Chia sẻ

Tre Làng

GẠC MA, LEN ĐAO, CÔ LIN TRONG CHIẾN DỊCH CHỦ QUYỀN 1988 - BÀI 1: CỦNG CỐ THẾ ĐỨNG Ở TRƯỜNG SA

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch Chủ quyền 1988 Bài 1: Củng cố thế đứng ở Trường Sa

Nói về ngày 14/3/1988, cần nêu đầy đủ các diễn biến ở đá Gạc Ma, đá Len Đao và đá Cô Lin, đặt trong tổng thể Chiến dịch Chủ quyền 1988. Đó là điều cần làm nếu thực sự kính phục, tri ân với những người đã dũng cảm, kiên quyết, hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. 

Cố Đô đốc, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương thăm bộ đội đang xây dựng đảo chìm Tiên Nữ, tháng 5/1988 – ảnh Nguyễn Viết Thái

Trước năm 1978, Hải quân Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.

Đầu năm 1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đá An Nhơn (cồn san hô Lan Can), Malaysia cũng đưa nhiều tàu quân sự đến khu vực Nam quần đảo Trường Sa. Trước tình hình này, Hải quân Việt Nam tổ chức đóng giữ tất cả các đảo nổi còn chưa có lực lượng nào đóng giữ ở quần đảo Trường Sa, là các đảo An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978) và Trường Sa Đông (4/4/1978). Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ bãi Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.

Từ cuối năm 1986, Philippines tăng cường lực lượng ở các đảo họ đang chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa, tổ chức trinh sát từ đảo Song Tử Tây ở phía Bắc đến bãi Thuyền Chài ở phía Nam. Ngày 31/12/1986, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân ở gần bãi Thuyền Chài, đến tháng 1/1987 họ lại chiếm đóng bãi Kiệu Ngựa, gần bãi Kỳ Vân. Do vậy, ngày 5/31987 Hải quân Việt Nam trở lại đóng giữ đá Thuyền Chài. Đây là bãi đá san hô (đảo chìm) đầu tiên ở Trường Sa được Hải quân Việt Nam đóng giữ. Tổng cộng, đến năm 1987 ta đóng giữ 10 đảo, bãi ở quần đảo Trường Sa, trong đó có 9 đảo nổi.

Ca sĩ Anh Đào, Đoàn ca múa Hải Đăng (Khánh Hòa) đơm cúc áo và hát cho chiến sĩ đảo Phan Vinh, tháng 5/1988 - ảnh Nguyễn Viết Thái

Chiến dịch Chủ quyền 1988

Đến năm 1987, trong số 6 bên 5 nước tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan Trung Quốc, Bruney), Trung Quốc chưa hiện diện trên một thực thể địa lý nào ở Trường Sa. Theo sách Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955 – 2005), đầu năm 1987 Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 4 và một số tàu khác trinh sát quần đảo Trường Sa. Ccuối năm, Trung Quốc đưa thêm nhiều tàu chiến đến khu vực… 

Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương ra nghị quyết, nêu rõ việc bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, lâu dài, là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị Quân chủng Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, đưa lực lượng ra đóng các bãi đá cạn.

Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương ra lệnh lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên sang sẵn sàng chiến đấu tăng cường, đồng thời chỉ thị chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động ra đóng giữ các bãi đá. Toàn Quân chủng Hải quân triển khai Chiến dịch Chủ quyền 1988 (CQ-88). Bộ tư lệnh tiền phương của Quân chủng được thiết lập ở căn cứ Cam Ranh, Tư lệnh Giáp Văn Cương trực tiếp làm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.

Ngày 2/12/1987, quân ta đóng giữ bãi Đá Tây. Ngày 25/1/1988, quân ta đóng giữ đá Tiên Nữ. Ngày 31/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đá Chữ Thập.

Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ Đá Lát. Ngày 18/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đá Châu Viên. Ngày 19/2/1988 ta đóng giữ Đá Đông, ngày 20/2/1988 ta đóng giữ Đá Lớn.

Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đá Ga Ven. Ngày 27/2/1988, ta đóng giữ đá Tốc Tan. Ngày 28/2/1988, ta đóng giữ thêm đá Núi Le. Cũng ngày này, Trung Quốc chiếm đóng đá Tư Nghĩa (Huy Gơ).

Tại đá Chữ Thập, đá Châu Viên, Đá Lớn, Đá Đông đã có những sự đụng độ quyết liệt, căng thẳng giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc, có lúc nòng súng hai bên đã chĩa thẳng vào nhau. “Mình lên Đá Đông rồi, tàu nó cứ quần bên ngoài, chĩa pháo vào mình, trong khi tàu HQ-614 đưa quân mình lên Đá Đông chỉ là tàu vận tải 200 tấn, trang bị vũ khí chỉ có AK, B40, một khẩu 12 ly 7. Lúc đó, trên tàu có cái ống thùng dầu phụ của máy bay để đựng nước, chúng tôi làm giả như tên lửa để nó phải dè chừng”. Đại tá Nguyễn Văn Dân, năm 1988 là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, chỉ huy đóng giữ đảo Đá Đông kể lại.

Nhà cao chân ở bãi Thuyền Chài, tháng 5/1988 - ảnh Lý Bá Lin

Hồi đó tàu mình nhỏ bé, phương tiện liên lạc và chạy tàu đều lạc hậu. Có lần tàu chúng tôi đi tàu giả dạng tàu cá, từ đảo Trường Sa lên Đá Lớn nhưng do la bàn sai lên chạy vào gần Chữ Thập lúc 12 giờ trưa. Đến Đá Lớn rồi chạy sang Nam Yết, lúc mờ sáng thì bị bắn, nhìn lại thấy chạy lạc vào gần Ga Ven.
Đại tá Nguyễn Văn Dân

Khẩn cấp tiến về Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin

Ngày 18/2/1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân chỉ đạo: “Ta phải kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo đã có kế hoạch. Nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi, không làm như vậy sẽ không kịp ngăn chặn Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng thêm”.

Đúng 6 giờ sáng ngày 14/3/1988 phải đóng giữ được đá Len Đao, đó là nội dung mật lệnh ngày 11/3/1988 của Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương gửi Thuyền trưởng tàu HQ-605, Đại úy Lê Lệnh Sơn. “Tàu chúng tôi là tàu vận tải lớp Đại Khánh 400 tấn, vừa hoàn thành chuyến tiếp vận cho các điểm đảo Tốc Tan, Núi Le, Tiên Nữ… ta mới đóng giữ, đang trên đường về Cam Ranh. Về đến Đá Đông gặp tàu quét mìn, hình như là tàu 852, chúng tôi chuyển hầu hết số nước, lương thực thực phẩm còn lại cho 852, vì nghĩ mình sắp về bờ rồi. Nhưng sau đó, được lệnh quay lại đóng giữ Len Đao”. Thượng úy Uông Xuân Thọ, nguyên máy trưởng tàu HQ-605 kể.

Cùng ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 chở 2 khung nhà cao chân và gần 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân, Lữ đoàn 146 và Đoàn 6 Hàng hải được lệnh rời Cam Ranh, ra Đá Lớn gặp tàu HQ-505 đang trực ở đó rồi cùng đến đóng giữ đá Gạc Ma và đá Cô Lin, trong đêm 13/3/1988 rạng ngày 14/3/1988.

Chiến sĩ Trường Sa những năm 1990 - ảnh tư liệu

Ngay từ cuối những năm 1970, chúng tôi đã đi đặt bia chủ quyền trên các bãi đá san hô, ở các bia đều có dòng chữ “thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Để có được mấy chữ đơn giản như vậy, chúng ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu. 

Đại tá Cao Ánh Đăng, nguyên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, người trực tiếp chỉ huy đóng giữ đảo An Bang, đảo Phan Vinh và đá Thuyền Chài


Được đăng bởi thiemthu

7 nhận xét:

  1. Tưởng niệm anh hùng liệt sĩ là điều tốt nhưng tưởng niệm với tâm thế như của đám No-u Hà Nội, khi đó chỉ là cái cớ để phá hoại đất nước thì cần phải bị lên án và kiên quyết loại bỏ

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta đã quá quen với cái gọi là “tưởng niệm” do đám zân chủ cuội phát động. Thực tế, trong những lần “tưởng niệm hải chiến Trường Sa” những năm trước ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hay những lần “tưởng niệm chiến tranh biên giới”, “tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa”… cái mà người ta thấy, điều mà người dân được chứng kiến thì chỉ là một đám người mặt mày hùng hổ la hét, thậm chí chửi bới, nguyền rủa Đảng, Nhà nước. Còn lại chẳng có một hoạt động tưởng niệm nào cho đúng nghĩa.

    Trả lờiXóa
  3. Cái gọi là “tưởng niệm” do đám zân chủ cuội kia phát động thực chất chỉ là trò lợi dụng chiêu bài “yêu nước” rẻ tiền để kích động các hoạt động chống đối, gây mất ổn định chính trị xã hội của đất nước. Mỗi người dân, trước hết hãy thể mình là một người hiểu biết cần nhận thức đúng mọi vấn đề đặt ra, và cần kiên quyết đả kích lên án trước những âm mưu và hành động mà những đối tượng xấu luôn mưu đồ tiến hành như cái gọi là thắp hương tưởng niệm

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Xung quanh cuộc biểu tình đó là những hội nhóm tên tuổi như No – u với bức bình phong che đậy, những hội anh em zân chủ, cùng một số cái tên đình đám như Nguyễn Quang A, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Xuân Diện, Tạ Trí Hải... tất cả cùng chung một một đích, chẳng phải hướng về những người chiến sỹ đã khuất mà chúng hướng về mối quan hệ Việt – Trung, với những băng gôn, khẩu hiệu cùng những mưu đồ được chính trị sẵn có.

    Trả lờiXóa
  6. hững sự hi sinh anh dũng, hiên ngang không tiếc thân mình để bảo vệ bằng được chủ quyền biển đảo, bảo vệ sự thiêng liêng của hai từ “Tổ quốc”. Sự hi sinh anh dũng của 64 chiến sĩ luôn là cái để ngày này hàng năm chúng ta nhớ về để tri ân, để tự răn dạy mình cố gắng xây dựng, bảo vệ từng tấc đất mà các anh đã đánh đổi bằng cả mạng sống của mình

    Trả lờiXóa
  7. Chúng ta đã quá quen với cái gọi là “tưởng niệm” do đám zân chủ cuội phát động. Xung quanh cuộc biểu tình đó là những hội nhóm tên tuổi như No – u với bức bình phong che đậy, những hội anh em zân chủ, cùng một số cái tên đình đám như Nguyễn Quang A, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Xuân Diện, Tạ Trí Hải...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog