Chia sẻ

Tre Làng

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY COI THƯỜNG TRUNG QUỐC?

Vì sao phương Tây "coi thường" Trung Quốc?

Một số ấn phẩm vừa được công bố: Khi Trung Quốc kiểm soát thế giới, Cuộc đua giành siêu cường và Sự lấn át của Trung Quốc đối với Mỹ đã cho thấy, Phương Tây không hề lo ngại về Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc học tổ chức Sunnylands, California tháng 6/2013

Hay “gây sự” với láng giềng

Xét toàn cảnh thì Nhật Bản được xem là cái gai lớn nhất trong chiến dịch bá quyền của Trung Quốc ở châu Á. Thực tế, Nhật Bản vẫn là cường quốc thứ 3 thế giới, riêng quân đội Nhật Bản hiện đại hơn Trung Quốc. Việc Trung Quốc chiếm vị trí cường quốc thứ 2 về kinh tế của Nhật Bản trở thành động lực kích thích lòng tự trọng của người Nhật, giúp họ bừng tỉnh, nhất là sau khi Thủ tướng Abe quay lại nắm quyền.

Mối cạnh tranh Trung-Nhật hiện nay đang có chiều hướng “sao chép” lại giai đoạn thế kỷ 19, tuy nhiên khi đó Nhật Bản còn là nước nhỏ còn Trung Quốc rất hùng mạnh còn bây giờ lại ngược lại: Nhật Bản lớn mạnh đến mức Trung Quốc không dễ gì qua mặt.

Giống như hầu hết các quốc gia trong khu vực, Nhật Bản sẵn sàng trao đổi thương mại với Trung Quốc nhưng không lệ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc lại thường xuyên cáo buộc Nhật Bản gây sự. Các học giả nhận xét đó là cách thể hiện khác cho sự lo lắng của Trung Quốc.

Phải nói ngay rằng các nước láng giềng bị ảnh hưởng không nhỏ của Trung Quốc. Điều này có yếu tố lịch sử, địa lý lẫn chính trị. Biên giới biển của Trung Quốc được vây quanh bởi Nhật Bản, Đài Loan và ASEAN. Thực tế này của Trung Quốc giống như nước Đức. Các nước láng giềng của Trung Quốc không lạ gì cách hành xử của Trung Quốc nên hết sức cảnh giác. 

Thậm chí, ngay cả Myanmar, quốc gia vừa đổi mới cũng bắt đầu rời xa Trung Quốc. Chính điều này buộc Trung Quốc phải xem lại mục tiêu bành trướng của mình bởi Trung Quốc đang có nguy cơ bị cô lập từ các nước láng giềng. Trung Quốc cần nhớ lại những gì đã xảy ra với nước Đức trước đây. Việc Đức đã từng thất bại trong hai cuộc chiến tranh với các nước láng giềng là bài học không thể bỏ qua đối với Trung Quốc hiện nay.

Bị giấc mơ cường quốc “bó chân”

Không chỉ bị chỉ trích chơi không đẹp với các nước láng giềng, Trung Quốc còn bị phương Tây đánh giá là quốc gia thiếu dân chủ, làm hạn chế tín nhiệm của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để khắc phục, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhận được thái độ thiện chí với cộng đồng thế giới, tuy nhiên, giấc mộng “bá quyền hòa bình” vẫn chưa nguôi, nhất là trong thời gian gần đây trở nên hiếu chiến hơn với láng giềng trong việc tranh chấp biển đảo đã làm cho an ninh khu vực trở nên rối ren, phức tạp, kể cả Myanmar xưa nay rất “hữu hảo” cũng phải dè dặt hơn.

Theo giới phê bình, điều trở ngại nhất của Trung Quốc hiện nay chính là ước mơ cường quốc đã bó chân họ, không có bạn bè. Ngay cả Kim Jong IL cũng phải thốt lên với người Mỹ rằng không tin vào Trung Quốc, Trung Quốc chỉ có các đối tác buôn bán như Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản nhưng các nước này cũng không mặn mà, vừa làm ăn vừa cảnh giác. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến tù nhân chính trị, yếu kém về nhân quyền, về quyền bầu cử, dân chủ tại chính quốc đã làm cho Trung Quốc mất dần uy tín.

Diplomat và Reuters dẫn lời các chuyên gia thì đây là vấn đề cuối cùng như chưa phải “chót trét” gây cản trở tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Bằng chứng, do bất ổn nội bộ nên Trung Quốc phải chi khá nhiều tiền của cho an ninh nội địa, thậm chí còn cao hơn cho quốc phòng. Ngoài ra, còn phải kể đến khủng hoảng dân số, ô nhiễm môi trường, gia tăng bệnh tật nhất là nạn nghiện thuốc lá, béo phì... và cũng giống như Mỹ, dân số lão hóa, chi phí an sinh xã hội tăng cao buộc phải cắt giảm chi phí cho quốc phòng... đã làm cho khả năng tăng trưởng trung hạn của Trung Quốc hạn chế và chậm lại.

Với các lý do nói trên Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức và các nước phương Tây trên thực tế cũng không quá lo lắng, ít ra trong thời điểm hiện nay.

Khắc Nam

7 nhận xét:

  1. Với những hành động gần đây của mình, Trung Quốc đang tự mình đâm vào tay mình, khi việc làm khác xa hoàn toàn so với lời nói trên các bàn đàm phán, hội nghị. Những câu nói chắc như đinh đóng cột rằng tôn trọng hòa bình cũng như toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, tất cả đều phải theo luật pháp quốc tế, nhưng ADIZ chẳng hạn, lưỡi bò trên biển đông nữa chứ, quốc tế là đó sao? Dư luận thế giới hết sức bất bình khi Trung Quốc tự tung tự tác tuyên bố sở hữu mọi thứ ! Gậy ông đập lưng ông, không tác dụng gì mà còn bị cả thế giới "khinh "

    Trả lờiXóa
  2. vì đâu mà phương Tây coi thường Trung Quốc chắc tất cả chúng ta đều hiểu được lý do. Không phải tại ai, tại quốc gia nào gieo dắt ý nghĩ đó đối với phương Tây mà đó là do chính Trung Quốc họ tự gây nên mà thôi. Với những hành động được coi là không đẹp hay nói cách khác là bỉ ổi của Trung Quốc, dùng mọi thủ đoạn để thực hiện mục đích của mình, đó không phải là cách hành xử của một nước lớn, mang tầm ảnh hưởng quốc tế, do vậy việc coi thường Trung Quốc là đương nhiên.

    Trả lờiXóa
  3. Có thể nói Trung Quốc đang tự bắn vào chân mình thì đúng hơn, với những hành động có ý định bành trướng của mình thì Trung Quốc đang bị các nước láng giềng quay lưng lại, không bạn bè thì làm sao có thể phát triển được khi mà các đối tác đang tỏ ra hết sức thận trọng với mình như vậy được.

    Trả lờiXóa
  4. Không chỉ phương Tây coi thường Trung Quốc mà ngày cả các nước láng giêng cũng tổ rõ vẻ thái độ đó với Trung Quốc, các cụ chúng ta đã có câu bán anh em xa mua láng giềng gần, nó thể hiện rõ tính chất quan trọng của người bạn láng riềng. Nhưng Trung Quốc đã thất bại ngay từ những thứ gần gũi nhất bới những hành động xấu xa, âm mưu thâm đọc của mình nhằm thực hiện những mục đích bẩn thỉu, ngu xuẩn.

    Trả lờiXóa
  5. Trung Quốc với hàng loạt những hành động gọi là ngang ngược, hỗ sược trong thời gian qua thì đó được coi là hành động không hề đẹp chút nào, một cách ứng xử của kẻ tiểu nhân chứ không phải của một nước lớn đang vươn mình mạnh mẽ trên trường quốc tế. Nhưng với hành động của Trung Quốc thì việc coi thường của phương Tây là điều đương nhiên, và việc đặt một dấu hỏi trong quan hệ với Trung Quốc là phải đặt ra.

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc đang tự mình gây nên sự hoang mang, nghi ngờ không tin tưởng của mình đối với các nước phương Tây cũng như các quốc gia khác trong khu vực bằng hàng loạt những hành động, việc làm không xứng tầm của một người anh trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đồng thơ cũng là quốc gia có GDP đứng thứ hai thế giới, kinh tế phát triển. Nhưng mục đích xấu xa của Trung Quốc đã tự đẩy mình vào lối coi thường của thế giới mà thôi.

    Trả lờiXóa
  7. Với tư tưởng nước lớn, Trung Quốc tham gia các cuộc hội đàm quốc tế với tâm lý coi thường các nước khác. Điều đáng nói hiện nay là Phương Tây coi thường Trung Quốc. Vì sao vậy??? Với những hành động gần đây của mình, Trung Quốc đang tự mình đâm vào tay mình, khi việc làm khác xa hoàn toàn so với lời nói trên các bàn đàm phán, hội nghị. Chính với những hành động đó mà khiến hình ảnh của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế bị mất đi sự tôn trọng đáng có của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog