Chia sẻ

Tre Làng

ĐỪNG TIN LÁ BÀI "THAM VẤN" CỦA TRUNG QUỐC

Cuteo@

Hung hãn và tự phụ, Trung quốc từ chối lời đề nghị của Mỹ  đàm phán về COC mà tự coi mình là bề trên trong việc giải quyết các vấn đề biển Đông.

Các nhà quan sát cho rằng không nên tin vào gã khổng lồ Trung Quốc khi họ dùng từ "tham vấn" thay vì đàm phán.

Đây không phải lần đầu Trung Quốc đã tiếp tục từ chối việc đàm phán và ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc và kiểm soát nguy cơ xung đột trên vùng biển quốc tế nhộn nhịp và quan trọng hàng đầu thế giới.

Còn nhớ, lần đầu tiên Mỹ thúc giục Trung Quốc đàm phán ký kết COC với ASEAN hồi năm ngoái đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ Bắc Kinh với lý do không muốn Mỹ "nhúng tay" vào vùng biển này và tranh chấp ở đây "là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các bên tranh chấp." Năm nay, hôm thứ Ba vừa qua Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiếp tục giục Bắc Kinh vụ đàm phán ký kết COC để đảm bảo hòa bình, ổn định trên Biển Đông, nhưng lần này thì Trung Quốc chỉ im lặng. Sự im lặng của Trung Quốc trước lời kêu gọi của Mỹ về COC cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng tránh quốc tế hóa vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế.

Tại diễn đàn an ninh khu vực tổ chức ở Brunei vừa qua ông John Kerry khuyến cáo: COC có khả năng sẽ liệt kê các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông bởi nó đã từng xảy ra những năm 1970, 1980.

Mỹ nhấn mạnh vai tò và sự cần thiết của việc áp dụng COC hiện nay ở Biển Đông và khuyến khích các bên nhanh chóng tham gia các cuộc "đàm phán thực chất" chứ không phải "tham vấn" như chiêu đánh lạc hướng dư luận của Bắc Kinh.

Tuy nhiên cái mà Trung Quốc đang theo đuổi ở Biển Đông hiện nay là "đàm phán tay đôi" với từng nước tranh chấp, ngăn chặn một thỏa thuận đa phương. 

Dưới góc nhìn lạc quan nhất, người ta vẫn không khỏi quan ngại khi Trung Quốc luôn nói một đặng và làm một nẻo. Vì thể câu hỏi, liệu rằng Trung Quốc có đang dấu dao găm ở trong ống tay áo hay không vẫn là một dấu hỏi nghi ngại.

Trong bối cảnh này, tốt nhất là dù có tham vấn hay đàm phán, các bên còn lại phải đoàn kết và luôn cảnh giác với Trung Quốc.

7 nhận xét:

  1. Trung quốc thì nguy hiểm trong từng chính sách rồi, làm việc với trung quốc không cẩn thận là mất trắng luôn. Nếu làm cho trung quốc kí vào được cái COC thì cũng là một thành công của ASEAN rồi, chắc là các điều khoản có lợi cho ASEAN cũng sẽ bị loại đi không ít đâu nhưng dù sao có bộ quy tắc chung thì các bên sẽ không xảy ra đối đầu không cần thiết

    Trả lờiXóa
  2. Làm sao có thể tin được trung quốc trước giờ họ vẫn luôn là kẻ cháo trở gian xảo và đầy mưu mô xảo quyệt. Ngay cả bộ quy tắc mà họ đã ký họ còn lám sai nữa là nhưng lời nói của họ.Dù họ có dùng từ "tham vấn" hay đàm phán thì chúng ta và các bên liên quan cũng không nên tin họ bộ mặt của họ ta không còn lạ gì chính vì vậy chúng ta và các bên liên quan hãy cảnh giác cảnh giác cao độ đề phòng trung quốc đang có âm mưu tiếp theo.

    Trả lờiXóa
  3. Không hiểu âm mưu tiếp theo của Trung Quốc là gì? Mấy năm nay Trung Quốc liên tục từ chối đàm phán về COC, chẳng qua vì chúng không muốn tự nhận rằng sẽ chịu sự kiểm soát về luật và các quy tắc ứng xử để dễ dàng phục vụ cho những hành động gây hấn, bành chướng, chúng chỉ muốn "đàm phán tay đôi" để tạo áp lực cho từng nước. Lần này chịu sự thúc ép thì lại bày đặt trò tham vấn, có lẽ lại là một hình thức để chối bay chối biến việc ứng xử theo quy tắc trên biển Đông đây.

    Trả lờiXóa
  4. những thủ đoạn, âm mưu của trung quốc luôn rất nguy hiểm và thâm độc. kể cả trên chính trường quốc tế với thế giới. hay là trong khu vực. chúng ta có thể thấy rõ bản chất của trung quốc khi mà các thủ đoạn, âm mưu của trung quốc trên biển Đông, luôn có ý đồ lăm le, thôn tính và xâm chiếm vùng biển của nước khác. Trên trường chính trị thì nói hợp tác này nọ, rồi đàm phán thế này thế khác, tìm cách giải quyết hòa bình. Nhưng trên thực tế, trên biển đông thì luôn tăng cường các chính sách bành trước. CHúng ta nên cẩn thận với những thủ đoạn thâm độc của trung quốc.

    Trả lờiXóa
  5. Bây giờ đang ở vị thế cường quốc nên Trung Quốc chẳng còn nể mặt Mỹ như thời điểm mới mở cửa trong những năm 70 của thế kỉ trước. Hiện tại Mỹ chỉ có thể thúc giục Trung Quốc thôi chư không thẻ ép nó ký COC được. Vì Trung Quốc không muốn vướng vào những quy tắc quốc tế để tự do tác oai tác quái trên biển Đông.

    Trả lờiXóa
  6. Những chính sách của trung quốc luôn không hề đơn giản. Nó là những âm mưu, toan tính của trung quốc, để thể hiện sự thâm độc của mình. với ý đồ độc chiếm biển Đông, thôn tính các quốc gia nhỏ khác. Những thủ đoạn cua trung quốc chưa bao giờ có thiện ý tốt đẹp cả. Ngay cả về vấn đề việc đàm phán và ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC), trung quốc cũng luôn có những toan tính hết sức nguy hiểm. Hơn ai hết, những quốc gia liên quan nên có một cách nhìn đúng đắn, có một tinh thần hợp tác quốc tế để đối phó với trung quốc.

    Trả lờiXóa
  7. Phải cảnh giác quá đi chứ, cái ông Trung Quốc này nổi tiếng thế giới nói một đằng làm một nẻo, dù đã ký kết một số văn bản chung mang tính nguyên tắc khi giải quyết những tranh chấp trên biển Đông nhưng Trung Quốc có thực hiện nghiêm túc đâu, từ Nhật, Ấn, Nga cho đến Philipin... Trung Quốc luôn ra cái chiêu bài vừa ăn cướp vừa la làng, lúc nào cũng chỉ coi mình là nạn nhân trong khi chính mình là người vi phạm trắng trợn, hung hãn và láo toét.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog