Chia sẻ

Tre Làng

Vụ nhà báo bị chém ở Thái Nguyên: QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP CÓ VẪN ĐỀ?

Khoai@

Đánh người là vi phạm pháp luật và không thể chấp nhận. 

Những kẻ đánh phóng viên đài THVN tại Thái Nguyên cần phải bị xử lý nghiêm khắc và... đúng quy trình.

Tin vui là công an huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tạm giữ hình sự đối tượng chém phóng viên VTV24 tác nghiệp tại Thái Nguyên để điều tra.

Tờ Pháp luật TP.HCM cho hay, 2 phóng viên của VTV24 là Lưu Tuấn và Phùng Định đã nhập vai khách mua hàng, vào nhà ông Nguyễn Anh Minh để điều tra vì nghi ngờ ông này dùng hóa chất đánh mốc chè tại gia đình.

Trong quá trình "tác nghiệp" 2 phóng viên này bị con ông Minh là Nguyễn Duy Tùng phát hiện và yêu cầu dừng việc ghi hình lại. Tuy nhiên, 2 phóng viên này đã có những phản ứng không mấy khôn ngoan, nên bị Tùng dùng dao chém, đập vỡ máy quay.

Được biết, sau khi vụ việc xảy ra, 2 anh này đã đến công an huyện Đại Từ Thái nguyên trình báo.

Tại thời điểm bị Tùng đánh cho tới khi có mặt tại công an Đại Từ, 2 anh này không chứng minh được mình là nhà báo vì không có giấy tờ tùy thân. 

Theo báo chí, sau khi xác minh, công an huyện Đại Từ cuối cùng cũng xác định được hai phóng viên trên đi tác nghiệp theo chỉ đạo của cơ quan. Điều này làm dấy lên nghi ngờ 2 anh không được giao nhiệm vụ, song cố tình ghi hình bí mật với mục đích cá nhân, cho đến khi bị Tùng chém thì các anh mới báo cơ quan và việc xác nhận của cơ quan là việc "hợp pháp hóa" thủ tục. 

Trích báo Dân Trí

"Khi anh Tuấn đang tiến hành ghi hình thì anh Nguyễn Duy Tùng, là con trai của ông Minh đang ngồi chẻ củi ở gần đó phát hiện. Anh Tùng yêu cầu anh Tuấn bỏ máy quay phim ra, nhưng anh Tuấn không đồng ý, hai bên đã xảy ra xô xát, Tùng đã dùng dao đang chẻ củi chém anh Tuấn bị thương vào cánh tay.

Thấy anh Tùng có thái độ côn đồ, anh Tuấn và anh Định bỏ máy quay tại hiện trường và chạy đến Công an huyện Đại Từ để trình báo. Vết thương của anh Tuấn cũng được băng bó nên không nghiêm trọng.

Còn anh Tùng sau khi gây thương tích cho anh Tuấn cũng đã đến cơ quan công an trình báo lại toàn bộ sự việc.

Tại cơ quan công an, anh Trịnh Lưu Tuấn khai là phóng viên chương trình Chuyển động 24h của Đài Truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, anh Tuấn và anh Định đều không xuất trình được giấy tờ tùy thân.

Đến sáng ngày 9/5, qua hệ thống thư điện tử, CA huyện Đại Từ nhận được giấy giới thiệu của Trung tâm tin tức VTV 24 Đài truyền hình Việt Nam cử ông Tuấn và ông Định đến UBND huyện Đại Từ liên hệ công tác".

Các bạn chú ý đến đoạn trích gạch chân. Nó có nghĩa 2 anh không được phép thực hiện nhiệm vụ này, vì được cử đến UBND Đại Từ để liên hệ công tác.

Vụ việc này đặt ra câu hỏi: 

1. Phóng viên đi tác nghiệp có đúng quy trình?

2. Tại thời điểm đang ghi hình bí mật (chưa phải nhà báo), 2 anh này có vi phạm điều 31 Bộ Luật Dân sự 2005 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh không?

Bộ Luật Dân sự 2005 quy định tại điều 31 về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:

"Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh".

Mong các bạn cho ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng để cùng nhau tiến bộ.

12 nhận xét:

  1. Nặc danh12:51 11/5/16

    Thứ nhất, phóng viên khi đi tác nghiệp ở một địa điểm nào đó, gặp gỡ ai mà không có giấy giới thiệu, không xuất trình thẻ nhà báo, không nêu mục đích chuyến làm việc của mình thì bất luận thế nào cũng không được coi là hợp pháp. Việc phóng viên tổ chức điều tra bí mật là thể hiện sự dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của phóng viên đối với nghề nghiệp. Nhưng về cơ bản, pháp luật không cho phép những cách tác nghiệp kiểu này, và nếu có xảy ra rủi ro thì phóng viên phải chịu. Bởi khi anh đã lọt vào nhà người ta, anh quay phim trộm, ghi âm trộm, thì bất luận lý do gì cũng đều không phải hợp pháp.

    Thứ hai, việc phóng viên đi thực hiện cuộc điều tra và áp dụng biện pháp quay phim trộm, ghi âm trộm cần phải được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan báo chí đó. Hay nói một cách cụ thể, trước khi làm việc này phải xây dựng kế hoạch chi tiết, tỉ mỉ và phải có sự bảo vệ. Việc bảo vệ này được tiến hành như thế nào là do tùy tính chất của việc điều tra.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh12:52 11/5/16

    Nhân chuyện này, tôi xin kể lại việc cách đây 16 năm, khi tôi được Tổng biên tập báo An ninh thế giới Hữu Ước giao cho đi viết phóng sự “Con nhà giàu phạm tội”. Để có được tài liệu về sự ăn chơi của đám con nhà giàu, tôi phải tìm cách lọt được vào một ổ, uống thuốc lắc và nhảy nhót. Nhưng để làm được việc này, ông Hữu Ước đã phải trao đổi chỉ huy Phòng Cảnh sát Hình sự (CSHS) Công an Hà Nội. Phòng CSHS đã lập một kế hoạch hết sức chi tiết, đồng thời xây dựng phương án bảo vệ tôi nếu trong trường hợp bị lộ - là phóng viên vào thâm nhập thực tế. Kế hoạch đó được ông Nguyễn Đức Bình - khi ấy là Trưởng phòng CSHS báo cáo lên Giám đốc CA TP Phạm Chuyên và đã được phê duyệt. Người dẫn tôi đi và thâm nhập vào ổ đấy là trinh sát hình sự Đào Thanh Hải, đồng thời còn có một số trinh sát khác đi theo để bảo vệ…

    Một việc nhỏ như vậy mà còn phải cẩn thận vô cùng, huống chi là phóng viên “đột nhập” vào một nơi sản xuất trà, mà nghi có dấu hiệu làm ăn không đàng hoàng.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh12:52 11/5/16

    Việc hai phóng viên đã dũng cảm đi điều tra ở cơ sở sản xuất trà này là đáng khen, nhưng đi điều tra mà lại không có phương án bảo vệ thì quả thật khi bị lộ, nếu không bị ăn đòn mới là chuyện lạ.

    Trong bối cảnh xã hội ta hiện nay, tình hình an ninh trật tự luôn có nhiều phức tạp. Thế nên, các phóng viên đi viết điều tra chống tiêu cực, trước hết cần nắm vững quy định của pháp luật, cho phép người phóng viên được làm những gì. Còn khi anh đã định “vượt rào”, thì bản thân người phóng viên và tòa soạn phải có cách tự bảo vệ.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh13:02 11/5/16

    Toàn bộ comment trên là trích từ bài của PetroTimes
    http://petrotimes.vn/khong-bi-an-don-moi-la-la-418601.html

    Trả lờiXóa
  5. Đi vào cả rừng chè của người ta mà không có một cái giấy phép hoạt động nào, kiểu này lại muốn quay lén lút để gây giật tít trên mạng đây mà. Người dân trên đó đâu biết hết tất cả là phóng viên đâu, cho tới khi bị đánh rồi thì người chủ mới nhận thấy. Ai làm nghề gì cũng nên có đạo đức nghề nghiệp chứ, hãy làm những gì trong sự kiểm soát thôi, ai bảo tham là thâm đó !

    Trả lờiXóa
  6. Hungyen363616:00 11/5/16

    Đằng sau sự việc này chắc chắn còn nhiều vấn đề. Phóng viên nếu được giao nhiệm vụ đi tác nghiệp thì giấy giới thiệu và thẻ phóng viên sao lại không cầm theo. Tại sao trong công văn sau này chương trình VTV gửi tới CA Huyện Đại từ có ghi rằng giới thiệu hai anh liên hệ với UBND huyện để liên hệ công tác mà hai anh không tới, lại trực tiếp tới ghi hình bất hợp pháp tại nhà người dân. Rõ ràng đây có dấu hiệu là một hành vi trục lợi cá nhân chứ không đơn thuần là phóng viên tác nghiệp

    Trả lờiXóa
  7. Hoabinh023416:04 11/5/16

    Đi vào nhà người ta lén lút ghi hình rồi tới khi bị phát hiện thì lại có những lời lẽ và hành vi chống trả không được khôn ngoan cho lắm thì sự bức xúc của người dân là hệ quả tất yếu. Tại sao khi bị phát giác các anh không đưa ra thẻ nhà báo hay giấy giới thiệu công tác, kể cả tới khi trình báo cơ quan công an cũng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh. Phải tới tận ngày hôm sau công an huyện mới nhận được công văn giới thiệu thì liệu đây có phải là một sự hợp thức hóa và bao che cho hành vi sai trái hay không? Điều này cần phải làm rõ để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân

    Trả lờiXóa
  8. Nói thật hai nhà báo kia quy trình tác nghiệp có vấn đề, nếu như họ được cơ quan báo chí cử đi tác nghiệp thì phải xuất hành được thẻ nhà báo ra cho chính quyền địa phương nơi mà anh đến tác nghiệp. Tuy nhiên hai anh nhà báo này không xuất trình được thẻ nhà báo khi yêu cầu, và quá trình tác nghiệp của họ là bí mật, nếu là bí mật thì mọi rủi ro họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, chứ không thế đến cơ quan công an trình báo sự việc được. Cần phải điểu tra làm rõ sự việc để có câu trả lời thích đáng cho người dân.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà báo tác nghiệp kiểu bố láo. Nếu vào nhà ông làm như vậy do có sẵn gậy dân phòng ở nhà ông sẽ quật cho nó què giò. Mấy thằng báo đểu.

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là vừa ăn cắp lại vừa la làng, bản thân hai anh có là nhà báo đi chăng nữa thì kĩ năng nghề nghiệp của hai anh còn non và xanh lắm. Đi vào nhà người ta làm ăn một cách nén lút, người ta chưa giết chết là hãy còn nhân đạo rồi đó. Đằng này còn lên công an trình báo sự việc, muốn kiện được người đánh mình thì ít nhất anh cũng phải chứng minh được mình là ai. Còn nếu các anh làm ăn một cách đàng hoàng thì người ta chẳng động chạm gì đến các anh. Tôi chẳng thể hiểu nổi các anh thông minh ở điểm nào.

    Trả lờiXóa
  11. Càng đọc càng thấy nực cười, bây giờ phóng viên cũng có nhiều thể loại phóng viên quá, hai anh phóng viên này thuộc loại ngu dốt. Ngu đốt bởi các anh không nhạy bén trong vấn đề, kĩ năng còn quá non yếu, quy trình tác nghiệp còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Ngay cả cái cơ bản thôi mà cũng không nắm được thì không hiểu các anh viết bài kiểu gì, hay lại ra sức thổi phồng giật tít trên các trang báo mạng. Qua vụ việc của hai anh phóng viên này, đây cũng là bài học nói riêng cho cánh phóng viên, nhà báo và nói chung cho tất cả mọi người. Chúng ta làm bất cứ việc gì cũng phải có trước có sau, thể hiện thông qua văn bản giấy tờ đàng hoàng, nói có sách mách có chứng thì mọi người mới tin.

    Trả lờiXóa
  12. Hành vi đánh người của Anh Tùng là hoàn toàn vi phạm pháp luật nhưng khi xem xét vụ việc này chúng ta cũng cần phải nghiên cứu rõ nguyên nhân, một phần nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ hai nhà báo này đã tác nghiệp sai quy đinh mà pháp luật cho phép.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog