Chia sẻ

Tre Làng

CHUYỆN LẠ ĐỜI

Chuyện hi hữu, chuyện 'lạ đời'

TVN - "Bộ mặt" ấy cần thiết để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...

1. Mới đây, một "bà bầu" nhờ khóc với Bộ trưởng Y tế trong đợt tiếp xúc cử tri mà có thể khiến vị bác sĩ đã cáu gắt với mình bị xử lý nghiêm khắc. Đây có thể xem như trường hợp hi hữu: một người phụ nữ bình thường cùng lúc có thể chứng minh được "quyền lực" của bệnh nhân lẫn của cử tri.

Hi hữu vì cái cơ hội khóc được đến các bộ trưởng đối với hầu hết "phó thường dân" mà nói vốn chẳng phải dễ dàng. Hi hữu vì đến nay, hiện tượng bác sĩ hành xử chưa đúng mức với bệnh nhân không còn hiếm, nhưng vì thế mà bị kỷ luật thì vẫn là "chuyện lạ đó đây".

Nhưng bằng tất cả sự lạc quan của công dân một nước hạnh phúc, người viết cũng khó mơ tưởng rằng, một lần chứng minh quyền lực như vậy có thể đem lại thay đổi nào trong ngành Y. Hoài nghi như đã từng hoài nghi những đường dây nóng bệnh viện, như chuyện bác sĩ sẽ ngừng nhận phong bì...

Những lần có việc buộc phải đặt chân đến bệnh viện, không lần nào trở về mà không phải ngẫm ngợi. Bởi ở chốn đó, biết bao khuôn mặt lo buồn âu sầu vì bệnh tật và ngơ ngác, lạc lõng, e dè trước những người sẽ khám, chữa bệnh cho họ.

Nhất là bệnh nhân từ các vùng quê ra bệnh viện thành phố, chẳng thể nào hiểu rõ những thủ tục cả chính thức lẫn phi chính thức ở đó. Họ rụt rè hỏi han, thưa gửi dạ vâng. Và đáp lại, khá thường xuyên là những mệnh lệnh khô khan, những cái chau mày, những câu chỏn lỏn ngay cả với người già.

Người viết từng được chứng kiến một câu chuyện khó quên. Một phụ nữ mang bầu đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ phân tích. Vị nữ bác sĩ sau khi liếc qua vài giây, nhẹ như không "phán": "Rubella nhé, phá đi thôi". Còn người phụ nữ kia nghe tin dữ thì sụp xuống khóc nức nở. Tiếc rằng lần ấy, không bộ trưởng nào nghe được tiếng khóc của chị.

Vì quá tải, vì đồng lương không xứng công sức..., đó có thể coi là những lý do cốt yếu cho cách ứng xử ấy? Hay bởi họ cảm thấy mình có quyền làm thế, bởi họ đã chai sạn với nỗi đau bệnh tật của người khác, bởi bệnh nhân là đối tượng đang phải nhờ vả họ...?

2. Một câu chuyện cũng hi hữu, "lạ đời" khác, xảy ra có lẽ đã cách đây vài năm, bỗng dưng lại được các diễn đàn mạng xã hội "hâm nóng" lại.

Đó là sự việc được thành viên của một diễn đàn kể lại lần cùng bạn từ ngoại tỉnh vào Đà Nẵng bằng ô-tô cơ quan, lái xe không thuộc đường nên đi vào đường cấm ô-tô và bị CSGT yêu cầu dừng xe. Vốn đinh ninh sẽ bị xử phạt theo lối "thông thường", họ đã kinh ngạc khi thấy CSGT Đà Nẵng xử sự rất "lạ": đã không xử phạt, còn tận tình hướng dẫn lái xe đi đúng đường!

Chuyện từng được một số báo chính thống nhắc đến, vậy mà sau vài năm, chuyện cũ "hâm" lại vẫn nóng. Chắc bởi đến giờ, đây vẫn cứ là sự... lạ đời.

Bàn luận về sự lạ đời này, có người từng hoài nghi đó là "chiêu" PR cho thương hiệu của Đà Nẵng. Cứ giả sử điều này có thật, thì thành phố Đà Nẵng quả đã rất... khôn ngoan.

Bởi xây dựng thương hiệu một địa phương có thể rất tốn kém, (xây "chơi chơi" nhà vệ sinh công cộng để thành phố văn minh, lịch sự hơn cũng còn tốn tiền tỷ mỗi cái nữa là). Nó có thể cần những chiến lược quy mô, định hướng dài hạn...

Nhưng thương hiệu cũng có thể bắt đầu đơn giản từ chính những nhân viên công quyền, những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với người dân, du khách... Đó là cảm giác an tâm, dễ chịu, muốn quay trở lại khi chúng ta chứng kiến ứng xử đẹp nơi họ.

Nhắc đến đây, người viết không khỏi liên tưởng đến hình ảnh những trật tự phường, trật tự đô thị vốn rất quen thuộc trong thành phố đang sinh sống. Liên tưởng đến hình ảnh những người bán hàng rong khóc mếu chạy theo xe ô-tô xin lại gánh rau, giỏ quả... bị tịch thu.

Thành phố cần giữ an ninh trật tự, nề nếp. Nhưng điều đó liệu có thể được kiến tạo từ "những cây dùi cui của lý trưởng đời mới" - theo cách một tờ báo từng mô tả lối hành xử của lực lượng đại diện cho chính quyền. Hay cái được tạo ra nhiều hơn là sự bất an?

3. Sự thân thiện, tôn trọng, hành xử đúng mực... là "bộ mặt" cần thiết cho bất cứ vùng đất nào muốn chào đón những du khách từ thế giới đến với mình. Điều này hẳn đã được nhắc đến nhiều trong những chiến lược xây dựng quảng bá thương hiệu, du lịch.

Song có lẽ "bộ mặt" ấy cần thiết trước tiên cho chính những người dân của đất nước. Để sao cho mỗi người dân dù từ bất cứ đâu và đi đến bất cứ đâu trên đất nước cũng không cảm thấy e dè, xa lạ, bất an: vào bệnh viện, ra đường phố, đến cơ quan hành chính...

Và để mỗi người dân đều cảm thấy tư thế tự tin, tự chủ để đứng thẳng, ngẩng cao đầu trên đất nước mình và khi đi ra thế giới...

Hải Tâm

6 nhận xét:

  1. đôi lúc có những chuyện lạ đời như thế thì xã hội mới có cái để bàn đẻ nói, nhwungx hành động, nghĩa cử đẹp thì người ta sẽ nhớ mãi, nhưng những hành động không đẹp , bôi nhọ này nọ sẽ khiến người ta không thể lưu giữ hình ảnh đẹp được

    Trả lờiXóa
  2. có thể đó là hành động được dư luận coi là chuyện lạ đời nhưng đúng ra nên có những hành động như thế nhiều hơn nữa thì mới có thể làm cho người dân tin tưởng giao phó trách nhiệm cao cả cho những lực lượng này. hành động rất nhỏ đó được dư luận rất chăm chú quan tâm chứng tỏ cần có những hành động như thế nhiều hơn nữa để người dan có them niềm tin. đây cũng là những gương sang cần học tập

    Trả lờiXóa
  3. đà nawgx là một thành phố đang được đánh giá là thành phố năng động của việt nam với những bước phát triển kinh tế cũng như xây dung ha tang khá là khang trong. việc pr để quang cáo về thành phố này cũng gần như không caaf thiết. y tế và giao thôn cũng là hai lĩnh vực tiếp xúc với cuộc song hang nagyf của người dân, ngành y tế có những sai phạm không hề nhỏ và công an giao thong là những người trực tiếp thực thi pháp luật giao thong với những sai pạm trong đi lại của người dân, tất nhiên cũng có những trường hợp sai trái nhưng kèm theo đó cũng có những nghĩa cử cao đẹp của họ. không thể cứ nhìn họ là nhận xét bang con mắt thế này thế nọ được

    Trả lờiXóa
  4. nói thẳng ra thì đôi khi cũng thấy khó với dư luận thật! nhiều khi làm theo luật, xử phạt thì người dân kêu này kêu nọ, nói cảnh sát giao thông là phạt nặng tay hay là " đòi tiền của dân", thế nhưng nếu hành động đẹp, không xử phạt mà nhẹ nhàng nhắc nhở chỉ bảo thì lại nói là chuyện lạ, là PR! thế phải chăng những người làm Cảnh sát giao thông cũng quá khó trong khi làm việc sao?

    Trả lờiXóa
  5. thực sự thì tôi cũng không quan tâm lắm tới việc thành phố Đà Nẵng có đang PR giới thiệu gì cho thành phố mình hay không, nhưng nếu cứ có được những câu chuyện như thế thì sẽ thực sự rất tốt! một người dân có thể nói được lên tiếng nói của mình, một người cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông có thể có những hành động tốt như thế thì chẳng phải là rất tốt sao? PR gì cũng được, giới thiệu gì cũng được, cứ cốt tốt cho người dân là được rồi!

    Trả lờiXóa
  6. Thật sự cuộc sống muôn màu muôn vẻ, không thể nào biết trước được việc gì. Có thể ở một nơi thì nó lạ chuyện là, nhưng ở một số địa phương khác thì nó lại quá đỗi bình thường thậm chí là một nét đpẹ văn minh lịch sự. Điều này càng có ý nghĩa hơn với Đà Nẵng, một trung tâm kinh tế khu vực miền Trung, nó càng giúp ổn định xã hội,phát triển kinh tế và hơn nữa là gây ấn tượng tốt với bạn bè thế giới. Phải chăng nên nhân rộng cái mà mọi người vẫn hay nói là chuyện lạ này ?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog