Chia sẻ

Tre Làng

BỆNH HÌNH THỨC CÓ CẢ TRONG THÀNH TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG?

“Tại sao sai phạm thì rõ ràng, mức độ đến hàng nghìn tỷ đồng mà chỉ dừng ở xử lý hành chính, sao không thể xử nghiêm hơn. Nếu làm được như vậy, liệu tiêu cực và tham nhũng có ở khắp moi nơi, mọi lĩnh vực? Việc thành lập...chống tham nhũng phải chăng vẫn chỉ là bệnh hình thức"? 

Bản thành tích về công cuộc chống tham nhũng

Khởi tố 266 bị can tham nhũng, thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát 

6 tháng đầu năm, công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và đạt kết quả tích cực trong một số mặt công tác: xây dựng và hoàn thiện thể chế; công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.


Theo báo cáo của VKSNDTC, từ ngày 1/1 đến 31/5/2013, các cơ quan pháp luật đã khởi tố 116 vụ / 266 bị can về tội danh tham nhũng, so với cùng kỳ năm 2012 giảm 15 vụ nhưng lại tăng 34 bị can. VKS các cấp đã truy tố 138 vụ / 366 bị can về tội danh tham nhũng. Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 100 vụ / 196 bị cáo về tội danh tham nhũng.

Bên cạnh việc đề ra 8 nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Trong quý III, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thành lập 7 Đoàn công tác do các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo làm Trưởng đoàn để kiểm tra, giám sát một số ngành và địa phương trên toàn quốc.

Thực chất việc chống tham nhũng cứ đề ra và có thể nói lúc nào cũng cần và cũng mới nhưng việc chống như thế nào để có hiệu quả thì chúng ta chưa có,vì những vấn đề sau:

1- Chưa xác định được nguồn gốc của bệnh tham nhũng là từ đâu "hay nói cách khác" chưa tìm ra hoặc cố tình không tìm ra nguyên nhân chính của bệnh tham nhũng để mà có biện pháp phòng ngừa. Vì đã là bệnh thì bao giờ phòng bệnh vẫn có tác dụng hơn chống hoặc chữa bệnh nhất là khi bệnh đã nhiễm sâu và trở thành mãn tính thì càng khó chữa chứ không nói gì đến chống.

2- Chúng ta chỉ “hô hào" hình thức chứ không thực chất vì những vụ tham nhũng nếu có bị phát hiện chỉ là con số "thiểu số" và vì ... nhiều lý do .... Nhưng cuối cùng khâu xử lý "chế tài " lại quá nhẹ hoặc bị "vô hiệu hóa ". Do vậy tác dụng tích cực đến việc phòng ngừa và răn đe là "con số không". Thậm chí còn tác dụng ngược theo kiểu nghĩ tiêu cực "hy sinh đời bố để củng cố đời con" của những kẻ tham ô tham nhũng ...!

Cụ thể mới đây: Tại Phiên giải trình về “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước” tại UB Tư pháp của Quốc hội ngày 19/7 ghi nhận nhiều câu hỏi hóc với người đứng đầu ngành Thanh tra, Kiểm toán. Thể hiện của người đứng đầu là “né” trách nhiệm phát hiện tham nhũng.

ĐBQH Đương có ý kiến tại sao năm qua có nhiều sai phạm như thế, số tiền sai phạm lớn như vậy mà năm 2012, kiểm toán nhà nước chỉ chuyển 5 vụ việc sang cơ quan điều tra? “Nhìn vào những thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng như vậy, hướng xử lý thế nào cho tương xứng”? hay chỉ xử lý hành chính là xong ...?

3- Thực tế độ "vênh" giữa cơ chế chính sách và luật pháp của phương thức phát triển kinh tế thị trường có định hướng ... đang là những lỗ hổng và là đất sống cho tội phạm tham ô, tham nhũng phát sinh và gia tăng theo thời gian và cấp độ. Vì vậy việc chống tham nhũng kiểu ta đang làm chỉ là kiểu chạy theo "vuốt đuôi" mà thôi. Vì chống chỗ này nó mọc ở chỗ khác và nhiều như nấm mọc sau mưa thì chống làm sao? 


Cụ thể tại phiện họp UBTVQH vừa qua nhiều ý kiến khẳng định không hài lòng với những kết quả báo cáo và cách thức tiến hành trong giám sát và xử lý tội phạm tham nhũng và đã đặt câu hỏi giám sát về tham nhũng như thế liệu có chống được tham nhũng?

Mặc dù Tổng Thanh tra chính phủ quả quyết: 3 năm qua, ngành thanh tra đã cố gắng để phát hiện các hành vi tham nhũng. Trong 5 năm trở lại đây cũng đã xử lý trách nhiệm 108 người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng; Nhưng “Rõ ràng công tác thanh tra có mang lại kết quả cụ thể nhưng chúng tôi thấy vẫn chưa hài lòng. Với cơ quan thanh tra, ngành thanh tra, chúng tôi cũng chỉ đạo, sao cho trong quá trình thanh tra phải quan tâm, phát hiện xử lý hành vi tham nhũng ngoài việc xử lý hành vi khác”. Lại thêm bệnh hình thức "hứa".

4- Vấn đề bảo vệ nhân chứng và bảo vệ người tố cáo vẫn chỉ là "hình thức" vì trong thực tế niềm tin của người dân đã không còn và cũng không có chỗ để họ dựa làm bàn đạp cho sự điều tra phát hiện và tố cáo tội phạm tham nhũng. Trong nhân dân đã tồn tại câu cửa miệng lưu truyền "Chống ai, ai chống". Thực tế còn nhiều cạm bẫy của những kẻ cơ hội nếu có thời cơ, khi "có chức có quyền" là tham nhũng đã cài đặt bẫy để người dám chống lại chúng mắc bẫy và phải vào vòng "lao lý" còn bản thân kẻ tham nhũng thì vẫn "trơ trơ " ngoài vòng pháp luật. Như vậy chẳng đã làm chùn ý chí của người dân muốn chống tham nhũng hay sao?

Cụ thể tại phiên họp này ông Huỳnh Phong Tranh giải thích, có nhiều trường hợp cơ quan chức năng không phát hiện ra hành vi tham nhũng. Ngoài ra cũng có nguyên nhân, người tham nhũng có chức vụ quyền hạn nên có nhiều thủ đoạn tinh vi che giấu. Việc thanh tra cũng bị giới hạn bởi quy định thời gian ngắn, lực lượng cán bộ của ngành không đủ nên khả năng phát hiện tham nhũng chưa được sâu, chưa được tốt.Vì thẩm quyền của cơ quan thanh tra, tính độc lập của cơ quan thanh tra, theo quy định hiện hành, cần phải xem lại vì ngay cả khi phát hiện tội phạm, thanh tra không có quyền xử lý hay khởi tố ai.

Về việc phát hiện và xử lý người đứng đầu liên quan đến tham nhũng, ông Tranh thừa nhận chưa “xử” được nhiều, quy định còn nhiều sơ hở như nhận định cụ thể về trách nhiệm, nếu người đứng đầu là Bộ trưởng hay thủ trưởng cơ quan thì xác định trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp?

5- Vì sao mà bệnh tham nhũng phát triển như mạnh "thành bầy đàn, thành trào lưu" thậm chí còn trở thành "mốt" là vì cái tư duy phát triển và phấn đấu để (được) có cơ hội "tham nhũng". Hiện đang tồn tại trong dân suy nghĩ là phấn đấu ... để được "làm quan mà kiếm trác"!!! Tình trạng "thị trường hóa" về cơ cấu tổ chức cán bộ trong các cơ quan công quyền ở mọi cấp đã trở thành phổ biến và rồi ....vì mỗi chỗ ngồi đều có định giá "có giá cả" nên nó là loại hàng hóa "chỗ ngồi, ghế nóng " đặc biệt thì lẽ tất yếu sẽ đến là cái gì ta mất tiền, mất công, mất sức ... mất ... để mua thì khi yên vị, ta phải bằng mọi giá để lấy lại khoản tiền đã đầu tư kể cả là "phạm tội" thì cũng phải làm ... vì mục tiêu hay nguyên tắc của kinh doanh là đầu tư là quá trình ... từ ... đến tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu phải kiếm lời ....?

Tại phiên thảo luận này, Tổng Thanh tra chính phủ phát biểu việc “Phát hiện, xử lý người đứng đầu qua quá trình theo dõi là ít. Cũng có vấn đề là lãnh đạo cơ quan đơn vị cũng “ngại” chuyện tự phát hiện tham nhũng trong đơn vị mình vì khi nêu vấn đề ra chính người đứng đầu cũng bị liên đới, xử lý nên người ta sẽ tránh né. Vậy nên chỉ lúc nào mà thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mới thấy, mới phát hiện” 

Ngay cả vấn đề cán bộ thanh tra tiêu cực, Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định vừa qua ngành đã xây dựng nhiều quy định để ngăn ngừa, kiểm soát, giám sát các tiêu cực tham nhũng trong ngành. Ông Tranh thông tin, đã xử lý một số trường hợp cán bộ thanh tra vi phạm, trong đó có những trường hợp xử lý hình sự.

Về tình trạng tiêu cực trong ngành, tân Tổng Kiểm toán Nguyễn Hữu Vạn cũng xác nhận còn nhiều cán bộ chưa làm tốt nhiệm vụ, trách nhiệm chưa cao. Tuy nhiên “hiện tượng tiêu cực có nghe nói nhưng bằng chứng lại không có”.

Kết luận: Cho đến nay, chúng ta cứ "hô hào " về phương thức và thành tích của việc chống tham nhũng nhưng kết quả chỉ là hình thức còn hiệu quả thì là con số 0. Vì vậy muốn chống tham nhũng hiệu quả thì trước tiên phải tìm ra môi trường sinh tham nhũng và làm sạch môi trường sinh ra tham nhũng? phải trả lời cho câu hỏi tại sao lại có tham nhũng? Những ai có thể tham nhũng?

Đó chính là làm mới và khai thông ngay cơ chế tuyển dụng cán bộ, sử dụng nhân tài ở các cơ quan công quyền "vì có công hay có quyền thì mới có thể tham nhũng ... Chứ dân đen thì tham nhũng cái gì”. Mặt khác cần phải có biện pháp xử lý hay cải tổ môi trường đào tạo ra nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng nhất, vì nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Ngoài ra, phải xây dựng cơ chế chính sách về quyền và trách nhiệm cá nhân của cán bộ nơi công quyền, cuối cùng là phải có hệ thống luật pháp nghiêm minh và có chế tài minh bạch để khi thi hành luật pháp áp dụng cho kẻ vi phạm tội tham nhũng. 

Nếu không tất cả các phương sách và biện pháp cũng như thành tích chúng ta đang làm và đang có chỉ là bệnh hình thức và kiểu "vuốt râu hùm" và kết quả sẽ vẫn là "Nguyễn y vân". 


MaiHuy THPT

21 nhận xét:

  1. Ở nước mình bây giờ cán bộ lên chức được nói thì hay nhưng làm thì không ra gì hoặc không chịu làm bởi vì dễ gây ra bất hòa, mất đi các mối quan hệ. Nói tóm lại là mất đi lợi ích của mình là chuyện không tốt nên mới không chịu làm. Các ông quan có máu tham nhũng nếu có chống thì chống ai chứ, chống lại chính mình à? Mà nói thật các ông thanh tra nếu ai thật sự có tâm huyết với đất nước thì còn làm chứ còn không thì quên đi. Cái việc thanh tra cứ nhận phong bì là xong, đến lúc mọi việc đều tốt hết. Thế thì còn lâu mới hết tham nhũng được. Nhân dân ai dám tố cáo chứ, chính sách bảo vệ nhân chứng có làm được hay không? Hay người tố cáo lại sợ cái kiểu "bẻ que chống trời". Thế nên công tác chống tham nhũng ở nước ta chỉ hô hào vậy thôi còn kết quả thì đố ai mà biết được.

    Trả lờiXóa
  2. Ở nước ta còn nhiều thứ hình thức chứ chẳng riêng gì cái công tác chống tham nhũng. Tham nhũng ở nước ta được xem như là một trong 4 nguy cơ gây cho suy yếu chế độ. Vậy mà sự quan tâm chỉ là trong các chỉ thị và giấy tờ còn trong thực tiễn thì mãi dậm chân tại chỗ mà thôi. Đất nước chúng ta có lẽ khó mà chống lại được cái Quốc nạn này. Chống lại Quốc nạn mà cứ làm cho vui thì còn lâu mới có kết quả được. Chúng ta cũng phải như Nga hay Trung Quốc thì mới mong ra chặn đứng được cái tình trạng tham nhũng đang xảy ra tràn lan hiện nay trong tất cả các bộ ngành. Phải xây dựng những nhà tù cho những tên quan tham nào tham nhũng và khởi tố công khai với những bản án nặng cho các tội về tham nhũng. Phải tử hình vài người để cho chúng sợ chứ cứ như thế này thì khó mà chống lắm. Chứ cái kiểu tù mấy chục năm rồi lại giảm án xuống còn mấy năm thì còn lâu mới sợ. Thà hy sinh đời bố củng cố đời con.

    Trả lờiXóa
  3. Để ngăn ngừa và loại bỏ tham nhũng, không chỉ nghiên cứu và tìm biện pháp đối phó với hành vi tham nhũng mà cần nghiên cứu cội rễ sâu xa của hiện tượng này, tức là các nguyên nhân của nó trong đó cội nguồn sâu xa nhất là “tâm lý tham nhũng”. Đó là cái gốc rễ của tham nhũng hiện nay

    Trả lờiXóa
  4. tham nhũng như là một căn bệnh hết sức nguy hiểm đang đe doạ sự phát triển nền kinh tế, gặm nhấm lòng tin của nhân dân, thủ tiêu lòng yêu nước, ý chí hy sinh và mong muốn cống hiến của những người dân có năng lực và lương tri, đặc biệt là giới trẻ, tương lai của đất nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  5. chỉ nói mồm thì làm sao thực hiện được ,phải đi sâu vào bên trong sự việc mới ngăn chặn được tham nhũng chứ,đằng này lại cả một dây lằng nhằng liên quan đến nhau đụng phải ông này là ngó đến ông kia.năm nào kì họp nào cũng nêu ra cũng nói ngăn chặn mà hiệu quả không được bao nhiêu.cần làm thiết thực hơn

    Trả lờiXóa
  6. Với hàng loạt những biện pháp, chính sách của Đảng và nhà nước ta, công tác đẩy mạnh chống tham nhũng được nhà nước ta đề cao và chú trọng. là mấu chốt để thực hiện các biện pháp cải cách, chẩn chỉnh hoạt động bộ máy chính quyền. Nhưng một thực tế hiện nay, đó chính là việc, phát hiện sai phạm nhưng lại chưa được xử lý một cách triệt để. chúng ta cứ "hô hào " về phương thức và thành tích của việc chống tham nhũng nhưng kết quả chỉ là hình thức còn hiệu quả thì là con số 0. Vậy cần thêm những biện pháp gì, chính sách gì để đẩy lùi những nguyên nhân đó. Đó mới thực sự là mấu chốt của vấn đề.

    Trả lờiXóa
  7. Nói đến tham nhũng ở nước ta là nói đến vùng đầm lầy lý ẩn và nguy hiểm. Không một ai giám đi vào vùng đàm lầy này vì sợ mình sẽ lún sâu vào đó, nên chỉ đứng ngoài ngắm và tả cảnh xung quanh đầm lầy mà không biết trong đầm lầy đó có những gì, sâu hay nông và nhỡ mình rơi vào đó cớ ra được k? Vì thế mà mãi chưa thể thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  8. Một thực tế hiện nay, đó chính là việc bệnh thành tích có mặt ở khắp nơi, hầu hết các cơ quan chức năng, trong bộ máy chính trị của chúng ta. Ngay cả trong công tác chống bệnh thành tích cũng có bệnh thành tích, vậy thì làm sao mà chúng ta thực hiện việc chống thành tích một cách triệt để được? Cần một biện pháp nào mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, để chúng ta có thể đưa việc chống bệnh thành tích thực sự có hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  9. ở bất kỳ quốc gia nào, hay đất nước nào, bệnh hình thức, chạy theo thành tích đều được xem là một quốc nạn. đều có những biện pháp để đấu tranh ngăn chặn một cách quyết liệt nhất. Việt Nam cũng là một quốc gia không ngoại lệ. Nhưng với những chính sách, biện pháp đề ra, chúng ta bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ, phát hiện ra nhiều sai phạm. Nhưng lại không được xử lý một cách triệt để, đó là một điều khó chấp nhận. Cần nhiều hơn nữa những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn một cách có hiệu quả nhất vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  10. Tham nhũng có thể coi là quốc nạn và cần phải loại trừ càng sớm càng tốt thì đất nước mới sớm phát triển được việc các cơ quan chính quyền tìm ra sự việc tham nhũng rồi lại chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính hoặc thuyên chuyển công tác thì thực sự làm người dân khó có thể nào phục trước cách giải quyết kiểu vậy

    Trả lờiXóa
  11. Bệnh thành tích ở nước mình còn nặng nề lắm. Mà đáng sợ ở chỗ nó lan sang cả mặt trận phòng chống tham nhũng. Chính căn bệnh thành tích đó đã khiến nhiều người dân mất lòng tin. Thêm vào đó, cơ chế tố giác tham nhũng chưa dễ dàng đối với người muốn tố cáo. Cũng chưa có chính sách bảo vệ quyền lợi của người tố giác tham nhũng một cách hiệu quả. Chỉ khi nào cơ quan hữu trách tạo điều kiện một cách thuận lợi để việc tố giác tham nhũng không gặp bất kì khó khăn nào cộng với việc đẩy lùi bệnh thành tích trong các báo cáo thường niên của các cơ quan chống tham nhũng thì khi đó nhiệm vụ chống tham nhũng mới có hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  12. Bệnh thành tích luôn đi kèm với tham nhũng và hối lộ. Lâu nay chỉ có Giáo dục mới giám nói chống bệnh thành tích còn các ngành khác xem ra không cần chống vì chống cũng không được. Các xếp lấy tiền lương xây nhà lầu, mưa xe xin, cho con đi du học,... người nước ngoài họ rất khâm phục vì lương nhà nước ta trả rất cao. Cán bộ rất yên tâm kiếm tiền cho túi mình.

    Trả lờiXóa
  13. Bệnh thành tích đã ăn sâu vào máu của chúng ta rồi. Trong tất cả các ngành và hầu như mọi người đều chạy theo thành tích. Chính vì căn bệnh này mà tham nhũng cũng chạy theo nó. Như tác giả đã liệt ke những vấn đề về thành tích trong chống tham nhũng thì rõ ràng chúng ta đang thực hiện nhiều công việc bằng lý thuyết suông hơn là thực tế của đất nước.

    Trả lờiXóa
  14. Tất cả chỉ là lý thuyết và hình thức thôi. Nếu làm thật thì đưa ra tòa hết, mà ai là người làm quan tòa, chẳng lẽ lại tự xử chính mình. Nói chung là tham nhũng Việt nam chúng ta đang ngày càng lún sau mà nguyên nhân sâu xa là: Làm chính trị để làm kinh tế, nên tham nhũng là chuyện thường ngày.

    Trả lờiXóa
  15. Không xử lí hoặc là xử lí không thỏa đáng, đó là cái nôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tham nhũng mọc lên như nấm sau mưa vậy, nếu trong vòng 10 năm nữa mà không xử lí tham nhũng thành công thì sẽ có những biến cố trong xã hội, dự là như vậy.

    Trả lờiXóa
  16. Đảng, Nhà nước đã nhận định rồi, Tham nhũng là căn bệnh ung thư đang giết chết Đảng, bởi vì bây giờ lòng tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước đã quá ít, chưa bao giờ nó lại ít đến như vậy,; thế nên mong rằng các cấp, ngành phải triệt trừ tham nhũng càng sớm càng tốt.

    Trả lờiXóa
  17. tiêu cực, tiêu cực, tiêu cực, là những con sâu đục khoét nội bộ Đảng, làm nhà nước suy yếu, nó là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Đảng Cộng Sản và nhà nước Nga Xô Viết đấy các bác ạ.

    Trả lờiXóa
  18. Nêu không nhìn thằng vào vấn đề, thẳng thừng tuyên chiến với nó, làm dùng hết mọi lực lượng, phương tiện để đấu tranh với các khối ung thư như tham nhũng thì còn lâu mới triệt tiêu nó được, và còn lâu đất nước mới phát triển đưuọc.

    Trả lờiXóa
  19. “Phát hiện, xử lý người đứng đầu qua quá trình theo dõi là ít. Cũng có vấn đề là lãnh đạo cơ quan đơn vị cũng “ngại” . Thử hoirm nếu những người đứng đầu lãnh đạo, chỉ đạo việc chống tham nhũng nhưng lại là kẻ đầu sỏ trong việc tham nhũng thì họ sẽ làm việc thế nào ạ, chẳng phải Việt Nam đang gặp phải vấn đề ấy sao.

    Trả lờiXóa
  20. Vấn đề chống tham nhũng vẫn là vấn đề nóng bỏng không chỉ ở Việt Nam mà còn khá nhiều quốc gia trên thế giới, có chống được tham nhũng thì đất nước mới phát triển mạnh mẽ hơn được, bộ máy lãnh đạo mà mục nát tham nhũng thì đất nước sẽ chỉ càng lúc càng lún sâu vào khủng hoảng lạm phát

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh20:20 25/7/13

    Chống là chống thế nào,nói chống cho nó vui thôi. Nếu chống và xử lý bọn tham nhũng, tham ô thì lấy ai lãnh đạo Đất nước này?Chẵng lẽ để bọn DÂN CHỦ lên lãnh đạo à? Các chú sai bét cả về lập trường và quan điểm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog