Chia sẻ

Tre Làng

HI VỌNG ĐÓ CHỈ LÀ VẠ MIỆNG!

LâmTrực@

Trên VNexpress có 2 bài báo:



Với tư cách là con dân nước Việt và với tư cách người đọc, tô băn khoăn về nhiều điều, nhất là cách hiểu và nhìn nhận về cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2 năm 1979 của 2 ông. Nếu đúng như nhà báo Nguyễn Hưng đưa tin trên VnExpress thì tôi thất vọng vì 2 ông đã hiểu sai về lịch sử nước nhà, đặc biệt là ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của dân tộc và thêm nữa, 2 ông dường như không đọc sách sử, cũng như không cập nhật thông tin về những hoạt động của đảng, nhà nước và nhân dân ta nhằm tri ân các liệt sĩ.

Thưa tướng Lê Văn Cương và ông Dương Trung Quốc.

Thứ nhất về nhà sử học DTQ, ông nói rằng:
Cuộc chiến này cần được tôn vinh xứng đáng những người đã hy sinh.
Xin hỏi ông Dương Trung Quốc: ông dựa vào đâu mà nói những người hi sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược vào tháng 2 năm 1979 ở biên giới phía Bắc không được tôn vinh xứng đáng? Ngay lúc này đây, qua báo chí, qua thực tế tại các địa phương, hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ, hàng trăm nghĩa trang cũng đã và đang được chăm sóc như bao nghĩa trang liệt sĩ khác. Những người hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc có ai không được tôn vinh không....? 

Hàng ngàn cựu binh, hàng ngàn gia đình liệt sĩ và hàng ngàn gia đình có công trong cuộc chiến này đều đã được hưởng chính sách giống như những gia đình liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ. Các ông có thấy sự phân biệt gì ở đây hay không...?

Về lời phát biểu của tướng Cương trong bài chia sẻ với báo VnExpress, ông đã phát biểu không chuẩn, xin được trích nguyên văn từ bài báo này:
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương (Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an), nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử.
Thưa tướng Lê Văn Cương, ông nói thế là sai mất rồi.

Xin mượn lời của bạn FB Linh Nguyễn để nói với ông:
Với tất cả lòng kính trọng của một vị tướng tôi phải hỏi rằng ông có đọc sách lịch sử không....?
Không biết các ông vì "quên" hay “cố tình quên”, hay "cố tình phát ngôn" như vậy. 

Xin thưa với 2 ông, các sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử lớp 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134) cùng nhiều tài liệu về lịch sử khác.

Cũng bài báo này, còn có đoạn:
Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến.
Xin thưa với Tướng Lê Văn Cương và báo VnExpress!

Trước hết, phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nói: "Không bao giờ quên cuộc chiến biên giới năm 1979". 

Đất nước đã có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để kỷ niệm chung cho các thương binh liệt sĩ. Phần mộ của của họ cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. 

Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. 

Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. 

Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?


Thiết nghĩ: Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của họ có thể là ánh sáng soi đường quý giá cho quốc dân đi. Nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra những hiệu ứng sai lầm lớn. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời...

Kính thưa 2 ông,

Cẩn trọng khi phát ngôn với báo giới là việc nên làm. Người ta thường nói "lời nói gió bay", nhưng tôi lại nghĩ khác. Hi vọng 2 ông đọc được entry này và mau chóng có ý kiến rõ ràng để dư luận biết và có cái nhìn khoa học về sự kiện lịch sử dân tộc này. 

Hi vọng đó chỉ là "Vạ miệng".

Đừng nên phủ nhận những giá trị đạo đức văn hóa của dân tộc.

--------

Bài có sử dụng tư liệu của FB Linh Nguyễn

9 nhận xét:

  1. Nặc danh14:32 20/2/14

    Lại copy bài viết của thằng chuyên nịnh thối gốc Hà Tĩnh ấy à? Nó chưa đủ tuổi nói chuyện với tướng Cương và sử gia Quốc đâu. Rõ ràng cuộc chiến này chưa được tôn vinh như các cuộc chiến khác, ngay cả tiếng nói của đảng (báo ND) còn đang im thít. Cả cuộc chiến vệ quốc mà ghi mấy dòng chữ (9 dòng thì phải) vậy bọn trẻ có hiểu cái gì không? Cả quãng 1979-1986 xung đột liên miên có thấy bất kỳ chữ nào trong SGK không?

    Trả lờiXóa
  2. Thứ nhất, nhà sử học họ Dương nói rằng cuộc chiến này “phải là niềm tự hào cần tôn vinh” và phát biểu của tướng Cương: “Một việc cần phải làm ngay theo ông Cương là có chính sách cho gia đình những người Việt đã hy sinh trong cuộc chiến, vinh danh những người đã ngã xuống bảo vệ đất nước tương tự các liệt sĩ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ… Nhà nước cũng cần khôi phục các địa danh lịch sử của cuộc kháng chiến”.

    Xin thưa với ông, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như bao thế hệ người Việt Nam không bao giờ quên ơn những anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc trong tất cả các cuộc chiến tranh. Đất nước đã có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 để kỷ niệm chung cho các thương binh liệt sĩ. Phần mộ của của họ cũng đã và đang được quy tập về nằm trang trọng trong các nghĩa trang liệt sĩ. Gia đình của các Liệt sĩ cũng được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. Hằng năm đều có người dân và các đoàn đến dâng hương, tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ vào các dịp lễ lạc. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tổ chức các đợt thăm viếng, hỗ trợ các gia đình liệt sĩ hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Báo chí cũng có nhiều bài đàng hoàng viết về cuộc chiến này. Vậy thì có ai “quên” không? Có ai “không tôn vinh” không?

    Trả lờiXóa
  3. Thứ 2: Cựu Viện trưởng Viện chiến lược công an Lê Văn Cương phát biểu rằng “nếu tính cả người dân và chiến sĩ quân đội, công an thì có hàng chục nghìn người đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc này. Tuy nhiên, điều đáng buồn là một cuộc chiến oai hùng như vậy lại không có trong sách lịch sử”?!? Với tất cả lòng kính trọng với một vị tướng, tôi vẫn phải hỏi rằng ông có đọc sách lịch sử không? Không biết các ông vì “quên” hay “cố tình quên” mà phát ngôn như vậy. Xin thưa các vị là sự kiện này đã được ghi rõ ràng trong sách giáo khoa “Lịch sử 12” (trang 207) và sách “Bài tập lịch sử 12” (trang 134). Còn các sách nghiên cứu lịch sử, tác phẩm chính luận xuất bản công khai, giáo trình bậc Đại học, cao đẳng rất nhiều, chẳng hạn như cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao do Nxb Sự thật phát hành năm 1979, tại trang 91 nhấn mạnh: "đây là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện bằng lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc"? Hay cuốn sách “Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, 1945-2000” do Lê Mậu Hãn (chủ biên) được NXB Giáo dục phát hành năm 2001, trong đó còn tường thuật đầy đủ “binh lực” của Trung Quốc xâm lược và đánh giá đầy đủ tính chất cuộc chiến “Để tấn công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng trên 30 vạn binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau”…

    Trả lờiXóa
  4. Thiết nghĩ: Với bậc thức giả, nhất là những người đã kinh qua thực tiễn đầy trải nghiệm thì một lời nói, một bài viết đúng đắn, sâu sắc của các ông có thể là ánh sáng soi đường quý giá cho quốc dân đi, nhưng một sai lầm, dù là nhỏ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn với dư luận, công chúng, nhất là nó được các ông phát biểu công khai trên các phương tiện truyền thông, chứ không còn bó hẹp trong các công trình nghiên cứu. Và hơn thế, sai lầm ấy có thể nhấn chìm hoặc phá huỷ cả những danh hiệu, uy tín nhiều năm xây đắp, làm lu mờ những tên tuổi vang bóng một thời, khiến cho bạn đọc băn khoăn về “chất lượng” của các học hàm, học vị mà các ông đã, đang mang! Băn khoăn lớn hơn với dư luận là liệu các ông có đang từ bỏ những tri thức, lịch sử để ăn theo, nói leo, phụ họa cho các thế lực xấu muốn xuyên tạc, lợi dụng cuộc chiến này để lung lay niềm tin của nhân dân với Đảng, Chính phủ?

    Nhân tiện, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Thiềm Thừ về chủ đề này. Một bài viết rất đơn sơ nhưng đủ chứng minh nhiều vấn đề.

    Trả lờiXóa
  5. Trong bài “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979” - http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130217/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979.aspx, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói “Không chỉ nhận thức, mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa… Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ thắc mắc khá nhiều chuyện, tại sao sự kiện chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của Việt Nam. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng…”
    Với tất cả sự kính trọng với Thiếu tướng Lê Văn Cương, tôi phải hỏi, ông có đọc các giáo trình lịch sử Việt Nam, khi nói những lời trên? Thưa ông, giáo trình lịch sử lớp 12 đây ạ.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh03:56 21/2/14

    Đừng ngụy biện nữa chó Linh ạ. Mày chỉ là thằng pêđê chuyên nịnh thối thôi, đất Hà Tĩnh anh kiệt sao đẻ ra thứ quái thai như mày?

    Trả lờiXóa
  7. Ráo xư Cuốc thì quá rõ bộ mặt. Nhưng tướng Cương mà cũng đến nông nỗi này sao???

    Trả lờiXóa
  8. Chắc chỉ là vạ miệng thôi chứ những người có sự hiểu biết có thể nói là đầu tầu trong ngành sử học cũng như là một người đã đi qua hai cuộc chiến tranh trường kì của dân tộc sao có thể có suy nghĩ sai lệch được,nhất là với một đại biểu quốc hội. Thế nên theo như ông Dương Trung Quốc nói nó là một sự kiện chỉ để giáo dục lại thế hệ sau này chứ không phải lấy nó để khêu gợi hằn thù dân tộc và kích động gây ảnh hưởng xấu cho quan hệ giữa hai nước. Thế giới đang hội nhập, chúng ta vươn ra biển lớn để phát triển kinh tế xã hội với tư tưởng hòa bình hữu nghị chứ không phải là bấu víu vào quá khứ để rồi xôi hỏng bỏng không !

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh17:15 21/2/14

    Chiến tranh là điều xấu xa. Bản thân Trung Quốc cũng không muốn nhắc đến cuộc chiến tranh này nên đã yêu cầu các nhà lãnh đạo nước ta không được tổ chức kỷ niệm hoặc tôn vinh những người đã ngã xuống vì cuộc chiến tranh đó. Thiết nghĩ, chúng ta nên chấp nhận điều này để làm hài lòng Trung Quốc.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog