Chia sẻ

Tre Làng

Ai hiếp dâm trẻ em, kẻ thủ ác hay xã hội?


Xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội của chúng ta đang sống là một tội ác. Và vì nó là tội ác, nó phải bị trừng trị bằng pháp luật. Nguyên nhân của sự trừng phạt đó là: xâm hại tình dục trẻ em gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT về thân thể cùng tinh thần và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nhưng đâu mới thực sự là căn nguyên của những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT ấy? Tội phạm tình dục HIỂN NHIÊN là những kẻ gây ra chấn thương. Song liệu tội phạm tình dục có phải là những kẻ gây ra những SANG CHẤN TINH THẦN KHỦNG KHIẾP NHẤT? Hay chính là cái cách mà xã hội ứng xử cả với tội phạm tình dục lẫn nạn nhân của xâm hại tình dục đang gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT VÀ GHÊ GỚM NHẤT CHO CHÍNH NẠN NHÂN? Và ai/cơ chế nào/hành vi nào mới thực sự đã, đang, và sẽ tiếp tục “hiếp dâm” trẻ em sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc?

Richard Ofshe (tác giả được giải Pulitzer) và Ethan Watters trong quyển sách kinh điển: “Tạo ra những con quái vật - Những ký ức sai lầm, trị liệu tâm lý và chứng kích động tình dục” đã tiến hành tìm hiểu và phỏng vấn những người phụ nữ từng là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em.

Kết luận của họ là: những rối loạn khủng khiếp NHẤT về mặt tâm lý đối với những người phụ nữ - nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em này KHÔNG ĐẾN TỪ HÀNH VI CỦA NHỮNG KẺ THỦ ÁC và thậm chí, HẦU HẾT NẠN NHÂN KHÔNG NHỚ ĐƯỢC RÕ RÀNG những gì đã xảy ra. Những rối loạn tâm lý lớn nhất của nạn nhân đến từ những KÝ ỨC về cách xã hội phản ứng đối với nạn nhân của xâm hại tình dục.

Những KÝ ỨC ĐAU ĐỚN NỔI BẬT nhất được nhắc đến trong quyển sách đó là:

• Những ký ức về bệnh viện, nơi thân thể họ bị khám xét và điều tra một cách hết sức gấp gáp, hệ trọng và đôi khi thô bạo bởi những nhân viên điều tra.

• Cách cha mẹ LIÊN TỤC bắt con cái TÁI HIỆN HÀNH VI của kẻ thủ ác theo một cách diễn giải mà cha mẹ chấp nhận được mà không đếm xỉa/quan tâm đến thực tế, cùng hệ quả của việc liên tục phải TÁI HIỆN HÀNH VI đấy đem lại cho tâm lý của trẻ. Đến mức khiến trẻ em, trong nhiều trường hợp tội ác không thực sự xảy ra, cảm thấy rằng mình là nạn nhân thực sự. Hoặc nếu tội ác thực sự xảy ra, cảm thấy mình là nạn nhân của một tội ác ghê tởm và mãi mãi không thể phục hồi.

• Cách những nhà tâm lý trị liệu cho trẻ -nạn nhân xâm hại tình dục. Những người trị liệu tin tưởng rằng việc gợi nhớ liên tục, tái hiện liên tục đóng vai trò GIẢI TỎA và HÀN GẮN những sang chấn tinh thần nên họ thường “ép” trẻ em phải liên tục “tái hiện lại” hành vi của việc bị hãm hiếp hoặc bị xâm hại cùng những ký ức kinh hoàng khác để GIẢI TỎA cho trẻ. Những ký ức “sai lầm” luôn được đưa vào thông qua những “gợi ý” của trị liệu viên, khiến đứa trẻ trải nghiệm về việc bị xâm hại THEO CÁCH mà trị liệu viên hình dung/mong muốn.

Nghiên cứu sau này do giáo sư, bác sĩ tâm lý Jo Woodiwiss (University of Huddersfield) công bố trong quyển sách “Kiểm nghiệm những câu chuyện về xâm hại tình dục thời thơ ấu” cũng cho thấy những trải nghiệm tương tự của người phụ nữ, nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em. Nữ giáo sư chỉ ra nhiều trường hợp nạn nhân gặp vấn đề tâm lý được bà phỏng vấn sâu không hề có một chút kí ức nào về hành vi của kẻ thủ ác mà chỉ có những trải nghiệm đau đớn về việc họ đã bị gia đình, xã hội, trị liệu viên đối xử như thế nào giai đoạn hậu xâm hại.

Trong quyển sách, bà còn chỉ ra rằng nạn nhân của việc xâm hại tình dục khi còn nhỏ thường không biết hoặc không nhiều ấn tượng về việc đã xảy ra với mình khi bị xâm hại. Sau đó dưới ảnh hưởng của gia đình, xã hội, và quá trình trị liệu, họ tái cấu trúc lại kí ức của họ theo những gì gia đình, xã hội và trị liệu viên gợi ý và mong muốn. Khi lớn lên, đa phần họ thành tâm tin rằng những diễn biến đó đã thực sự xảy ra với bản thân mình.

Một bé gái bị một kẻ thủ ác xâm hại vùng kín không ghi nhớ và không có ấn tượng nhiều về hành vi của kẻ thủ ác. Hành vi của kẻ thủ ác chỉ trở nên THẬT và ĐAU ĐỚN trong tâm lý đứa trẻ khi gia đình, xã hội cùng quá trình trị liệu liên tục nhắc nhở bé gái rằng đấy là một NỖI ĐAU cùng sự NHỤC NHÃ (trong một nỗ lực bảo vệ bé gái).

Những kết quả nghiên cứu này liên tục được bổ sung và làm rõ thêm trong những nghiên cứu của:

Prozan, Charlotte Krause (1996) Cấu trúc và tái cấu trúc ký ức: Những vấn đề nan giải của xâm hại tình dục thời thơ ấu (quyển này tập trung nói về ký ức nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em đã được xây dựng và tái cấu trúc ra sau dưới tác động của gia đình, hệ thống pháp luật và phòng khám)

Quyển sách của Haaken Janice (2017) Ký ức là quan trọng - Ngữ cảnh để hiểu về quá trình hình dung việc xâm hại tình dục (tập trung nghiên cứu

Những nhà tâm lý học trẻ em Việt Nam gần đây luôn hết sức thận trọng trong việc TÁI ĐỊNH HÌNH ký ức bị xâm hại của đứa trẻ, thậm chí tìm mọi cách "tách con khỏi môi trường mà có thể làm chúng nhớ tới sự việc vừa xảy ra" và "việc thu thập thông tin cũng cần tiến hành rất cẩn trọng để không gây tổn thương thêm cho trẻ" (xem "Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình") chính là để tránh những hậu quả tâm lý tiêu cực này đối với con trẻ. Ý thức về giải pháp này là phạm vi công việc của cơ quan điều tra, điều trị viên, và của gia đình.

Còn về phía xã hội từ góc nhìn tâm lý học, có một nguy cơ hết sức nguy hiểm trong cách thức giới truyền thông, dư luận và mạng xã hội miêu tả/hình dung/nói về nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em và cả về những kẻ thủ ác.

Cách chúng ta nói về những người bị xâm hại tình dục trẻ em như những nạn nhân với sang chấn tâm lý vĩnh viễn không bao giờ lành lặn, luôn có vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần TUY CHẢ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC NÀO đã và đang ĐỊNH HÌNH cách nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em nhìn nhận và TÁI LÝ GIẢI quá khứ của họ và CHÍNH HỌ. Khiến họ luôn nghĩ rằng mình có vấn đề về mặt tâm lý và vĩnh viễn không bao giờ thoát ra khỏi cái bóng của "ký ức kinh hoàng".

Cách mà xã hội chúng ta đang hình dung và miêu tả về những kẻ “xâm hại tình dục trẻ em” KHÔNG NHƯ những kẻ-tội-phạm-con-người thông thường mà như những CON THÚ, con QUÁI VẬT đáng ghê tởm, đang khoét sâu hơn những ám ảnh và định hình tâm lý đứa trẻ. Trẻ em lớn lên, nhận thức mình là nạn nhân của những CON THÚ, con QUÁI VẬT sẽ mang mặc cảm về SỰ VẤY BẨN, GHÊ TỞM BẢN THÂN và cảm giác về xâm hại NHÂN phẩm và NHÂN cách làm người của họ.

Trẻ em và phụ nữ có thể vượt qua tâm lý bị một con người xấu làm hại, rất khó vượt qua tâm lý bị một con thú, con vật, con quái vật cưỡng hiếp và lăng nhục giá trị tồn tại làm người của mình.

Đạo đức xã hội hung hãn đã và đang tạo ra những nạn nhân đau khổ không thể phục hồi của nạn cưỡng hiếp trẻ em. Nó đồng thời đã và đang tiếp tục cưỡng hiếp thân phận con người sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc.

-------------------
Về mặt tư liệu:

Xem "Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình":

Những sách được nói đến

Richard Ofshe, Ethan Watters (1994) Making Monsters False Memories, Psychotherapy, and Sexual Hysteria
Prozan, Charlotte Krause (1996) Construction and Reconstruction of Memory : Dilemmas of Childhood Sexual Abuse
Jo Woodiwiss (2009) Contesting Stories of Childhood Sexual Abuse
Haaken, Janice (2009) Memory Matters : Contexts for Understanding Sexual Abuse Recollections

Đều đã có bản điện tử được đưa vào phục vụ tham khảo trong Thư viện Nhân học

17 nhận xét:

  1. Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 em bị xâm hại tình dục, tức 8 giờ trôi qua thì lại có ít nhất một đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Có nạn nhân bị giết chết để bịt đầu mối, bị đe dọa để không dám tố cáo. Nhiều vụ xâm hại tình dục chưa được xử lý thỏa đáng, trong khi nhiều phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị xâm hại lại bị đổ lỗi là thiếu hiểu biết hoặc không hành xử đúng mực hay bị quy trách nhiệm phải tự bảo vệ mình. Vụ cháu bé 8 tuổi ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị xâm hại nhiều lần bởi một người đàn ông 34 tuổi là một điển hình. Hai tháng trôi qua, gia đình đã tố cáo với cơ quan pháp luật nhưng kẻ thủ ác vẫn không bị xử lý còn ngang nhiên thách thức dư luận. Với những kẻ như thế dư luận phải tẩy chay, cách li, pháp luật cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm những kẻ có hành vi như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Hầu hết những người xâm hại tình dục là nam giới. Và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi người quen biết, như họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm. Hành vi xâm hại hiếm khi được thực hiện bởi một người lạ. Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Không phải tất cả những người xâm hại tình dục trẻ em đều dùng bạo lực. Đôi khi họ lợi dụng sự tin tưởng hoặc sự ảnh hưởng của mình để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục. Họ cũng có thể thuyết phục hoặc dùng “lòng tốt”, sự đe doạ và bắt nạt hoặc cho quà hoặc bao ăn uống. Khi chúng ta phát hiện ra những trường hợp như vậy cần có biện pháp xử lý mạnh tay, không đưa lên thông tin báo chí nhiều sẽ gây tổn thương cho bản thân gia đình nạn nhân, và tạo những chiều hướng xấu trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh10:28 16/3/17

    Nguyen Quang
    1 giờ ·
    Ùm thì ấu dâm.
    đéo phải riêng ấu dâm, tội đéo gì cũng xấu, cướp giết hiếp xấu hết, và chó đàn kết tội thì gớm lắm, địt mẹ lũ chó đàn mất nết đéo chửi chúng tưởng chúng hay.
    Địt mẹ lũ chó đàn che bằng tấm khiên rách đạo đức đã, đạo đức cái địt mẹ chúng mày ý.
    Hỏa công lão anh hùng, Nén lão nhân gia hóa ra oan, chúng mày khóc, nó đc đền 10 tỷ, ok vui rồi, nó đéo oan đâu cơ mà lật lại, đéo có chứng cớ buộc tội, phải xin lỗi đền nó đó.
    Chấn lão anh hùng lật lại, và có vẻ oan nữa, 10 tỷ nữa nhé.
    Chó đàn chúng mày biết tiền đó đâu ra ko ?? thuế cả đó, lũ chúng mày càng ngậm mõm chó, thì chúng mày càng đỡ hao thuế.
    Chúng mày ngoạc cái mồm lồn ra kết tội người thiếu chúng cớ, thì công an nó phải tạo chứng giả, hay đấm bọn kia bắt nhận, nhỡ chết răng nhe ra thì chúng mày lại nhe bộ nhá trắng ởn sang đớp ca.
    Bắt nhận xong ra tòa nó lật kèo, nó bảo tôi có làm gì đâu, các anh đâm tôi đau quá tôi phải nhận, chứ đéo có chứng cớ gì ?? lật lại, quả nhiên chả có chứng đéo gì.
    Chó đàn chúng mày tốt nhất là ngậm mẹ chúng mày mồm lại, để cơ quan có trách nhiệm làm việc, nếu đéo đủ chứng cớ, hãy thả họ ra, người Mĩ nói thà để 100 thằng tội phạm tự do, còn hơn nhốt oan người vô tội.
    Chưa có cái chứng cơ đéo gì, mà đã treo ảnh người lương thiện đầy FB, kết án như quan tòa cái địt mẹ quân chó đàn chúng mày, rồi khi thấy họ oan, thì rút xuống, mặt trơ như mặt chó, lại tìm con mồi khác, để thỏa mãn thú tính...
    Cái thú tính ăn thịt đồng loại được phủ lên tấm chăn rách kêu bằng lòng nhân ái...

    Trả lờiXóa
  4. Không phải có thế lực, không có quyền to mà CQĐT điều tra nhiệt tình như vậy thì là gì???
    Cố tình giấu giếm hay là tắc trách, điều tra không đến nơi đến chốn!
    Cái này vẫn là câu hỏi, để xem sau này kết cục là sao.
    Dù có như thế nào thì cũng chỉ người dân vô tội kia là khổ nhất!!!
    Thương cho các nạn nhân và gia đình!

    Trả lờiXóa
  5. Im lặng cho qua chính là tội ác. Phải kể lại, phải nhắc nhớ rằng thế giới này sẽ mãi không an toàn cho con trẻ nếu những tên tội phạm ấu dâm vẫn còn nằm ngoài sự cảnh giác của xã hội, các em là những búp măng non, ngay từ nhỏ đã phải chịu sự giày vò như thế này thì sao đảm bảo được lớn lên các em sẽ như thế nào? những kẻ ấu dâm, khẩn thiết cần phải có hình phạt thích đáng cho chúng hơn nữa

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn nghĩ rằng mình xem một bộ phim, thì những tình tiết chỉ là dàn dựng? Nhưng một bộ phim, một cuốn sách về nạn ấu dâm đọc thôi đã thấy lòng nhói đau rồi.... Thì bạn ơi, thực tế còn đau gấp trăm ngàn lần hơn thế. Có những sự thật tàn nhẫn tới mức giết chết trái tim ta. Không thể tin được trên đời có những kẻ ác nhân nhường ấy.

    Trả lờiXóa
  7. Những kẻ ấu dâm là một loài thú vật độc ác. Chúng sẽ hả hê và như được tiếp thêm sức lực để thực hiện hành vi thú tính của mình nếu được một nhóm người nào đó trong xã hội cổ vũ, tung hô. Chúng, không có điểm dừng. Nhưng hãy nhìn mà xem trong xã hội và cả pháp luật, tội phạm ấu dâm chưa bị trừng trị thích đáng. Chúng chỉ bị vài năm hoặc vài chục năm tù rồi được thả tự do, được cho phép làm lại cuộc đời. Như vậy có phải là công bằng với các nạn nhân không?

    Trả lờiXóa
  8. Đa số những kẻ ấu dâm thường lạm dụng sự ngây thơ trong trắng, sự cả tin của trẻ em. Vì thế biện pháp duy nhất hiện nay mà các nhà tâm lý đưa ra chính là dạy cho trẻ em cảnh giác. Điều này cũng có tác dụng ngược là có thể làm cho trẻ em đánh mất đi sự hồn nhiên ngây thơ và nhìn đời với đôi mắt e sợ. Đây có lẽ cũng sẽ là những thiệt thòi của trẻ em của thời kỳ “văn minh”, “hiện đại” này.

    Trả lờiXóa
  9. Có thể ví ấu dâm, lạm dụng tình dục trẻ em là một loại bệnh hoạn xã hội mới mà chúng ta chưa tìm ra được nguyên căn và chưa có phương thuốc điều trị. Chưa có một công trình nghiên cứu tội phạm học nào cũng như chưa có một ban chuyên án nào về loại tội phạm này mà tất cả xã hội dường như vẫn còn khá lúng túng với loại tội ác mới này. Đã có những đề xuất xử phạt thật nặng như “thiến hoạn” bằng hóa chất, nhưng trước khi đi đến hình thức xử phạt này chúng ta cần phải biết quy luật phạm tội của loại tội phạm này, phải tìm tòi học hỏi những phương thức phát hiện rồi mới tính được đến chuyện xử phạt, trừng trị. Điển hình như vụ ấu dâm của Minh Béo, vì sao chúng ta không tìm hiểu cách người Mỹ làm thế nào để có thể phát hiện và xử phạt nhanh chóng đến thế?

    Trả lờiXóa
  10. Đau đớn thay, nạn nhân của ấu dâm thường không dám lên tiếng vì sợ sự dè bỉu của xã hội. Tồi tệ thay, mỗi khi nạn nhân lên tiếng thì thay vì truy tìm kẻ thủ ác, dư luận lại chĩa mũi dùi về phía các em và gia đình, đẩy cuộc sống của họ đến gần hơn với bờ vực thẳm. Những kẻ dung túng cho tội phạm ấu dâm, hoặc công khai ủng hộ chúng, chỉ có thể là cùng một loại với chúng. Mình mong các bạn đứng về phía các nạn nhân đang đau đớn ngoài kia. Những vết thương của các em, thời gian, năm tháng, tiền bạc, vật chất... chẳng gì có thể bù đắp nổi.

    Trả lờiXóa
  11. 5300 trẻ em bị xâm hại từ năm 2011 đến năm 2015 tại Việt Nam là con số không hề nhỏ khiến chúng ta phải giật mình về vấn nạn này. Pháp luật đã quy định trách nhiệm hình sự về tội phạm này, thế nhưng có lẽ chế tài cho hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức này chưa đủ mạnh để răn đe những kẻ có mưu đồ, hành vi xâm hại trẻ nhỏ. Pháp luật cần mạnh tay hơn nữa

    Trả lờiXóa
  12. Hungyen363620:03 16/3/17

    Nếu im lặng cho qua hay né tránh thì đó là cách chúng ta đang tiếp tay cho nạn xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ngày một nhiều hơn. Hãy dũng cảm đối hiện sự thật, hãy lên tiếng để bảo vệ trẻ em bởi đó cũng chính là việc làm hữu hiệu nhất mọi người làm để bảo vệ chính con em của mình

    Trả lờiXóa
  13. Hoabinh023420:06 16/3/17

    Không phải cứ né tránh hay bao bọc trẻ em thì mới là bảo vệ các em, đó vô tình là hành động đẩy các em vào sự nguy hiểm hơn khi không được trang bị đầy đủ kiến thức và sự hiểu biết về xâm hại tình dục. Chúng ta hãy thẳng thắn trao đổi, đưa ra vấn đề và dạy các em những kỹ năng cơ bản để có thể chủ động phòng tránh tệ nạn này. Trang bị kỹ năng và kiến thức chính là cách bảo vệ trẻ em hiệu quả nhất

    Trả lờiXóa
  14. Cách mà xã hội chúng ta đang hình dung và miêu tả về những kẻ “xâm hại tình dục trẻ em” không như những kẻ tội phạm con người thông thường mà như những con thú, con quái vật đáng ghê tởm, đang khoét sâu hơn những ám ảnh và định hình tâm lý đứa trẻ, hãy thể hiện sự quan tâm của mình một cách đúng mức chứ đừng gây ra thêm tội ác như vậy, những đứa trẻ cần được sự quan tâm, bao bọc của xã hội, nhìn nhận thiện cảm nhất

    Trả lờiXóa
  15. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Trẻ em là tầng lớp mà không thể tự bảo vệ được bản thân, vì vậy tất cả các tầng lớp trong xã hội cần giang rộng tay, sẵn sàng bảo vệ các em khi các em gặp các vấn đề gì của cuộc sống. Đừng để các em phải chịu những cú sốc mạnh, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các em.

    Trả lờiXóa
  16. Nếu ai đã làm cha, làm mẹ thì mới biết thương con, thương những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, chúng hồn nhiên mà không có một chút khả năng nào tự bảo vệ cho bản thân. Chỉ có những người lớn, những người mà có thể bảo vệ chúng tránh xa những con thú đội lốt người.

    Trả lờiXóa
  17. Không biết nên nói thế nào nữa.
    Ở khía cạnh người mẹ, họ đau đớn khi nghĩ đến việc con mình bị những kẻ đốn mạt gây cú sốc về tinh thần, và họ mong muốn những kẻ đó bị pháp luật trừng trị.
    Còn ở khía canh của đứa trẻ: chúng vừa trải qua cú sốc nên không muốn nghĩ đến nó nữa.
    Nhưng, liệu có thể được không, khi mong muốn của người mẹ lại khác với mong muốn của chúng?

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog