có thể họ sẽ chơi một trò chơi lâu hơn. Bắc Kinh cho thấy có thể khẳng định ý chí của họ ít nhất là trong quan hệ với một Việt Nam yếu hơn nhiều và hoàn thành mục tiêu bất chấp sự phản đối trong khu vực và cuộc đối đầu hàng ngày. 

Trung Quốc có thể sẽ coi đây là sự thiết lập một tiền lệ thành công, nhờ đó mà họ có thể áp đặt giải thích ranh giới khu vực mà không có một phản ứng dữ dội đáng kể. Thay vì giảm sự quyết đoán, các lãnh đạo Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ xem xét lại các vấn đề như thế này ở thời gian và địa điểm mà họ cho là thích hợp trong tương lai.

Tạm thời, sự cân bằng an ninh khu vực vẫn chưa có thay đổi đáng kể. Nó chỉ thay đổi khi có một sức mạnh cứng từ bên ngoài di chuyển tới vùng này. Nếu không Trung Quốc đã chứng minh nó có đủ tiền để tăng và duy trì áp lực lâu dài trong khu vực.

Trần Vũ (Lược dịch từ Diplomat)

12 nhận xét:

  1. Bưu điện Hoa Nam ngày 17/7 dẫn lời Khang Lâm, một học giả từ Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra cho biết giàn khoan 981 đã tìm thấy nguồn năng lượng dự trữ khá tốt và có giá trị khổng lồ (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV).

    "Trong ngắn hạn, Trung Quốc không có khả năng thăm dò quy mô lớn trong khu vực. Chúng tôi vẫn cần phải thu thập dữ liệu và tiến hành đánh giá rủi ro trước khi hạ đặt một giàn khoan. Nhưng cuối cùng chúng tôi sẽ quay trở lại. Việt Nam có thể phải cố gắng làm quen với điều này", Khang Lâm thách thức.

    Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng (bất hợp pháp ở Trường Sa?) sẽ là cơ sở hậu cần cho các hoạt động thăm dò tương tự nhiều hơn nữa, Khang Lâm cho biết.

    Lý Minh Giang, một giáo sư tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore cho biết, thông báo của phía Trung Quốc thu hồi giàn khoan 981 về Hải Nam có thể giúp xoa dịu những căng thẳng trong ngắn hạn do tâm lý chống (các hoạt động bành trướng lãnh thổ, xâm phạm vùng biển Việt Nam từ phía) Trung Quốc có thể giảm.

    "Duy trì một đội tàu hộ tống là nguy hiểm và tốn kém. Căng thẳng hiện tại sẽ không giảm nếu các tàu Trung Quốc vẫn còn ở đó (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV)", ông Giang cho biết.

    Bắc Kinh thông báo rút giàn khoan 981 sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Tuần trước Thượng viện Mỹ cũng thông qua một nghị quyết kêu gọi đóng băng các hoạt động thay đổi hiện trạng trong "vùng biển tranh chấp" ở Biển Đông.

    Tuy nhiên ông Lý Minh Giang cho rằng không có dấu hiệu nào về mối liên hệ giữa việc dịch chuyển giàn khoan 981 với nghị quyết của Thượng viện Mỹ.

    Trả lờiXóa
  2. Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 16/7 bình luận, việc Trung Quốc hôm 15/7 tuyên bố di dời giàn khoan 981 khỏi vị trí hạ đặt (trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) khi Hạ viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan khiến dư luận đặc biệt chú ý.

    Vương Chấn, Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu chính sách của tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tuyên bố, trong quá trình khoan thăm dò (bất hợp pháp), giàn khoan 981 đã phát hiện thấy dấu hiệu của dầu khí, nhưng tạm thời chưa thể khai thác mà phải đánh giá, tổng hợp các dữ liệu thu được. Trước khi có đánh giá kết luận cuối cùng, giàn khoan 981 sẽ không tiếp tục các hoạt động (trái phép) trong vùng biển này.

    Ngoài ra ông Chấn nói rằng, CNOOC cũng tính toán đến điều kiện thời tiết tháng 7 là mùa mưa bão ở Biển Đông, để đảm bảo an toàn cho nhân viên và thiết bị nên "tập đoàn này quyết định dịch chuyển giàn khoan 981" khỏi vị trí hiện nay.

    Trả lờiXóa
  3. Đa Chiều nói rằng, ngay từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông, Việt Nam đã phản ứng mạnh. Tờ báo thậm chí bịa đặt rằng Việt Nam điều cả...tàu chiến ra đối phó với (các hành vi phạm pháp của) tàu và giàn khoan Trung Quốc. Trong khi đó, chính các phóng viên quốc tế đã thực mục sở thị sự hiện diện (trái phép) của ít nhất 5 tàu chiến và một số máy bay quân sự Trung Quốc quanh giàn khoan.

    Và cũng ngay từ đầu cuộc khủng hoảng mang tên giàn khoan 981, Đa Chiều cho rằng Mỹ đã ra sức ủng hộ (lập trường chính nghĩa của) Việt Nam và chống lại (hành động xâm phạm của) Trung Quốc. Mỹ không chỉ phái Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel thăm Việt Nam, mà đầu tháng 7 Mỹ còn lần đầu tiên phái máy bay do thám quân sự bay sát đầu giàn khoan 981.

    Tờ báo cho rằng việc Washington liên tục lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan 981 đã cổ vũ rất lớn cho (tính chính nghĩa của) Việt Nam. Động thái này nằm trong một chuỗi hoạt động của Mỹ phản đối đường lưỡi bò (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông, bắt đầu từ tháng 2 năm nay.

    Trả lờiXóa
  4. Đa Chiều vu cáo Mỹ, Việt Nam và Philippines đã "khiêu khích" Trung Quốc trên cả mặt trận ngoại giao và quân sự?! Và phản ứng của Bắc Kinh theo Đa Chiều, dù ngay từ đầu đã chiếm thế thượng phong với số lượng và kích cỡ đội tàu hộ tống áp đảo so với tàu công vụ Việt Nam ở khu vực giàn khoan 981 để thể hiện cái gọi là "chí khí nước lớn làm nức lòng dân Trung Quốc", nhưng quân đội Trung Quốc lại luôn cảnh giác và kiềm chế với (cái gọi là) khiêu khích của Mỹ ở Biển Đông.

    Trả lờiXóa
  5. Quân đội Trung Quốc đã phản ứng một cách thụ động và dè dặt, Đa Chiều bình luận. Từ việc Mỹ tập trận chung với Philippines ở gần Scarborough cho đến việc điều máy bay do thám bay sát đầu giàn khoan 981, quân đội Trung Quốc đều im lặng.

    Ngay cả nghị quyết của Hạ viện Mỹ lần này lên án hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh rút giàn khoan, họ cũng phản ứng một cách lặng lẽ, khác hẳn những chỉ trích hùng hồn so với nghị quyết tương tự của Hạ viện Mỹ về Biển Đông năm 2011, 2013.

    Giàn khoan 981 hoạt động (trái phép) trên Biển Đông bắt đầu từ 2/5, ngày 4/5 bắt đầu khoan, trên thực tế nó chỉ hoạt động 73 ngày, ít hơn so với khung thời gian hoạt động tối thiểu của 1 giàn khoan CNOOC là 100 ngày. Việc tuyên bố di dời sớm giàn khoan 981, theo Đa Chiều trên thực tế là một sự rút lui và chọn đúng thời điểm Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan càng làm rõ điều đó.

    Trả lờiXóa
  6. Đa Chiều nhắc lại vụ năm 1992, Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã ký hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí (bất hợp pháp) với tập đoàn Chevron tại khu vực bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong thềm lục địa của Việt Nam mà Trung Quốc khăng khăng gọi là "bãi Vạn An Bắc thuộc quần đảo Nam Sa", tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ yêu sách "chủ quyền".

    Hợp đồng (phi pháp) này nhanh chóng được chính phủ Trung Quốc thông qua, tháng 4/1994 Chevron thuê tàu khảo sát của Sở nghiên cứu Hải dương Biển Đông thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tiến hành khảo sát (trái phép). Động thái này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của Việt Nam mà tờ Đa Chiều gọi là "văn võ đồng công", "tiên phát chế nhân", cuối cùng Bắc Kinh đã âm thầm ra khỏi bãi Tư Chính sau 3 ngày 3 đêm đối đầu với Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. Tờ báo cho biết, một số nhà quan sát nhận định vụ dịch chuyển "sớm" giàn khoan 981 lần này cũng tương tự như vụ (xâm phạm) bãi Tư Chính năm 1994, Bắc Kinh đã không lường trước được phản ứng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ đành phải thực hiện "rút lui chiến thuật".

    Ngoài ra giới phân tích cũng đặt những giả thuyết khác về việc dịch chuyển giàn khoan 981 lần này khi nó diễn ra ngay sau đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh hôm 9, 10/7 và việc Tổng thống Obama điện đàm với người đồng cấp Tập Cận Bình về "quan hệ nước lớn" cũng có thể là một nguyên cớ.

    Tuy nhiên theo Đa Chiều, động thái dịch chuyển này của Trung Quốc cần phải đặt trong giả thuyết sẽ quay trở lại "sau khi tổng hợp dữ liệu", tức là Bắc Kinh vẫn chừa ra khả năng cái gọi là "phản kích".

    Trả lờiXóa
  8. Trung quốc là một kẻ rất nham hiểm đó là một điều mà ai cũng biết cả mà, những hành động của trung quốc trên biển đông đều cho thấy rằng trung quốc có dã tâm rất lớn trong vấn đề thực hiện hóa đường liuỡi bò 9 đoạn hoàn toàn vô lý của minh, một điều mà chúng ta cần phải lo ngại nữa đó là trung quốc đã bất chấp tất cả kể cả dư luận quốc tế để tiếp tục với những hành động bành trướng của mình

    Trả lờiXóa
  9. Hành động của trung quốc ngày càng thể hiện sự bành trướng và thâm hiểm của chúng, trung quốc rút giàn khoan HD 981 rồi đưa ra lý do là thăm dò, rồi giờ đây trung quốc muốn đưa những giàn khoan khác ra nữa, tôi nghĩ Đảng và Nhà nước ta nên có nhữn tính toàn kịp thời và có những hành động quyết liệt hơn nữa, 1 giàn khoan rồi 2 rồi 3 và sau đó là nhiều nữa nếu chúng ta không kiên quyết, người dân sẽ đứng về phía Đảng để bảo vệ chủ quyền

    Trả lờiXóa
  10. người Việt Nam14:36 17/7/14

    Không hiểu tại sao chính quyền để cho nó đến và đi như vào chỗ không người vậy nhỉ?

    Trả lờiXóa
  11. Thật sự việc trung quốc rút giàn khoan sau hơn 2 tháng đóng tại Việt Nam nó cũng chưa thể chắc chắn một điều rằng trung quốc sẽ không quay lại và nó có thể chính là những âm mưu của trung quốc để giảm bớt dư luận thể giới. Vậy nên chúng ta cũng không nên được chủ quan trước những hành động của trung quốc mà cần phải có những sự đề phòng cũng như vẫn tiếp tục theo dõi mọi hành động của trung quốc để kịp thời có những phương án giải quyết.

    Trả lờiXóa
  12. Hành động của TQ ngày càng nguy hiểm hơn do sức ép từ quốc tế chúng bất lợi về mọi mặt chúng chỉ mạnh có mỗi là về lực, càng kéo dài chúng càng nóng lòng chiếm đoạt bằng được vùng biển đông vì lợi ích mà nó đem lại, chúng chắc chắn không muốn từ bỏ và chúng sẽ tìm mọi cách đến tiến sâu hơn vào vùng biển động, mọi hành động của chúng cần được theo dõi sát

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog