Chia sẻ

Tre Làng

Lò Ấp Tiến Sĩ: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÝ GIẢI SAI PHẠM TRONG ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

GS.TS Phạm Văn Đức cho hay Học viện Khoa học Xã hội đã bổ nhiệm, thay thế hàng loạt nhân sự trước khi thanh tra Bộ GD&ĐT có kết luận sai phạm về đào tạo tiến sĩ.

GS.TS Phạm Văn Đức, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, kiêm Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, cho biết kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT về hàng loạt sai phạm của học viện là đúng sự thật.

Ông cho biết năm 2016, chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bổ nhiệm một phó chủ tịch viện kiêm giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, thay thế giám đốc cũ.

Cũng trong năm này, Học viện Khoa học Xã hội bổ nhiệm một số trưởng khoa mới, thay đổi nhân sự phòng quản lý đào tạo, thuyên chuyển công tác các trợ lý đào tạo của các khoa để xảy ra sai phạm và báo cáo kịp thời cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Ngày 1/6/2016, giám đốc Học viện Khoa học Xã hội mới đã phát hiện, khắc phục, chấn chỉnh tình trạng trên và đã sửa chữa, khắc phục các nội dung trong kết luận của thanh tra.

Từ thời điểm này, Học viện Khoa học Xã hội đã không còn tình trạng giáo viên hướng dẫn không cùng ngành, phân công người hướng dẫn cùng lúc quá nhiều học viên, tuyển sinh tiến sĩ với học viên không đúng chuyên ngành.

Theo thanh tra Bộ GD&ĐT, Học viện Khoa học Xã hội có nhiều sai phạm trong đào tạo sau đại học.

GS.TS Phạm Văn Đức thừa nhận sau khi Thông tư 7/2015/BGDDT ngày 16/4/2015 của Bộ GD&ĐT được ban hành, Học viện Khoa học Xã hội chưa kịp thời bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo.

Trước lo ngại kết luận của thanh tra Bộ GD&ĐT về việc học viện đào tạo thạc sĩ mà không có danh sách tên cán bộ chấm thi, luận án thiếu xác nhận của người hướng dẫn, phản biện... nên không đảm bảo chất lượng, GS.TS Phạm Văn Đức thông tin do những sơ suất về công tác lưu trữ, Phòng Quản lý Đào tạo đã không lưu trữ đầy đủ theo quy định.

Trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các thầy cô thành viên đều phải nộp và trình bày bản nhận xét của mình trước hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Song trên thực tế, một số thầy cô không ký hoặc không ghi thời gian vào các bản nhận xét.

Ông Đức khẳng định việc đó không ảnh hưởng chất lượng của luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Từ trước đến nay, các luận án tiến sĩ được Bộ GD&ĐT thẩm định về nội dung đều đáp ứng các yêu cầu.

***

Theo kết luận của thanh tra Bộ GD&ĐT, Học viện Khoa học Xã hội tuyển sinh trình độ tiến sĩ có nội dung về điều kiện dự tuyển không đúng quy định tại khoản 1 điều 8 Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ.

Cụ thể, người có bằng thạc sĩ các ngành Chính trị học, Hành chính học, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Quản lý Khoa học và Công nghệ được dự tuyển cả 4 chuyên ngành Luật (Luật hiến pháp và Luật hành chính, Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Luật kinh tế, Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm).

Thanh tra Bộ GD&ĐT đã kiểm tra một số hồ sơ quản lý đào tạo nghiên cứu sinh cho thấy nhiều hồ sơ không ghi ngày tháng, không ký tên, không có xác nhận đồng ý của người hướng dẫn, phản biện.

Từ 2015-2017, Học viện Khoa học Xã hội tuyển sinh hơn 1.100 tiến sĩ nhưng chương trình đào tạo không bảo đảm yêu cầu theo quy chế. Tất cả chương trình đào tạo đều chưa có đầy đủ nội dung các phần quy chế yêu cầu. Một số chương trình đào tạo được học viện thiết kế chung cho cả 4 đến 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung giống nhau.

Quyên Quyên

12 nhận xét:

  1. Ánh sáng21:33 31/8/17

    Từ 2015-2017, Học viện Khoa học Xã hội tuyển sinh hơn 1.100 tiến sĩ nhưng chương trình đào tạo không bảo đảm yêu cầu theo quy chế. Tất cả chương trình đào tạo đều chưa có đầy đủ nội dung các phần quy chế yêu cầu. Một số chương trình đào tạo được học viện thiết kế chung cho cả 4 đến 5 ngành đào tạo khác nhau, trong đó các học phần về kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành có nội dung giống nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Văn00:21 1/9/17

    Thế nên xã hội mới có những giáo sư, tiến sỹ biên soạn ra bộ lịch sử lộn đô lộn đáo kia.
    Không nói ngoa, chứ bản thân thân tôi đã gặp khá nhiều người có bằng tiến sỹ nhưng trình độ chuyên môn của họ thì dưới mức trung bình... Càn phải xem lại cung cách đào tạo, hệ thống đào tạo của các học viện, nhà trường...

    Trả lờiXóa
  3. Nhắc đến đào tạo Tiến sĩ, bậc học cao nhất trong các bậc học là để kỳ vọng những “sản phẩm” khoa học có chất lượng cao; luận án Tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn. Nhưng quá trình thanh tra việc tổ chức, quản lý đào tạo bậc học này tại Học viện Khoa học xã hội, Thanh tra Bộ GD & ĐT cũng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, cho thấy một cung cách đào tạo tùy tiện, bất chấp quy định của Bộ GD & ĐT.

    Trả lờiXóa
  4. Một lần nữa, câu hỏi về sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với cơ sở giáo dục này trong những năm qua như thế nào lại được nhiều người đặt ra. Chẳng nhẽ, làm quản lý cứ để đến khi dư luận, báo chí phanh phui thì khi đó mới ra sai phạm, vậy trách nhiệm của những người làm quản lý ở đâu?

    Trả lờiXóa
  5. Có thể nói, với những con số mà Thanh tra Bộ GD&ĐT công bố, Học viện Khoa học xã hội xứng đáng với tên gọi là “lò ấp” tiến sĩ, thạc sĩ. Trung bình mỗi năm họ “sản xuất” hàng trăm tiến sĩ và hàng trăm thạc sĩ. Đây là con số quá khủng khiếp của một cơ sở giáo dục như Học viện Khoa học xã hội. Chứng kiến những con số này, nhiều người không khỏi choáng váng và giật mình. Chẳng nhẽ, giờ đây đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ lại có thể dễ dàng vậy sao.

    Trả lờiXóa
  6. Từ năm ngoài (2016) tôi đã đọc được bài báo nói về việc đào tạo Tiến sĩ ở Học viện Khoa học xã hội, thế nhưng dường như lãnh đạo của Học viện này bỏ ngoài tai dư luận, họ tiếp tục sản xuất ra những vị "Tiến sĩ" kém chất lượng. Thanh tra Bộ kiểm tra danh sách hướng dẫn NCS ngành Quản lý giáo dục (năm 2015) cho thấy, có nhiều trường hợp được phân công hướng dẫn chưa đúng quy định tại Điều 25 Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ: PGS.TS Lê Phước Minh là Tiến sĩ ngành Kinh tế nhưng được phân công hướng dẫn NCS Trần Thị Lan Thu chuyên ngành Quản lý giáo dục; TS Nguyễn Thị Song Hà ngành Nhân học được phân công hướng dẫn 7 NCS ngành Dân tộc học.

    Trả lờiXóa
  7. Đào tạo kiểu này thì chết, có nhiều người giữ chức danh thạc sỹ, tiến sỹ thì có làm được gì đâu mà lại đi đào tạo kiểu này. Cần phải có cơ chế trong quản lý việc đào tạo nghiên cứu sinh một cách chặt chẽ không để các nơi đào tạo tràn lan được.

    Trả lờiXóa
  8. Với những sai phạm của Học viện Khoa học xã hội trong đào tạo Tiến sỹ các cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức để xảy ra những vi phạm trên và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  9. Đúng là Tiến sĩ giấy cấm có sai tý nào. Tiến sĩ mà chả làm được gì cho xã hội, công trình nghiên cứu của họ cũng chả ứng dụng được gì cho xã hội thì Tiến sĩ để làm gì? Tiến sĩ Nông nghiệp mà không biết phân biệt các loại giống lúa, không biết cây trồng này hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng nào thì Tiến sĩ làm cái gì. Rồi những bản luận án cũng để cho mọt đọc mà thôi chứ chả có tính ứng dụng gì cả.

    Trả lờiXóa
  10. Làm luận án thạc sỹ hay tiến sỹ là phải nghiên cứu một đề tài mới chưa có ai nghiên cứu hoặc chưa có ai công bố kết quả, thì làm sao có sự sao chép được; còn nếu có tình trạng sao chép đề tài tức là đề tài đó đã có người nghiên cứu bảo vệ rồi, thì đề tài nghiên cứu của thạc sỹ, tiến sỹ ấy đích thực là tiến sỹ giấy và chỉ đào tạo cho đủ số lượng mà thôi! Với cách sản xuất TS như Viện Khoa học xã hội như thế thì làm sao mà đảm bảo chất lượng, chưa kể đến việc thầy giáo hướng dẫn thì không đúng chuyên ngành, chỉ cần nhìn vào thôi ta thấy được sự khấp khểnh và kém chất lượng rồi. Từ sự việc của Viện Khoa học xã hội, hi vọng Bộ GD và ĐT sẽ vào cuộc để sớm chấn chỉnh việc đào tạo TS của Việt Nam hiện nay.

    Trả lờiXóa
  11. Lão Nông16:43 1/9/17

    Trong quá trình bảo vệ luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các thầy cô thành viên đều phải nộp và trình bày bản nhận xét của mình trước hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Song trên thực tế, một số thầy cô không ký hoặc không ghi thời gian vào các bản nhận xét.Đây là một trong những sai sót trong quy chế.

    Trả lờiXóa
  12. Đây là con số quá khủng khiếp của một cơ sở giáo dục như Học viện Khoa học xã hội. Chứng kiến những con số này, nhiều người không khỏi choáng váng và giật mình. Chẳng nhẽ, giờ đây đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ lại có thể dễ dàng vậy sao. Một lần nữa, câu hỏi về sự quản lý của các cơ quan chức năng đối với cơ sở giáo dục này trong những năm qua như thế nào lại được nhiều người đặt ra. Chẳng nhẽ, làm quản lý cứ để đến khi dư luận, báo chí phanh phui thì khi đó mới ra sai phạm, vậy trách nhiệm của những người làm quản lý ở đâu

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog