Chia sẻ

Tre Làng

THI ĐUA

Nhân đọc bài Xuất sắc cũng phải đăng ký, mình nhớ ra chuyện này.
Kể ra thì cũng chả có gì hay ho mà kể, nhưng vì chuyện Thi đua ở ta có cái gì đó không ổn nên mới kéo lê vài dòng.
Cứ đến cuối năm là chuyện thi đua lại trở thành đề tài nóng bỏng ở hầu hết các cơ quan, xia nghiệp, trường học và bệnh viện. Hầu hết các đơn vị xét chiến sĩ thi đua đều bình xét theo năm tài chính vì liên quan đến chuyện thưởng. Còn trường học thì xét thi đua theo niên khóa.
Khỏi cần nói, riêng xét thi đua vào các thời điểm khác nhau trong năm cũng đã nói lên tính bất hợp lý của vấn đề. Người chịu thiệt thòi nhất vẫn là giáo viên, nhất là giáo viên vùng quê.
Cơ quan mình cũng coi trọng chuyện thi đua lắm. Khi xét, có nhiều tiêu chí kinh khủng, các tiêu chí này cũng mâu thuẫn với nhau khủng khiếp. Bực nhất là toàn thể anh chị em giao viên đều vượt chỉ tiêu công tác được giao và cả chỉ tiêu công tác đã đăng ký từ 3 đến 5 lần với chất lượng cực kỳ xuất sắc cũng có thể không được coi là chiến sĩ thi đua.
Số là, chỉ tiêu chiến sĩ thi đua có hạn. Người ta chỉ cho một đơn vị được khoảng 10% cán bộ là chiến sĩ thi đua thôi. Trong khi đó, nhìn rộng ra, có anh bét nhất ở đơn vị mình cũng hơn hàng chục lần anh chiến sĩ thi đua ở đơn vị khác. Điều này nói lên tính bất hợp lý trong bình bầu chiến sĩ thi đua ở mọi nơi.
Cũng trong cơ quan mình, một số anh chị coi chiến sĩ thi đua là hương hoa. Mà đã là hương hoa thì mỗi người ngửi một tý. Do đó có chuyện năm nay anh là chiến sĩ thi đua thì sang năm anh không nên nhận mà nhường cho người khác. Cách nghĩ và cách làm này có vẻ tình cảm và được lòng một vài anh dốt nát và lười nhác. Tuy nhiên đó lại chính là nguyên nhân giết chết sự phấn đấu của các cá nhân tích cực trong đơn vị.
Chuyện một sếp ưu ái cho một nhân viên nào đó trong bình xét thi đua cũng không phải là chuyện lạ. Ở xứ ta thì chỗ nào cũng thế. Một anh thẳng thắn, thật thà có cống hiến nhiều thì có nghiên cứu đến giời thì cũng vậy thôi. Sếp chỉ buông một câu: Làm giáo viên thì đó là nghĩa vụ và trách nhiệm phải làm. Tất cả nín im.
Nhưng với người thân của sếp thì sao? Đó là một sự nỗ lực vươn lên vượt qua chính mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ một cái móng tay, sếp thổi lên thành công trình vĩ đại và đương nhiên, người thân thiết của sếp sẽ là chiến sĩ thi đua.
Suy cho cùng thì Chiến sĩ thi đua cũng vậy thôi. Nó là một thứ ảo danh. Tuy là ảo danh nhưng có một số anh cũng cực kỳ tham lam. Một năm ở đơn vị có bao nhiêu danh hiêu thi đua về Đảng, về chính quyền, về chuyên môn và về phong trào, anh ta vơ vét hết mặc dù anh em thấy không thật xứng đáng.
Có anh cán bộ lãnh đạo của một phòng nọ, anh ta là người háo danh đến cuồng si. Anh cũng chính là người đầu tiên của cơ quan bảo vệ luận án tiến sĩ không thành công và cuối cùng thì bỏ hẳn. Điều đó nói lên trình độ và năng lực thực tế của anh ta. Khi mới về đến đơn vị mới tiếp nhận công tác, đơn vị không xét cho anh vì thời gian công tác quá ngắn. Anh này liền đợi đến khi đa số mọi người đi nghỉ hè hết mới tập hợp một số nhân viên dưới quyền lại và bình bầu bổ sung. Lẽ dĩ tất ngẫu là anh ta trúng phóc. Mình nghe chuyện này mà phục..
Ở đâu cũng thế, cuối năm bình chọn chiến sĩ thi đua cũng ồn ào. Mấy thằng tiểu yêu mặc dù phấn đấu đến mấy thì cũng chỉ là “con cuối đàn” và là đối tượng chỉ hoàn thành nhiệm vụ.
Chọn ai là chiến sĩ thi đua? Không khó, cú nhìn mặt Sếp là biết. Tất cả theo ý sếp mới mong có ngày tiến bộ. Chi ủy hội ý, lãnh đạo hội ý cũng chỉ nhằm mục đích lựa chọn theo ý sếp. Anh nào thấy bất hợp lý mà muốn làm căng cũng khó.
Ôi, trong mặt Sếp biết bao giờ có mình nhỉ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog