Chia sẻ

Tre Làng

VỀ BÀI VIẾT “KHI KINH TẾ TƯ NHÂN LÀ ĐỘNG LỰC, CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN SẼ RA SAO?” CỦA TÁC GIẢ KAMI

LâmTrực@

Cách đây 2 tuần, trên trang Dân Luận đã dẫn lại một bài viết “Khi kinh tế tư nhân là động lực, chủ nghĩa Mác – Lên Nin sẽ ra sao” của tác giả Kami đăng trên RFA. 

http://www.rfavietnam.com/node/2507 

Ngoài những lập luận quen thuộc để hạ bệ lãnh đạo cao cấp của đảng, nhà nước, nội dung cốt lõi của bài viết là nhằm bác bỏ chế độc công hữu về tư liệu sản xuất, đề cao tuyệt đối chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. 

Với lối viết xuyên tạc và suy diễn chủ quan, tác giả tấn công trực diện vào luận điểm kinh tế nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm đi tới phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin. Liên hệ với tình hình Việt Nam hiện nay, tác giả Kami muốn gửi một thông điệp tới người đọc rằng, đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, là đi ngược với sự phát triển của nền sản xuất nhân loại, và nó chính là nguyên nhân của lạc hậu, nghèo đói và bất ổn xã hội. Kami viết: “Sau gần 30 năm cải cách kinh tế, do sự sai lầm trong đường lối và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng CSVN khi coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế. Đồng thời vai trò của kinh tế tư nhân không được coi trọng đúng mức và đó là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho kinh tế không phát triển được mạnh mẽ như khả năng có thể của nó.”. 

Với lối lập luận này, tác giả cho rằng “đã là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh thì kinh tế tư nhân phải nắm vai trò chủ đạo và bao trùm, thống trị toàn bộ nền kinh tế. Chỉ có kinh tế tư nhân mới đủ động lực để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển”. Từ quan điểm trên, tác giả kết luận “Kinh tế Nhà nước luôn kém hiệu quả, vì vậy chỉ có thể đóng vai trò phụ trợ trong nền kinh tế”. 

Nhằm củng cố cho luận điểm của mình, tác giả lấy thực tiễn tư nhân hóa, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam để minh chứng đó là đi ngược lại với nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lê nin; là Đảng Cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo. Từ đó hô hào Đảng Cộng sản Việt Nam nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê nin. 

Minh chứng cho điều này, Kami cũng đã lươn lẹo viết: “Mới đây nhất, ngày 26/3/2015 vừa qua, phát biểu tại buổi chủ trì hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mục tiêu trong năm 2015 dứt khoát phải hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa đề ra cho hai năm 2014-2015, với 432 doanh nghiệp nhà nước. Theo Thủ tướng, doanh nghiệp tư nhân là một động lực hết sức quan trọng, cần phải cổ phần hóa nhanh để "toàn dân làm kinh tế". Và nguy hiểm hơn, Kami viết: “Đây là một nhận định hết sức quan trọng, sẽ báo hiệu một bước chuyển biến mạnh mẽ và tích cực của nền kinh tế Việt nam trong thời gian tới”. 

Luận điểm có gì mới, và sai lầm ở chỗ nào? 

Thực chất những nội dung tác giả trình bày không có gì mới so với những luận điệu của các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác-Lê nin từ trước tới nay - đó là xóa bỏ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất- nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản. Coi sở hữu tư nhân là tồn tại vĩnh cửu, mà thực chất là coi Chủ nghĩa tư bản là tồn tại vĩnh viễn. 

Trong trường hợp này, tác giả Kami đã cố ý nêu và giải thích ý kiến của Thủ tướng theo suy luận chủ quan của mình, nhằm tạo ra sự mâu thuẫn giữa đường lối, chính sách của Đảng với quan điểm của cá nhân Thủ tướng. Tính phản khoa học của bài viết một phần nằm ở chỗ đó. 

Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, “kinh tế thị trường” và “kinh tế tư nhân” là 2 khái niệm khác nhau. “Kinh tế thị trường” bao gồm nhiều thành phần, nhiều bộ phận và nhiều chủ thể tham gia, trong đó có “kinh tế tư nhân”. Ở đây, tác giả đã đánh lừa người đọc bằng cách đồng nghĩa “kinh tế thị trường” với “kinh tế tư nhân” (với nhiều người, đây là hai khái niệm na ná như nhau). Điều này cho thấy tác giả thiếu những hiểu biết về mặt lý luận về kinh tế thị trường. nhưng lại thừa mứa sự lưu manh sảo trá trong chia rẽ nội bộ các nhà đạo đất nước. 

Nền kinh tế thị trường hiện đại cần có vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước, và luôn luôn tồn tại khu vực kinh tế Nhà nước để Nhà nước nắm trong tay sức mạnh vật chất nhằm điều tiết có hiệu quả nền kinh tế. Thực tiễn nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa hiện nay ở tất các các cường quốc đều thể hiện điều đó. 

Trong bài viết, để lừa bịp, dẫn dắt người đọc, tác giả đánh đồng 2 khái niệm “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” và “tư nhân hóa”. Tức làm hco người đọc hiểu rằng “cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” ở nước ta hiện nay đồng nghĩa với “tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước”. Đó là một quan niệm ấu trĩ và sai lầm vì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Rất có thể tác giả đã hiểu đúng 2 khái niệm này, nhưng vì mục đích lòe bịp, nên cố tình dẫn dắt người đọc đi đến những nhận thức sai lầm. 

Cần phải nhắc lại để bạn đọc hiểu đúng vấn đề: “Cổ phần hóa” là chuyển một phần sở hữu của nhà nước sang các thành phần khác, và nhà nước vẫn giữ phần lớn hoặc một phần vốn của mình. Trong khi đó “tư nhân hóa” là chuyển toàn bộ sở hữu nhà nước sang tay tư nhân, trường hợp này được hiểu là bán toàn bộ sở hữu nhà nước sang tay tư nhân. 

Về phương diện lý luận, Lênin coi cổ phần hóa là con đường quá độ để đi lên Chủ nghĩa xã hội về mặt kinh tế. 

Thực tiễn đã chứng minh, bất kể nền kinh tế nào, dù hiện đại đến đâu vẫn tồn tại những “khuyết tật” nhất định, và nền kinh tế thị trường cũng vậy. Chính những “khuyết tật” hay “yếu tố tiêu cực” của kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội bởi lẽ, trong kinh tế thị trường, lợi nhuận tối đa là mục tiêu của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở kinh tế nảy sinh mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. 

Sự yếu kém của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam không phải chỉ do tự thân kinh tế Nhà nước nảy sinh ra mà còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, như thể chế và cơ chế điều hành, năng lực quản lý.v.v.. Không thể lấy hiện tượng này để phủ định vai trò của kinh tế Nhà nước. Kết luận của tác giả là mâu thuẫn với vai trò đầu tầu của kinh tế nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. 

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ ra rằng: chỉ khi nào trình độ sản xuất phát triển đến trình độ rất cao, xã hội hóa sản xuất cả về bề rộng lẫn bề sâu ở trình độ rất cao thì sở hữu tư nhân mới bị thay vì sở hữu xã hội. Vì vậy, sẽ có một thời kỳ rất dài kinh tế tư nhân vẫn là một thành phàn kinh tế tồn tại, hoạt động trong nền kinh tế ở các nước Xã hội chủ nghĩa, vẫn được coi là một động lực để phát triển kinh tế. 

Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất trong kinh tế học của Chủ nghĩa Mác - Le nin và cũng là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo, là tiến tới công hữu hóa toàn bộ tư liệu sản xuất. Trong Cương lĩnh Đại Hội Đảng CSVN lần thứ XI, đã khẳng định: "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu". Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp Việt Nam Sửa đổi năm 2013, quy định về chế độ kinh tế, đó là "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.". Chúng ta hoàn toàn không thấy có bất kỳ một câu nào thể hiện rằng, quá trình “cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước” là quá trình “tư nhân hóa” và rằng, kinh tế tư nhân chiếm vai trò chủ đạo. Từ những phân tích trên đây có thể thấy những lập luận trên của tác giả Kami là sự bịa tạc và suy diễn có chủ đích xấu. 

Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, có thể khẳng định, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Đảng ta là một chủ trương đúng đắn, không trái gì với định hướng Xã hội chủ nghĩa, không đi ngược với nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin. Những lập luận của tác giả Kami chỉ là cách nói ngụy biện nhằm phục vụ cho những âm mưu đen tối của các thế lực thù dịch chống Việt Nam. Đây là chiêu bài đã cũ, song vẫn có thể lừa bịp được một số người thiếu hiểu biết về mặt chuyên môn.

*****************
Đây là toàn văn bài viết của tác giả Kami đăng trên trang Dân Luận và RFA: Kami - Khi kinh tế tư nhân là động lực, CN Marx-Lenine sẽ ra sao? 

Bấm vào đây để đọc: RFA Blog

5 nhận xét:

  1. Nền kinh tế nhà nước theo phương thức cũ bộc lộ những hạn chế, chính vì thế mà việc cổ phần hóa một phần các danh nghiệp nhà nước đang là cách nhà nước khắc phục những hạn chế. Đây cũng là một hướng mới để thay đổi nền kinh tế Nhà nước đã cũ nhưng nó không làm thay đổi bản chất của Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang thể hiện sự phù hợp trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tin rằng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ đem lại những kết quả tích cực.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nền kinh tế của chúng ta yếu kém là bởi vì con đường chúng ta đi không phải là xu thế của thế giới, chúng ta bị cô lập, nhỏ bé, nền kinh tế đi lên từ sau các cuộc chiến tranh giữ nước tàn khốc, nhưng đổi lại chúng ta tự hào, chúng ta tự chủ. Chúng ta không có nền kinh tế bóc lột thặng dư, một nền kinh tế biết là bị bóc lột nhưng không thể thoát ra được

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là trước đây nước ta vận dụng một cách cứng nhắc lý luận Mác - lê nin nên đã tạo ra một thời kỳ bao cấp đầy khó khăn. Tuy nhiên, đảng ta đã nhận ra sai lầm và như chúng ta thấy, các xí nghiệp hiện nay đều đã cổ phần hóa, cồ phần hóa nhưng vẫn phải giữ được vai trò nòng cốt là có sự quản lý của nhà nước. Nếu không như thế thì nền kinh tế của VN hiện nay chắc là rơi vào tay bọn trùm TQ vs Mỹ từ lâu rồi

    Trả lờiXóa
  5. Tôi thấy cái RFA này chẳng hiểu gì về chủ nghĩa xã hội chẳng hiểu gì về kinh tế Việt Nam mà lại có những phát biểu xuyên tạc, kinh tế Việt Nam laf kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhà nước cho nên nền kinh tế nhà nước đóng vai trò là chủ đạo điều tiết nền kinh tế nên làm sao có thể cổ phần hóa được và nhà nước ta coi kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế nên thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển để phát triển nền kinh tế, Đảng Nhà Nước ta luôn coi chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog