Chia sẻ

Tre Làng

MÓC TÚI DÂN, BỘ TRƯỞNG VŨ HUY HOÀNG CÓ BIẾT CHUYỆN Ở NGÀNH ĐIỆN?

Móc túi dân, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có biết chuyện ở ngành Điện?

TS. DƯƠNG XUÂN THÀNH

(GDVN) - Một loạt bài viết phản ánh chuyện tiền điện của các hộ tiêu dùng tháng 5/2014 bị tăng đột ngột, người viết bài này cũng không ngoại lệ.

Từ tháng 2 đến tháng 4/2014 do sửa nhà, thợ xây dựng dùng nhiều thiết bị điện (máy khoan cắt bê tông, máy hàn, điện chiếu sáng…) nên mỗi tháng gia đình phải trả khoảng từ 500.000 - 600.000 đồng tiền điện. Giữa tháng 4 công việc hoàn tất, nhà chỉ có hai người, sử dụng điện rất tiết kiệm nhưng tiền điện tháng 5/2014 lên đến gần 900.000 đồng. Hỏi người thu tiền thì nhận được câu trả lời: “Tại gia đình dùng nhiều, số trên công tơ chỉ như vậy”.

Vấn đề là ở chỗ đơn giá mỗi số được tính lũy tiến (xem bảng 1), giả thiết ngay từ đầu năm 2014 mỗi tháng nhân viên ngành Điện ghi giảm đi 50 kWh thì hết tháng 4 sẽ tích lũy được khoảng 200 kWh dồn sang cho tháng 5. Nếu bình quân gia đình dùng 300 kWh một tháng và tạm lấy biểu giá mới để so sánh thì giá cao nhất mà họ phải nộp là 2.082 đ/kWh. Số điện tích lũy dồn sang tháng 5 sẽ chịu giá 2.324 đ hoặc 2.399 đ/kWh. Nghĩa là đắt thêm khoảng 300 đồng mỗi kW, điều này đồng nghĩa với việc người dân bị móc túi khoảng 60.000 đồng.

Đây không phải là chuyện cá biệt mà diễn ra ở nhiều nơi, phải chăng đã có một sự chỉ đạo ngầm nào đó của ngành Điện? Nếu không thì không thể có chuyện xảy ra đồng loạt như vậy? Các quan chức ngành điện có thể chối bay chối biến nhưng không thể phủ nhận một thực tế vô lý mà người dân hết sức bức xúc. Việc làm này không phải là tinh vi gì, chỉ vì người dân không thể kêu ai khi mà lợi ích nhóm của ngành Điện đã được Bộ Công Thương “bảo kê”.

Giả sử có kiểm tra đồng hồ đo điện cũng sẽ không giải quyết được điều gì vì không thể quay ngược đồng hồ về thời điểm tháng 4 để biết chỉ số trên đồng hồ lúc đó là bao nhiêu. Cách duy nhất mà cơ quan phòng chống tham nhũng có thể tiến hành là kiểm tra lượng điện bán ra của từng đơn vị kinh doanh và doanh thu trong tháng so với các tháng khác. Việc này đáng tiếc lại là “bí mật kinh doanh” mà người dân không thể tiếp cận.

Tại huyện Gia Lâm, Hà Nội công tơ điện thường treo trên cột cao, người đi ghi số phải dùng thang và không bao giờ thông báo cho dân biết ngày ghi để dân kiểm tra, cách làm việc mù mờ này đã được duy trì từ nhiều năm nay. Đôi khi nhân viên ngành điện còn đánh đố: “Các bác muốn kiểm tra cứ trèo lên cột mà xem”. 

Cách đây vài năm, toàn bộ đồng hồ đo điện của dân bị ngành điện thay thế kể cả các loại đồng hồ do Nga sản xuất. Người dân không hề biết việc kiểm định, đánh giá chất lượng đồng hồ như thế nào, chỉ biết sau đó số tiền phải nộp tăng lên hơn trước khi thay đồng hồ.

Truyền thông và các vị lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ nói nhiều về sự minh bạch, nói nhiều về chống tham nhũng nhưng xử lý tham nhũng chính sách, tham nhũng tập thể toàn ngành, cả Bộ thì chưa có chế tài xử lý (hay là chưa muốn xử lý?).

Tờ Thanh niên ngày 26/7/2012 viết: “Trên thực tế, theo nhiều nhà máy, vào mùa thấp điểm là mùa mưa, giá bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) của các nhà máy thủy điện chỉ 500 - 550 đồng/kWh. Với giá điện này hầu hết các nhà máy đều lỗ, dẫn tới tình trạng càng phát nhiều giờ trong ngày thì lỗ càng nặng. Trong khi đó EVN vẫn mua điện từ Trung Quốc với giá khoảng 1.300 đồng/kWh, gấp 2 - 3 lần giá mua điện của các nhà máy thủy điện”.

Sự độc quyền của ngành Điện kéo theo nhiều tệ nạn mà nhức nhối nhất là lợi ích nhóm. Mua điện của các nhà máy thủy điện trong nước vào mùa mưa, EVN chỉ trả khoảng 500 - 550 đồng/kWh. Trong khi đó Bộ Công thương quy định (từ 1/6/2014) giá bán điện sinh hoạt cho người dân chia thành 6 bậc, giá thấp nhất là gần gấp ba lần giá mua (1.388 đ/kWh) và cao nhất gần gấp 5 lần (bảng 1). Đấy là chưa kể giá điện còn thay đổi theo giờ, ban đêm khác, ban ngày khác, giờ cao điểm khác, giờ thấp điểm khác. Tất cả chung quy chỉ là các thủ thuật để có lợi cho ngành Điện. Khách hàng chỉ là "quả chanh" để ngành Điện tha hồ vắt, lấy đâu ra chuyện “khách hàng là thượng đế”?

Người dân mua càng nhiều điện càng phải chịu giá cao, nghịch lý kinh doanh này quả thật không khiến ai tâm phục, khẩu phục. Ngành Điện khi mua điện của các nhà máy có quy định 6 mức mua như khi bán không? Nếu giá mua là cố định thì tại sao lại phân thành 6 mức bán? 
Bảng giá bán điện sinh hoạt theo quy định của Bộ Công thương từ 1/6/2014.

Báo Đất Việt ngày 30/6/2014 viết: “EVN ký hợp đồng mua điện giá cao với Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc (CSD). Hợp đồng mua điện của Trung Quốc được ký từ năm 2005 và chính thức mua điện từ 2009. Thỏa thuận hợp đồng hiện nay buộc phải cam kết về sản lượng và thời gian mua. Nếu không mua sẽ bị phạt, dẫn tới ngay cả khi nguồn cung cấp trong nước dồi dào vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

Luật Điện lực ban hành ngày 3/12/2004 có hẳn một chương (chương 2) về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực. Vậy Bộ Công Thương (bộ Công Nghiệp cũ) để đâu quy hoạch và tầm nhìn đến nỗi điện trong nước dư thừa mà lại phải mua giá cao từ Trung Quốc?

Chỉ có hai cách lý giải, thứ nhất, các nhà hoạch định chiến lược, kể cả các cố vấn khoa học ngành điện không đủ năng lực dự báo, thiếu tầm nhìn về sự phát triển kinh tế của đất nước, dẫn tới đự báo sai.

Thứ hai, dù đủ năng lực dự báo, biết trước tình trạng sản xuất và tiêu thụ điện nhưng cố tình làm ngơ, tạo nguy cơ thiếu điện giả tạo để tăng giá phục vụ lợi ích nhóm?

Phải chăng nhiều nhà máy thủy điện không thuộc EVN không thể bán điện chính là lý do thiếu điện để hô hào tiết kiệm, để có cớ đặt ra tới sáu bậc giá điện bắt người dân phải mua giá cao? 

Ngừng hợp đồng mua điện của Trung Quốc sẽ bị phạt, điều này là đương nhiên, nhưng tại sao không nghĩ đến chuyện mua điện (giá vừa phải) của các nhà máy trong nước lấy số tiền chênh lệch đó nộp phạt. Làm được như vậy vừa tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, vừa cứu được các nhà đầu tư thủy điện, chờ đến khi nộp phạt xong thì mua theo giá thỏa thuận?

Cái sự nhức nhối của người dân với ngành Điện trong chuyện bị “móc túi” như báo chí phản ánh trong tháng 5 vừa qua chỉ là chuyện nhỏ nếu so với thiệt hai to lớn mà đất nước phải gánh chịu khi lệ thuộc vào nguồn năng lượng của nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Muốn dân tin, rằng lãnh đạo ngành Điện, Bộ Công thương thực sự vì dân, vì nước chỉ cần chấm dứt sự không minh bạch, chấm dứt kiểu lợi ích cục bộ, xử lý thật nghiêm đội ngũ nhân viên và các cơ sở kinh doanh đang thực hiện hành vi móc túi dân. Điều này khó nhưng Bộ Giao Thông đang làm được, sao Bộ Công thương chưa dám làm? Câu hỏi này xin dành cho Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.

71 nhận xét:

  1. EVN nó móc túi người dân từ lâu lắm rồi ông ạ. Mè không phải bây giờ người dân mới biết đâu. Vấn đề là biết mà đéo làm gì được, thế mới cay.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi nghĩ thanh tra chính phủ nên làm việc với ngành điên lực nước ta đi, bởi lẽ điện là một sản phẩm không thể thiếu cho cuộc sống của người dân nhưng với cách làm việc như thế này của ngành điện có vể không ổn, khi mà đã đầu tư trái ngành gây thua lỗ và ngừoi chịu là người dân, tất cả đều đỗ lên đầu người dân cả, làm như thế này thì người dân sao mà phục được cơ chứ

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ không chỉ trong ngành điện mà còn nhiều ngành khác như xăng dầu, khí đốt,...đó đều là những mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống của người dân, nhưng nếu làm kiểu này thì người dân sẽ mất niềm tin vào Đảng và NHà nước ngay thôi, khi mà những ông lớn đứng đầu những ngành này đã không quản lý chặt chẽ được, khiến cho nhiều vụ việc xảy ra, đầu tư thua lỗ, rồi lợi ích nhóm, tham nhũng,..và tất cả người dân phải gánh chịu. Tôi nghĩ không đâu xa đâu, chống tham nhũng chúng ta phải bắt tay vào những việc này đã, chúng ta phải làm cho bộ máy chúng ta hoạt động trơn tru đã khi đó thiết bị này hỏng hóc chúng ta sẽ biết ngay thôi

    Trả lờiXóa
  4. người Việt Nam15:03 17/7/14

    Bất kỳ lĩnh vực gì độc quyền đều như vậy, do đó, cần vĩnh viễn xoá bỏ độc quyền trên mọi lĩnh vực!

    Trả lờiXóa
  5. Thật sự những sự việc như thế này xảy ra đã làm cho nhân dân ta phải chịu bao nhiêu khổ cực bao nhiêu thiệt thòi và dần dần họ mất đi niềm tin vào chính quyền, đây chính là một vấn đề cực kì nghiêm trọng. Thế nên cần phải có những biện pháp có những sự nhìn nhận lại vấn đề này một cách kĩ lưỡng một cách đúng đắn có những biện pháp để ngăn chặn để giải quyết chứ nếu không nó sẽ gây ra những hậu quả to lớn.

    Trả lờiXóa
  6. bạn cứ thử làm công nhân ngành điện, một ngày ghi vài ba trăm cái công tơ, nhìn bằng mắt, ghi bằng tay xem có đúng được hết không? đấy là chưa kể đến các yếu tố khác như thời tiết, tiếng ồn, các rủi ro ... 1 cử nhân làm việc văn phòng, ngồi ghế tựa, máy lạnh mà đánh máy vài trang giấy còn sai vài từ, huống chi người công nhân đi ghi vài trăm cái công tơ! Thế nên mọi người cũng hiểu và thông cảm cho những vấn đề này cũng như nghành điện cũng nên xem xét lại vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  7. Một tổng giám đốc nghành điện lực học cao hiểu rộng nhưng đưa ra những lời nhận xét và giải thích cực kỳ vô trách nhiệm. "Nhưng những sai sót đó, nếu các hộ dân phản ánh, hoặc phát hiện ra thì Tổng công ty sẽ phúc tra. Chúng tôi đã có quy định tất cả các công tơ vượt trên 130% sản lượng so với tháng trước đều nằm trong diện kiểm tra phúc tra. Chắc chắn có thể xảy ra sai sót, nếu khách hàng phát hiện, chúng tôi sẽ cùng nhau khắc phục, với tinh thần cầu thị và sẽ xử lý theo đúng quy định." còn người dân nghèo không phát hiện ra thì thôi cứ nộp tiền đúng hóa đơn. Thật sự thì nghành điện đang làm cho dân mất niềm tin một cách nghiêm trọng.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi nghĩ rằng việc này không phải lỗi do các bác ghi số công tơ điện , không ngẫu nhiên mà sai cùng một lúc trong cùng một thời điểm và lại là nhiều người, điều này người dân ai cũng hiểu là từ đâu, nhưng mất tiền rối kêu có lấy lại được không và giải quyết được vấn đề gì mới là quan trọng. Các bác cấp trên nghành điện lực giải thích cho mọi người nghe như giải thích cho trẻ con. Thật sự thì việc này cần phải điều tra xem xét một cách công minh để cho nhân dân không mất niềm tin vào nghành điện lực.

    Trả lờiXóa
  9. bó tay mấy ông điện lực này.trước gần nha tôi có gia đình người ta chỉ thuê kinh doanh và không sinh hoạt gì ở đó.bình quân hàng tháng người ta chỉ dùng hết khoảng 120.000 tiền điện(tôi đi đóng hộ mà)vậy mà đợt thay đồng hồ điện tử thì tháng đó gần 500.000.đem thắc mắc với mấy ông điện lực thì ông ấy lên kiểm tra rồi bảo tại dây điện nhà người ta cũ quá ,rồi nói để đó theo dõi và nếu thắc mắc thì làm đơn.nhưng từ ngày đó đến tháng sau mặc dù người ta không thay dây thì chỉ số công tơ lại về bình thường như những tháng trước đó.vậy giờ người ta biết hỏi ai khiếu nại ai?đúng là được vạ thì má xưng.

    Trả lờiXóa
  10. Có mấy bác nhân viên nghành điện lực giải thích cho nguyên nhân này đó chính là nhầm lẫn. Đi làm thì ai cũng phải có trách nhiệm với công việc của mình hết. Ghi sai nhầm số điện là lỗi của người làm và phải chịu trách nhiệm về việc đó là đương nhiên. Còn đổ tội cho hoàn cảnh như vậy mình nghĩ đúng là người Việt Nam mình. Công việc của người ghi số điện là vậy, không chịu được gian khổ thì bạn xin nghỉ bạn chuyển việc nhàng hơn lương cao hơn. Mỗi người đều có một công việc trong xã hội, công việc của mình làm ảnh hưởng đến người khác thì phải xin lỗi. NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA NÊN HỌC CÁCH CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ HÀNH ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO HOÀN CẢNH.

    Trả lờiXóa
  11. Nói về chuyện ghi sai chỉ số thì tôi cho rằng cũng là chuyện không thể tránh khỏi, thử nghĩ 1 ngày nhân viên ghi điện phải ghi từ 200-300 công tơ dưới cái nắng chói chang, mà 22 ngày làm việc như vậy thì làm sao có thể tránh khỏi chuyện sai sót, máy móc còn có sai số huống chi là con người? Mà cái gì thì cũng có luật của nó cả, các bạn thắc mắc chỉ số điện thì cứ liên hệ với Điện Lực, nếu đúng là sai thì tôi cam đoan là Điện Lực sẽ điều chỉnh lại cho các bạn thoả đáng. Vài lời phân tích và tâm sự để các bạn hiểu và thông cảm cho các nhân viên Điện Lực nói riêng và Nghành Điện nói chung.

    Trả lờiXóa
  12. Suy nghĩ lại tôi thấy, EVN đang có chiêu bài móc túi của dân rất trắng trợn.Chỉ số điện của gia đình tôi dùng rất đều, tháng nào cũng tầm 250 số, nhưng cứ mỗi lần có thông tin tăng giá, tăng cách tính tiền điện là có sự thay đổi về tổng số tiêu thụ của tháng trước và sau. Như tháng 4 vừa rồi, EVN thay đổi cách tính lũy kế, thì tháng 3 đột nhiên chỉ số điện chỉ có 170 số và khi thay đổi có hiệu lực thì tháng 4 lại tăng lên hơn 330 số, như thế là 80 số của tháng trước được để dành chốt cho tháng sau. Tiền điện tháng 6 này cũng không ngoại lệ. Nếu không có cách kiểm soát chỉ số điện mà để các anh EVN tự chốt số thì một năm EVN móc túi của dân vài nghìn tỷ là chuyện rất bình thường.

    Trả lờiXóa
  13. Việc tiền điện ghi sai và ghi theo cách của họ là chuyện xảy ra khi mỗi lần chuẩn bị tăng giá điện. Đó là bài toán của nhà kinh doanh điện đó, chỗ tôi ở hàng tháng ghi vào ngày 15, nhưng tháng 06 ghi vào ngày 18 trong đó số chốt của tháng 05 không ai ktra công tơ không biết là bao nhiêu? Chỉ nhìn số cuối trên hóa đơn thôi do đó tăng 3 ngày vào tháng nóng cao điểm thì phụ trội 01 gia đình tăng thêm 100kw chẳng hạn số đó tiền sẽ tăng giá gấp đôi do ở mức cao cho nên doanh thu của họ tăng hơn tháng trước hơn 50% là bình thường...

    Trả lờiXóa
  14. Tôi thấy tháng nào nhân viên ghi số điện trên công tơ (Công tơ của điện lực cung cấp là chính xác ) đều có số thực tế. Theo tôi từng tháng khi NV ghi số diện SD của mỗi gia đình thấy có gì bất thường cần có thông tin ngay với GĐ (Có thể theo SĐT) để kiểm tra kịp thời các thiết bị sử dụng điện trong tháng đó. Tránh mất lòng tin ở nhân dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao đời sống của nhân dân. Từ đó gia đình và đất nước mình mới vươn lên ngang tầm Quốc tế được. Là công chức phải xác định mình là công bộc của Dân. Hãy làm đúng trách nhiệm với nhân dân.

    Trả lờiXóa
  15. Ngành điện nêu giá đơn giá điện không tăng, nhưng nếu ai so sánh kỹ hóa đơn giữa tháng 4 và tháng 5 sẽ thấy bản chất của vấn đề là: "Giá điện có tăng", bằng chứng là: Hóa đơn tháng 4 với đơn giá nhỏ nhất người dân được áp dụng với 100 số đầu, với đơn giá thứ hai thì áp dụng cho 50 số tiếp theo... Còn hóa đơn tháng 5 thì đơn giá nhỏ nhất được áp dụng chỉ cho 50 số đầu, đơn giá thứ hai áp dụng cho 26 số tiếp theo...=> như vậy những số điện đầu được áp dụng giá thấp ko còn nhiều như tháng trước, nên cách tính tiền cứ thế mà lũy tiến theo đơn giá tăng dần, cộng thêm cách ghi ăn gian số điện => Tổng tiền tăng gấp đôi, ba lần tháng trước là hoàn toàn có logic của ngành điện.

    Trả lờiXóa
  16. Cách đây mấy tháng nhà bác tớ cũng bị như thế nhé ( tổng số điện tiêu hao tăng gấp đôi so với tháng trước luôn). Bác tớ ra công tơ kiểm tra chỉ số thấy số điện của ngày mình xem còn chưa tới số điện chốt trên hóa đơn ,bác tớ gọi nhân viên điện lực lên kiểm tra. Họ xin lỗi và mang hóa đơn vế, chờ hóa đơn tháng sau cộng vào tính lại. Nói chung mình vẫn cần phải kiểm tra nếu cảm thấy bất thường khi nhận hóa đơn của họ.

    Trả lờiXóa
  17. Việc số điện chênh vào đầu hè xảy ra thường xuyên trong nhiều năm và nhà chị tôi đã phải mua thêm một công tơ khác lắp ngay ở đầu vào của đường điện và có phản ánh thường xuyên thì sẽ ổn định. Nguyên nhân thì không thể biết tại sao!!? Có khu còn khóa lại chỉ nhân viên ngành điện mở ra chốt số và báo lại cho khác hàng. Hiện nay nên làm rõ công tơ chạy cho gia đình là loại công tơ nào, công suất bao nhiêu, làm cách nào để kiểm tra tính chính xác của công tơ và có bị thất thoát hay không!!?Ngành điện nên minh bạch vấn đề này!!

    Trả lờiXóa
  18. Nhiều nhân viên giải thích rằng họ ghi thủ công nên nhầm lẫn. Vậy thì với thời công nghệ phát triển như hiện nay tại sao không triển khai một loại thiết bị đo đếm điện điện tử như ở Quảng ngãi đã làm nhỉ, thiết bị vừa nhỏ gọn độ chính xác cao; không phải treo ngoài cột mất mỹ quan đường phố mà gắn luôn tại nhà dân để người dân có thể kiểm chứng lượng điện tiêu thụ hàng tháng của gia đình; đồng thời thiết bị cung cấp được chỉ số tiêu thụ điện hàng tháng của khách hàng qua hệ thống phần mềm tin học quản lý điện năng không phải một người trèo lên cột đọc 1 người ở dưới ghi giảm thiểu rất nhiều sức lao động mà lại an toàn cho người lao động, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo sự minh bạch công bằng cho khách hàng. Tôi nghĩ đây là việc cần làm ngay.

    Trả lờiXóa
  19. Mùa hè thì nóng bật điều hòa bật quạt cả ngày tăng là chuyện đương nhiên thôi. Bác nào bảo sai số gì đó bảo người ta cho chèo hẳn lên mà coi, số điện người ta có ghi số từng tháng cơ mà. Chỗ e cho so thoải mái, người ta cho xem sổ, nếu thích thì cho tự chèo lên coi đồng hồ. Người ta đã nói như vậy mà còn bảo là thiếu trách nhiệm, nếu ai phát hiện đền bù và xin lỗi công khai còn gì. Nhân viên còn bị kỷ luật. Mọi người cũng nên thông cảm và hãy để cho nghành điện có thể sửa chữa lỗi lầm của mình.

    Trả lờiXóa
  20. Theo tôi cách giải thích của EVN là không chính xác, có sự mâu thuẫn. Nếu điện năng tiêu thụ tăng gấp 3 đến 4 lần liệu nghành điện lực có cung cấp đủ nổi không .? Bởi vì những năm trước tăng có vài chục % là thiếu hụt và cắt điện luân phiên rồi , với lại hệ thống truyền tải điện năng cũng không bao giờ có thể chịu nổi khi công xuất tăng lên như vậy. Thế nên nghành điện cũng nên cần phải xem xét lại và có những cách làm công minh đúng đắn hơn.

    Trả lờiXóa
  21. Việc này giải thích thật đơn giản vì do cách tính giá điện theo bậc thang các hộ dùng điện ở mức độ trung bình nếu ghi đúng số hàng tháng thì sẽ được tính giá điện ở các mức tương đối thấp, mà các số này này đều bị giới hạn bởi số lượng cụ thể nếu quá sẽ tính ở mức cao hơn. Nếu các tháng đầu ghi số ít đi sau đó cộng dồn tính cho 1 tháng thì phần lớn số điện tiêu thụ các tháng sẽ bị đẩy lên mức cao hơn thậm chí phần lớn người dùng sẽ bị tính ở mức kịch trần.

    Trả lờiXóa
  22. Vấn đề chính là nằm ở chỗ người sử dụng điện không được kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện, công tơ không được đặt tại chỗ mà người sử dụng có quyền theo dõi, vấn đề đặt công tơ như hiện nay là EVN đã tự ý tước đoạt quyền được kiểm tra của người dùng điện. Khắc phục điều này khi người chủ công tơ được biết số điện tiêu thụ thì sẽ không còn nhiều thắc mắc với các hóa đơn bất cập như hiện nay. Việc này bên Công ty cấp nước làm được, cớ sao điện không làm để cứ xảy ra chuyện mờ ám.

    Trả lờiXóa
  23. Sao không thấy nhầm giảm số điện và số tiền nhỉ ? Phần lớn khách hàng không kiện cáo khi bị thu quá tiền đâu và càng không có thời gian và sức lực để giám sát đồng hồ điện đâu. Mong sao ngành điện tự giác , trung thực hơn và nâng cao trình độ cho cán bộ của mình để cho người dân toàn tâm lo lao động, làm việc cho năng suất, hiệu quả để cuộc sống đỡ vất vả hơn, chỉ có làm như thế thì nhân dân mới tin tưởng và ủng hộ nghành điện nói riêng và chính quyền nói chung.

    Trả lờiXóa
  24. Các bạn chả hiểu cái gì chỉ biết trách móc nghành điện , xin lỗi các bạn kể cả là ghi chỉ số công tơ bằng phương pháp nào cũng có sai xót. cái quan trọng người dân của mình có bao giờ nhìn chỉ số công tơ nhà mình không? có không? cả năm các bạn đã nhìn công tơ nhà mình chưa? nếu bạn nhìn công tơ nhà các ban và so với chỉ số mới ở hóa đơn thanh toán tiền điện các bạn sẽ nhận ra ngay. còn sai chỉ số bọn tôi chỉnh lại dựa trên số ngày sử dụng và công xuất tiêu thụ , không bao giờ có chuyện ăn bớt hay ăn của dân 1 đồng chứ đừng nói 1000 đồng . Các bạn không hiểu chỉ biết trách móc , rồi nói nhưng câu không hay. hay nghiên cứu đi rồi hay đánh giá . đừng thiếu hiểu biết rồi nói không chính xác .( HÓA ĐƠN phải nộp cho công ty tính đến đồng chứ không phải trăm đồng nha các bạn).

    Trả lờiXóa
  25. Ghi thiếu tiền điện để dồn vào tháng sau, đây là mánh phổ biến của cán bộ ngành điện. Với cách tính giá tăng theo bâc như hiện nay, các tháng đầu hè, tháng tết và các tháng có biến đổi giá điện đều bị lợi dụng để dồn số vào các bậc giá cao moi tiền của khách hàng. Khắc phục chỉ có cách là thay đổi cơ cấu giá, càng dùng nhiều càng rẻ thì các cụ điên nặng mới thôi gian lận. Tốt nhất là chụp ảnh số công tơ rồi kèm với hoá đơn tiền điện thì người tiêu dùng họ yên tâm ngay ,không thể ghi tháng ít rồi tháng sau ghi nhiều để lấy tiền luỹ tiến được.

    Trả lờiXóa
  26. Giá điện tăng thì có thông báo tới các hộ dân hoặc trên thông tin đại chúng, nhiều lúc có sai sót giữ người ghi số số điện không báo với người sử dụng điện đến đối chiếu, nhiều hộ dân suốt ngày suốt tháng đi làm chẳng biết nhà mình còn hay không nữa là mấy số điện, do đó theo tôi mỗi lần đi ghi số điện phải thông báo cho người sử dụng điện biết. Nghành điện nên có những cách làm cho hợp lí hơn để nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  27. Ghi sai chỉ số đồng hồ không ảnh hưởng nhiều đâu bạn nhé. Vì nếu tháng này ghi tăng lên hoặc giảm xuống (do nhầm lẫn) thì tháng sau sẽ giảm xuống hoặc tăng lên (bạn tiêu thu bao nhiêu nó vẫn "nằm" trên đó mà), vấn đề cần quan tâm là giá bình quân ấy. Bạn lấy tổng số tiền phải nộp chia cho tổng lượng điện tiêu thu ghi trên hóa đơn của từng tháng, nếu số bình quân của tháng 6 (hặc bất cứ tháng nào) tăng lên một cách bất thường thì hãy phản ảnh với ngành Điện.

    Trả lờiXóa
  28. Điều này kiểm tra không hề khó, mỗi khu vực đều có công tơ tổng, đối chiếu công tơ tổng của tháng 4 và 5 nếu bị âm ( có những nguyên nhân do tiêu hao...) mà vượt mức bình thường rồi trong tháng 6 lại thặng dư quá mức thì sẽ có việc các hộ bị tháng 4 và 5 thu ít hơn thực tế sau đó cộng vào tháng 6 để chịu mức cao hơn ( công tơ vẫn chuẩn, tổng chỉ số điện vẫn vậy) sự nhầm lẫn này là có chủ ý trong cả 1 hệ thống và điều này sẽ mãi còn xẩy ra nếu cách tính giá điện theo từng mức như hiện nay.

    Trả lờiXóa
  29. Theo thống kê chủ yếu các hộ phát sinh số điện sử dụng đều tập trung ở thành phố. Sau khi kiểm tra các nguyên nhân dẫn đến lượng tiêu thụ điện tăng cao trong tháng 5,6 vừa qua có mấy nguyên nhân sau: - Ngành điện có điều chỉnh giá bán điện và biên độ tính giá điện bậc thang. Sau khi kiểm tra nguyên nhân này không làm tăng chi phí tiền điện của các hộ. - Do thời tiết nắng nóng lượng tiêu thụ điện tăng. Nguyên nhân này là đương nhiên. - Do các hộ sử dụng kiểm soát sử dụng điện chưa tốt. VD Người giúp việc, người già, trẻ nhỏ bật điều hoà quên không tắt hoặc đóng cửa dẫn đến tăng chỉ số sử dụng điện. Nguyên nhân này là chủ yếu làm phát sinh chỉ số. Để giảm chi phí và tiết kiệm điện. Các hộ sử dụng điện hãy kiểm soát tốt tình hình sử dụng điện của gia đình và sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  30. Chung quy lại cũng vì năng lực quản lý kém thôi, nhân viên đi ghi số điện bao giờ cũng có 2 người, 1 người đọc 1 người ghi. Là con người nhầm lẫn cũng là chuyện thường, nhưng nhầm lẫn có 1 cách hệ thống lại là chuyện khác. Tôi cũng hay để ý các hóa đơn tiền điện nước hàng tháng, thi thoảng thấy cách tính lũy tiến tiền điện trong hóa đơn của mình cũng không đúng với định mức và phần thua thiệt trong các cách tính nhầm đấy bao giờ cũng thiệt cho khách hàng.

    Trả lờiXóa
  31. Làm ăn như vậy thì người dân phản ứng là đúng rồi. biết được số kw sử dụng tháng vừa rồi và nhẩm tính được số tiền tôi phải trả nếu không có tăng giá. đúng thật là chỉ có điện lực mới có cách giải quyết như vậy. Ngày trước nhà mình cũng bị điện lực tính sai tiền điện (tính tăng thêm mấy trăm nghìn/tháng) khi mới lên nói chuyện thì nhân viên điện lực có thái độ kênh kiệu, nói xỏ , nói móc. Sau này khi biết chính thức mình sai thì mới nhỏ mồm xuống. Bó tay. Lúc nào cũng là sai sót mà người dân phải chịu thiệt mà chính người dân là người trả lương cho họ. Bó tay.

    Trả lờiXóa
  32. Đơn giàn thôi. 1 nguyên tắc ghi điện áp dụng theo tôi nghĩ là mấy tháng lạnh hay bình thường mấy bác sài 100kw thì sẽ ghi 50kw thôi ( tháng 1,2,3,4,5) thì đến tháng 6 bạn vẫn sài 100kw hay tăng lên 150kw thì cộng lại số dư của 5 tháng trước là 250kw thì tháng 6 bạn sẽ bị 400kw đem hóa đơn so sánh với đồng hồ điện thì ok không sai nhưng sai là sai chổ đó. Qua tháng nắng nóng giá sẽ giảm xuống khoàng tháng 8,9,10,11 thì ghi điện têu thụ đúng với mình sài sau đó quay lại chu trình có sẵn thế thôi. Nếu ai giám sát chặt việc ghi điện hàng tháng sẽ không bị như thế thôi theo cách nghĩ của mình. .

    Trả lờiXóa
  33. Không loại trừ cố tình ghi sai số đồng hồ để ăn gian tiền điện. Hệ thống tính giá điện theo bậc thang thể hiện lỗ hổng này. Ví dụ tháng 6 ghi chỉ số đồng hồ tụt xuống 50Kw, tháng 7 ghi tăng thêm 50Kw vào hóa đơn thì sẽ khác hoàn toàn. vì 50Kw tháng 6 ở bậc thang giá thấp, nhưng sang tháng 7 thì 50Kw đó cộng thêm sẽ ở bậc thang giá cao hơn. Đề nghị Bộ Công thương cần nghiêm túc xem xét. Hóa đơn tiền nước cũng vậy. Tôi cũng bị vài lần nhưng do không theo dõi nên khó khiếu nại.

    Trả lờiXóa
  34. Giải thích của EVN không thuyết phục. Vì lý do công tác, tôi có một căn hộ tạm thời không có người ở ở Hà Nội. Trong nhà chỉ duy nhất có 1 cái tủ lạnh thường xuyên cắm điện. Từ tháng 4/2014 trở về trước, tiền điện tôi phải đóng là 50.000 đồng, tháng 5/2014 tăng lên 80.000 đồng, tăng 160%. Ở đây chẳng có gì liên quan đến trời nóng như EVN giải thích. Thực sự không thể lý giải nổi. Đề nghị ngành điện khi chốt số điện cần báo ngay cho người sử dụng để kiểm tra để tránh hiểu lầm đối với người đi đọc công tơ và người sử dụng điện tâm phục, tránh khiếu kiện.

    Trả lờiXóa
  35. giải pháp cho việc ghi sai số công tơ hàng tháng dẫn đến tháng cao tháng thấp này chỉ cần làm theo cách làm giống thu thuế thu nhập cá nhân . Việc thu hàng tháng chỉ là tạm thu , cuối năm nhà đèn có trách nhiệm tính trung bình và trả lại phần tiền dư . còn việc ghi chỉ số đúng hàng tháng vẫn phải bắt buộc với nhân viên chốt số để không bị thiệt cho các hộ gia đình không ở cố định hoặc đang thuê nhà. Đề nghị nghành điện lực nên có những sự minh bạch và làm việc khoa học hơn để tránh xảy ra những tình trạng này.

    Trả lờiXóa
  36. Đây đúng là vấn đề đang gây bức xúc của người dân, mọi người đang đặt ra câu hỏi là làm thế nào để theo dõi được số điện thực mà nhà mình dùng hàng tháng chứ cứ căn cứ theo số điện ở Hóa đơn hàng tháng thấy rất mập mờ. Tôi nghĩ cần phải có phương án minh bạch hơn trong việc chốt công-tơ hàng tháng. Nên chăng trong mỗi gia đình lắp đặt thêm 1 công-tơ trong nhà để theo dõi song song với công-tơ ngoài cột,khi chốt số điện so sánh số điện của công -tơ ngoài cột và trong nhà xem thế nào?

    Trả lờiXóa
  37. Bộ Công thương kêu gọi người dân giám sát tiền điện, thử hỏi giám sát bằng cách nào. Hàng tháng nhân viên điện lực tự đi ghi số công tơ mét không có sự chứng kiến và giám sát của người dân vì đồng hồ điện treo lơ lửng trên cột điện thử hỏi người dân có xem được số đồng hồ điện không? chưa kể thay đồng hồ điện cũng không báo cho dân mà tự ý thay đồng hồ điện nữa kìa, rồi tháng đó điện dân tăng lên gấp đôi ( nhà tôi nè) mà không thể nói được, nói tại sao đồng hồ đang sử dụng tốt mà thay, thay không có chứng kiến của gia đình, bảo lên sở công thương mà hỏi, tức cả người nè. Đề nghị cho đồng hồ điện để sát vào nhà dân để dân giám sát.

    Trả lờiXóa
  38. Nặc danh07:23 18/7/14

    Chúng ta được như ngày hôm nay là nhờ ơn Đảng ,bác Hồ vĩ đại.Cho nên theo tôi nếu có bị doanh nghiệp tư nhân móc túi thì lên tiếng.Còn với các doanh nghiệp do Đảng quản lý ta nên bình tĩnh,để Đảng nghiên cứu,tìm phương cách khắc phục dần dần.Như vạy để tránh bị kích động nói xấu của các thế lực chống Đảng và để Đảng vững tâm đưa toàn dân đến bến bờ hạnh phúc là thiên đường Chủ Nghĩa Xã Hội.

    Trả lờiXóa
  39. Bạn thân tôi dã 2 lần phát hiện nhân viên ngành điện ghi sai chỉ số đồng hồ. cả 2 lần họ đều xin lỗi và bồi thường phần tiền chênh lệch, Vấn đề là từ khi có định mức tiêu thụ thì ghi sai chỉ số đồng hồ dù giảm hay tăng người tiêu dùng cũng bị thiệt,Giờ ngành nước cũng bắt chước ngành điện vì vậy sẽ có hiện tượng ghi sai chỉ số đồng hồ sẩy ra. Quy luật ghi sai chỉ số đồng hồ thường là tháng 5-6 khi chuyển từ mùa xuân xang hè và vào tháng 1-2 vào dịp tết nguyên đán. Vì vậy mọi người hãy cảnh giác ,giám sát nhân viên chốt chỉ số đồng hồ cả của 2 ngành điện & nước để tránh thiệt hại.

    Trả lờiXóa
  40. Giả sử mỗi tháng hộ dân tiêu thụ 500 kw điện.
    Tháng thứ nhất : chỉ ghi 350 số. ( Ghi thiếu 150 số ):
    Tháng thứ 2 : Cũng chỉ ghi 350 số ( ghi thiếu 150 số )
    Tháng thứ 3 : Ghi 800 số ( 500 số của tháng 3 và 300 số của 2 tháng trước . Khớp với số trên công tơ.
    Tuy nhiên, cách ghi này sẽ làm cho dân phải trả thêm hàng trăm nghìn đồng do giá điện tính theo bậc thang. Càng đúng nhiều thì giá điện càng cao.
    Để tránh trường hợn này, yêu cầu ngành điện :
    - Đưa công tơ điện vào nhà dân để dân dễ dàng kiểm tra . Hoặc,
    - Tại ngày chốt số công tơ, nhắn tin báo cho hộ dân số điện tiêu thụ trong tháng. Người dân sẽ trèo lên cột công tơ kiểm tra nếu muốn. Khi đó sai số sẽ chỉ là vài số điện. Nếu phát hiện sai số lớn người dân sẽ báo Công ty điện đến để kiểm tra và ghi lại.

    Trả lờiXóa
  41. Theo tôi, tiền điện tăng là do lỗi ngành điện. Như chúng ta được biết tháng 6 vừa qua bị sự cố tại trạm biến áp Hòa hiệp, nên điện áp giảm trên toàn bộ hệ thống ở miền bắc, nhất là những vùng sử dụng điện tư Trạm Hòa hiệp. Ta đã biết công suất tiêu thụ P = U.I ( U là điện áp, I là cường độ ) do dó điện áp giảm, thì để thiết bị hoạt động đúng công suất , thì cường độ dòng tăng lên. Mà cường độ tăng thi công tơ quay nhanh ( trong công tơ đo điện chỉ số KW phụ thuộc vào số vòng quay , vì điện áp người ta đã coi là một hằng số ). Tháng vừa qua, điện áp có thời điểm giảm xuống dưới 180 V, do đó để đảm bảo công suất thì cường độ dòng phải tăng lên từ 1,2- 1,5 lần, nghĩa là số KW ảo tăng lên 1,2- 1,5 lần ( tăng này là do nguyên lý hoạt động công tơ). Vì vậy chúng ta đề nghị ngành điện phải giảm thu đi từ 20 % đến 30%. ( Đặc biệt những vùng ở Hà nội sử dụng điện trực tiếp từ Trạm biến áp 500Kv Hòa hiệp.

    Trả lờiXóa
  42. Tôi thấy tại sao phải tốn người ghi số điện làm gì nhỉ trong khi người dân không biết số điện đó có chính xác hay không, Tại sao ngành điện không ứng dụng công nghệ thông tin hoặc viễn thông vào. KHách hàng có thể tự vào mạng để xem và biết tiền trong tháng. Theo dõi luôn được sử dụng điện của gia đình thời gian đã qua.
    Đồng thời áp dụng việc cho người dân trực tiếp chuyển khoản qua tài khoản của điện lực, ngành điện không phải tốn thêm người thu tiền, người dân không phải tốn chi phí đi đóng (chi phí thời gian, chi phí đi lại..). Tôi nghĩ làm được 2 việc này vừa minh bạch mà ngành điện tiết kiệm số tiền cả nghìn tỉ mỗi năm.

    Trả lờiXóa
  43. 1) Công tơ điện treo tít trên cao. Không có nhà nào dám bắc thang 5 mét để lên đọc số điện tiêu thụ. Mà đọc được cũng chả để làm gì.
    2) EVN giải thích lấy được: Chi thay đổi cách tính? - Vậy sao chia ra lắm bậc ..15KWh.. 20KWh mỗi bậc sau lại có giá cao hơn bậc trước mà lại giải thích không tăng giá ạ? Tổng gia trị một hoá đơn cỡ 1000kWh tăng ít nhất 80% trở lên so với những hoá đơn 5 tháng trước.
    3) EVN nói theo giá thị trường , nhưng giá thị trường là càng dùng nhiều sản phẩm giá càng rẻ đi...?

    Trả lờiXóa
  44. Nguyên nhân tiền điện hàng tháng tăng là do chúng ta bị cộng dồn số điện hàng tháng.
    VD: hàng tháng nhà các bạn số điện dao động từ 300 - 350 số điện. Khi nhân viên nhà đèn đi chốt số điện, thường chủ hộ không có nhà do phải đi làm. họ sẽ chỉ lấy 300 - 310 số ghi vào hóa đơn. sau 3 hoặc 4 tháng (đồng hồ tổng vẫn đủ từng đó số! ai cãi được!?) họ sẽ cộng tất cả số dư của mấy tháng kia vào cho cái tháng mà các bác số tiêu thụ tăng lên đột biến đấy ạ. Đấy chính là cách họ móc túi người tiêu dùng.

    Trả lờiXóa
  45. cách giải thích nhà đèn thật là vô trách nhiệm. hóa đơn tăng 3-4 lần thì cho dù thời tiết nóng 50 độ thì cũng chỉ tăng 50% là cùng. bây giờ chúng ta đặt ngược lại vấn đề, giả sử bây giờ bạn muốn hóa đơn tiền điện nhà mình tăng 3-4 lần thì bạn phải làm cách nào ??? rất khó đúng không nào, thiết nghĩ chỉ có cách bạn bật đèn 24/24, tủ lạnh cứ mở cửa 24/24 và máy lạnh cũng bật 24/24 đồng thời mở cửa phòng ra thì khi đó họa may hóa đơn tiền điện mới tăng 3-4 lần được.

    Trả lờiXóa
  46. nhà nào dùng điều hòa thì sẽ tăng tiền điện là đúng thôi. khi nhiệt độ ngoài trời nóng 38-39 độ mà chạy điều hòa thì tiêu thụ điện sẽ lớn hơn rất nhiều so với những hôm trời mưa mát mẻ( nhiệt độ trong phòng chạy điều hòa càng chênh nhiều so với ngoài trời thì lượng lượng điện tiêu thụ càng lớn. nhà tôi kinh doanh phòng trọ thấy chênh lệch chỉ số với công tơ của điện lực vẫn tỉ lệ như mọi khi. Mọi người hãy bình tĩnh để cho nghanh điện lực có thời gian sửa chữa chứ không nên nôn nóng.

    Trả lờiXóa
  47. Mình đã tính tiền điện thử theo 2 cách cũ và mới thì cho dù xài nhiều hay ít cách tính mới vẫn rẻ hơn cách tính cũ từ vài nghìn đến vài chục nghìn. Cho nên giá điện thực chất không tăng, chỉ là do chỉ số bị nhảy vọt thôi, riêng nhà mình thì chỉ số vẫn bình thường. Nguyên nhân chỉ số tăng vọt có thể do các bạn xài nhiều hơn mà không để ý, nhưng mình vẫn thiên về khả năng cao là do nhân viên ghi điện. Thế nên mọi người cũng hãy hiểu và thông cảm cho nghành điện chứ không nên có những sự nôn nóng thái quá.

    Trả lờiXóa
  48. Mấy ngày nay đọc nhiều bài nói về sốc bị tăng giá điện,tôi thấy rất bức xúc, gia đình tôi tháng vừa rồi cũng bị như vậy,đang bình thường từ 200- 300 nghìn bỗng dưng tăng 800 nghìn. Tôi khuyên mọi người hãy ngay lập tức mua một chiếc Công tơ điện mới có kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền về lắp ở trong nhà mình để hàng tháng đối chiếu với số điện sử dụng tại Công tơ ngoài cột do điện lực họ quản lý. Hãy làm theo cách đó càng sớm càng tốt mọi người ơi.

    Trả lờiXóa
  49. Hội bảo vệ người tiêu dùng việt nam nên thuê 1 tổ chuyên gia tiêu chuẩn đo lường chất lượng của một nước châu âu nào đó để kiểm tra công tơ. Cứ để EVN và người tiêu dùng nghi ngờ lẫn nhau thì bất ổn quá.
    Người dân chấp nhận trả tiền theo giá thị trường, thì EVN cũng phải đồng ý với cách kiểm tra theo tiêu chuẩn quốc tế chứ. Chỉ cần mỗi hộ dân trích ra 10 ngàn đồng là đủ đẻ làm việc này. nhờ EVN thu hộ, sau đó quyền đi thuê chuyên gia nước nào là do Hội BVNTD tự chọn. Biết thế nào là sai sót trong ngưỡng cho phép.

    Trả lờiXóa
  50. Một phép tính chủ yếu làm tăng lợi nhuận cho EVN. Ta thấy với lượng điện tiêu thụ là 550 kWh 01 tháng thì mỗi ngày trung bình tiêu thụ lượng điện là 17kWh thì trong 21 ngày tháng 5, EVN phải tính theo giá bậc thang cũ cho 357kWh, có căn cứ theo lượng điện tiêu thụ trung bình các tháng trước và năm trước của các hộ dân. Ví dụ với 01 hộ dân tiêu thụ 300kWh mỗi tháng, thì chỉ trong 21 ngày tháng 5 đã tiêu thụ 210kWh và phải được EVN tính theo biểu giá bậc thang cũ của tháng 5 thì mới đúng, nhưng EVN không làm như vậy mà lại chia nhỏ 210 kWh này ra các bậc thang nhỏ hơn, để dễ dàng tính tiền biểu giá mới tháng 6 vào 210kWh này nhằm tăng lợi nhuận .

    Trả lờiXóa
  51. EVN Hà Nội xác nhận do thay đổi cách tính, các trường hợp có chu kỳ tháng 5 vắt sang tháng 6, hóa đơn tiền điện được tính theo cả biểu giá cũ và mới. Sản lượng giá cũ được tính bằng tổng sản lượng điện chia cho tổng số ngày của cả chu kỳ, sau đó nhân với số ngày của tháng 5. Tương tự, sản lượng điện tính theo giá mới được tính bằng tổng khối lượng điện tiêu thụ trong tháng chia cho tổng số ngày của chu kỳ, sau đó nhân với số ngày sử dụng trong tháng 6. Tiếp đến, EVN Hà Nội tính lượng tiêu thụ trên từng bậc sau đó cộng từng sản lượng lại. Đề nghị nghành điện nên có những cách làm minh bạch công minh hơn.

    Trả lờiXóa
  52. Cách tính tiền điện như sau : giả sử phiên ghi điện bắt đầu từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 và chốt chỉ số vào ngày 1 tháng 6 thì ta sẽ có 25 ngày giá điện cũ + với 6 ngày giá điện mới được chia theo từng bật thang, nhưng giả sử nhà bạn sử dụng 100 kwh /1 tháng thì ta sẽ có (100 kwh chia 31 ngày)nhân lại 25 ngày thuộc về giá cũ số kwh còn lại là giá mới nhưng do bậc thang đầu tiên của giá mới chỉ có 50 kwh đầu tiên thay vì 100 như trước đây do đó số kwh còn lại sẽ chia 2 tính bậc thang đầu tiên giá mới và 1/2 còn lại sẽ được cộng dồn cho bậc thang tiếp theo của 25 ngày giá cũ.

    Trả lờiXóa
  53. Thực chất điện lực kêu ko tăng giá nhưng thực chất lại tăng gấp đôi ,gấp ba vì tháng cũ tính cho định mức giá 1350đ mỗi hộ được 100 số , còn tháng. Này chỉ tính mỗi hộ 42 số sau các đinh mức sau cũng giảm dần . Chính vì thế hoá đơn tiền điện nhà nào cũng tăng . Tôi thấy thật vô lí và tuỳ tiện của sở điện riêng việc tính định mức đầu tiên các quận cũng ko giống nhau . Vậy các cơ quan có chức trách nên vào để dân đỡ khổ !

    Trả lờiXóa
  54. Không biết ngành điện họ phục vụ với công suất các trạm điện tăng đột biến thế thì bị ảnh hưởng nhiều đến các loại máy móc thiết bị không nhỉ. Đề nghị ngành điện có quyển sổ ghi theo dõi tiêu thụ điện năng hàng tháng cho các hộ gia đình, hiện tại mọi người đều không biết họ ghi số điện tiêu thụ hàng tháng có đúng không vì kỳ nộp tiền cách thời gian ghi số trên công tơ là khoảng từ 10-15 ngày. nếu ghi điện nhiều khi ngành điện ghi tháng này hụt đi để dồn vào tháng sau sẽ tính ở mức giá khác. như thế ngành điện sẽ rất có lợi - mọi người cho ý kiến chốt ngày ghi điện để mọi người kịp thời theo dõi công tơ nhà mình.

    Trả lờiXóa
  55. Công tơ thì treo ngoài cột điện, khi ghi số thì chỉ có nhân viên ngành điện tự ghi. Tôi đề nghị cơ quan chức năng nên có qui định với ngành điện nên trang bị lắp thêm công tơ điện trong các hộ dân để người tiêu dùng giám sát, chi phí này có thể do người dân chi trả thì sẽ khách quan hơn ! đồng thời cũng giám sát luôn cả tình trạng hoạt động của công tơ có chính xác không ? Chỉ có làm như thế thì mới minh bạch công minh được cũng như để nhân dân không nghi kị gì cả.

    Trả lờiXóa
  56. Đây là bài kinh điển của các chi nhánh điện lực, không nhân viên điện lực nào không biết. Họ không ghi tăng cho ta, nhưng cứ 2 tháng họ ghi giảm so với số sử dụng thì lại bù vào tháng thứ 3. Kết quả là cả quý lượng điện tiêu thụ không tăng nhưng tiền điện lại tăng vì giá luỹ kế của tháng thứ 3. Tháng mà các gia đình tá hoả vì hoá đơn tăng đột biến có yêu cầu kiểm tra thì chỉ số trên hoá đơn và trên công tơ thực tế vẫn khớp (vì 2 tháng trước họ đã ghi giảm).

    Trả lờiXóa
  57. Rất đơn giản: gần như 100% hộ không thể tự mình kiểm tra được công tơ. Nhân viên ghi công tơ sẽ ghi áng chứng 1 số nào đó dựa vào hóa đơn đầu năm. Lúc đó trời còn lạnh. Mấy tháng sau trời nóng lên thì mình dùng nhiều lên, nhưng họ vẫn ghi như vậy. Lũy kế 5 tháng là đủ chết rồi. Một lý do nữa là khi thay đổi cách tính từ 1/6 có nghĩa là nhân viên phải đi đọc công tơ 2 lần, thôi thì ghi đại 1 số đi rồi tính sau. Không may là có nhà nhầm đến cả ngàn kWh...

    Trả lờiXóa
  58. Tại sao các đồng chí cứ nói câu "nhà mình dùng vẫn thế" nhỉ? Làm sao tháng 4 dùng giống tháng 5 được. Ở HN tháng 5 nóng như đổ lửa, nhà nào chả rít điều hòa, sao có thể giống tháng 4 được? Một cái điều hòa 9000 BTU, nếu là điều hòa xịn thì công suất cũng gần 1kW, bật 10 tiếng 1 ngày thì mất 10kWh, nhân với giá điện (chắc chắn là bậc thang cao nhất) thì cũng mất 26.000 1 ngày, nếu 30 ngày bật liên tục trong tháng thì chỉ riêng 1 cái điều hòa 9000 đã tiêu thêm gần 800 nghìn rồi. Nên nếu tháng 4 ko bật điều hòa, tiền điện chỉ có 500, tháng 5 nếu bật thêm 1 cái 9000, mỗi ngày 10 tiếng, thì hóa đơn lên 1.300.000 chả có gì là là.

    Trả lờiXóa
  59. công tơ phải đặt trước nhà như trong tp. HCM mới phải. và chỉ cần 1 người cầm 1 cái máy chiếu thẳng vào công tơ thế là xong, chỉ sau 10 giây là máy cho ra kết quả luôn. Thế có phải là minh bạch và "công nghiệp" hơn không. còn ở HN thì phải 2 đến 3 người bắc thang leo cột ạ. có khi sửa chữa lại đấu nhầm công tơ ý chứ vì mọi người cứ nhìn lên cột điện là biết... Hơn nữa khi ghi chỉ số công tơ điện, nhà điện nên cho khách hàng sử dụng điện biết số lượng điện đã tiêu thụ trong tháng đó.

    Trả lờiXóa
  60. Ngành điện đã áp dụng giá điện ở giờ cao điểm và giờ thấp điểm. Nếu như ngành điện có thể minh bạch được thì người dân đỡ thắc mắc. Hiện nay công nghệ cũng đã phát triển đặc biệt là internet việc minh bạch là hoàn toàn có thể thực hiện được.
    Về công nghệ cho ngành điện cũng đã phát triển tưng xứng, chỉ số tiêu thụ của từng gia đình theo từng giờ, từng ngày ngành điện đều có thể biết. Thay vì thông báo theo hóa đơn hàng tháng thì public cái thông tin đó lên internet.

    Trả lờiXóa
  61. Tăng số điện tiêu thụ đột biết có thể do nhân viên ghi số công tơ. Vì giá điện tăng ở mức tiêu thụ lớn, nên NV ghi số công tơ có thể ghi gian: 1 hoặc 2 tháng trước cố tình ghi số tiêu thụ thấp hơn thực tế để đến tháng này ghi cộng dồn lại sẽ được hưởng giá cao. Việc kiểm soát số công tơ đối với người tiêu thụ rất khó vì để ở ngoài, trên cao. Trước đây nhà mình cũng đã bị 2 tháng liền số tiêu thụ bằng nhau, tháng tiếp theo tăng đột biến.
    Để công khai, ngành điện nên thông báo ngày ghi công tơ hằng tháng để người dân theo dõi, đối chiếu hằng tháng.

    Trả lờiXóa
  62. Tôi có thấy một thực tế là trước kia , đồng hồ điện được gắn trong nhà của mỗi hộ gia đình thì việc theo dỏi chỉ số điện kế của từng tháng sử dụng là rất dể dàng ,nhưng trong thời gian gần đây các đồng hồ điện được lắp đặt sau này đều nắm tại cột điện gần nhà hoặc xa nhà . Như vậy nếu đường dây càng dài thì phụ tải càng cao . Cũng như các đồ hồ điện được ráp trên cột rất cao vì vậy khi nhân viên đi ghi chỉ số tiêu thụ điện của từng tháng sẽ rất ít khi leo lên tận nơi để gi chỉ số , nên chỉ lấy chỉ số cũ và tăng theo định mức tiêu thụ của tháng trước . Vì thế sau một thời gian nhân viên lên kiểm tra thực tế thì chỉ số bị cộng dồn và kết quả là người tiêu dùng phải chịu mức tiêu thụ vượt định mức và mức giá thì quý vị đã biết rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  63. Tháng 6 áp dụng giá mua mới nhưng lãi tính lũy kế từ tháng 5 thì làm gì mà chẳng đội chi phí lên. Đáng ra ngành điện lực phải tính dứt điểm đến hết tháng 5 theo giá cũ. Số điện tiêu thụ bắt đầu tính giá mới từ thời điểm 01/6 thì mới phù hợp. Như tháng vừa rồi tiền điện tăng cao đột xuất nhưng khi kiểm tra công tơ và hóa đơn hàng tháng thì vẫn trùng khớp, chỉ có 1 cách bòn rút là các kỳ trước nhân viên ghi chỉ số thấp xuống, sau đó cộng dồn vào tháng này nên ko phát hiện sai sót trong việc ghi chép số điện hàng tháng. Nhưng thực tế thì ngừi tiêu dùng điện sẽ phải trả số tiền lũy kế tăng lên rất nhiều lần.

    Trả lờiXóa
  64. Tháng 5 thì không riêng gì nhà dân mà các công sở, tòa nhà tiền điện đều tăng gần gấp đôi. Tôi nghĩ một sự việc nếu có thắc mắc thì cần giải thích rạch ròi, rõ ràng chứ không phụ thuộc vào nhiều hay ít người phàn nàn. Tuy có một điều rõ ràng là khi mùa hè dùng điều hòa thì số tiền điện chi cho điều hòa đều nằm ở mức giá cao nhất trong khung giá bậc thang....cho nên cũng không thể lấy số điện năng tiêu thụ so sánh với tổng chi trả.

    Trả lờiXóa
  65. đề nghị ngành điện lý giải cho thấu tình đạt lý, nếu không phải có cơ quan độc lập kiểm tra. Đã tăng theo thị trường tôi đồng ý , nhưng ngành điện phải cho các hộ gia đình quản lý được cách ghi chỉ số công tơ điện, việc này rất nhiều người đưa ra rồi nhưng ngành điện đâu có thực hiên, thế thì cứ lý giải mãi làm gì? quan trọng là thực hiện thôi. Tôi đề nghị thanh tra nên vào cuộc kiểm tra hóa đơn tiền điện của tháng 4,5 vừa rồi xem có vấn đề gì hay không .

    Trả lờiXóa
  66. Tôi đồng ý tất cả các công tơ điện chất lượng kém không chính xác và loại cũ có chỉ số tổn thất điện cao phải thay bằng công tơ điện đủ tiêu chuẩn.
    Nhưng từ khi thống nhất dùng công tơ điện của công ty điện lực thì số điện hang tháng tăng hơn trước rất nhiều, không lẽ những công tơ đo điện các hang nổi tiếng của Nga, Đức, Pháp,… mà trước kia nhiều hộ đã dùng lại sai !!!
    Đề nghị cho kiểm tra lại độ chính xác toàn bộ công tơ điện dùng trong thời gian qua, và phải bồi thường nếu có sự sai sót (cho dù là 1%) của thiết bị.
    Các hộ dân cũng có rất nhiều phương pháp để tự kiểm tra độ chính xác công tơ điện của công ty điện lực cấp.

    Trả lờiXóa
  67. Vấn đề quan trọng nhất là GHI SỐ ĐIỆN TIÊU THỤ .Vì nếu số này ghi SAi sẽ dẫn đến tiền điện tăng rất nhiều vì giá điện ở VN được tính LŨY KẾ, chứ không phải MỘT GIÁ. Để theo dõi việc ghi điện sử dụng, đề nghị ngành điện lắp cho mỗi hộ MỘT CÔNG TƠ PHỤ trong nhà, để người dân theo dõi được lượng điện tiêu thụ CHÍNH XÁC của gia đình mình. Chứ người dân chúng tôi KHÔNG TIN việc ghi chép từ Công tơ TRÊN CỘT của ngành điện.

    Trả lờiXóa
  68. Ngành điện lực phải coi lại . Vấn đề ghi điện từng tháng nếu không chính xác buộc phải hủy hoá đơn và tính lại tjeo số bình quân của ba tháng gần nhau tránh trường hơp táng này ghi ít để tháng sau dĩ nhiên sẽ tăng rồi lấy gía phạt dẫn đến tiền điện dân phải trả cao lên. Thế nên nghành điện lực cần phải có những cách làm minh bạch công minh hơn để cho nhân dân không mất niềm tin vào nghành điện lực nói rie cũng như không mất niềm tin vào chính quyền nói chúng.

    Trả lờiXóa
  69. THực sự hiện nay tồn tại khá nhiều tiêu cực trọng các nghành lĩnh vực của nước ta, nghành điện cũng trong tình trạng này , đây là cơ hội để bọn xấu chúng nó lợi dụng nói xấu cán bộ nói xấu đảng nhà nước ta, muốn cho chúng không có cơ hội nói thì trước hết hãy tự hoàn thiện mình trước thì chắc chắn chúng sẽ hết cơ hội thắng!Mong rằng Bộ trưởng Hoàng sẽ có những quyết định đúng đắn với nghành điện đừng để người dân thất vọng

    Trả lờiXóa
  70. người dân phải lo nghĩ rất nhiều, đất nước phát triển nhu cầu tiêu thu năng lượng ngày càng tăng nhiều chi tiêu cho gia đinh tiền điện, rồi tiền nước, xăng xe.... đang là gánh nặng cho rất nhiều người dân, trong những lĩnh vực này vẫn tồn tại những tiêu cực, như ăn chặn tiền của dân, tăng giá bất hợp các khoản, ... cá n hân đang làm xấu xả tổ chức, nhà nước cần phải có biện pháp hạn chế vấn đề này để người dân có thể sống thoải mái

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog