Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN VỀ NHÀ BÁO DUY PHONG

Tác giả: Nhà báo Phạm Trung Tuyến

Nhiều nhà báo đang share một tài liệu được cho là tường trình của nữ sinh viên đi cùng nhà báo Duy Phong, nhân vật chính trong "sự cố" Yên Bái. Đó là việc gây bất lợi cho Phong.

Đối với các nhà báo điều tra, có một yếu tố quan trọng để thúc đẩy họ vào cuộc trong hầu hết các vụ việc. Đó là niềm tin nội tâm, dựa trên trải nghiệm cá nhân về nhân vật, sự kiện. Nếu các đồng nghiệp của Phong có niềm tin nội tâm vào sự trong sáng của Phong, họ nên tiến hành chứng minh điều đó bằng các chứng cứ, thay cho việc vội vàng bình luận dựa trên một văn bản không đủ sức thuyết phục, song lại có rất nhiều yếu tố nhạy cảm, gây phản cảm về tư cách nhà báo của Phong.

Các nhân chứng trong bữa tiệc ở Yên Bái không chỉ có cô gái trẻ, chủ nhân bản tường trình. Có nhà báo tên Công, có người đàn ông tên Thực. Mục đích chuyến đi đến Yên Bái của Phong chiều 21/6 cũng cần được làm rõ... Phong có đăng ký với toà soạn hay không, vì đó không phải là ngày nghỉ?

Một số người đặt câu hỏi có hay không chuyện Phong bị "gài bẫy"? Tôi cho rằng đây là một câu hỏi sai. Bởi cái gọi là "gài bẫy" là một khái niệm không xa lạ trong điều tra, công an, hay nhà báo, đều sử dụng khi cần để củng cố chứng cứ. Đối với nhà báo điều tra, hành vi "gài bẫy" phổ biến là "nhập vai". Nhà báo khi tiến hành điều tra chống tiêu cực là xác định rõ mình đang bước vào một cuộc chiến, trong đó có sự đối kháng chứ không phải cuộc đi săn một chiều. Là nạn nhân bị "gài bẫy" không phải là lý do để bảo vệ nhà báo.

Việc một nhà báo điều tra phải đối mặt với hoàn cảnh nguy hiểm như bị gài bẫy, bị bắt giữ... là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi xác định tham gia một công việc nguy hiểm, việc trang bị cho mình những nguyên tắc an toàn, những phương án bảo vệ là điều cần thiết. Trong sự việc này, cá nhân Phong, và toà soạn báo Giáo dục Việt Nam đã không ý thức đầy đủ về công việc của mình. Trong quá trình thực hiện một tuyến bài điều tra nhưng Phong trở lại địa bàn một mình, và tuỳ tiện tiếp xúc với nhân vật, hoặc nguồn tin, tại một không gian nhạy cảm.

Từ trường hợp của nhà báo tên Phong, có không ít những vấn đề về chuẩn mực tác nghiệp của nhà báo điều tra cần được phân tích như những bài học. Ngoài những vấn đề nêu trên thì loạt bài về Yên Bái trên Báo Giáo dục Việt Nam cũng có những điều rất đáng tiếc.

Câu chuyện biệt phủ, dinh thự của quan chức địa phương vốn không lạ lẫm đối với người dân, chứ chưa nói báo chí. Nếu để điều tra nhằm cung cấp thông tin mới cho công chúng về vấn đề này, nhà báo cần chứng minh được sự liên quan trực tiếp của các quan chức đối với tài sản đó, thay vì đăng tải những thông tin dạng nghi vấn. Điều đó không làm sáng tỏ những vấn đề mà bạn đọc quan tâm, mà chỉ trở thành công cụ cho những cuộc đấu đá ở địa phương.

6 nhận xét:

  1. Nặc danh16:30 26/6/17

    Ôi giời, còm của anh PHONG : mẹ phọt cứt non:
    https://m.facebook.com/story.php…

    Nguyễn Như Phong
    Hôm qua lúc 13:58
    Về vụ nhà báo Duy Phong bị bắt ở Yên Bái?

    Tôi cam đoan với các bạn rằng, sau này, vụ nhà báo Duy Phong của báo Giáo dục.net sẽ là "hòn đá rơi vào chân" chính những kẻ gây ra. Chỉ có điều rằng cơ quan điều tra ( mà cụ thể là CA Yên Bái) có dám cho Luật sư tham gia tố tụng ngay từ đầu hay không?
    Trước hết, phải công nhận rằng : Ban BT báo GD.net và Duy Phong đã rất dũng cảm khi dám phanh phui những việc rất " không bình thường" ở Yên Bái, mà lại đụng đến những người " có máu mặt". Tôi thực sự kính nể sự dũng cảm này.
    Còn việc Duy Phong bị bắt về tội " nhận tiền của doanh nghiệp" thì tôi nghĩ thế này:
    1- Nếu nhận tiền của doanh nghiệp mà do người ta tự động đưa cho, không kèm theo điều kiện thì tại sao lại bắt? Chả lẽ có tội danh " nhận tiền thiên hạ ... cho " à?
    2- Duy Phong gặp doanh nghiệp này là Hoàn Toàn Tình Cờ, không có bàn bạc, sắp xếp và lại qua một người bạn của mình mời đi... Vậy thì rõ ràng là không thể có " âm mưu" gì?
    3- Duy Phong đã cầm số tiền mà họ nhét vào tay trong trạng thái say ngất ngưởng?
    4- Người của doanh nghiệp kia đã khai về seri số tiền và khớp với " vật chứng" là Tiền thu được từ Duy Phong. Nếu thông tin này là chính xác thì đích thực đây là vụ gài bẫy. Bởi lẽ, chỉ có thằng thần kinh mới đi nhớ...seri tiền? Người ta có thể ghi nhớ số seri trong trường hợp mua bán ngoại tệ... Còn đi tiêu tiền Việt mà nhớ số sêri tiền thì đó đúng là " nhớ" để phục vụ cho âm mưu gài bẫy...
    Còn vì sao mà doanh nghiệp này gài bẫy, thì đó là chuyện khác...Và chúng ta sẽ còn cơ hội bàn luận.
    Cho nên, để làm rõ trắng đen vụ này, rất mong lãnh đạo Bộ CA cho rút hồ sơ về để các cơ quan điều tra của Bộ làm. Và như tôi đã nói : Cần phải cho Luật sư tham gia tố tụng ngay từ đầu. Bởi đây là vụ án " bắt quả tang", chả có gì mà phải bí mật cả.

    Trả lờiXóa
  2. Nghe nói vừa rồi ông này đã điều tra và đăng loạt bài về biệt phủ của vài quan chức lớn ở YB trên báo điện tử GDVN cơ mà. Sao giờ lại dính vào doanh nghiệp?Tại sao lại khởi tố nhanh như vậy. Đề nghị Bộ công an vào cuộc điều tra để những nhà báo dũng cảm dám đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực tiếp tục công việc của mình góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

    Trả lờiXóa
  3. Từ trường hợp của nhà báo tên Phong, có không ít những vấn đề về chuẩn mực tác nghiệp của nhà báo điều tra cần được phân tích như những bài học.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Làm nghề báo cũng giống như mọi nghề trong xã hội, như một chị công nhân đang cần mẫn đẩy xe rác, như một người lái đò đang chở khách qua sông hay một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở một khu phố nào đó. Cần bắt đầu từ cái tâm và cái đức của người cầm bút. Nếu như cái tâm của họ không trong sáng thì họ rất khó có thể vượt qua khỏi sức cám dỗ của đồng tiền. Nhà báo Duy Phong là một trong số đó, anh từng là người nói lên những chuyện ngang tai, trái mắt của xã hội nhưng cuối cùng bản thân anh không thoát ra khỏi những cám dỗ tầm thường, để bây giờ có hối cũng muộn màng mất rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Câu chuyện biệt phủ, dinh thự của quan chức địa phương vốn không lạ lẫm đối với người dân, chứ chưa nói báo chí. Nếu để điều tra nhằm cung cấp thông tin mới cho công chúng về vấn đề này, nhà báo cần chứng minh được sự liên quan trực tiếp của các quan chức đối với tài sản đó, thay vì đăng tải những thông tin dạng nghi vấn. Điều đó không làm sáng tỏ những vấn đề mà bạn đọc quan tâm, mà chỉ trở thành công cụ cho những cuộc đấu đá ở địa phương.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog