Chia sẻ

Tre Làng

CẦN PHẢI CÓ CHẾ TÀI VỚI HÀNH VI XIN ĐỂU

Làng báo năm nay liên tiếp bị đánh SML, có thể nói chưa có năm nào thẻ, biên chế và cả bàn nhá của cánh nhà báo phóng viên lại mong manh và dễ bị tước đi đến thế, qua nhiều năm thả rông, có vẻ như bộ 4T đã bắt đầu siết lại việc quản lý quyền lực thứ tư, điều này có điểm tích cực là tạo nên một môi trường lành mạnh cho nghề báo và về lâu dài, chất lượng báo chí sẽ được cải thiện. Nhưng trong ngắn hạn, ở thời kỳ chuyển giao nhập nhoạng, cánh phóng viên chuyên rình công an bác sĩ hay đếm tầng công trình đô thị sẽ buộc phải tìm nguồn thu bổ sung, khi báo chính thống bị quản lý gắt gao thì mạng xã hội sẽ là tạm thời là chiến trường đánh đấm của kền kền.

Theo kết quả quét của phần mềm lắng nghe mạng xã hội hàng đầu Việt Nam, số lượng những bài viết mang tính chất "phản biện xã hội" trên Facebook đã tăng đột biến từ đầu năm 2016 với cả số lượt bài tạo nội dung lẫn tương tác đều tăng ở mức vài chục %, nếu chỉ đơn giản là sự tăng trưởng cơ học về thông tin thì không có gì đáng bàn nhưng dường như, một xu thế dễ nhận thấy đó là những bài viết sặc mùi đánh đấm và xin đểu đang chiếm phần lớn băng thông, ngoài nạn nhân truyền thống là anh em quan lại và quản lý nhà nước thì tỉ lệ nạn nhân là các doanh nghiệp tên tuổi đang gia tăng chóng mặt, đây là một xu hướng nguy hiểm tác động xấu tới nền kinh tế chứ không đơn thuần là việc nhiễu loạn thông tin, có vẻ là đang có một trào liu bung lụa bất cần kiểm soát và nguy hiểm đang tác động trực tiếp tới bát cơm của cả xã hội mà cụ thể là khối doanh nghiệp vốn là lực lượng tạo ra của cải nhưng đã bao đời nay trên đe dưới búa.

Nếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá FMCG có biên sinh lời cao và thu hồi vốn nhanh thì một cuộc khủng hoảng truyền thông nếu kéo dài vài năm cũng chỉ khiến doanh thu sụt giảm chứ khó có thể làm sập tiệm, thì những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi đầu tư cực lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, sẽ rất dễ bị tổn thương khi vướng vào những cáo buộc vớ vẩn đặc biệt là khi vẫn còn trong quá trình đầu tư, xây dựng.

Các dự án du lịch quy mô lớn luôn là con mồi dễ ăn nhất vì một khi đã vào guồng thì buộc phải xây đến viên gạch cuối cùng trong thời gian ngắn nhất, kể cả đồng nghĩa với việc phải tốn một lượng lớn chi phí phát sinh bôi trơn, gầm bàn và cả tiền đi lại cho các anh chị kền kền để các bạn í câm mồm khỏi phá.

Bí quyết của các anh chị kền kền khi phá các dự án lớn đó là vận dụng tuyệt đối phương thức lập luận định tính đặc thù khối C, ví như ta đều biết là xây dựng bất kể cái gì từ nhỏ như cái chuồng gà cũng đều phải xáo trộn mặt bằng trong một giới hạn không gian nào đó, nhưng tác động trong ngưỡng nào và hiệu quả kinh tế có đủ bù đắp sự xáo trộn hay không, thì các anh chị kền kền đều lờ đi hoặc không đủ trình độ để trả lời.

Thay vào đó, họ sẽ viết bài trên Facebook và đặt những câu hỏi kiểu như "Liệu dự án XXX này có tác động xấu tới môi trường và văn hoá của huyện YYY không?" theo kiểu vừa hỏi vừa khẳng định, và nếu doanh nghiệp không có động thái "biết điều", thì ngay lập tức sẽ có một chuỗi bài kích động ngu học đầy ác í để đáp trả, tuy nhiên vì Facebook hiện vẫn là vùng trắng chưa được kiểm soát bằng luật cụ thể, các doanh nghiệp thường phải chấp nhận phần thua thiệt mà chẳng biết kêu ai.

Đã đến lúc phải siết lại hoạt động của mạng xã hội một cách triệt để, thời gian gần đây đã có những soái ca viết bài vu khống cá nhân, tổ chức bị phạt tiền, nhưng thế vẫn là chưa đủ. Cần phải có chế tài hình sự đối với những hành vi xin đểu hoặc đánh đấm doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích chính đáng của những đơn vị kinh doanh chân chính, mạng xã hội phải là nơi truyền tải thông tin trung thực, khách quan và lành mạnh chứ không phải nơi kẻ chợ láo nháo pháo ăn xe, mỗi cá nhân phải học cách tự chịu trách nhiệm cho phát ngôn và bài viết của chính mình.

Hoặc cực đoan hơn thì cấm mẹ Facebook song song với siết lại quản lý báo chí, thì chỉ cần 3 tháng sau, đảm bảo kền kền khắp từ Bắc chí Nam, thất nghiệp ra đường gặm tranh cỏ với bò.

P/s: Ảnh không nhất thiết để minh họa.

Nguồn: Chung Nguyen

7 nhận xét:

  1. Tiến Thành16:13 26/11/16

    Bộ Thông tin và Truyền thong cần xem lại việc cấp thẻ nhà báo tránh tình trạng cấp cho số người không có đạo đức lợi dụng thẻ nhà báo để làm việc phi pháp, để viết bài theo kiểu "bới móc" để doanh nghiệp "chột dạ" mà phải biếu xén phóng viên để cho phóng viên im miệng lại. Chúng ta phải hiểu rang, doanh nghiệp họ cũng vất vả rất nhiều để kiếm được đồng lãi. Họ phải đối mặt với thiếu vốn, thiếu mặt bang, phải tìm đủ mọi cách để thu hút khách hang, cái mà họ đóng góp lớn nhất là "tiền thuế" cho ngân sách. Và trong làm ăn kinh doanh họ còn phải đối phó với bao vấn đề cạnh tranh khốc liệt. Vậy mà giờ đây lại phải lo đối phó với phóng viên nữa thì thật là quá khổ. Chúng ta những độc giả thông thái hay nhận diện và tẩy chay những bài việc có hơi hướng "xin đểu" doanh nghiệp bang cách phản biện để các cơ quan quản lý chú ý và xem xét những bài viết thiếu khách quan và xử lý kịp thời để bảo vệ doanh nghiệp.

    Trả lờiXóa
  2. Hoabinh023420:15 26/11/16

    Mạng xã hội đang trở thành nơi mà những nhà báo lá cải, những con kền kền sử dụng như công cụ kiếm ăn. Chúng lợi dụng sức mạnh của sự lan truyền, lợi dụng sức mạnh của công đồng để gây ra những sức ép, nhằm tống tiền những cá nhân, tổ chức hay thậm chí là xin đểu. Cần phải có chế tài xử phạt thật mạnh mẽ lũ kền kên này để bảo vệ những cá nhân tổ chức làm ăn chân chính

    Trả lờiXóa
  3. chuyện các nhà báo của chúng ta dùng "sức mạnh" của mình để uy hiếp các doanh nghiệp, tống tiền các doanh nghiệp hoặc là liên kết với các doanh nghiệp theo kiểu ký hộp đồng giờ đây không còn gì là lạ rồi. anh doanh nghiệp, nếu anh không nghe tôi, không chiều tôi, không đáp ứng các yêu cần mà tôi đưa ra thì sẽ có hàng loạt các bài viết bóc mẽ các vi phạm của doanh nghiệp, công kích, đả kích doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp bị cộng đồng lên án 1 cách gay gắt. còn anh nào biết điều thì chấp nhận chiều lòng kẻ "xin đểu" để được an phận. anh doanh nghiệp nào khôn khéo thì làm với anh nhà báo 1 cái hợp đồng cứ hàng kỳ sẽ có 1 bài báo nói tốt về anh. nghề báo giờ to lắm.

    Trả lờiXóa
  4. đặc biệt là với sự bùng nổ của báo mạng thì những cái thành phần như thế này như hổ mọc thêm cánh, tha hộ mà vòi vĩnh, lếu láo. được thêm một cơ số các thanh niên suốt ngày đọc báo mạng xong vào phán như thánh, không biết kiểm chứng thông tin hay động não tí gì làm cho tình hình càng thêm khổ sở.

    Trả lờiXóa
  5. hãy bắt chước mỹ thằng nào láo bùm

    Trả lờiXóa
  6. hãy bắt chước mỹ thằng nào láo bùm

    Trả lờiXóa
  7. Đã đến lúc phải siết lại hoạt động của mạng xã hội một cách triệt để, thời gian gần đây đã có những soái ca viết bài vu khống cá nhân, tổ chức bị phạt tiền, nhưng thế vẫn là chưa đủ. Cần phải có chế tài hình sự đối với những hành vi xin đểu hoặc đánh đấm doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích chính đáng của những đơn vị kinh doanh chân chính, mạng xã hội phải là nơi truyền tải thông tin trung thực, khách quan và lành mạnh chứ không phải nơi kẻ chợ láo nháo pháo ăn xe, mỗi cá nhân phải học cách tự chịu trách nhiệm cho phát ngôn và bài viết của chính mình.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog