Chia sẻ

Tre Làng

ĐI XE MÁY, UỐNG LẮM DIỆU BIA VÀ TỰ HÀO XIN ĐƯỢC NHIỀU HỌC BỔNG

Các bạn báo hay lấy việc người Việt Nam xin được học bổng trường này trường nọ ở nước ngoài là niềm tự hào tinh thần để tán dương trí tuệ nước nhà, không khó để bắt gặp các tít báo dạng như cô gái ngủ gật cũng xin được học bổng Nhật, chàng chai ngáp cũng lấy được học bổng Pháp, cậu bé ăn khoai mì vào được trường Thổ Nhĩ Kỳ hay tự hào bà cụ sida được cấp tiền du học Tây Ban Nha.

Càng xin được nhiều học bổng, càng tự hào.

Nhưng các bạn tự hào như thế là sai lầm, học sinh Việt Nam viết đơn xin được học bổng, thì lý do quan trọng nhất là vì họ đến từ một nước nghèo. Đây là một chính sách nhân đạo của các nước phát triển để hỗ trợ giáo dục nâng cao trình độ nhân lực cho các nước đang phát triển.

Ví dụ trường đại học X của Mỹ có 4k sinh viên, thì họ sẽ để ra 400 ghế cho 400 cái đít đến từ các nước nghèo như Việt Nam, Zimbabuwe hay Palestine. Nó là một dạng viện trợ giáo dục, chứ không phải vì họ ngưỡng mộ học vấn của các bạn dưới mái trường XHCN đến mức trải thảm mời các bạn sang quý cuốc làm gương cho sinh viên nước họ. Thậm chí là ngược lại, họ cần các bạn hơi đói rách, bần tiện và vàng vẩu một chút càng tốt để chứng minh sự iu việt của giáo dục sở tại, rằng vào tay họ đào tạo thì không có gì là không thể.

Họ cũng cần các bạn để đáp ứng nhân lực cho những ngành đặc thù. Ví như bạn sinh ra ở Tràm Chim hay Hoàng Liên Sơn và biết tiếng Anh thì khả năng cực cao sẽ kiếm được học bổng về lâm nghiệp hoặc các ngành liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã nếu chủ động đi xin, vì rất khó để kiếm một sinh viên thành thị chưa bao rời đường nhựa lên rừng làm việc.

Hoặc nếu bạn sinh ra ở một xóm liều toàn nghẹo thanh niên thọ tới 30 đã được lên lão làng, thì một sinh viên trí thức Tây học chuyên ngành thiên văn, sẽ là tấm gương để cả làng noi theo, rất có thể mỗi bữa họ sẽ tiết kiệm nửa bi thuốc để dành tiền cho con cái học hành tử tế hơn, khiến cuộc sống địa phương dần trở nên khấm khá hơn.

Hoàn toàn nhằm mục đích nhân đạo, kinh tế và xuất khẩu văn hoá, tất nhiên xin được học bổng là ngon rồi tôi khen, nhưng cứ bắt gặp trường hợp nào xin được học bổng lại gào lên tự hào quá Việt Nam ơi như một lũ thần kinh, thì tôi lại chê.

Thậm chí không có cuộc thi nào hết, bạn nộp đơn xin học bổng kể lể hoàn cảnh khát vọng ước mơ các cái bằng tiếng Anh lem nhem trình độ sờ trim lai, nếu thống thiết đọc mùi mẫn thì nó nhận, không được thì thôi viết đơn xin ở trường khác. Tất cả các nước giàu đều có phần ngân sách chi cho viện trợ giáo dục, sinh viên nước ngoài muốn có học bổng còn bọn quản lý học bổng bên đấy muốn giải ngân cho hết quỹ kẻo không hoàn thành chỉ tiêu.

Xin được học bổng, rất tiếc không chứng minh cái gì hết, thậm chí một nước xin được quá nhiều học bổng, thì đồng nghĩa với nước đó quá nghèo với nền giáo dục kém cỏi. Kiểu như anh hát rong có thu nhập cao nhất, thường là anh đựng tiền bằng chiếc nón rách tươm.

Như học sinh Trung Quốc bây giờ họ không quan tâm tới học bổng nước ngoài như nước ta, vì giáo dục đại học của họ hiện nay đã vươn lên nhất nhì thế giới, những con em gia đình khá giả thì bỏ tiền đi du học với số lượng đông đảo, cứ 3 du sinh nước ngoài tại Mỹ thì có 1 người đến từ Trung Quốc. Họ mua giáo dục phương Tây một cách sòng phẳng. Khoe "xin được học bổng", là một niềm tự hào rất đậm chất thế giới thứ 3.

Giống như 1 tỉnh mất mùa xin được 2k tấn gạo cíu đói từ TW hay lãnh đạo Việt Nam sang nước ngoài vay được nửa tỉ ODA, nó cần thiết, nhưng có đáng vỗ ngực tự hào không? Năm xưa bác Đồng xách ca táp sang Đông Âu xin được mấy nghìn tấn học bổng bo bo cho toàn dân sao các bạn không tự hào???

Liệu có còn bất hạnh nào hơn cho một dân tộc thích đi xe máy, uống lắm diệu bia và tự hào vì xin được nhiều học bổng???

Nguồn ở đây

12 nhận xét:

  1. Bài viết phản ánh rất đúng một khía cạnh hay nói đúng hơn là một mặt trái của việc các học sinh, sinh viên Việt Nam xin học bổng đi du học nước ngoài. Đây đúng là điều đáng buồn đối với ngành giáo dục của VN. Nhà nước rất chú trọng đến vấn đề giáo dục hiện nay, tuy nhiên có lẽ là đường hướng, chiến lược phát triển của chúng ta chưa đi đúng đường; vẫn còn ì trệ từ những tư tưởng cũ.

    Trả lờiXóa
  2. Học sinh Việt Nam đang càng ngày có xu hướng xin hỗ trơ học bổng hay xin học bổng từ phía chính phủ nước ngoài rất nhiều. Ngoài việc tự hào về trí tuệ của đất nước thì cũng thấy một thực trạng rất đáng buồn. Đặt ra câu hỏi tại sao lại càng ngày càng có nhiều người muốn đi du học? Có phải họ tìm cơ hội để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn mà ở trong nước không thể đáp ứng nhu cầu đó cho họ? Đây đúng là vấn đề chảy máu chất xám ở các nước nghèo, các nước đang phát triển nói chung và ở VN nói riêng

    Trả lờiXóa
  3. nãy vừa đi trên phố về gặp mấy anh cơ động đứng chốt gần quán bia đấy.đưa mấy ông vừa nhậu xong mà leo lên xe lái là bị mấy anh chim sắt tóm sống luôn.đã thế còn già mồm cãi nhau tay đôi đủ kiểu.đéo hiểu trên thế giới này có đất nước nào lại như đất nước VN khi mà dân vi phạm luật toàn cãi nhau tay đội thậm chí tấn công cả cảnh sát như ở VN,nên tôi yêu cầu có các chính sách điều luật mới bảo vệ người thi hành công vụ như mấy ông giao thông ở VN đi

    Trả lờiXóa
  4. Nhận được học bổng du học không chỉ giúp du học sinh giảm gánh nặng tài chính cho gia đình mà còn là một thành tích rất đáng tự hào. Tuy nhiên, muốn “giật” được học bổng không dễ, cần phải có sự chuẩn bị công phu. Thực tại, ở nước ta có quá nhiều học sinh muốn đi du học, vẫn biết điều kiện nước ngoài vẫn tốt hơn trong nước, nhưng liệu sau mấy năm du học các bạn có trở lại Việt Nam để làm việc hay không? Điều này là rất khó.Tình trang chạy máu chất xám ở nước ta vẫn còn xảy ra nặng nề và cần có biện pháp để giải quyết cho phù hợp.

    Trả lờiXóa
  5. Bên cạnh cái kết quả xin được nhiều học bổng từ nước ngoài, chắc chắn chúng ta cũng cần đặt ra một câu hỏi rằng tại sao sinh viên Việt Nam lại muốn ra nước ngoài du học như vậy? Nhà nước ta đã chú trọng hơn tới vấn đề giáo dục nhưng hình như vẫn là chưa đủ, chưa đáp ứng được những nhu cầu của sinh viên hiện nay, nền giáo dục vẫn nặng tư tưởng cũ

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết đã phản ánh được mặt trái của vấn đề xin học bổng ở nước ngoài của học sinh, sinh viên Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực là các bạn có ý chí, mong muốn được hưởng một môi trường giáo dục tốt hơn thì chúng ta cũng cần đặt ra câu hỏi với chất lượng của nền giáo dục Việt Nam, với định hướng và đường lối phát triển của nền giáo dục nước nhà. Vậy nên đừng vội tự hào rằng vì học sinh chúng ta giỏi xuất sắc nên mới xin được nhiều học bổng, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm

    Trả lờiXóa
  7. Bangtuyetnhietdoi08:25 30/8/16

    Học sinh Việt Nam ngày càng có xu hướng xin học bổng từ chính phủ các nước có nền giáo giục phát triển. Một điều rất cơ bản mà ta nên hiểu rằng đây chính là hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài. Đó là thực trạng đáng buồn chứ không phải đáng tự hào mà chúng ta cứ rùm beng lên để ca ngợi. Nó phản ánh một nền giáo dục còn nhiều tồn tại, yếu kém, và bất cập.

    Trả lờiXóa
  8. Hungyen363608:36 30/8/16

    Một nước có nền giáo dục phát triển thì người ta sẽ chẳng bao giờ phải đi xin học bổng của nước ngoài. Vì thực ra việc cấp học bổng này nó như một chính sách nhân đạo của các nước phát triển để hỗ trợ giáo dục nâng cao trình độ nhân lực cho các nước đang phát triển. Thế nên chúng ta đừng tự ảo tưởng bản thân rằng ta giỏi nên họ mời ta sang học tập, đó là một suy nghĩ sai lầm

    Trả lờiXóa
  9. Hoabinh023408:44 30/8/16

    Chẳng đâu như nước mình, dân uống rượu rồi tham gia giao thông bị cảnh sát xử phạt thì xuống cãi nhau tay đôi, nền giáo dục còn nhiều bất cập khiến ngày càng nhiều sinh viên có nguyên vọng du học phải viết đơn xin học bổng của nước ngoài thì lại tự hào rằng sinh viên của mình giỏi giang toàn diện. Một dân tộc ảo tưởng thế thì bao giờ mới tiến bộ được?

    Trả lờiXóa
  10. Không hiểu các bài báo giật tít như này thuộc thể loại báo gì nhỉ? "cô gái ngủ gật cũng xin được học bổng Nhật, chàng chai ngáp cũng lấy được học bổng Pháp, cậu bé ăn khoai mì vào được trường Thổ Nhĩ Kỳ hay tự hào bà cụ sida được cấp tiền du học Tây Ban Nha."
    Có lẽ là báo lá cải!

    Trả lờiXóa
  11. Haiz, báo với chí, suốt ngày đi giật tít lung tung, chả hiểu cái gì, đưa ra cái tít này người ta nói thằng viết báo ngu. Người ta bảo "tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại", nhưng đây thì cái gì cũng phô ra, cứ làm như tự hào lắm. Những hành động chẳng ra gì, nhận được học bổng, lại còn đưa ra, như là tự hào lắm. Báo với chí, báo chính thống thì ít, báo lá cải thì nhiều.

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết phũ quá, đúng là thực trạng như vậy, nhưng có vẻ phũ phàng quá. Dù gì những đứa ngu ngu nó xin được học bổng, nó đang tự hào về những gì nó có, giờ a tạt cho nó xô nước,nó tỉnh ra thì phũ phàng quá.
    Xin được học bổng, rất tiếc không chứng minh cái gì hết, thậm chí một nước xin được quá nhiều học bổng, thì đồng nghĩa với nước đó quá nghèo với nền giáo dục kém cỏi. Kiểu như anh hát rong có thu nhập cao nhất, thường là anh đựng tiền bằng chiếc nón rách tươm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog