Chia sẻ

Tre Làng

BẠO LOẠN QUỲNH LƯU 1956

Bạo loạn Quỳnh Lưu - Nghệ An 1956

Ngay sau khi hòa bình được lập lại, Đảng đã lãnh đạo nhân dân miền Bắc khôi phục kinh tế và hoàn thành cải cách ruộng đất.

Ngay từ những ngày đầu được giải phóng, cùng với quá trình khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, nhiệm vụ cấp bách của miền Bắc là tiếp quản những vùng địch tạm chiếm theo quy định của Hiệp định Giơnevơ.

Việc tiếp quản diễn ra hết sức khó khăn, phức tạp bởi Pháp và tay sai đã dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để chống phá, làm rối loạn xã hội và mất trật tự an ninh trước khi chúng rút quân. ở nhiều địa phương, Pháp và tay sai đã tung tin bịa đặt để gây hoang mang, kích động dân chúng, thúc ép đồng bào theo đạo Thiên Chúa rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn di cư vào Nam.

Có nơi chúng đã cung cấp tiền của, phương tiện cho bọn phản động gây rối trật tự trị an như ở Bùi Chu (Nam Định), Phát Diệm (Ninh Bình), gây bạo loạn ở Ba Làng (Thanh Hóa), Quỳnh Lưu (Nghệ An).

DẸP BẠO LOẠN Ở QUỲNH LƯU

Cùng với việc mở chiến dịch “tố cộng” ở miền Nam, Mỹ-Diệm chỉ huy bọn phản động đội lốt tôn giáo lợi dụng tự do tín ngưỡng xuyên tạc chủ trương sửa sai cải cách ruộng đất của ta, kích động giáo dân gây bạo loạn ở Quỳnh Lưu. Chúng lừa bịp cưỡng bức giáo dân từ Quảng Bình, Hà Tĩnh ra, từ Thanh Hóa vào, tụ tập ở nhà thờ Quỳnh Yên mấy chục nghìn người ăn uống bừa bãi hết đợt này đến đợt khác hàng mấy tháng trời, ảnh hưởng đến trật tự trị an và sản xuất.

Nghiêm trọng hơn là chúng vu khống, khiêu khích, bắt giữ tổ công tác sửa sai của trung đoàn 269 Quân khu 4, giam họ trong nhà thờ Quỳnh Yên. Chính quyền ta đã nhiều lần giải thích, thuyết phục, nhưng chúng vẫn ngoan cố, không chịu trả tự do cho tổ công tác. Trước tình hình nghiêm trọng đó, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho sư đoàn 324 đang ở Thanh Hóa, cử ngay lực lượng hành quân cấp tốc vào Quỳnh Lưu cùng với lực lượng địa phương của Quân khu 4 giải quyết vụ Quỳnh Yên.

Trung đoàn 93 đang tiến hành huấn luyện ở khu vực tây cầu Hang thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa được giao nhiệm vụ này. Phương châm chỉ đạo hành động là lấy tuyên truyền vận động quần chúng lao động, làm cho họ hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phân rõ đúng sai, phân rõ ranh giới giữa việc đạo và việc đời, phân hóa cô lập bọn đầu sỏ phản động. Không được nổ súng khi làm nhiệm vụ chống biểu tình. Vì vậy, chỉ cán bộ tiểu đoàn trở lên mới được mang súng ngắn tự vệ, còn cán bộ từ đại đội đến chiến sĩ chỉ được mang gậy và dây thừng, lương thực, thực phẩm và trang bị cá nhân. Toàn bộ súng đạn và trang bị khác để lại nơi đóng quân có người trông coi.

Đoàn ô tô của Bộ chở trung đoàn 93 từ Tĩnh Gia vào Quỳnh Lưu. Ban đầu anh em không thông suốt lệnh không được nổ súng với lý lẽ “kẻ nào nói xấu Đảng, chống lại chính quyền là phải bị trừng trị”. Phải giải thích nhiều lần, anh em mới tạm thông.

Hàng ngày, chính quyền ta dùng loa truyền thanh giải thích chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nhưng chúng không những không trả tự do cho đội công tác mà còn huy động hàng nghìn giáo dân từ các hướng: Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên lên, Nghi Lộc, Diễn Châu ra tập trung ở thị trấn Cầu Giát với ý đồ gây bạo loạn đập phá các cơ quan, cửa hàng và kho thóc của huyện Quỳnh Lưu. Mưu đồ của Diệm là lấy Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu làm thí điểm. Nếu thành công sẽ gây ra nhiều nơi khác trên toàn miền Bắc.

Trung đoàn 93 được giao nhiệm vụ giải tán các cánh quân biểu tình, không cho chúng hợp điểm tại Cầu Giát. Tiểu đoàn 5 chốt giữ ở bắc cầu thị trấn Cầu Giát, tiểu đoàn 6 chốt ở ngã ba xã Quỳnh Bá, cách nhà thờ Quỳnh Yên khoảng 1000m, tiểu đoàn 7 chốt giữ đường ở xã Quỳnh Đôi, giáp với xã Quỳnh Thanh là xã công giáo toàn tòng.

Đồng bào bị chúng cưỡng ép từ Quỳnh Yên lên đông hơn nghìn người, đến cổng chắn đường (ba-ri-e) ở ngã ba Quỳnh Bá bị đại đội 6 chặn lại. Những tên phản động trà trộn trong đó, ngoan cố tràn qua cổng chắn, dùng gạch đá ném vào bộ đội ta. Chính trị viên Quang bị trúng vào đầu chảy máu. Tiểu đoàn 6 tăng cường thêm lực lượng đang ở trong các nhà dân quanh đó, dùng kèn xung phong uy hiếp chúng. Vừa nghe tiếng kèn xung phong, bọn phản động đã hoảng sợ, chạy tán loạn về lại Quỳnh Yên. Ta bắt hơn 10 tên đầu sỏ hung hăng nhất giao cho chính quyền địa phương xử lý.

Ở hướng Quỳnh Thanh, khi cánh quân của chúng đến Quỳnh Đôi, những tên chống đối vẫn ngoan cố tràn qua cổng chắn do tiểu đoàn 7 chốt giữ. Tổ súng máy bố trí trên gò bắn chỉ thiên uy hiếp. Bọn chúng đánh trả, một trung đội trưởng và một chiến sĩ ta hy sinh. Ta bắn uy hiếp dữ dội, chúng hoảng sợ chạy trở lại Quỳnh Thanh.

Thế là hai cánh đi biểu tình từ Quỳnh Yên và Quỳnh Thanh lên đều bị giải tán. Còn cánh từ Diễn Châu ra đến nam cầu Giát bị lực lượng tiểu đoàn 5 dùng vòi rồng nước chặn lại. Nhưng những tên chống đối vẫn tràn qua cầu, vừa đi vừa hô khẩu hiệu phản động. Đến thị trấn Quỳnh Lưu, được tin hai cánh kia bị giải tán, không hợp điểm được, chúng kéo những người nhẹ dạ, cả tin đi một vòng trong thị trấn rồi tự động giải tán.

Sau một tuần, được tin của cơ sở ta trong nhà thờ cho biết là chúng dự định thủ tiêu đội công tác, Bộ Tổng tham mưu ra lệnh phải giải thoát tổ công tác, không cho chúng ám hại. Ngay trong đêm đó, trung đoàn 93 tổ chức tập kích, bố trí 3 tiểu đoàn thành 3 mũi tấn công. 3 giờ sáng, pháo hiệu tấn công phát lên, các tổ súng máy cả 3 hướng quanh nhà thờ đồng loạt bắn chỉ thiên uy hiếp, đồng thời lực lượng xung kích của ta nhanh chóng đột nhập thẳng vào nơi giam giữ, giải thoát được tổ công tác của ta an toàn. Trung đoàn 93 bắt giữ một số tên phản động cầm đầu giao cho chính quyền khu 4 xử lý. Số giáo dân các nơi bị lừa gạt, o ép được ta giải thích quay trở về quê.

Do bị xuyên tạc, giáo dân khu vực quanh nhà thờ vẫn e ngại tiếp xúc với bộ đội ta nên các đơn vị vẫn phải căng lều bạt màn chiếu ăn ở ngoài trời, vừa làm công tác tuyên truyền giáo dục, vừa vận động nhân dân cùng làm sạch môi trường khu vực quanh nhà thờ Quỳnh Yên mà mấy tháng trước đó bọn chúng ăn uống phóng uế bừa bãi.

Hai tuần sau, trung đoàn 93 được lệnh hành quân từ Quỳnh Lưu về Yên Thành. Trung đoàn 269 (Quân khu 4) tiếp tục làm công tác dân vận ở Quỳnh Lưu. Sau vụ Quỳnh Yên, sư đoàn bộ 324 và các đơn vị trực thuộc lần lượt di chuyển từ Thanh Hóa vào Nghệ An làm nhiệm vụ phòng thủ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch chiến lược của Bộ

Trích QĐND, ngày 25/10/04
Chép về từ blog Khù Văn Khoằm

4 nhận xét:

  1. Nặc danh09:07 9/8/16

    Phần còm này của Liên Thành: ..Ai đã từng ở Huế cũng đều biết vị trí của tòa Đại Biểu Chính Phủ nằm trên đường Lê Lợi, đối diện với ngôi trường Luật của Viện Đại Học Huế. Sát bên bờ sông Hương cạnh tòa Đại Biểu. Mặt sau của Bộ Chỉ Huy Tỉnh Đoàn Xây Dựng Nông Thôn có một ngôi biệt thự trang nhã,....chính là Bộ Chỉ Huy một Cơ Quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia, chỉ huy và điều khiển những Điệp Vụ miền Bắc với nhiệm vụ phá rối chính trị, tổ chức và phát động những phong trào nhân dân nổi dậy chống đối chính quyền Hà Nội....

    ....Người này thoạt nhìn khuôn mặt khó đoán được tuổi tác là bao nhiêu 30, 35, 40 tuổi ?Nhỏ người dáng dấp thư sinh, nói giọng khó nghe, xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh.....chính là ông Phan Quan Đông, người chỉ huy một cơ quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia, với những Điệp Vụ phía Bắc vĩ tuyến 17....một bông Hồng hiếm quý của Tình Báo miền Nam...

    ....Đạo diễn chính vụ nhân dân Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nổi dậy chống chính quyền Miền Bắc vào năm 1956 là một thí dụ điển hình công tác và nhiệm vụ của cơ quan này:
    Vào năm 1955, tại làng Phú Cam, trong khu vườn rộng nhà ông Nguyễn Văn Đông Tỉnh Trưởng Tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn văn Đông đã cất một ngôi nhà tranh cho một người bạn thân trú ngụ. Người nầy thoạt nhìn khuôn mặt khó đoán được tuổi tác là bao nhiêu 30, 35, 40 tuổi? Nhỏ người, dáng dấp thư sinh, nhưng nét mặt rất thông minh, nói giọng khó nghe, xuất phát từ Nghệ An, Hà Tĩnh. Ít ai biết được chàng thư sinh nầy đi giờ nào và về giờ nào, nếu có tình cờ thấy anh ta đang đạp chiếc xe đạp lọc cọc đi làm thì cũng nghỉ rằng anh ta chỉ là một thầy giáo hay là một công chức nghèo. Chàng thư sinh này chính là ông Phan Quang Đông người chỉ huy một cơ quan Tình Báo Tối Mật của Quốc Gia với những Điệp Vụ phía bắc vĩ tuyến 17. Ông ta là chủ nhân của ngôi biệt thư màu hồng, một nhân vật thượng đẳng, một Bông Hồng hiếm quí của Tình Báo miền Nam.
    (Biến Động Miền Trung - trang 6 – 7 - Liên Thành)

    Trả lờiXóa
  2. Trong thời chiến Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc kích động bạo loạn biểu tình.hiện nay các đối tượng xấu cũng sử dụng thủ đoạn này, chúng tăng cường các hoạt động viện trợ tụ tập đông người biểu tình bạo loạn vì thế chúng ta cần phải nhận dân trước những thủ đoạn xấu này của các đối tượng.

    Trả lờiXóa
  3. Trong thời chiến tranh, các tôn giáo vẫn luôn có những đóng góp to lớn cho cách mạng. Nhưng đồng thời cũng không ít tín đồ bị lừa gạt gây khó khăn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến ngày nay, các tôn giáo mà đặc biệt là Công giáo vẫn luôn là mục tiêu để các thể lực thù địch lợi dụng phá hoạt đất nước.

    Trả lờiXóa
  4. Tỳ hưu phong thủy là linh vật được sử dụng mạnh mẽ nhất từ triều Minh Trung Quốc, từ đó đến nay vẫn luôn giữ vị trí số 1 về chiêu tài hút lộc. Cổ xưa, dân gian còn phân tỳ hưu thành 2 con đực cái là con tỳ chuyên đi hút vàng bạc, con hưu thì ở nhà để trông giữ. Khi sử dụng tỳ hưu đá với vật phẩm lớn dùng để để két sắc hay bàn làm việc, cần chú ý phải hướng mồm tỳ hưu phong thủy ra phía ngoài cửa, có thế thì tài lộc mới về được.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog