Chia sẻ

Tre Làng

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN DỌC SÔNG HỒNG


Dự án thủy điện dọc sông Hồng đang gây tranh cãi kinh hãi, chủ đầu tư là anh Xuân Thiện, member của ThaiGroup aka Xuân Thành, người từng đầu tư rất nhiều nhà máy thủy điện tích năng, chúng ta bật được máy sấy tóc trong giờ cao điểm là nhờ công anh, xin cám ơn. Dự án của anh đang bị phản đối ầm ầm ngang với hồi người Pháp khởi công xây cầu Long Biên khiến tôi rất là điên.

Đa phần nhân dân băn khoăn chủ đầu tư với vốn điều lệ 1200 tỉ đồng không thể huy động được hơn 7k tỉ tức 30% đối ứng, điều này chứng tỏ các bạn không hiểu gì về kinh tài, vốn điều lệ là một con số hoàn toàn không liên quan đến năng lực vốn của doanh nghiệp (mời gúc xem vốn điều lệ là gì). Tôi nhẩm nhanh chỉ nguyên nhà máy xi măng Xuân Thành của chủ đầu tư, với công suất 10 triệu tấn, thì doanh thu hàng năm chỉ từ xi măng đã hơn 10k tỉ, và đây mới chỉ là thu nhập từ 1 ngành kinh doanh.

Nhiều anh chị cũng lo rằng xây đập thủy điện thì sông Hồng sẽ khô hạn, điều này là không có cơ sở, vì bản chất của đập thủy điện là cái hồ giữ nước chứ không có chức năng thấm hút như băng bịt bướm siêu mỏng cánh xòe, nó điều tiết chứ không lấy nước đi. Để sản sinh ra điện thì sau khi tích đủ nước, nó cần xả ra để chạy tuabin, chứ họ có giữ nước lại để đóng chai bán đéo đâu? Mà kể cả đóng chai thật, thì trước sau nước cũng sẽ lại róc rách tuôn ra hoà vào dòng chảy, để con sông lịch sử thêm đỏ nặng phù-sa màu mỡ, cho dù là tích trữ bằng đập bê tông hay bàng quang thì cũng đều cũng sẽ xả ra vào một lúc nào đó, chắc chắn là không mất đi đâu giọt nào.

Một số bạn khác lại tâm-tư rằng việc cắt khúc sông Hồng và thu phí sẽ ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, vấn đề này, rất may tôi lại là một chuyên gia về đường sông, và có thể khẳng định dự án sẽ chỉ mang lại tác động tích cực hơn cho đường thủy sông Hồng.

Các anh chị liu í là sông Hồng trong tưởng tượng của các anh chị là cái sông đỏ quạch toàn lục bình với cứt trôi vật vờ như tàu không số mà các bác hiu trí Long Biên hay ra tắm tiên chiều muộn, nhưng đéo hẳn là vậy nha. Nước đó không chỉ có sông Hồng, mà là tổng hợp của 3 con sông gồm sông Đà, sông Lô và sông Hồng đoạn chảy từ Vân Nam sang. Nơi giao cắt của 3 con sông này chính là quê hương của cá Anh Vũ huyền thoại nguyên liệu chả cá Lã Vọng lừng danh.

Và ngay ở hiện tại, đập thủy điện Hòa Bình bản thân nó đã như một chiến lũy sừng sững cắt đôi dòng chảy ở thượng nguồn sông Đà, không tàu bè nào có thể đi qua. Điều này đồng nghĩa với 1/3 đến 1/2 lượng nước của sông Hồng hiện nay đã đang được điều tiết bởi một đập thuỷ điện kiểu cũ với cột nước cao như nóc nhà Kaengnam. Đập thuỷ điện cột nước cao thường cao tới cả trăm mét, gây ngập ở trên đập và hạn hán ở dưới đập, làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng tới 1 vùng rộng lớn với đông đảo dân cư. Như đập thuỷ điện Hoà Bình cao tới 128 mét, công suất gần 2000 MW và phải di dời hàng vạn đồng bào vùng cao tới nơi tái định cư phục vụ dự án, tương tự với thuỷ điện Sơn La.

Nhưng đập thuỷ điện của anh Thiện là đập cột nước thấp, tuabin cao chỉ 2-2,5 mét với công suất tuabin nhỏ chỉ vài chục MW và hoàn toàn không làm thay đổi dòng chảy của con sông. Ở Nhật Bản, người ta đã ứng dụng công nghệ này, thu nhỏ nó thành những chiếc máy phát điện thuỷ năng mini đặt được vào một con suối và đủ cung cấp điện năng cho vài chục hộ gia đình. Với mực nước thay đổi trong lòng hồ chỉ 0,5 mét mỗi ngày, thì thậm chí chưa ảnh hưởng bằng kỳ nghỉ 30/4-1/5 khi 1/2 dân số rời Hanoi đi biển miền Trung ăn mực Formosa khiến nước sông Hồng xuống thấp kỷ lục do thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt thải ra của mấy triệu đồng bào mõm vẩu.

Về mặt giao thông, hệ thống đập thuỷ điện này nếu được xây dựng, sẽ làm giảm chênh lệch mực nước 2 bên của thuỷ điện Hoà Bình, và với 1 âu tàu đủ lớn, tàu bè có thể đi qua dễ dàng. Hãy nhìn cách người Panama thần thánh giải quyết vấn đề chênh lệch mực nước biển giữa hai đại dương và biến eo đất bé teo trở thành tuyến đường thủy nhộn nhịp bậc nhất quả địa cầu.

Tuyến thủy lộ này sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế chưa từng có trong lịch sử cho cả vùng Tây Bắc. Trước đây để vận chuyển hàng hóa đủ phục vụ nhu cầu cho khu vực vùng cao, chúng ta cần đến hàng nghìn xe tải ngày đêm lần mò theo những cung đường tử thần ven núi, sịp ren Ninh Hiệp 5k/kg khi lên Mù Cang Chải sẽ đắt hơn khố lụa của già làng, một tuyến đường thuỷ sẽ kích thích kinh tế cả khu vực phát triển là điều không cần bàn cãi. Các bạn ác vừa thôi, giàu rồi thì để đồng bào dân tộc phát triển cùng với.

Một mối lo nữa là thay đổi mực nước sẽ dẫn đến xâm nhập mặn, thật không may các cửa biển của Sông Hồng như Ba Lạt, Ninh Cơ hay cửa Đáy, đều đã nhiễm mặn từ rất lâu, cư dân quanh vùng đó chuyên canh cói, thủy sản và sú vẹt, nếu nhìn thấy cây lúa, họ thậm chí tưởng là cỏ dại nuôi trâu, nên ảnh hưởng tới an ninh lương thực là rất hạn chế.

Trăn trở cuối cùng là tuyến đường sẽ kích thích hoạt động buôn lậu hay thậm chí nguy hiểm cho an ninh cuốc gia. Đây là vấn đề lớn lao, cần những hội thảo của các chuyên gia thương mại tiểu ngạch hàng đầu Tân Thanh và Móng Cái mới có thể đưa ra kết luận chính xác. Nhưng dễ thấy, hệ thống đường sông sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu tàu bè buộc phải sử dụng âu tàu, chỉ cần kiểm soát ở 6 nút thắt chiến lược này, thì những nguy cơ sẽ bị xóa sổ hoàn toàn.

Đây là một siêu dự án và cần nghiên cíu thật kỹ càng, bản thân tôi không hề phản đối các bạn đang phản đối. Nhưng muốn chống lại cái gì lớn, thì iêu cầu đầu tiên, đó là trí tuệ phải không được nhỏ

27 nhận xét:

  1. Em thì em chả biết gì về thủy học hay vốn liếng cả, em chỉ cần nó có lợi cho đất nước, không ảnh hưởng xấu tới môi trường là em ủng hộ hết. Chứ còn mà cái gì cũng sợ này sợ nọ rồi thì cũng khó mà làm nên công to việc lớn được.

    Trả lờiXóa
  2. Nhưng muốn chống lại cái gì lớn, thì iêu cầu đầu tiên, đó là trí tuệ phải không được nhỏ. Hay quá cơ

    Trả lờiXóa
  3. Thằng ngu nào viết bài này vậy? Trí tuệ hơi bị nhỏ đó cưng. Nói cảm tính như ông tui nói cũng được vậy

    Trả lờiXóa
  4. Vì tập đoàn này chưa có báo cáo cụ thể, đề án chi tiết gửi lên các cơ quan ban ngành mà mới chỉ có đề xuất nên việc một số báo chí và dư luận đã chụp mũ dự án này làm chết con sông Hồng là rất vô lý. Phải đợi có đầy đủ đề án thì mới có thể kết luận được, không thể vội vàng bóp chết dự án ngay được

    Trả lờiXóa
  5. Đây là một dự án lớn, cần phải nghiên cứu và xem xét thật kĩ lưỡng. bản thân tôi đồng tình với quan điểm không giao cho tư nhân đầu tư những dự án công trình có quy mô như dự án Sông Hồng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến vựa lúa đồng bằng sông hồng. Ảnh hưởng đến an sinh của đồng bào bắc bộ. Có nguy hại đến trật tự an ninh và chủ quyền lãnh thổ. Trước mắt chúng ta thấy hàng trăm những yếu tố không thuận lợi và vô vàn những khó khăn, thiết nghĩ không nên cho phép dự án này hoạt động

    Trả lờiXóa
  6. Sông Hồng – là dòng Sông Đỏ ngầu phù sa”. Một dự án giao thông đường thủy “xuyên Á” như đề xuất của ông chủ Xuân Thiện thuộc Tập đoàn Xuân Thành thật sự là bất khả thi. Nếu “được” xây dựng, nó sẽ rất nguy hiểm nếu nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ: Chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi trường. Tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người cũng không đồng tình với tôi về dự án này.

    Trả lờiXóa
  7. Báo chí lá cải của Việt Nam, với vài ảnh rỗi việc cứ hay đi tọc mạch lôi chuyện người khác ra mà nói! Nghiên cứu chưa kỹ càng mà đã nói lêu lao. mà nói đi thì cũng nói lại! có những người đặt ra được những vấn đề như thế thì các nhà kỳ thuật lỡ có quên thì cũng có người nhăc rồi!

    Trả lờiXóa
  8. Nếu xây dựng dự án thủy điện dọc sông Hồng này thì có rất nhiều vấn đề nảy sinh. Thượng nguồn cho "chết đuối" hạ nguồn cho "chết khát", khi dòng chảy ngàn đới của con sông lớn nhất đồng bằng Sông Hồng, mặc dù tuy có lúc nó hung dữ nhưng vẫn là nguồn sống tự nhiên vô cùng quý giá của nhiều triệu cư dân khu vực này. Hậu quả nhãn tiền từ nhiều công trình khác, nếu để rơi vào tay Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  9. Người dân Việt Nam vốn có thói quen ngại thay đổi, tất cả những gì mang lại thay đổi nếp sống, nếp nghĩ dù lớn hay nhỏ thì trước tiên là phải phản đối cái đã. Dự án còn chưa hình thành, những tác động đến kinh tế, giao thông, hay môi trường còn chưa có báo cáo khoa học, ấy thế mà như thói cũ một loạt các ý kiến của chuyên gia này, tiến sỹ nọ phản đối gay gắt. Ngày trước khi quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy cũng thế, nhưng cho đến giờ đi ra đường gặp ai không đội mũ thấy thật lạc lõng, vô ý thức. Tất cả còn phải được xem xét, nghiên cứu cụ thể, cho nên bọn lều báo và các chuyên gia đểu hãy câm miệng lại mà lắng nghe đi.

    Trả lờiXóa
  10. Dự án này quá mạo hiểm, tính rủi ro rất cao và hậu quả môi trường- dân sinh là rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đồng bằng Sông Hồng. Bất cứ ai vì tương lai đất nước đều hiểu: các dự án thủy điện cộng với cung cách làm và điều hành hiện tại đều sẽ gây ra hậu quả cực nghiêm trọng cho môi trường. Hãy nhìn thủy điện miền trung, Tây nguyên đã bị trả giá rồi đó. và thế giới họ đã hạn chế thủy điện vì gây hại đến môi sinh. Chính phủ cần xem xét kĩ, lắng nghe ý kiến chuyên gia và nhân dân để có quyết đúng đắn hơn.


    Trả lờiXóa
  11. Tôi phản đối đề án này vì quá viển vông. Tại sao lại làm lợi cho Vân Nam, Trung Quốc mà ko tính đến tác động môi trường, các yếu tố ngoại vi tác động đến người Việt Nam. Đề nghị các Lãnh đạo sáng suốt cho dừng việc nghiên cứu dự án hãy để Sông Hồng được nguyên trạng như nó vốn có. Tăng cường đầu tư nạo vét sông cho lòng sông thêm sâu và rộng, hạn chế việc sa mạc hóa đừng vì lợi ích nhóm mà hy sinh lợi ích cộng đồng

    Trả lờiXóa
  12. Cứ cho rằng đề xuất dự án là khả thi, sông Hồng được cải tạo, giao thông thuận lợi với giá thành hạ và hàng năm cung được khoảng 1 tỉ kWh vào lưới điện quốc gia. Những hiệu quả kinh tế này liệu có thể bù lại được những mất mát về sự đảo lộn thu nhập, sinh kế của hầu hết các cộng đồng dân cư sinh sống ven sông và sinh sống tại đồng bằng sông Hồng, trong đó hầu hết là những nhóm người nghèo.

    Trả lờiXóa
  13. Chúng ta đã phải trả giá về môi trường khi phát triển ồ ạt thuỷ điện. Vì thế, không làm nhà máy thuỷ điện bằng mọi giá mà phải rất lưu ý, tính toán cẩn trọng tác động tới môi trường đối với bất kỳ dự án nào. Giờ lại lý sự ra là chúng tôi không làm thủy điện mà đang khai thác thêm cả vận tải đường biển? Thật là buồn cười. Dâng nước kiểu nào để tàu thuyền đi từ việt trì lên lao cai. Nếu vậy thì bao nhiêu cây cầu sẽ phải đập đi để xay cao hơn. Nước đủ cao để tàu thuyền có thể lên đến lao cai thì yên bái ngập cả tỉnh luôn rồi. Chưa nói là hằng năm đều có lũ.

    Trả lờiXóa
  14. Dự án này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và giao lưu thương mại của tỉnh Vân Nam, Trung quốc với thế giới. Chủ đầu tư cũng thu được mối lợi lớn vì được sự ưu đãi của chính phủ và thu phí của người dân. Cái hại ở đây chỉ là môi trưởng bị hủy hoại, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng không còn phù sa mầu mỡ bồi đắp nữa, cuộc sồng hàng chục triệu người dân hai bên bờ sông và vùng hạ lưu sông Hồng bị ảnh hưởng thôi, việc đi lại trên sông trước đây không phải trả tiền thì sau này phải trả tiền, thế thôi. Các vị cứ chọn đi. rồi chúng ta lại có một sự kiện nổi bật Vũng Áng thứ hai.

    Trả lờiXóa
  15. Người Việt mình có thói quen ngại thay đổi, cư thấy cái gì mới là ngại, là sợ cái này cái kia. Nếu cứ sợ như vậy thì bao giờ đất nước mới phát triển được? Còn chuyện ảnh hưởng tới kinh tế, dân sinh, môi trường thế nào thì hãy đợi những báo cáo cụ thể của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học chứ mọi người đừng nghe lũ kền kền nói đểu

    Trả lờiXóa
  16. Chúng ta cần cảnh giác với kiểu làm ăn này. Hiện tượng fomosa và đồng bằng Nam bộ là bằng chúng của sự hủy diệt tài nguyên, môi trường, xã hội, dân sinh, an ninh quốc phòng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân, gia tăng lợi ích nhơm. Cần loại bỏ các doanh nhân suy nghĩ kiểu "trọc phú" này.

    Trả lờiXóa
  17. Các bạn mà nghe anh em nhà bầu Thụy vẻ vời là chỉ có chết,việc làm bóng đá làm còn không xong chứ lấy tiền đâu mà là dự án này.có chăng là xin dự án rồi kiếm người sang nhượng kiếm lời thì có,chứ năng lực của anh em nhà bầu Thụy làm gì có. Dự án này chưa đưa ra người ta đã thấy những bất cập. Cực liệt phản đối.

    Trả lờiXóa
  18. Đây thực sự là một dự án lớn và có những ảnh hưởng nhất định tới nước ta. Không chỉ là sự phát triển về kinh tế mà còn là những tác động về môi trường, về cuộc sống của người dân. Hơn thế nữa, nếu dự án đi vào hoạt động, sẽ nảy sinh ra rất nhiều vấn đề về chủ quyền nữa. Đây là vẫn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm mà chúng ta cần cân nhắc suy nghĩ thật kỹ

    Trả lờiXóa
  19. Bangtuyetnhietdoi22:52 8/5/16

    Tất cả các quyết định có liên quan tới dự án này cần được xem xét, cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Đây là một dự án lớn, có tầm ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế quốc gia, tới cuộc sống người dân vùng đồng bằng sông Hồng cũng như tới sự ổn định của môi trường. Mặc dù mới chỉ trong giai đoạn đề xuất nhưng rõ ràng chúng ta cần phải suy nghĩ thiệt hơn từ bây giờ

    Trả lờiXóa
  20. một dự án với quá nhiều mối lo ngại, khúc mắc như vậy thì cần phải xem xét thật kĩ lưỡng rồi mới xem đến có làm hay không, với số vốn lên quá cao, trình độ của chúng ta đã đảm bảo chưa và những hệ lụy của dự án sau khi hoàn thành là những việc mà chúng ta cần bàn bạc chuyên sâu, và cẩn được đưa ra mỏ xẻ. nước ta đã có rất nhiều bào học trên khắp cả nước rồi, vậy nên nếu không thể giải quyết được các vấn đề trên thì có lẽ chúng ta nên thôi mơ mộng và thực sự cảnh giác với dự án này

    Trả lờiXóa
  21. Dự án liên quan đến dòng sông lớn và quan trọng như sông Hồng thì các cơ quan chức năng phải xem xét thật kĩ lưỡng trước khi cho phép thực hiện. Nhưng đồng thời cũng không nên tẩy chay nó khi mà chưa nghiên cứu kĩ tác động của dự án này

    Trả lờiXóa
  22. Mỗi dự án thủy điện đều đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của đất nước.Tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống của người dân,tới môi trường.Vì vậy cần xem xét thật kĩ trước khi xây dựng một dự án lớn như vậy!

    Trả lờiXóa
  23. Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) cho biết vận tải thủy có một số ưu điểm mà các loại hình vận tải khác không thể có được là hầu như khai thác tự nhiên, giá thành rẻ, ít ảnh hưởng tác động đến môi trường. Ý kiến phân tích trên thì:Trong trường hợp vận chuyển hàng nội địa, tiền phí là tương đương nhau, song vận chuyển đường thủy sẽ tốn thêm chi phí bốc dỡ và di chuyển ra cảng sông. Do vậy, mức phí nêu trên được đánh giá là sẽ làm mất lợi thế về giá của vận tải đường thủy.

    Trả lờiXóa
  24. Điều gì chưa rõ, chưa thẩm định dự án quy hoạch thì cũng chưa nên làm, nhất là dự án này có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ môi trường lưu vực sông Hồng và đồng bằng Bắc bộ, ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng chục triệu dân khu vực cần thẩm định kỹ.

    Trả lờiXóa
  25. Quan điểm của tôi đây là phương án rất hay. Nếu không chặn nước làm hồ chứa nước lòng sông Hồng sẽ không có nước tưới cho đồng bằng Bác Bộ. Nhưng các Bộ phải nghĩ phát điện chỉ là thứ yếu. quan trọng nhất là trữ nước cho đồng bằng Bắc Bộ . Quan trọng thứ 2 là giao thông vận tải và du lịch. An ninh quốc phòng và an ninh lương thực cho đồng bằng bắc Bộ là Số một.Xuân Thiện là công ty con của Tập đoàn ThaiGroup do ông Nguyễn Đức Thuỵ (Bầu Thụy) làm Chủ tịch cố gắng thực hiện dự án này là rất tốt, cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ về mặt tinh thần. Tuy nhiên theo tôi Ông nên tính toán kỹ vì theo tôi phát điện là thứ yếu

    Trả lờiXóa
  26. Một dự án hay. Nếu được, tôi đồng ý.
    *Kiểm soát được hạn hán(nếu TQ xây đập phía trên mà họ đóng lại một thời gian thì ta lấy đâu ra nước tưới tiêu-hạn hán chắc chắn luôn);
    *Nuôi thuỷ sản thành từng bè (lợi nhuận còn hơn khai thác cát), có nước tới tiêu ổn định cho khu vực xa sông;
    *Kiểm soát được độc tố (do phân từng khúc-Như sông Đồng Nai, không kiểm soát và hạn chế tổn thất được độc tố, ô nhiễm-nên khi bị độc tố là bị dây truyền luôn;
    *Phát triển du lịch, giao thông sông, phát triển dân cư, khu sinh thái, thành phố ven dọc sông (khi đã phát triển dân cư thì chắc chắn xây bờ kè-không lo sạt lở),...

    Trả lờiXóa
  27. Theo tôi cơ quan chức năng cần kiểm tra dự án và xem xét thật kỹ những lợi ích do thủy điện trên sông Hồng mang lại và những thiệt hại di thủy điện gây ra và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cấp phép xây dựng vì nếu không nghiên cứu kỹ thì hậu quả rất dễ xảy ra.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog