Chia sẻ

Tre Làng

Dự thảo luật an ninh mạng, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đặt máy chủ tại Việt Nam

Trong những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật An ninh mạng trở thành vấn đề nóng và gây nhiều tranh luận. Vấn đè được quan tâm là việc dự thảo luật này có quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có máy chủ quản lý dữ liệu người dùng đặt tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, một số báo chí đưa tin thiếu chính xác, cắt xén thông tin đã gây nên sự hiểu lầm trong dư luận nhân dân. Vì thế, cần phải nói lại cho rõ.

1- Không chỉ Google và Facebook.

Dự thảo Luật An ninh mạng tại Khoản 4, Điều 34 quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Dự thảo này là sự phát triển từ điều 34 của một nghị định của Chính phủ cũng về an ninh mạng ban hành từ năm 2013 quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Và nói cho đầy đủ thì Dự thảo Luật An ninh mạng là sự nâng cấp của nghị định nói trên. Trong dự thảo của luật, không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội mà tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cũng như các dịch vụ viễn thông, internet… của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ quy định này.

Thế nhưng các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số báo mạng khác chỉ nhăm nhăm nói đến Google và Facebook là hai trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng ở Việt Nam. Họ cố tình quên rằng Việt Nam còn có các trang mạng tìm kiếm khác như Yahoo, Cốc Cốc (nội địa), Amazon, Viber, Zalo… và nhiều trang mạng chuyên đề như Wikipedia, Wikileak, Youtube .v.v… Thâm ý của tác giả những bài báo kiểu này là đánh vào sự lo lắng của người tiêu dùng đang sử dụng những dịch vụ phổ biến là Google và Facebook để yểm trợ cho việc chống lại những quy định siết chặt kiểm soát thông tin mà dự thảo Luật An ninh mạng đưa ra. Thậm chí, họ còn đưa ra những nhận định “táo bạo” là Google và Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam một khi bị yêu cầu phải đặt máy chủ quản lý người sử dụng tại Việt Nam.

Trong số các trang mạng được các đại biểu đề cập đến, trang mạng hình ảnh Youtube hầu như bị “bỏ quên”. Song, theo thông tin thống kê từ Cục An ninh mạng, chính Facebook và Youtube lại là hai trang mạng tán phát nhiều tin, bài, clip bịa đặt, dựng chuyện chống Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi đen tình hình chính trị xã hội Việt Nam, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh và thậm chí là hô hào người dân biểu tình chống chế độ.

Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là tác giả những bài báo này và các tờ báo này đứng trên quan điểm nào ? Họ bảo vệ quyền lợi cho ai ?

2- Không lo việc nhà, nhưng sốt sắng việc người ngoài.

Những người reo rắc những đồn đoán rằng Google và Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam và sẽ gây tổn hại lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Họ quả là “sáng suốt”, đã nghĩ ra cả những thứ mà ngay cả nhưng người chủ của Google hay Facebook có lẽ cũng chưa nghĩ đến. Quả là những kẻ “bảo hoàng hơn vua”.

Trong nhiều tranh luận không chỉ ở Hội trường Diên Hồng mà còn trên các comment ở các bài báo về chủ đề này, nhiều đọc giả tỏ ý ngạc nhiên bởi những kẻ “cầm đèn chạy trước ô tô” còn lo lắng cho Google và Facebook hơn cả lo cho chính bản thân mình. Họ phịa ra những chuyện không thể tưởng tượng được như việc “bỗng dưng, một buổi sang ngủ dậy, Google và Facebook biến mất”.

Những người này còn “sáng suốt” đến mức đăng hẳn những thông tin quảng cáo, giới thiệu cơ sở hạ tầng Cloud Campus của “gã khổng lồ Google” đặt tại Council Bluffs (Mỹ) cũng như cơ sở hạ tầng của Facebook đặt tại Prineville, bang Oregon (Mỹ). Tất nhiên quy mô công nghệ viễn thông tin học phục vụ dân sinh của một số nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ không thể bằng Mỹ. Nhưng ít nhất Nga cũng có trình tìm kiếm, lướt web Yandeck sử dụng được bằng cả chữ cái Kiril (tiếng Nga viết bằng chữ cái Kiril) và chữ cái Latin. Còn Trung Quốc cũng có trang tìm kiếm Weibo sử dụng được bằng chữ Hán (cả phồn thể và giản thể) và chữ cái Latin. Về mạng GPS, cả Nga lẫn Trung Quốc và EU cũng không kém cạnh Mỹ. Nga có hệ thống định vị toàn cầu GLONASS được kết nối với YANDECK, còn Trung Quốc thì có hệ thống BAIDU kết nói với WEIBO.

Trong khi cái mà người Việt Nam đang thiếu chính là phát triển một trình tìm kiếm, lướt web riêng của người Việt dạng như Cốc Cốc thì không hề thấy các tác giả những bài báo kể trên hay mấy đại biểu Quốc hội đăng đàn đề cập đến. Vậy động cơ thực sự của họ là gì nếu không phải là gây khó dễ cho việc thông qua Luật An ninh mạng và thậm chí là làm cho luật này không bao giờ được thông qua hoặc vô hiệu hóa các nội dung của nó ?

Mọi người đều nhớ đến việc Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức điều tra hình sự đã được soạn thảo và được Quốc hội khóa XIII bấm nút thông qua một cách thiếu trách nhiệm thế nào. Trong đó, các tội đặc biệt nghiêm trọng như tội Hiếp dâm trẻ em, tội Tham ô, tội Phản bội... lại được thoát án tử. Để rồi đến sát trước ngày có hiệu lực chưa đầy một tuần, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIV đã phải xin ý kiến khẩn cấp các đoàn đại biểu Quốc hội rồi khẩn cấp ra một nghị quyết lùi thời hạn thi hành để chỉnh sửa. Thế lực nào đã tạo ra những sai lầm ấy ?

3- Vì sao các giải pháp phần mềm tìm kiếm nội địa chết yểu ?

Việt Nam không thiếu nhân tài tròng lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, tin học. Ngay từ những buổi sơ khai ban đầu của nền công nghệ thông tin - tin học của Việt Nam với các máy tính gắn chip 80286 cổ lỗ, ổ cứng chỉ 40MB, RAM chỉ vỏn vẹn 640KB, với máy in 9 kim EPSON kẽo kẹt cót két, với hệ điều hành MS-DOS 3.0 - 3.5, với các ngôn ngữ “cổ điển” là BASIC, PASCAL, FOXPRO… người Việt Nam đã có thể dùng máy tính để thực hiện các thao tác văn phòng với phần mềm BKED, có thể diệt virus máy tính với phần mềm BKAV, đã có thể viết các phần mềm nội địa dùng để quản lý trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội và quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, có ba nguyên nhân làm cho công nghệ phần mềm Việt Nam chậm phát triển. Thứ nhất là sự quan tâm của lãnh đạo và người dân khôngg đúng mức. Thứ hai là nạn ăn cắp bản quyền. Trò “bẻ khóa” (crack) hệ điều hành trở nên phổ biến cũng như tâm lý thích “ăn sẵn” đã bóp chết sự sáng tạo của nền công nghệ tin học Việt Nam. Thứ ba là tâm lý sinh ngoại, sùng ngoại. Điều này không chỉ có ở lĩnh vực công nghệ thông tin, tin học mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác.

Giải pháp về một phần mềm tìm kiếm nội không phải bây giờ mới được nêu ra. Trong suốt những năm đầu thế kỷ XXI, nó được nhắc đến trong không ít các hội nghị về công nghệ thông tin – tin học, về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, trong việc thiết lập chính phủ điện tử và cải cách hành chính. Nhưng nhắc đến thì cũng chỉ để đó. Tâm lý “ăn sẵn”, tâm lý sùng ngoại đã ăn sâu bám rễ vào đầu óc của nhiều người để rồi đến hôm nay, chúng ta phải cay đắng nhìn lại mà thấy rằng chúng ta đang bị nô dịch hóa ngay trên lĩnh vực tối quan trọng này.

Thế kỷ XXI là thể kỷ của các cuộc chiến tranh tổng lực phi quân sự. Trong đó có chiến tranh thông tin. Kẻ nào nắm nguồn lực thông tin, kẻ đó có ưu thế, có điều kiện để chi phối các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và cả chính trị. Không phải ngẫu nhiên mà trong một năm qua, Mỹ và phương Tây nhiều lần buộc tội Nga can thiệp vào kết quả bầu cử ở Mỹ và một số nước. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới đã từ chối Google và Facebook, đã cấm Wkipedia hoạt động tại Trung Quốc (trừ Đài Loan vẫn chưa thể trở về với Hoa lục).

4- Cuộc xâm lăng về chính trị, kinh tế và văn hóa trên mặt trận thông tin truyền thông.

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc tiếp cận với công nghệ thông tin truyền thông hiện đại mà Internet là nền tảng. Trong 20 năm qua, kể từ ngày 19-11-1997, khi Tiến sĩ Mai Liêm Trực, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu chính viễn thông Việt Nam bấm nút kết nối hệ thống mạng của Việt Nam với hệ thống Internet toàn cầu, hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các dịch vụ mạng ở Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất cao, đem lại nhiều tiện ích cho đời sống của người dân cũng như việc quản lý xã hội của Nhà nước, đóng góp đáng kể vào tốc đô tăng trưởng kinh tế hang năm của Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi vị trí nước kém phát triển để vươn lên tầm các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, sự vật, hiện tượng nào cũng có mặt trái của nó. Cũng vào thời điểm mà Việt Nam kết nối mạng Internet toàn cầu, các tổ chức khủng bố quốc tế đã lợi dụng mạng Internet để tập hợp lực lượng, trao đổi các thông tin và ra mệnh lệnh về tổ chức các vụ đánh bom khủng bố đẫm máu ở nhiều nơi trên thế giới mà đỉnh điểm là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC tại New York ngày 11-9-2001. Mỹ và các nước phương Tây buộc phải thắt chặt các hàng rào kiểm soát không gian mạng và hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết trong lĩnh vực an ninh mạng nhằm tự bảo vệ chính mình.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. 4 năm sau khi Việt Nam kết nối hệ thống mạng nội địa của mình với hệ thống Internet toàn cầu, vào tháng 3 năm 2001, các thế lực phản động lưu vong ở Mỹ do K’sor Kork cầm đầu được CIA giúp sức đã móc nối với các nhóm tàn quân FULRO cũ ở Tây Nguyên thông qua liên lạc Internet và tạo nên vụ bạo loạn đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Degar tự trị”. Vụ bạo loạn đã bị đập tan nhưng đã gây bất ổn nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, tổn hại vật chất là đặc biệt nghiêm trọng. Năm 2004, một lần nữa các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài lại sử dụng Internet để phát đi nhưng thông tin xuyên tạc, bóp méo sự thật, hô hào người dân Tây Nguyên chống chính quyền, kêu gọi họ bỏ chạy sang Campuchia hòng tạo nên một vụ “nạn nhân của cộng sản Việt Nam”, tiếp tục gây bất ổn cho an ninh quốc gia của Việt Nam. Nhưng cũng như vụ trước, vụ bạo loạn năm 2004 cũng nhanh chóng bị dập tắt.

Theo thống kê từ cơ quan An ninh mạng, chỉ trong vòng 5 năm kể từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi tháng có hàng trăm tin, bài, clip tung lên mạng internet những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật, bôi nhọ cá nhân và tổ chức, thậm chí là ra mặt chống đối chính quyền, mượn danh yêu nước để phá hoại quan hệ đối ngoại của Việt Nam, mượn danh chống tham nhũng để đòi lật đổ chế độ chính trị hiện hành. Những tin, bài, clip này chủ yếu được tán phát trên hai trang mạng Facebook và Youtube, hai trang mạng được nhiều người Việt Nam (cả ở trong và ngoài nước) sử dụng. Tuy nhiên, khi Cơ quan An ninh Việt Nam yêu cầu các nhà mạng cung cấp thông tin về địa chỉ những “khách hàng bất hảo này” thì họ từ chối. Vì máy chủ của các trang này đặt ở nước ngoài (cụ thể là ở Mỹ) nên Cơ quan An ninh điều tra Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi đối phó.

Trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ, việc kết nối mạng Internet đã tạo ra nhiều lỗ hổng trong quản lý tài chính tiền tệ. Nhiều đối tượng ở cả trong và ngoài nước đã rao bán tiền VND giả trên các trang mạng xã hội, đã sử dụng việc buôn bán, trao đổi thông tin thương mại trên mạng để trốn thuế và che giấu nhiều hành vi phạm pháp khác. Tiến trình phá nhiều vụ án rửa tiền ở nước ngoài, buôn bán chất ma túy, buôn lậu, đánh bạc xuyên quốc gia… rơi vào bế tắc vì các nhà cung cấp dịch vụ mạng từ chối hợp tác với Cơ quan Cảnh sát điều tra của Việt Nam, ngay cả khi có “trát” của Interpol.

Trong lĩnh vực văn hóa, các thông tin xấu độc vẫn hàng ngày lan tràn trên các tuyến thông tin, những trang web khiêu dâm, kích động bạo lực, tuyên truyền cho lối sống sa đọa… vẫn chưa bị ngăn chặn triệt để đã làm băng hoại đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là làm tha hóa lớp trẻ, những người chỉ trên dưới 30 tuổi mà theo Tổ chức dân số thế giới, là lớp người có khả năng lao động lớn nhất, đóng góp nhiều nhất cho xã hội.

Ngay tại lĩnh vực an toàn thông tin, trong 5 năm gần đây cũng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trung bình hàng tháng có vài chục vụ tấn công của tin tặc từ nước ngoài vào các hệ thống truyền thông, vào các trung tâm dữ liệu của các ngân hàng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân, các trang báo mạng, thông tin mạng. Tháng cao điểm nhất có từ vài trăm đến hàng nghìn vụ lớn nhỏ. Những cuộc tấn công ấy nhằm đánh cắp thông tin, dữ liệu, hoặc phá hoại sự hoạt động bình thường của hệ thống, hoặc với cả hai mục đích. Nếu như những cuộc tấn công mạng trên diện rộng có thể dễ dàng bị kiểm soát và vô hiệu hóa bởi những quy định chia sẻ thông tin chống mã độc của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới thì những cuộc tấn công kiểu “sói đơn độc” nhằm vào một khu vực hẹp, thậm chí chỉ vào một hệ thống máy chủ ở trong nước khó kiểm soát và khống chế hơn nhiều.

Những biểu hiện trên đây thực sự là một cuộc xâm lăng phi truyền thống cả về chính trị, kinh tế và văn hóa thông qua môi trường Internet. Có thể nói, Việt Nam đang đứng trước nhưng thách thức gay go trong việc bảo đảm an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin của mình mà nếu thiếu một hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh, các cơ quan chức năng sẽ thiếu những vũ khí để bảo vệ xã hội, để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều đáng ngạc nhiên là trong các bài phát biểu của một số đại biểu Quốc hội và những bài đưa tin, bình luận trên một số tờ báo, người ta hầu như lờ đi những vấn đề chiến lược, vĩ mô của Luật An ninh mạng mà sa đà vào việc tranh cãi những chuyện vụn vặt. Thậm chí là cả những chuyện theo cảm tính cá nhân mà suy diễn ra

5- Ý thức về chủ quyền quốc gia, quyền tự quyết của dân tộc của các vị ở đâu hỡi mấy ông nghị, bà nghị lo ngại cho Google và Facebook hơn là lo cho an ninh nước nhà ?

Trong bài phát biểu nhân Kỷ niệm 20 năm Internet Day Vietnam (Ngày Internet Việt Nam 19-11-1997) do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn đã chỉ rõ, bên cạnh những giá trị làm thay đổi sâu sắc, tích cực đời sống kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân Việt Nam, Internet cũng đang tồn tại nhiều bất cập. Đó là lượng thông tin xấu độc xuất hiện trên Internet và mạng xã hội ngày càng nhiều, nhất là tin giả, tin xuyên tạc, bịa đặt, thông tin chống phá chế độ, bôi nhọ lãnh đạo. Ngoài ra, các vấn nạn như tấn công mạng, mất an toàn thông tin, thư rác, mã độc tống tiền đang nhằm vào các mục tiêu là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam hiện đang gia tăng cả về số lượng, quy mô và độ phức tạp. Việc thông tin thuộc diện bí mật Nhà nước bị lộ lọt, bị đánh cắp cũng không còn là hiện tượng hiếm gặp.

Từ “bất cập” mà Bộ trưởng Tuấn dùng ở đây là để nói cho nhẹ đi, chứ thực chất là chủ quyền về thông tin, truyền thông của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cũng giống như vấn đề an ninh quốc gia, nếu chúng ta không kịp thời có những biện pháp, những hành lang pháp luật hữu hiệu, những cơ sở hạ tầng để đối phó thì một lần nữa, chúng ta sẽ lại rơi vào trạng thái nô lệ về thông tin và truyền thông. Việc chủ quyền về thông tin và truyền thông bị xâm hại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Việc mất an ninh thông tin truyền thông sẽ dẫn đến những tổn hại rất nghiêm trọng đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, vấn đề an ninh mạng đã và đang trở thành một vấn đề thuộc an ninh quốc gia chứ không còn là vấn đề an ninh phi truyền thống như nhận thức cũ nữa.

Và vì vậy, tôi không khỏi ngạc nhiên về một nữ đại biểu của Đà Nẵng để biện hộ cho việc không nên yêu cầu nhà cung cấp đặt máy chủ ở Việt Nam đã viện dẫn nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được Việt Nam ký kết vào tháng 2-2016, tại Khoản 2 Điều 14, Mục 13 về thương mại điện tử quy định về địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin như sau: “Không cho phép bên nào yêu cầu đối tượng được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện kinh doanh trong lãnh thổ đó”.

Có lẽ nữ đại biểu này cần phải nhớ lại rằng TPP đã đổ vỡ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trum ký ban hành dự luật rút nước Mỹ khỏi Hiệp định này. Và cũng chính Việt Nam, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV của Việt Nam cũng tuyên bố không thông qua TPP. Và thêm nữa, tại APEC-2017 vừa qua tổ chức ngay tại Đà Nẵng (nơi nữ đại biểu này ứng cử và trúng cử), Việt Nam và Nhật Bản cùng một số nước thành viên còn lại của TPP đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc sẽ soạn thảo một Hiệp định thương mại mới (CP-TPP). Vì thế, việc viện dẫn Khoản 2 Điều 14, Mục 13 Hiệp định TPP của nữ đại biểu này là vô giá trị.

Một đại biểu khác đến từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Việt Dũng và người cùng đoàn là ông Huỳnh Thành Đạt đồng thanh cho rằng: “Nếu diễn giải bao trùm hết cả Facebook, Google, Amazon cũng phải theo điều này thì không ổn. Facebook là dịch vụ toàn cầu hoá, kinh doanh ở 200 nước chẳng lẽ phải đặt máy chủ ở cả 200 nước hay sao, chi phí rất lớn ?. Chuyện quản lý tập trung là điều tất yếu để tiết kiệm chi phí. Nếu chúng ta quy định như vậy là không khả thi, trừ khi thị trường của chúng ta lớn như Trung Quốc…”. Tuy nhiên, những thông tin từ các tập đoàn truyền thông lớn của Việt Nam như VNPT, FPT, VIETTEL… thì hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông của Việt Nam hiện nay đủ sức để cho nước ngoài thuê máy chủ. Vấn đề đối với các nhà tư bản là lợi nhuận chứ không phải là khoa trương hình thức. Đối với những nước yêu cầu các nhà mạng nước ngoài đặt máy chủ tại nước họ, nếu nước sở tại đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông, họ sẽ thuê máy chủ của nước sở tại chứ không dại gì bê máy của họ từ Mỹ sang. Phương thức này cũng được Tập đoàn VIETTEL sử dụng khi thâm nhập vào các thị trường đã có hệ thống hạ tầng thông tin truyền thông tương đối phát triển.

“Siêu” hơn nữa, đại biểu Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh còn đưa ra diễn giải: “Các máy chủ tỏa nhiệt rất lớn nên phải đặt ở vị trí có nhiệt độ ôn hòa, tức là không đặt ở xứ nhiệt đới mà đặt ở nơi có khí hậu ôn đới, hàn đới” ?! (https://tuoitre.vn/doi-google-facebook-dat-may-chu-tai-vn-l…). Nói như ông Đạt thì có lẽ các máy chủ đặt ở những nước nhiệt đới như Singapore, Malaysia, Brasil và cả mấy bang “nóng bức” của miền Nam nước Mỹ như Taxas, Arizona, Oklahoma, Florida sẽ “chết” sạch. Thật hết biết đối với một đại biểu là Giám đốc một Đại học quốc gia !!!

Còn riêng đối với ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa, cũng là đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh thì đúng là tôi hết chỗ để nói: “Luật phải tạo ra không gian để cho mọi người bơi, người ta bay. Phải để người ta biết được bay đến đâu”. Phát biểu kể trên cho thấy ông này không thể phân biệt được đâu là một đạo luật có liên quan đến an ninh quốc gia, đâu là một đạo luật liên quan đến kinh tế và kinh doanh. Cho dù Facebook có thu lợi ở Việt Nam 150 triệu USD/năm (chiếm 43% tổng thu của thị trường quảng cáo trên mạng ở Việt Nam) và Google có thu lợi ở Việt Nam khoảng 100 triệu USD/năm (chiếm 30% tổng thu của thị trường quảng cáo trên mạng ở Việt Nam) thì việc Dự thảo Luật An ninh mạng yêu cầu Google, Facebook và một số trang mạng khác phải mở văn phòng đại diện và đặt máy chủ ở Việt Nam không đơn giản chỉ là để thu thuế như ông Nguyễn Lân Hiếu (Đại biểu An Giang) nói mà cao hơn tất cả là AN NINH QUỐC GIA, là CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG.

Để kết thúc bài viết, tôi xin dẫn ý kiến của một đại biểu Hà Nội phản bác lại những ý kiến đề nghị rút bỏ quy định nhà mạng đặt máy chủ tại Việt Nam. Theo ý kiến của ông Nguyễn Quốc Bình thì không những đề nghị buộc các nhà mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam mà còn đề xuất thêm các quy định mang tính nguyên tắc như “kiểm định độc lập định kỳ, thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất về dữ liệu và truyền tải để có thể quản lý tốt hơn mà không đi ngược tinh thần hội nhập, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi”. Ông Bình còn đề nghị bổ sung điều về trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông internet là “các doanh nghiệp phải có khả năng giải trình việc lưu trữ truyền tải thông tin mật quốc gia, thông tin riêng tư cá nhân, tổ chức thông qua báo cáo kiểm định, độc lập định kỳ và phối hợp thực hiện các hoạt động thanh kiểm tra định kỳ đột xuất về dữ liệu lưu trữ và truyền tải”.

18 nhận xét:

  1. Việt Nam đang đứng trước nhưng thách thức gay go trong việc bảo đảm an ninh mạng, bảo đảm an toàn thông tin của mình mà nếu thiếu một hành lang pháp lý chặt chẽ và đủ mạnh, các cơ quan chức năng sẽ thiếu những vũ khí để bảo vệ xã hội, để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Điều đáng ngạc nhiên là trong các bài phát biểu của một số đại biểu Quốc hội và những bài đưa tin, bình luận trên một số tờ báo, người ta hầu như lờ đi những vấn đề chiến lược, vĩ mô của Luật An ninh mạng mà sa đà vào việc tranh cãi những chuyện vụn vặt. Thậm chí là cả những chuyện theo cảm tính cá nhân mà suy diễn ra. Nếu như chúng ta cứ bình chân như vại, không đầu tư đưa ra luật an ninh mạng mà tầm vĩ mô thi chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực cưa đất nước.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay, sâu sắc, k hiểu các đại có ý kiến phản đối dự luật có hiểu thế nào là lợi ích quốc gia trong hội nhập hay hội nhập vô điều kiện. Nếu các đại biểu trên dành thời gian gian 30 phút mỗi ngày truy nhập youtube, hoặc một dố trang mạng phản động thì chấc chăn sẽ k có ý kiôn phản đối trên.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay, sâu sắc, k hiểu các đại có ý kiến phản đối dự luật có hiểu thế nào là lợi ích quốc gia trong hội nhập hay hội nhập vô điều kiện. Nếu các đại biểu trên dành thời gian gian 30 phút mỗi ngày truy nhập youtube, hoặc một dố trang mạng phản động thì chấc chăn sẽ k có ý kiôn phản đối trên.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rât hay. Đúng ý. Cho mấy ông bà nghị sáng mắt ra, nghe mấy ông bà nghị phát biểu thêm tức nghẹ, đúng là đám nghị này khôn nhà dại chợ, kiểu nghị này chỉ có mất nước sớm, dân nuôi máy tay nghị này chỉ báo cô, tốn cơm.

    Trả lờiXóa
  5. Từ trước đến nay việc quản lý những vấn đề thông tin trên mạng Internet của Việt Nam đã không được đánh giá cao. Nếu như Google và Facebook đặt máy chủ ở Việt Nam thì việc quản lý lại càng khó khăn hơn. Về vấn đề này chắc chắn sẽ được Đảng và Nhà nước chú trọng trong việc quản lý bởi vì đây là một thời cơ hiếm có. Việc dự thảo luật An Ninh mạng ra được đề xuất cũng góp được phần nào đó trong vấn đề quản lý.

    Trả lờiXóa
  6. Trong những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật An ninh mạng trở thành vấn đề nóng và gây nhiều tranh luận. Vấn đè được quan tâm là việc dự thảo luật này có quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có máy chủ quản lý dữ liệu người dùng đặt tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, một số báo chí đưa tin thiếu chính xác, cắt xén thông tin đã gây nên sự hiểu lầm trong dư luận nhân dân. Vì thế, cần phải nói lại cho rõ.

    Trả lờiXóa
  7. Trong những ngày cuối cùng của kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV, Dự thảo Luật An ninh mạng trở thành vấn đề nóng và gây nhiều tranh luận. Vấn đè được quan tâm là việc dự thảo luật này có quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có máy chủ quản lý dữ liệu người dùng đặt tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, một số báo chí đưa tin thiếu chính xác, cắt xén thông tin đã gây nên sự hiểu lầm trong dư luận nhân dân. Vì thế, cần phải nói lại cho rõ.

    Trả lờiXóa
  8. “Siêu” hơn nữa, đại biểu Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh còn đưa ra diễn giải: “Các máy chủ tỏa nhiệt rất lớn nên phải đặt ở vị trí có nhiệt độ ôn hòa, tức là không đặt ở xứ nhiệt đới mà đặt ở nơi có khí hậu ôn đới, hàn đới” ?! (https://tuoitre.vn/doi-google-facebook-dat-may-chu-tai-vn-l…). Nói như ông Đạt thì có lẽ các máy chủ đặt ở những nước nhiệt đới như Singapore, Malaysia, Brasil và cả mấy bang “nóng bức” của miền Nam nước Mỹ như Taxas, Arizona, Oklahoma, Florida sẽ “chết” sạch. Thật hết biết đối với một đại biểu là Giám đốc một Đại học quốc gia !!!

    Trả lờiXóa
  9. Có lẽ ai cũng nhận thức được sự bức thiết phải sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý về internet, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, an ninh chính trị và an toàn cho đời sống xã hội của đất nước và người dân. Nhưng, chính vì những đặc thù của internet mà việc quản lý nó hoàn toàn không đơn giản. Hãy nâng cao chất lượng quản lý, đừng có kiểu quản lý không được thì cấm

    Trả lờiXóa
  10. việc đặt máy chủ dữ liệu ở đâu không quan trọng bằng việc quản lý việc sử dụng dữ liệu đó ra sao. Vì thế, thay vì chăm bẵm vào việc bắt buộc phải đặt máy chủ dữ liệu của doanh nghiệp nước ngoài ở đâu, nhà chức trách chỉ cần buộc họ phải hợp tác cung cấp dữ liệu khi cần thiết thì đúng hơn. Chúng ta chưa đủ mạnh như trung quốc để chỉ dùng những mạng xã hội của chính mình phát triển nhé

    Trả lờiXóa
  11. Đòi facebook, gmail đặt máy chủ ở việt nam có khi còn khó hơn việc là những nhà cung cấp dịch vụ này từ bỏ thị trường việt nam ta còn hơn, toàn là sài chùa, ứng dụng cũng đòi free lại còn đòi hỏi, có giỏi thì nhà nước ta nên học tập trung quốc, phát triển mạng xã hội riêng, công cụ tìm kiếm riêng của mình. Nói chuyện mà không thấy nực cười sao?

    Trả lờiXóa
  12. Cái này là do ý thức con người chứ không phải mạng xã hội, nó chỉ là cái công cụ, còn sử dụng nó ra sao, quản lý nó thế nào là do con người mà ra. Đất nước càng ngày càng phát triển, người ta muốn tiến lên hòa nhập với thế giới không được mình lại muốn đi thụt lùi, chẳng hiểu các bác nghị sĩ quốc hội đang nghĩ gì vậy?

    Trả lờiXóa
  13. Có lẽ hầu hết mọi người dùng điện thoại, email, hay các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đều trải nghiệm việc bị "quấy rối" – hoặc ít nhất nhận những thông tin không mong muốn từ một bên thứ ba nào đó. Chưa bàn đến việc các thông tin cá nhân bị ‘rò rỉ’ bằng cách nào, nhưng tính phổ biến của việc xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật cá nhân rõ ràng là rất phổ biến. Vậy thì sao ta phải phản đối việc này khi nó đang bảo vệ chính quyền lợi của chúng ta. Nếu sau này ta tiến lên công nghệ cấp 4, liên kết tài khoản ngân hàng mà không thực hiện được an ninh mạng thì mọi người có biết hậu quả nó thế nào k?

    Trả lờiXóa
  14. Với xu hướng kết hợp giữa hệ thống ảo và thực thể, internet kết nối vạn vật và các hệ thống, hoạt động tấn công mạng của các thế lực thù địch, tội phạm mạng sẽ ngày càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở mục đích thu thập thông tin bí mật, mà còn phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí trở thành những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề. Nếu như ta không xây dựng một nền móng vững chắc thì sau này khi phát triển lên sẽ có nhiều khe hở để bọn tin tặc, phản động len lỏi vào chống phá thì sẽ còn nguy hiểm nữa

    Trả lờiXóa
  15. Thực sự công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng còn sơ hở, chưa theo kịp tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là đối với báo điện tử, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến, thuê bao di động trả trước, hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, internet hiện nay của ta. Nên đã có rất nhiều sự việc xảy ra điển hình là sự vụ tấn công cảng hàng không tân sơn nhất, mặc dù không có quá nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng nó cũng róng lên hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta cẩn thận với những kẻ tin tặc - hay còn gọi là tội phạm chất lượng cao kia

    Trả lờiXóa
  16. Thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật nhà nước, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia. Hàng loạt các blog phản động được lập ra kết nối giới dân chủ dởm với nhau, các tin tức được chia sẻ trên các diễn đàn xã hội như facebook, gmail nếu là tin xấu sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của người dân. Sau này còn phát triển hơn mà chúng ta không tìm cách quản lý trước thì khi có sự việc gì xảy ra cũng quá muộn rồi

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh14:54 4/12/17

    Điều đáng ngạc nhiên là trong các bài phát biểu của một số đại biểu Quốc hội và những bài đưa tin, bình luận trên một số tờ báo, người ta hầu như lờ đi những vấn đề chiến lược, vĩ mô của Luật An ninh mạng mà sa đà vào việc tranh cãi những chuyện vụn vặt. Cứ tiếp tục như thế này thì rất khó nâng cao được chất lượng thảo luận cũng như tranh luận dẫn đến tốn thì giờ nhưng công việc vẫn chưa thể giải quyết.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog