Chia sẻ

Tre Làng

THƯA TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, CÓ ĐÚNG 93 TRIỆU DÂN PHẢI NUÔI 2.8 TRIỆU CÔNG CHỨC?

TRẦN ĐÌNH THIÊN – Viện trưởng viện Kinh Tế mà....

Lâu nay tôi thường thấy nhắc đến việc đào tạo tiến sỹ, dân mạng hay chửi mỉa rằng tiến sỹ giấy, một tiến sỹ bằng 650 con lợn (nguồn ả Bạch Hoàn) là đã đủ thấy dân ta mất niềm tin thế nào trước đội ngũ tiến sỹ nhiều nhưng thành tựu không đáng bao nhiêu. Mặc dù biết là những cái so sánh kia là láo lếu và phiến diện, nhưng không phủ nhận có nhiều tiến sỹ dốt thật, mà đã dốt lại còn thích phát biểu, để rồi dân cứ bám cái dốt của 1 vài kẻ để quy chụp cho hơn chục ngàn tiến sỹ khác.

Tiến Sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam vừa rồi phát biểu nhằm miêu tả bộ máy nhà nước cồng kềnh, như sau: “Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số".

Thưa ngài Viện trưởng,

Thứ nhất, lương hưu là khoản tiền mà một người lao động khi nghỉ hưu được nhận sau khi đã công tác và “THAM GIA ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI” trong quá trình công tác của mình. Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội có thể là công viên chức hoặc có thể là người lao động bên ngoài nhà nước hoặc thậm chí không lao động vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Như vậy tiền lương hưu là số tiền người lao động xứng đáng được hưởng TỪ QUỸ BHXH sau hàng chục năm đóng góp. Và quỹ này được nhà nước quản lý, đầu tư sinh lời, đôi khi còn cho cả ngân sách nhà nước… vay (Có lần cho vay đến 324.000 tỷ đồng). 

Vậy phát biểu của TS Thiên khi gom người hưởng lương hưu vào nặng ngân sách nhà nước là phát biểu hết sức liên thiên, bậy bạ.

Thứ 2, tôi cực kỳ khó chịu những ai dùng từ “nuôi”2,8 triệu cán bộ công chức. Đây là cách dùng từ sai về bản chất, chỉ mấy kẻ tiểu nhân mới dùng nhằm mục đích bôi nhọ người khác. Cán bộ công chức là người đi làm, bỏ công lao động thì họ cần được nhận lương. Giống như bạn làm ngoài, chủ công ty, tổ chức trả lương bạn thì công viên chức, phục vụ công việc của nhà nước giao thì họ nhận lương từ ngân sách. Ai cũng cần có làm thì mới có ăn.

Ngân sách có trả lương có 2,8 triệu người hay 12,8 triệu người cũng không thành vấn đề, cái chính là những người đó có đang tạo ra giá trị thặng dư để xứng đáng với số lương đang nhận hay không. Nếu họ làm tốt thì VN có 58 triệu công viên chức cũng đâu có ảnh hưởng gì. 

Ông TS Thiên cần phải chỉ ra được là công viên chức đang ăn hại mới được phép khẳng định là làm nặng ngân sách nhé. Nói như ông trên là phát biểu hàm hồ lắm đó.

Thứ 3, TS Thiên tiếp tục: “Vì sao bộ máy chúng ta cồng kềnh, cơ chế "họp", cần nhiều lãnh đạo để đi họp.” Quả thật tôi đã kinh qua làm trong bộ máy nhà nước, cũng tìm hiểu qua anh em bạn bè trong khối nhà nước, chưa thấy ai nói rằng, bộ máy phình to… để đi họp. Ông viện dẫn số liệu một cán bộ phải dự 2000 cuộc trong 7 tháng là rất vô căn cứ. Bởi lẽ, các đơn vị tổ chức họp, hội thảo…. gửi giấy mời đến, hiển nhiên mời người đứng đầu đơn vị nhưng tùy mức độ quan trọng của buổi họp mà người đó có đi hay không. Cơ cấu lãnh đạo trong bộ máy dựa trên tính chất của ngành, khối lượng công việc chứ không phải số lượng cuộc họp, mong ông tiến sỹ Thiên bớt liên thiên để dân đỡ chửi.

Tôi cũng là thạc sỹ kinh tế. May là tôi chưa tiến sỹ, nếu không dân mạng mắng ông Thiên có khi lại gom cả tôi vào. Tiến sỹ giấy tôi nghe thấy nhiều, nhưng nay tận mắt gặp thì mới là lần đầu thôi đấy.

Nguồn: Xuân Thành Vũ

Tham khảo bài trên Người Lao Động ở đây

Ng

11 nhận xét:

  1. Cứ tưởng TS kinh tế phát biểu thế nào ai nhờ cũng toàn là kẻ ăn ốc nói mò, chủ quan, phiến diện mà thôi. Buồn cười nhất là ông ta gom những người lao động nhân lương hưu là từ nguồn thuế của nhân dân. Ôi sao mà ông lại hồ đồ thế chứ. Thưa ông TS Lương hưu là khoản tiền mà một người lao động khi nghỉ hưu được nhận sau khi đã công tác và “THAM GIA ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI” trong quá trình công tác của mình. Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội có thể là công viên chức hoặc có thể là người lao động bên ngoài nhà nước hoặc thậm chí không lao động vẫn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Như vậy tiền lương hưu là số tiền người lao động xứng đáng được hưởng TỪ QUỸ BHXH sau hàng chục năm đóng góp. Và quỹ này được nhà nước quản lý, đầu tư sinh lời, đôi khi còn cho cả ngân sách nhà nước… vay (Có lần cho vay đến 324.000 tỷ đồng). Lời khuyên cho ông là suy nghĩ cho thấu đáo rồi hãy mở mồm.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là chúng ta nên xem lại chất lươngj của các TS thời nay. Tôi có cảm giác rằng nó chỉ là cái danh mà thôi chứ thực tế thì không tạo ra mấy. Ông Trần Đình Thiên _ một chuyên gia kinh tế hàng đầu nước ta, một TS kinh tế mà lại có phát ngôn hàm hồ, không có tính khoa học chút nào. Hàm hồ khi ông cho rằng người hưởng lương hưu là lấy từ tiền thuế đóng góp người dân. Người nào về hưu đang hưởng lương hưu mà nghe ông nói câu này chắc điện cmn mất.

    Trả lờiXóa
  3. bảo sao người dân càng ngày càng mất niềm tin vào những tiến sĩ của nước ta, cũng vì một số con sâu mà làm giầu nồi canh nên mới ra nông nỗi đó, quả thực những phát ngôn của viện trưởng viện kinh tế thật khiến người ta đặt câu hỏi về học hàm tiến sĩ của ông, người lao động được hưởng lương là chuyện hết sức bình thường dù cho họ có là công chức hay lao động bình thường, còn lương hưu đó là những đồng tiền mà họ đóng bảo hiểm xã hội mà khi nghỉ hưu họ đáng được nhận sao ông lại có những thắc mắc ngớ ngẩn vậy được

    Trả lờiXóa
  4. Tiến Sỹ Trần Đình Thiên hãy xem lại ông đi ông là tiến sỹ hay là con bò vậy...bố mẹ tôi làm công nhân cho một công ty nước ngoài đóng bảo hiểm đầy đủ và bây giờ được lương hưu thế ông cho là người trong nhà nước à..thứ 2 đơn giản ông ra xã xin cái dấu thì người ta cũng làm việc,và làm việc thì được hưởng lương,họ phục vụ các ông và được nhận lương đó là điều bình thường..có óc bò mới phát biểu như ông

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta ngày càng mất đi niềm tin đối với những tiến sĩ kiểu như thế này. Trong khi bằng thạc sĩ, tiến sĩ được trao một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc như ngày nay thì việc trình độ của thạc sĩ, tiến sĩ cũng được đặt một dấu hỏi. Quả thực thì bộ máy nhà nước ta hiện tại là rất cồng kềnh nhưng những con số mà Tiến sĩ Trần Đình Thiên đưa ra là thiếu căn cứ. Độc giả khi chọn đọc cần phải nắm bắt được thông tin một cách chính xác, có chọn lọc, chớ nên hoang mang, dao động trước những thông tin chưa được kiểm chứng.

    Trả lờiXóa
  6. đm dị ứng với cái bọn bảo "nuôi" vl ra.tưởng đóng được vài đồng tiền thuế rồi cái lồn gì cũng nó tiền nhân dân nuôi.đm thế công chức nhà nước đéo phải đóng thuế à.làm bộc mặt ra lương tháng thì thấp nhất trong hệ số lương rồi chứ có phải nằm ăn không đâu mà bảo "nuôi".đm

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh19:08 19/11/17

    Ở Việt Lam,tiến sĩ nhiều như ...cỏ cho nên giá trị chắc cũng như vậy !

    Trả lờiXóa
  8. Bản thân tôi rất ngưỡng mộ tiến sĩ Trần Đình Thiên, nhà kinh tế hàng đầu của đất nước. Tuy nhiên trong lời nói của ông đôi khi chứa đựng những điều chưa phải lẽ, nhưng tôi cũng chưa thực sự đồng ý với quan điểm của tác giả ở một điểm. Đó là việc tiến sĩ dùng từ "nuôi" khiến tác giả khó chịu. Tuy nhiên xét về mặt chức năng của nhà nước là sử dụng thuế, ngân sách đóng góp của dân để duy trì bộ máy có thể hoạt động trơn tru thì từ "nuôi" bỏ trong ngoặc kép được sử dụng trong thực tế hiện nay đội ngũ công nhân viên chức hoạt động không hiệu quả, lãng phí, gây thất thoát lớn tài sản quốc gia, làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi tối cắp ô về mà ít tạo ra giá trị thặng dư cho ngân sách thì từ "nuôi" đó cũng là hợp lí.

    Trả lờiXóa
  9. Qua phát ngôn luyên thuyên của Tiến sỹ Hà Đình Thuyên, tôi nghi ông này là Tiến sỹ rởm.

    Trả lờiXóa
  10. Ngân sách có trả lương có 2,8 triệu người hay 12,8 triệu người cũng không thành vấn đề, cái chính là những người đó có đang tạo ra giá trị thặng dư để xứng đáng với số lương đang nhận hay không. Nếu họ làm tốt thì VN có 58 triệu công viên chức cũng đâu có ảnh hưởng gì.

    Trả lờiXóa
  11. Nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khó khăn trong khi nền kinh tế VIệt Nam vẫn có mức tăng trưởng bình quân ổn định. Chúng ta không thể đánh giá nền kinh tế chỉ dựa vào một số mặt cụ thể mà cần phải đánh giá khách quan từ cách nhìn tổng thể

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog