Chia sẻ

Tre Làng

LỘT XÁC THÌ KHÔNG THỂ KHÔNG ĐAU ĐỚN

Trả lại vỉa hè và cuộc “lột xác” không thể không đau đớn

Bích Diệp 

(Dân trí) - Bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng đang lấy đi sinh kế của nhiều người dân ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”.

Về “cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, BLOG Dân trí đã cho rằng mục tiêu của ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Quận 1 (TPHCM) không thể đơn giản hơn và cũng không thể chính đáng hơn: “trả lại vỉa hè cho 13 triệu người dân thành phố”, “tất cả đều thượng tôn pháp luật”.

Tuy nhiên, bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng lấy đi sinh kế của nhiều người dân đang ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”. Theo phản ánh của báo chí, hàng loạt cửa hàng kinh doanh nhờ bám vỉa hè thời gian gần đây đã buộc phải sa thải nhân công khi lượng khách sụt giảm mạnh, chủ yếu là những quán bia, cà phê lề đường hoặc cửa hàng ăn uống.

Chưa kể, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội đó là những người bán hàng rong, kinh doanh với vốn liếng chỉ vài triệu, thậm chí vài trăm nghìn đồng nhưng đằng sau là gánh nặng nuôi sống cả một gia đình.

Quả thật, sẽ rất bất nhẫn khi chúng ta hình dung về sự đánh đổi một đô thị sạch sẽ hơn, quang đãng hơn với những phận người chông chênh, không biết đi đâu về đâu khi mất đi sinh kế. Nhưng chỉ một vài giây thôi, hãy trả lời câu hỏi, rằng trong mỗi chúng ta – những công dân đô thị, liệu chúng ta có mong muốn một thành phố văn minh, nơi quyền lợi hợp pháp của người đi bộ được bảo vệ?

Chúng ta có mong về một thành phố mà kỷ cương phép nước được giữ nghiêm? Và liệu chúng ta có phải không ai biết rằng, kinh tế vỉa hè cũng có những mặt trái như gây mất trật tự công cộng, ùn tắc giao thông, chứa đựng ngàn vạn rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm?

Như một lẽ đương nhiên, một thời gian dài, nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều cá nhân được hưởng lợi từ “kinh tế vỉa hè” thì khi chính quyền ra tay dẹp bỏ, họ sẽ bị ảnh hưởng: bị sụt giảm doanh thu, thậm chí nguy cơ phải dẹp tiệm, chuyển đổi ngành nghề. Nhưng biết làm sao được, xã hội muốn trật tự thì mỗi cá nhân đều phải tuân thủ kỷ cương phép nước. Nói cho cùng, nền tảng để xây dựng một đất nước thật sự văn minh cũng chính là từ việc người dân cần chấp hành những quy định dù là nhỏ nhất.

Nhiều người lạc quan vẫn nói vui rằng, người Việt Nam rất sáng tạo. Khi có biến động trong đời sống kinh tế, sẽ chẳng ai ngồi yên để hứng chịu rủi ro mà sẽ ứng phó với hoàn cảnh. Các nhà hàng sẽ buộc phải nghĩ ra những cách thức mới để thu hút khách, tập trung vào chất lượng để níu chân khách hàng. Còn những người bán hàng rong có thể họ sẽ tìm địa bàn khác phù hợp hơn hoặc sẽ chuyển sang sống bằng nghề khác. Đại ý, cơ hội luôn tồn tại trong mỗi lúc khó khăn!

Thế nhưng, cuộc sống sẽ chẳng thể dễ dàng như vậy. Hình ảnh về những chiếc xe cẩu, những nhát búa rìu đập phá các công trình vi phạm… có thể sẽ mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn trong mắt người dân, so với mục tiêu tốt đẹp mà chiến dịch này mang lại.

“Kinh tế vỉa hè” ở ta xưa nay là một cấu phần của “nền kinh tế ngầm”, những lợi ích hay thiệt hại của nó không được phản ánh trong thống kê GDP hàng năm. Sự đánh đổi về mặt kinh tế của chiến dịch này, tóm lại sẽ không cân đo đong đếm được, sẽ không có một con số cụ thể nào được đưa ra. Song chắc chắn, đó là một con số có ý nghĩa lớn với rất nhiều cá nhân sống dựa vào nó. Từ việc bị tác động về kinh tế, nếu không cẩn trọng sẽ có hệ lụy về mặt xã hội khó lường.

Còn nhớ, khi biểu dương tinh thần quyết liệt trả lại vỉa hè cho người đi bộ tại TPHCM trong cuộc họp Chính phủ diễn ra hồi đầu tháng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý:“Việc này không thể làm tất cả ngay, không thể làm đầu voi đuôi chuột”. Có nghĩa là, đòi lại vỉa hè không đơn thuần chỉ là “dẹp” và “bỏ”, nó còn cần nhiều hơn thế những động thái từ phía chính quyền: Cần phải có sự chuẩn bị, có quy hoạch rõ ràng, có phương án để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Việt Nam không phải là nước đầu tiên thực hiện dẹp vỉa hè. Trước đó, Singapore - hình mẫu chúng ta đang hướng tới, đã làm điều này rất hiệu quả. Họ cấp phép kinh doanh cho những người bán hàng rong và chuyển đối tượng này từ lề đường vào trung tâm dành cho những người bán hàng rong với hệ thống nước, cống rãnh và chỗ đổ rác. Họ bắt đầu với việc giáo dục và hô hào dân chúng để lôi kéo số đông, tiếp đến mới lập pháp để trừng phạt thiểu số, tạo nên một xã hội có học thức, có văn hóa với nền tảng là “sự xấu hổ”.

Có lẽ, với trách nhiệm, sự chu đáo và cả sự mềm mỏng, khôn khéo của chính quyền, những phương án “hậu dẹp bỏ” sẽ thiết thực hơn so với việc chỉ tháo dỡ, đập bỏ hay cho rằng, người bán hàng rong có thể chuyển đổi kinh doanh bằng hình thức online, bán hàng trên mạng như một số vị lãnh đạo địa phương đang tính toán. Bởi, nếu không làm “có đầu có đuôi” như Thủ tướng nói, thì hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo sẽ ảnh hưởng, dù với một chiến dịch được coi là tốt đẹp là “đòi lại vỉa hè” cho hàng triệu người dân.

34 nhận xét:

  1. Chỉnh trang đô thị thì không thể không có đau đớn giống như người đi phẫu thuật thẩm mỹ vậy, muốn đẹp thì phải chịu đau. Không thể làm chiều theo ý của tất cả mn đk. Singapore đã làm đk điều này từ sự cứng rắn quyết tâm và sự hợp tác của người dân vậy thì ng dân Vn cũng nên hợp tác vs cq để đạt đk hiệu quả cao.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam không phải là nước đầu tiên thực hiện dẹp vỉa hè. Đây là lần đầu tiên làm việc này với quy mô lớn, cần phải quyết liệt
    Nhận xét bởi Đất mẹ anh hùng - Phản biện chính luận

    Trả lờiXóa
  3. Chỉnh trang lại bộ mặt đô thị là một việc làm đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm và đồng lòng của cả chính quyền và người dân. Dẫu biết rằng những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của không ít người nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận về lợi ích chung của cả xã hội để mà quyết tâm hơn nữa. Cuộc lột xác nào cũng đau, nhưng trải qua đau đớn rồi thì đương nhiên sẽ đẹp.

    Trả lờiXóa
  4. Vẫn biết rằng việc thay đổi cả một bộ mặt đô thị là rất khó và không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai được nhưng chúng ta phải mở rộng suy nghĩ của mình ra, nhìn về những kết qua lâu dài mà cố gắng vượt qua những khó khăn, thử thách trước mắt. Có như vậy thì xã hội mới phát triển văn minh lên được

    Trả lờiXóa
  5. Bangtuyetnhietdoi15:09 29/3/17

    Về "Cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ", chúng ta có thể thấy rõ những khó khăn trước mắt, khi mà nó vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ một bộ phận không nhỏ những người bao năm qua đã bám lấy vỉa hè để là sinh kế, bao năm qua trang trải cuộc sống nhờ có vỉa hè. Chính bởi vậy mà chúng ta cần phải có những chiến lược cụ thể để có thể hỗ trợ những người dân này, để họ có thể nhanh chóng ổn định lại cuộc sống sau khi đã "trả lại" vỉa hè

    Trả lờiXóa
  6. Hungyen363615:22 29/3/17

    Việt Nam không phải nước đầu tiên thực hiện chiến dịch quy hoạch lại vỉa hè, cải thiện lại bộ mặt đô thị. Những khó khăn vướng mắc cũng đã được nhìn thấy từ trước rồi. Các nước đi trước cũng đã thành công khi triển khai việc này thì chẳng có lý do gì chúng ta lại bó tay cả.

    Trả lờiXóa
  7. Hoabinh023415:31 29/3/17

    Muốn lột xác thì phải chịu đau đớn. Như con sâu muốn hóa bướm cũng phải trải qua quá trình nằm trong cái kén chật chội rồi phải phá kén mới thoát được ra ngoài. Trải qua đau đớn, trải qua vất vả thì cuối cùng diện mạo nó cũng thay đổi, trở nên xinh đẹp hơn. Bộ mặt đô thị cũng vậy, muốn lột xác, muốn trở nên sạch đẹp văn minh thì không thể không mạnh tay dẹp bỏ những tồn tại hiện nay được. Biết là khó nhưng không phải là không thể làm được, chỉ có điều cái chính ta cần là thời gian và sự quyết tâm.

    Trả lờiXóa
  8. Cuộc chiến giành lại vỉa hè lần này cũng cho chúng ta thấy một số chính quyền địa phương chưa làm tròn trách nhiệm, giá họ chấn chỉnh ngay từ lúc ban đầu thì làm gì có chuyện dọn dẹp vỉa hè. Và bây giờ thì lại đang nói đến việc lột xác thì làm gì có chuyện là không đau đớn? Tất cả là do chính chúng ta tự hại mình trước mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. _Luật giao thông đường bộ đã quy định rõ Lòng đường và hè phố chỉ dành cho mục đích giao thông. Đồng thời cũng cẫm các phương tiện tham gia giao thông dừng, đỗ, đi lại trên vỉa hè. Vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ. _ Vỉa hè là công trình công cộng, dù lấn chiếm 1 tấc cũng phải đập bỏ. _ Việc chỉnh trang đô thị, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ cả nước đã có chủ trương làm từ rất lâu, nhưng đều không thành công, nguyên nhân chính là chính quyền các cấp làm không kiên quyết, vì vậy việc lấy lại vỉa hè hiện nay được gọi là "cuộc chiến lấy lại vỉa hè cho người đi bộ" trở nên rất khó khăn nhưng không thể không làm. Phải kiên quyết từ bỏ "nền kinh tế vỉa hè" ngay và luôn.

    Trả lờiXóa
  10. Qua cơn bĩ cực mới tới vòng thái lai"! Rõ ràng không đơn giản, sẽ đụng chạm, sẽ nhiều vấn đề phức tạp. Nhưng phải công bằng mà nói đó là sự quyết tâm giám nói, giám làm, làm bằng được và cái lợi cho mọi người, cho xã hội và nó chính là sự công bằng! Tuy nhiên nó cũng mất đi nhiều lợi ích của một số tham lam ích kỷ cơ hội thực dụng... Nhận cái nào? Lẽ ra mọi cá nhân có nhân cách, có trách nhiệm thì đã không đi đến sự việc như hôm nay

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ cái được lớn nhất của việc dẹp vỉa hè là dành lại được lối đi thông thoáng cho người đi bộ và cắt bỏ được đặc quyền đặc lợi của 1 bộ phận quan chức làm giàu trên vỉa hè. Mặt khác sau đó cuộc sống của bao người nghèo đã mưu sinh bao năm trên vỉa hè đi về đâu ? Đó là câu hỏi mà chính quyền các cấp chưa có lời giải. Tôi nghĩ mọi chủ trương biện pháp Nhà nước làm cuộc sống, xã hội tốt đẹp lên nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh cho người dân nghèo. Đó luôn là điều cực kỳ quan trọng và thiết yếu.

    Trả lờiXóa
  12. Thật ra những người bám vỉa hè phần lớn không phải buôn bán lặt vặt kiếm sống qua ngày. Nếu chỉ thuần túy lao động kiếm sống thì bây giờ thiếu gì công việc ở các công trường xây dựng? Mỗi ngày một người phụ hồ cũng kiếm được 250 nghìn đến 300 nghìn. Nếu chịu học sau một năm có thể có lương thợ chính 400 nghìn/ngày. Họ bám vỉa hè vì có người bán trà đá mà ngày kiếm vài triệu tới vài chục triệu từ "công ty chỉ trỏ". Là cái việc người ta gọi là việc nhẹ lương cao đầu óc không cần suy nghĩ đấy. Chính vì thế mà giá cả các mặt hàng (nhất là nhà đất) bị đội lên vô tội vạ. Tôi ủng hộ việc lấy lại vỉa hè.

    Trả lờiXóa
  13. Đã đến lúc vỉa hè phải được trả về với đúng công năng của nó...!Còn việc hỗ trợ cho những người sống nhờ vỉa hè từ trước đến nay ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá cho chính xác!?Có bao nhiêu người sống nhờ,bao nhiêu người đang làm giàu nhờ chiếm dụng vỉa hè!?Đừng vội hô hào theo kiếu(thương thay,khóc mướn) mà không suy xét kỹ sẽ làm hỏng cả một việc lớn,một công việc đang đi đúng xu thế và là quyền lợi của đại đa số người dân...!?

    Trả lờiXóa
  14. binhminh0357917:15 29/3/17

    Liệu những người sống nhờ vỉ hè trước kia họ có nghĩ ch những người dân khó khăn như thế nào khi mất vỉ hè đi bộ, nguy cơ mất an toàn giao thông luông rình rập. rồi cảnh quan đô thị bị phá vỡ khi lề đường chở thành nơi bán hàng. Việc dọn sạch lòng đường chỉ là trả nó về đúng nghĩa, đúng chức năng của nó mà thôi, còn những người sống nhờ vỉ hè kêu khóc đó chỉ là ngụy biện cho những việc làm sai trái của họ

    Trả lờiXóa
  15. Thainguyenabc3317:19 29/3/17

    Lột xác thì không thể không đau. một câu nói quá chính xác. Phải hy sinh cái nhỏ để đạt được lợi ích to lớn. mặt khác việc đòi lại vỉ hè cho người đi bộ thực chất là trả lại cho vỉ hè đúng công năng của nó, không có gì là sai trái trong việc làm này

    Trả lờiXóa
  16. Ăn sâu vào tư tưởng của người dân việt nam là chiếm dụng vỉa hè làm tài sản cho riêng mình, cho nên bất kỳ 1 gia đình nào có vỉa hè thì nghiêm nhiên vỉa hè đó chỉ thuộc quyền sở hữu của gia đình gần nhất. Và họ sử dụng vỉa hè theo mục đích cá nhân họ. Cho nên khi cuộc chiến dành lại vỉa hè cho người đi bộ thì đa số người dân ủng hộ, song cũng có một bộ phận không đồng tình. Cho nên để lột xác vỉa hè thì khó tránh khỏi những đau đớn là đúng thôi.

    Trả lờiXóa
  17. Ăn sâu vào tư tưởng của người dân việt nam là chiếm dụng vỉa hè làm tài sản cho riêng mình, cho nên bất kỳ 1 gia đình nào có vỉa hè thì nghiêm nhiên vỉa hè đó chỉ thuộc quyền sở hữu của gia đình gần nhất. Và họ sử dụng vỉa hè theo mục đích cá nhân họ. Cho nên khi cuộc chiến dành lại vỉa hè cho người đi bộ thì đa số người dân ủng hộ, song cũng có một bộ phận không đồng tình. Cho nên để lột xác vỉa hè thì khó tránh khỏi những đau đớn là đúng thôi.

    Trả lờiXóa
  18. Thói quen là một thứ rất khó sửa, và thói quen coi vĩa hè trước nhà là của nhà mình càng khó sửa hơn vì nó còn gắn với rất nhiều quyền lợi đi theo. Việc chính quyền TP HCM đang mạnh mẽ trong việc lập lại trật tự đô thị, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ là một chủ trương, hành động đúng. Tất nhiên thì cuộc phẫu thuật nào cũng đem lại sự đau đớn cho một bộ phận nào đó nhưng cái được của cuộc phẩu thuật lần này là vô cùng lớn cho cộng đồng. Hơn nữa nó còn thể hiện sự hiệu quả của chính quyền trong điều hành xã hội. Cho nên, nhất thiết phải làm và cần phải nhân rộng việc làm này ra toàn quốc.

    Trả lờiXóa
  19. với trách nhiệm, sự chu đáo và cả sự mềm mỏng, khôn khéo của chính quyền, những phương án “hậu dẹp bỏ” sẽ thiết thực hơn so với việc chỉ tháo dỡ, đập bỏ hay cho rằng, người bán hàng rong có thể chuyển đổi kinh doanh bằng hình thức online, bán hàng trên mạng như một số vị lãnh đạo địa phương đang tính toán. Bởi, nếu không làm “có đầu có đuôi” như Thủ tướng nói, thì hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo sẽ ảnh hưởng, dù với một chiến dịch được coi là tốt đẹp là “đòi lại vỉa hè” cho hàng triệu người dân.

    Trả lờiXóa
  20. Bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng đang lấy đi sinh kế của nhiều người dân ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”.
    Cho nên cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ là vô cùng vất vả, khó khăn, gian nan. Mặc dù đại đa số người dân của chúng ta ủng hộ, song việc giành lại vỉa hè đó có được lâu hay không thì lại là vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng.

    Trả lờiXóa
  21. Bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng đang lấy đi sinh kế của nhiều người dân ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”.
    Cho nên cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ là vô cùng vất vả, khó khăn, gian nan. Mặc dù đại đa số người dân của chúng ta ủng hộ, song việc giành lại vỉa hè đó có được lâu hay không thì lại là vấn đề quản lý của các cơ quan chức năng.

    Trả lờiXóa
  22. Có lẽ, với trách nhiệm, sự chu đáo và cả sự mềm mỏng, khôn khéo của chính quyền, những phương án “hậu dẹp bỏ” sẽ thiết thực hơn so với việc chỉ tháo dỡ, đập bỏ hay cho rằng, người bán hàng rong có thể chuyển đổi kinh doanh bằng hình thức online, bán hàng trên mạng như một số vị lãnh đạo địa phương đang tính toán. Bởi, nếu không làm “có đầu có đuôi” như Thủ tướng nói, thì hình ảnh về một Chính phủ kiến tạo sẽ ảnh hưởng, dù với một chiến dịch được coi là tốt đẹp là “đòi lại vỉa hè” cho hàng triệu người dân.

    Trả lờiXóa
  23. Thà trải qua những đau đớn, dám thừa nhận lỗi sai để khắc phục còn hơn không dám thừa nhận sai lầm rồi cứ để sai vẫn hoàn sai dẫn đến hậu quả khôn lường. Đến một ngày cảnh quan đô thị được cải thiện thì người dân sẽ đồng cảm với cơ quan chính quyền thôi

    Trả lờiXóa
  24. Bản thân tôi ủng hộ những quyết sách mạnh tay thời gian qua của chính quyền. Nó thể hiện rõ ràng quyết tâm của Nhà nước trong việc cải tạo cảnh quan đô thị, nâng cao trình độ văn hóa đô thị. Đồng thời nó cũng là minh chứng cho chỉ đạo đã nói là làm, sức mạnh của các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

    Trả lờiXóa
  25. Không có gì là đau đớn ở đây cả. Sai là phải thừa nhận. Biết sai mà sửa còn hơn để đấy rồi hậu quả ai chịu. Còn với những người đã biết sai mà vẫn cố làm thì còn chưa phạt hành chính là may. Cứ động chạm quyền lợi cá nhân chút là kêu ầm trời lên. Rồi đến lúc cảnh quan đô thị được nâng lên tầm cao mới thì sao không thấy ai biểu dương quyết sách mạnh tay vừa rồi của chính quyền?

    Trả lờiXóa
  26. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  27. Muốn đẹp thì phải chịu đau, đập bỏ đi những thứ xấu mới có thể xây dựng nên thứ đẹp đẽ. Mọi người nên có cái nhìn xa hơn đi, đừng chỉ quanh quẩn ở hiện tại trc mắt. Chẳng lẽ cứ muốn VN là kém phát triển à, phải cùng cố vì Việt Nam sạch đẹp, văn minh chứ.

    Trả lờiXóa
  28. bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn và người bị đau chính là những người bán hàng rong, kinh doanh với vốn liếng chỉ vài triệu, thậm chí vài trăm nghìn đồng nhưng đằng sau là gánh nặng nuôi sống cả một gia đình. Nhưng vì tương lai lâu dài của thành phố, họ đành phải chịu thiệt. Nhưng mong họ cũng hiểu rằng, sự thiệt thòi lúc này chỉ là tạm thời vì bên cạnh giải tỏa vìa hè, thành phố cũng đang cố gắng tạo ra một nơi khu riêng để họ ổn định buôn bán, như thế sẽ tốt hơn là tràn lan vìa hè lề đường.


    Trả lờiXóa
  29. Chỉnh trang lại bộ mặt đô thị là một việc làm đòi hỏi sự nỗ lực, sự quyết tâm và đồng lòng của cả chính quyền và người dân. Dẫu biết rằng những thay đổi này sẽ ảnh hưởng tới sinh kế của không ít người nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận về lợi ích chung của cả xã hội để mà quyết tâm hơn nữa. Cuộc lột xác nào cũng đau, nhưng trải qua đau đớn rồi thì đương nhiên sẽ đẹp.

    Trả lờiXóa
  30. Không có gì dẫn đến thành công là không phải chịu đau, và việc làm lần này cũng vậy. Đầu tiên nói về công cuộc giải phóng vỉa hè, theo tôi việc này là vô cùng cần thiết, tuy nhiên để thực hiện tốt chính sách này cần phải có sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân. Việc làm này sẽ mất đi rất nhiều công việc củ những người bán rong, nhưng nếu muốn đô thị văn minh thì cũng đành phải chấp nhận thôi, vì thế tôi mong rằng mọi người hãy cùng nhau hợp tác để nước ta càng ngày càng văn minh hơn.

    Trả lờiXóa
  31. Như một lẽ đương nhiên, một thời gian dài, nhiều cơ sở kinh doanh, nhiều cá nhân được hưởng lợi từ “kinh tế vỉa hè” thì khi chính quyền ra tay dẹp bỏ, họ sẽ bị ảnh hưởng: bị sụt giảm doanh thu, thậm chí nguy cơ phải dẹp tiệm, chuyển đổi ngành nghề. Nhưng biết làm sao được, xã hội muốn trật tự thì mỗi cá nhân đều phải tuân thủ kỷ cương phép nước. Nói cho cùng, nền tảng để xây dựng một đất nước thật sự văn minh cũng chính là từ việc người dân cần chấp hành những quy định dù là nhỏ nhất.

    Trả lờiXóa
  32. Con đường dẫn đến thành công không trải hoa hồng, muốn biến đổi bộ mặt đô thị thì phải biết từ bỏ một số thứ. Không phải là chúng ta hy sinh toàn bộ văn hóa kinh doanh vỉa hè nhưng nó phải được quy hoạch trật tự và tìm một hướng đi khác tốt hơn, sạch đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  33. Không thể phủ nhận một sự thực là bất cứ cuộc “lột xác” nào cũng trải qua đau đớn. Huống hồ, việc trả lại bộ mặt văn minh cho đô thị đồng thời cũng lấy đi sinh kế của nhiều người dân đang ngày đêm bám trụ với “kinh tế vỉa hè”. Theo phản ánh của báo chí, hàng loạt cửa hàng kinh doanh nhờ bám vỉa hè thời gian gần đây đã buộc phải sa thải nhân công khi lượng khách sụt giảm mạnh, chủ yếu là những quán bia, cà phê lề đường hoặc cửa hàng ăn uống.

    Trả lờiXóa
  34. Thay đổi một thói quen đối với một con người đã là cả một quá trình gian nan rồi chứ nói gì đến lột xác. Lột xác mà không đâu thì không gọi gì là lột xác nữa rồi. Hy vọng cơ quan chức năng sẽ tiếp tục kiên quyết trong sử lý sai phạm để một chính sách thành công.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog