Chia sẻ

Tre Làng

DONALD TRUMP ĐẮC CỬ VÀ 2 NƯỚC MỸ

Cuộc bầu cử ồn ào nhất lịch sử nước Mỹ đã kết thúc. Dù kém Clinton khoảng 0.2% số phiếu nhưng Trump vẫn là người chiến thắng nhờ chế độ đại cử tri của Mỹ. Kết quả của cuộc bầu cử ngay lập tức làm náo loạn nước Mỹ, biến nước Mỹ thành hai quốc gia khác biệt.

Nước Mỹ của bà Clinton, nước Mỹ giàu có, phồn hoa, nơi tập trung của các tinh hoa nước Mỹ, hưởng lợi nhờ quá trình toàn cầu hóa, bàng hoàng, hốt hoảng với thất bại của mình. Hàng nghìn cuộc biểu tình phản đối Trump đã nổ ra ở khắp các thành phố trên nước Mỹ, đặc biệt tại các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc và bờ Tây nước Mỹ. Nhiều lớp học, buổi thi ở các trường đại học đã bị hủy để sinh viên đương đầu với cú shock bầu cử. Đại Học Stanford thậm chí còn có hẳn một chương trình tư vấn để an ủi, trấn tĩnh sinh viên về kết quả bầu cử. Sinh viên của nhiều trường đại học cũng đổ ra đường hô vang khẩu hiệu "Trump không phải tổng thống của tôi".

Nước Mỹ của Trump, nước Mỹ của những vùng đất bị thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa, nước Mỹ của các thành phố nhỏ, các vùng nông thôn, có vẻ yên ắng hơn. Sau khi Trump tuyên bố chiến thắng, tuyên bố rằng những "những người đàn ông và đàn bà bị bỏ quên của đất nước chúng ta sẽ không còn bị bỏ quên nữa" thì lác đác vài nơi người dân đổ ra đường ăn mừng.

Báo chí mô tả học sinh một số trường hô vang khẩu hiệu "Quyền Lực Da Trắng", "Hãy xây bức tường đó". Cũng theo báo chí, một số người ủng hộ Trump đã sờ ty, bóp tý một cô gái và khi cô gái đó kêu gào thì họ nói rằng "Đó là quyền của họ". Các ngôn ngữ bị cấm kỵ lâu nay kiểu như "Chỉ cho người da trắng", "Nước Mỹ là của người da trắng", "Cút về Châu Phi", "Cút về Châu Á"..đã rải rác xuất hiện ở một số trường học. Khi bị hỏi viết khẩu hiệu đó làm gì, thì câu trả lời là "tao đang cố gắng phục hưng nước Mỹ".

Chỉ sau một đêm, nước Mỹ bất ngờ trở thành hai quốc gia rất khác biệt. Một quốc gia luôn kêu gào bình đẳng, tôn trọng mọi màu da, sắc tộc, và một quốc gia kỳ thị chủng tộc, tôn sùng da trắng. Quốc gia thứ nhất bầu cho Clinton, đó là quốc gia của sự giàu có, thịnh vượng, năng động và là quốc gia mà nước Mỹ cố gắng tuyên truyền, khoe khoang với bên ngoài. Quốc gia thứ hai bầu cho Trump, đó là quốc gia thầm lặng trong các thành phố, thị trấn nhỏ, bao bọc bởi các làng quê, hay của các trung tâm công nghiệp truyền thống đang chết dần, chết mòn bởi toàn cầu hóa. Đây là quốc gia mà ít người biết đến, quốc gia mà nước Mỹ cố gắng dấu trong vỏ ngoài hoà nhoáng của mình.

Sự phân hóa xã hội cùng cực trong nước Mỹ, sự khác biệt giữa hai nước Mỹ trong nhiều năm qua đã khiến cho nhiều học giả dự đoán về một nhân vật kiểu Hitler sẽ xuất hiện tại nước Mỹ. Trump là hình mẫu hoàn hảo cũng những dự đoán này ngoại trừ tiểu sử tai tiếng và những phát ngôn được cho là cấm kỵ trong xã hội Mỹ. Nước Mỹ chắc chắn cần có một tổng thống kiểu Trump, một tổng thống của nước Mỹ bị lãng quên. Đáng tiếc là giới thượng lưu Mỹ, giới chính trị gia Mỹ lâu nay đã ngủ quên trên chiến thắng, quá tự tin và ảo tưởng về toàn cầu hóa. Họ cứ nghĩ rằng kinh tế phát triển thì nước Mỹ nghèo đói kia cũng được hưởng lợi, người dân cũng sẽ thỏa mãn với cuộc sống. Và hơn nữa, ai cũng sợ không dám động vào nỗi đau của những người Mỹ bị bỏ quên vì họ sợ động vào những điều cấm kỵ. Chỉ có Trump, với tính cách và tiểu sử tai tiếng của mình mới dám động đến con bài này bởi nếu được thì ông ta sẽ được cả nước Mỹ, còn nếu mất ông ta cũng chả mất gì, lại quay trở về với tháp vàng của mình.

Đáng trách hơn nữa là nước Mỹ của Clinton mặc dù luôn cho mình là đại diện của những giá trị nhân văn nhưng lại đối xử rất trịnh thượng với nước Mỹ của Trump. Hơn một năm qua, bất cứ ai ủng hộ Trump đều bị nước Mỹ của Clinton chửi là thất học, là thần kinh. Trên cái phương tiện thông tin đại chúng họ luôn nói rằng, họ chỉ cần nhìn cách hành văn, nhìn ngữ pháp là họ biết người đó sẽ ủng họ Trump. Ngay cả bà Clinton với kinh nghiệm chính trị đầy mình cũng buột miệng gọi những người ủng hộ Trump là "những kẻ đáng thương" (deplorables). Nghịch lý là những kẻ đáng thương này lại rất vui vẻ nhận cái thương hiệu mà bà Clinton gán cho mình. Và có lẽ đây chính là vũ khí, là động lực tinh thần khiến họ phá tan hoang bức tường dân chủ của Clinton trong ngày bầu cử. Có lẽ bây giờ Clinton và nước Mỹ của bà Clinton mới chính là "những kẻ đáng thương".

Nước Mỹ đã đi đến đỉnh điểm của mâu thuẫn, của bất đồng được tạo ra bởi quá trình phát triển kinh tế, toàn cầu hóa hơn 30 năm qua. Hy vọng rằng, đây chỉ là mâu thuẫn nhất thời của một đôi vợ chồng già đã cùng nhau vượt qua muôn vàn gian khó. Và ngày mai, họ sẽ hiểu nhau hơn, cảm thông với những khổ đau, nỗi buồn của nhau để cùng dắt tay nhau đến bến bờ hạnh phúc.

***
P/s: Phân tích đánh giá của một nhà XHH Việt Nam đang sống và làm việc tại Mỹ.

19 nhận xét:

  1. Chế độ theo kiểu đa Đảng như vậy thì việc phải chấp nhận với những bất ổn về chính trị như các cuộc biểu tình, thậm chí là các thủ đoạn chính trị đen tối. Dù ai lên làm tổng thống thì không thể phủ nhận rằng đó vẫn là một người đại diện cho quyền lợi của tầng lớp trên trong xã hội Mỹ và vấn đề mà nhân loại quan tâm là vị tổng thống này sẽ làm được những gì cho nước Mỹ cũng như là thế giới.

    Trả lờiXóa
  2. Đa đảng quá nhỉ, giờ đây không bên nào chịu chấp nhận, nước Mỹ như chia làm đôi, tất cả đều vì lợi ích mà Clinton và Donald Trump có thể đem lại. Bản chất của tư bản là đây đó, giới tư sản chi phối tất cả, đại cử chi đâu phải là những người dân bình thường, bầu cử xong người dân họ không chấp nhận thì phản đối là đúng thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh03:21 12/11/16

    "Deplorables" nên dịch là "bọn người đáng khiển trách" mới đúng hơn. Bởi vậy những người đó họ càng giận bà Clinton hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Nước Mỹ rồi sẽ ra sao nếu như ông Trump không thể giải quyết được những bất đồng đã bắt đầu ngay từ lúc ông ra tranh cử và đang được nâng cao hơn rất nhiều khi ông đắc cử?

    Trả lờiXóa
  5. Thời gian vừa qua, báo chí suốt ngày tung hô Hillary Clinton như một vị nữ thánh, và dìm Trump bị dìm như một kẻ độc tài bệnh hoạn. Điều này có thể lí giải đơn giản vì Mỹ hiện tại do Đảng Dân chủ cầm quyền, tất nhiên Đảng này cũng sẽ thôn tính báo chí. Mà báo chí lại định hướng dư luận xã hội. Nhưng dù có xoay kiểu gì thì Mỹ lại quay về với bản chất tư bản độc tài của nó, với một mình chứng là Donald Trump đã chiến thắng một cách thuyết phục

    Trả lờiXóa
  6. Một cuộc bầu cử với những cái nhất chưa từng có. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đã gây nên một sự mâu thuẫn sâu sắc chưa từng có ngay trong lòng nước Mỹ, giữa những người ủng hộ Clinton với ủng hộ Trump, giữa những người da màu với người da trắng, giữa những người theo Hồi giáo với người theo đạo Thiên Chúa và các tôn giáo khác...
    Sự mâu thuân đang tôn tại và bộc phát vô cùng mạnh mẽ, bằng chứng là sau khi ông Trump lên làm Tổng thống, đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình phản đối.
    Những gì mà nước Mỹ đang trải qua trong những ngày qua đã làm cho tình hình chính trị không chi riêng nước Mỹ mà cả các quốc gia khác trong khu vực trở nên bất ổn, khó lường.

    Trả lờiXóa
  7. Nước Mỹ của bà Clinton, nước Mỹ giàu có, phồn hoa, nơi tập trung của các tinh hoa nước Mỹ, hưởng lợi nhờ quá trình toàn cầu hóa, bàng hoàng, hốt hoảng với thất bại của mình. Hàng nghìn cuộc biểu tình phản đối Trump đã nổ ra ở khắp các thành phố trên nước Mỹ, đặc biệt tại các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc và bờ Tây nước Mỹ.

    Trả lờiXóa
  8. Bác Sơn hôm nay đi đâu mà để nhà cửa bề bộn thế này?

    Trả lờiXóa
  9. một đất nước Đa đảng như vậy thì sau mỗi lần bầu cử như vậy thì sự chia rẽ là không thể tránh khỏi, vì vậy mà việc mấu chốt của vấn đề với các tổng thống mới lên nhận chức là dung hòa được mâu thuẫn đó, bằng không, một thời kì hỗn loạn sẽ đến với nước Mĩ. dù có mâu thuẫn nhiều đi chăng nữa nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận được là đằng sau những sự mâu thuẫn đó vẫn là tư bản, bản chất của chúng không khác đi là mấy, và có lẽ ai lên cầm quyền thì cũng như vậy mà thôi, chỉ là cái bề ngoài che đậy cái bộ mặt tư bản bên trong

    Trả lờiXóa
  10. Một đất nước đa đảng như Mỹ thì chuyện mâu thuẫn, tranh chấp sau mỗi kỳ bầu cử là chuyện khó có thể tránh khỏi được. Điều quan trong không phải là chế độ của đảng nào thắng, chế độ nào lên cầm quyền mà là người lãnh đạo mới phải sáng suốt, bình tĩnh và ôn hòa để dung hòa lại những mâu thuẫn đó. Nhưng cuối cùng cũng phải nhìn nhận một sự thật là dù ai lên nắm quyền thì bản chất tư bản của nước Mỹ cũng chẳng thể thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  11. Báo chí truyền thông Mỹ hình như đã quá khắt khe với ông Trump khi họ đã quen với một nước Mỹ hào nhoáng trong lịch sử từ trước tới nay nên trước những phát ngôn gây sốc và có phần thẳng thắn của ông, họ mới giật mình vì sợ những mặt tối của cái chế độ tư bản kia sẽ bị phơi bày. Là một Tổng thống xuất thân từ doanh nhân chứ không phải chính trị gia, có thể ông Trump không rành rẽ về những chiến lược trong chính trị nhưng chắc chắn ông hiểu rõ những tồn tại, những yếu kém trong nền kinh tế Mỹ và ông biết phải làm cách nào để vực dậy lại nền kinh tế này, vực dậy một nước Mỹ của những vùng đất bị thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa, nước Mỹ của các thành phố nhỏ, các vùng nông thôn

    Trả lờiXóa
  12. Bangtuyetnhietdoi16:08 14/11/16

    Hình như dư luận đã bị truyền thông dẫn dắt mà bỏ qua ý kiến của người dân Mỹ. Bên cạnh một nước Mỹ giàu có, phồn hoa, nơi tập trung các tinh hoa của nước Mỹ nhờ hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa thì vẫn còn một nước Mỹ của những vùng đất bị thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa, nước Mỹ của các thành phố nhỏ, các vùng nông thôn mà hầu hết các nhà cầm quyền, các chính trị gia nước Mỹ đều cố gắng che giấu. Giờ đây, khi ông Trump trúng cử vào vị trí Tổng thống với những phát ngôn được cho là cấm kỵ trong giới chính trị của nước Mỹ thì các chính trị gia kia mới giật mình sực tỉnh. Ông Trump chính là một tổng thống mà nước Mỹ cần và tìm kiếm trong suốt hơn 30 năm qua

    Trả lờiXóa
  13. Dù kết quả bầu cử này nó có như thế nào đi chăng nữa, thì cái vấn đề của Việt Nam vẫn là vấn đề của người Việt Nam, và dù sao đi nữa, cái nỗ lực chung vẫn là ở chúng ta, và cái hy vọng của chúng ta là chúng ta có rất nhiều người trẻ, đã bước ra thế giới và nhìn thấy rất là nhiều vấn đề.

    Trả lờiXóa
  14. Ông Trump sẽ thay đổi chính sách xoay trục của ông Obama, và có thể là ông ấy sẽ không hướng sang châu Á nữa, và ông ấy sẽ tập trung phát triển nội lực của nước Mỹ. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ TPP [Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương] và chính sách xoay trục, nhưng bây giờ khi ông Trump thay đổi thì Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông”.

    Trả lờiXóa
  15. Thay vì tranh luận với nhau về hiệu quả của chính sách của mỗi ứng cử viên đối với lợi ích của nước Mỹ và người Mỹ thì họ mang đời tư của nhau ra bêu rếu. Ông Trump "thất học" thì cũng thôi đi, thông cảm cho ông ấy. Bà Clinton "có học" mà cũng tự hạ mình xuống tranh cãi những chuyện không đâu với ông Trump. Buồn cười. Rút cục ông Trump thắng vì ....nền dân chủ Mỹ quy định phiếu phổ thông chẳng qua chỉ để tham khảo. 232 triệu cử tri không bằng hơn 500 đại cử tri.

    Trả lờiXóa
  16. Theo tôi thì đây là chuyện của nước Mỹ, người Việt không có gì phải quan tâm nhưng bản chất người Việt là hay đa dua, nô lệ có từ thời Miền nam VN còn tồn tại. Việc Trump không đuoc đa số dân bầu cho thấy sự thất bại của nền dân chủ Hoà Ký vì dân chủ là chế độ chính trị trong đó người được bầu phải được đa số phiếu. Đây là điều đáng xấu hổ, đây là hiện tượng méo mó thuật , hiện tượng "chó táp nhằm ruồi", hiện tượng "Dump Luck", hiện tượng "ủy quyền là hủy quyền"

    Trả lờiXóa
  17. So với các phát ngôn gây tranh cãi của ông Trump, thì các bê bối của bà Clinton về việc dùng email cá nhân khi còn là Ngoại trưởng Mỹ hay cáo buộc về việc Quỹ Clinton nhận tiền nhưng không báo cáo tồi tệ hơn nhiều. Bên cạnh đó, mặc dù ông Trump cũng có bê bối nhưng cách ông ấy phát ngôn chân thật hơn các chính trị gia chuyên nghiệp

    Trả lờiXóa
  18. Người Mỹ bầu cho Trump vì kỳ vọng khôi phục quyền lợi "siêu đẳng” của người dân bản địa. Một bộ phận người Mỹ lo sợ phải cạnh tranh với người dân nhập cư, bị mất quyền sớm nên ủng hộ Donald Trump với chính sách nhập cư khắt khe. Hơn nữa họ cũng đã chán ngán với những chính sách của ông Obama (khiến nợ công tăng cao và phải tăng thuế để bù đắp) nên họ đã chọn Trump.

    Trả lờiXóa
  19. Sau khi ông Trump trúng cử đất nước Mỹ sẽ hoàn toàn khác với sự lãnh đạo của ông trump vì quan điểm lãnh đạo của ông trump là hoàn toàn khác hi vọng với đường lối lãnh đạo của ông trump đất nước Mỹ và thế giới sẽ phát triển ổn định.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog