Chia sẻ

Tre Làng

Một câu chuyện để nhớ về ngày17/02/1979

Câu chuyện " thú vị" về đội quân của Đặng Tiểu Bình trong CTBG Việt- Trung.

Chép về từ FB Nguyễn Hồng Phi/Tuan Bim 

MỘT CÂU CHUYỆN ĐỂ NHỚ VỀ NGÀY 17/02/1979

Có bác nào biết một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới, qua tấm hình tù binh Trung Quốc – trong cuộc chiến đấu đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, từ ngày 17/02/1979 đến những ngày đầu tháng 3/1979 ???

Và Tuanbim xin trả lời luôn, để các bác còn có thời giờ làm các việc quan trọng khác. Cụ thể như sau:

Đây là nguyên vẹn một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ngày 14/03/1979, tại xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

Chuyện là thế này.

5 giờ sáng ngày 17/02/1979 (tức là ngày này-hôm nay-39 năm về trước), quân Trung Quốc đồng loạt nổ súng tấn công trên toàn bộ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của ta. Sau nhiều ngày bị quân ta đánh trả quyết liệt, ngày 05/03/1979, Bắc Kinh phải hạ lệnh rút quân về lại đất Trung Quốc.

Tại mặt trận Cao Bằng, hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng. Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận Cao Bằng hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch... Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. 

Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.

Đại đội sơn cước ra hàng này, thuộc trung đoàn bộ binh 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50, quân khu Thành Đô. 

Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người. 

Đại đội sơn cước này luồn quá sâu vào đất ta (xem bản đồ để biết). Khi đến Minh Tâm – Nguyên Bình- Cao Bằng, đại đội này dừng chân trên một mỏm đồi đá.

Nhìn xung quanh, thấy đâu đâu cũng có quân ta, và đối chiếu với bản đồ, ban chỉ huy đại đội biết rằng, đánh để mở đường về là vô vọng.

Chính vì vậy, Chi ủy chi bộ đại đội này đã tiến hành họp cấp ủy mở rộng, có ghi Nghị quyết đàng hoàng.

Khi ra hàng, đại đội này trình ta cả bản Nghị quyết. 

Trong Nghị quyết ra hàng, có ghi rõ thế này:

-‘….Tuân theo lời dậy của lãnh tụ Lê-Nin, là: “Hãy làm việc cụ thể - trong từng giai đoạn cụ thể”. Vậy nay quyết nghị ra hàng, để bảo toàn lực lượng, đặng còn về với Tổ quốc….’

Hế hế.

Nói là “một sự tích, độc nhất vô nhị, chưa từng có trong toàn bộ lịch sử chiến tranh thế giới”, chính là vì, từ thời cổ đại cho đến nay, chưa có đơn vị nào ra hàng với Nghị quyết Đảng của Chi Uỷ Chi bộ như thế cả.

Xin nói thêm. Qua việc đại đội sơn cước này ra hàng, ta đã thu được nguyên vẹn toàn bộ trang bị của một đại đội sơn cước, từ trang bị vũ khí cho đến cả giày chuyên dùng để leo núi đá.

Toàn bộ đồ trưng bầy triển lãm ở Bảo tàng Quân đội ta ở Hà Nội, hồi chiến tranh đánh quân Trung Quốc xâm lược, về lực lượng sơn cước Trung Quốc, đều là lấy từ đại đội này.

Do không cần hô: ‘Thấu xéng chiu sâu khoan tai’ mà đã bắt được đại đội sơn cước này, nên Cao Bằng đã ghi dấu có nhiều cái ‘nhất’. Đó là: 

1-Bắt nhiều tù binh quân bành trướng Bắc Kinh trong 1 trận đánh nhất; 

2- Bắt được sỹ quan cao cấp nhất của quân bành trướng Bắc Kinh trong toàn bộ cuộc chiến 17/02/1979; 

3- Thu được nguyên vẹn nhiều trang bị của quân bành trướng Bắc Kinh nhiều nhất. Và nhiều cái nhất nữa. Khi nào có time, Tuanbim sẽ gõ hầu các bác. Hi hi.

NOTE:

Khuyến mại thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:

1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ). Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại. Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm. Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!

2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn. Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình. Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.

3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào. Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không. Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân… Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về. Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).

4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối… Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng. Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.

***
Hế hế. Quân Trung Quốc xâm lược, chúng mày còn đến đây, chúng mày sẽ chết!

15 nhận xét:

  1. quân trung quốc thời đó đúng là như hổ giấy, chúng chỉ đông về số lượng thôi chứ chất lượng thì chẳng ra gì. cuộc chiến phi nghĩa thì trước sau gì cũng thất bại mà thôi. đó thực sự là bài học với Bắc Kinh khi xem thường quân đội của chúng ta. với tình hình hiện nay, quân đội của họ đã mạnh lên rất nhiều nhưng những bài học vẫn còn nguyên ở đó, và chúng ta tự hào với chiến tích đó

    Trả lờiXóa
  2. một đại đội sơn cước Trung Quốc, mà bộ đội ta chả cần hô “Thấu xéng chiu sâu khoan tai” (Đầu hàng thì sẽ được đối đãi tử tế), đã ra hàng, chịu bị bắt làm tù binh ngày 14/03/1979, tại xã Minh Tâm , huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 chúng ta có thể thấy được sự chênh lệch lực lượng đáng kể. Bộ đội ta sau cuộc kháng chiến chống Mỹ thành công được đánh giá là lực lượng quân đội thiện chiến bậc nhất trên Thế giới. Vũ khí mà chúng ta có lúc bấy giờ cũng thuộc hạng tối tân trên thế giới. Nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, mọi ứng xử của chúng ta đều cho thấy sự thiện chiến đó.

    Trả lờiXóa
  4. Đơn vị còn có đầy đủ cả bộ sậu: Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, chính trị viên Phùng Tăng Mẫn, cả ban chi ủy, các trung đội trưởng… và đầy đủ vũ khí trang bị. Cùng đi với đại đội còn có hai cán bộ do trung đoàn phái xuống để đốc chiến, một ‘vị’là tham mưu phó trung đoàn Phó Bồi Đức, ‘vị’ kia là phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương. Cả đại đội còn đầy đủ cả trăm con người.
    Đám bậu xậu nhiều như quân nguyên!

    Trả lờiXóa
  5. Quân đội TQ thời đấy tuy đông nhưng hữu dũng vô mưu, các phương pháp chiến đấu đơn điệu. Quân VN lúc đó là một trong những lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới thời điểm đó. Quân tàu chỉ dám hô hào thôi chứ không dám tấn công quân ta. Khi quân ta tấn công thì chúng sợ mất dép. Đó là bài học cho những kẻ dám đi xâm chiếm các nước khác.

    Trả lờiXóa
  6. Một đội quân TQ nhưng không khác gì một bọn ô hợp, không có tinh thần chiến đấu. Chỉ một câu nói" Đầu hàng sẽ được đối đãi tử tế" là ngoan ngoãn hạ súng xin hàng. Thật là buồn cười khi TQ lấy những đội quân như vậy đi xâm chiếm VN. Và kết quả thì ai cũng thấy rồi đấy, bọn chúng bị ta đánh đuổi chạy đến quên cả dép. Đúng là quả báo cho những bọn bất lương.

    Trả lờiXóa
  7. Lũ quân ô hợp không có sức chiến đấu mà Trung Quốc đưa sang Việt Nam năm 1979 đã cho thấy một quốc gia bạc nhược, thiếu sức sống sau chiến tranh. Còn chúng ta đã thể hiện được tinh thần của một quốc gia yêu chuộng hòa bình, luôn giải quyết mọi vấn đề quốc tế trong hòa bình hữu nghị. Qua đó dạy cho Trung Quốc một bài học về phẩm chất làm người!!!

    Trả lờiXóa
  8. Sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là không phải bàn cãi. Nhưng với tinh thần thiện chiến và đấu tranh vì hòa bình, chúng ta đã không có sự trả đũa cho hành động ngang ngược của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Con cháu Việt Nam đời đời nhớ ơn những anh hùng đã hy sinh trong chiến dịch biên giới Việt-Trung. Cảm ơn các anh!!!

    Trả lờiXóa
  9. Thế mới thấy sức mạnh quân sự cũng như những bộ óc kiệt suất của Việt Nam ta phát huy như thế nào. Rõ ràng chúng ta không thể so sánh với Trung Quốc về bất cứ phương diện nào chỉ trừ duy nhất 1 điều - đó là Tinh thần yêu nước. Nhờ thế mà chúng ta mới có thể đẩy lùi được Trung Quốc bảo toàn lãnh thổ chủ quyền của mình.

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh06:38 19/2/18

    Điều này cho thấy đừng bao giờ khiếp nhược trước Trung Quốc thì sẽ thành công .

    Trả lờiXóa
  11. Quân Sự18:48 20/2/18

    Ngày đầu tháng 3 năm 1979, phía Trung Quốc bị Việt Nam đẩy lùi ra khỏi lãnh thổ nhưng cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc của toàn Quân và Dân Việt Nam còn kéo dài mãi đến 1989. Đất nước đến nay được bao nhiêu năm im tiếng súng?
    "Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5".
    Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5.
    Đó là câu nói cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Lê Trần Mãn trên tổ hợp thông tin.
    (Trích hồi ức Vị Xuyên 1985 của cựu chiến binh #ThắngCòng).
    Anh hùng Lê Trần Mãn nhập ngũ tháng 3-1979 là y tá của C7 D5 E153 quê Thanh hóa. Khi Trung Quốc phản kích chiếm 685 anh đã ra chiến đấu cùng anh em binh sĩ đẩy lui nhiều đợt phản kích của quân đội Trung Quốc trong những ngày cuối tháng 12 năm 1985....
    Ngày 24/12/1985 sau khi chống trả 8 đợt phản kích của quân địch, thấy địch cắm cờ trên chốt, anh chỉ huy các chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và tiến hành nhổ cờ của quân Trung Quốc cắm.
    Thương vong nhiều đạn dược cạn kiệt, trước nguy cơ mất cao điểm, anh đã gọi về sư đoàn xin pháo bắn trùm lên điểm cao...chấp nhận hy sinh chứ không để mất đất về tay quân xâm lược.
    30 năm trôi qua nhưng cán bộ chiến sĩ E153 vẫn nhớ tới câu nói của anh trên tổ hợp thông tin "Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5". Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc sao lại bắn vào tọa độ đó ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc....

    Trả lờiXóa
  12. Hạnh Nhân18:56 20/2/18

    Tháng 2 này, khi chúng ta hồi tưởng Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, tưởng nhớ các liệt sĩ ngã xuống khi giữ gìn biên cương lãnh thổ hãy dành một phút để nhớ về họ, những chiến sĩ Xô viết đã hy sinh khi làm nhiệm vụ để ủng hộ chúng ta từ xa tháng 2/1979.
    108 người của sư đoàn cận vệ 106 trong cuộc tập trận đổ bộ đường không ở sa mạc Gobi thì trong phân nửa họ bị thương và hi sinh, khi thời tiết ở khu vực tập trận gió to và nhiệt độ băng giá.
    Nơi đấy cách biên giới Trung Quốc chỉ vài km ��
    Và trong những giây phút ấy, khi Liên Xô tiêu hao kho dự trữ chiến lược nhiều năm để giúp đỡ Việt Nam. Mỹ lại giúp Việt Nam theo cách rất riêng.
    Rất nhiều khí tài vốn chỉ có trong mơ đã được chi viện cho Trung Quốc trong đó có radar phản pháo.
    Và khi Việt nam chiến thắng, họ vận động Liên hợp quốc bao vây Việt nam, giúp Việt Nam tự lập. Và Việt nam đã không khuất phục, vẫn tự lập, tự cường và phát triển đến khi bắt tay làm bạn với Mỹ

    Trả lờiXóa
  13. Xét về mặt khách quan thì cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung là cuộc chiến không cân sức về mặt lực lượng và vũ khí chiến đấu. Một dân tộc nhỏ bé lại vừa bước ra từ cuộc chiến tranh tàn khốc lại phải tiếp tục chiến đấu với một thế lực hùng hậu tầm cỡ. Nhưng đổi lại tinh thần chiến đấu của dân tộc ta lại là bất diệt, không thế lực nào có thể đánh bại được

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh19:56 21/2/18

    Chuyện bịa như thật; hài nhất là cái bản Nghị quyết

    Trả lờiXóa
  15. Nguyễn Văn20:21 21/2/18

    "Trận chiến nhục nhã nhất" — là nhan đề bài báo đăng trên mạng "Chiến lược" Trung Quốc (Chinaiiss.com) ngày 12/11/2013. Bài báo kể lại sự kiện toàn bộ đại đội 8, trung đoàn 448, sư đoàn 150, quân đoàn 50 đầu hàng tập thể khi bị quân đội Việt Nam (thực ra là Tiểu đoàn tự vệ Khu Gang thép Thái Nguyên) bao vây, cô lập. Bài báo cho rằng đây là vết nhơ, sự kiện ô nhục trong lịch sử quân đội Trung Quốc. Sau khi được Việt Nam trao trả, những cán bộ, binh sĩ này đã bị trừng phạt nghiêm khắc: tất cả đều bị kỷ luật, riêng đại đội trưởng Lý Hòa Bình và chính trị viên Phùng Tăng Mẫn bị phạt tù "mức 10 năm trở lên". Quân đoàn 50 cũng bị thẳng tay trừng trị: 1 phó tư lệnh bị cách chức, 1 phó tư lệnh khác bị giáng chức, 1 phó chính ủy bị cảnh cáo. Sau đó, vào năm 1985, quân đoàn 50 và sư đoàn 150 bị xóa phiên hiệu khỏi biên chế quân đội Trung Quốc.

    (Theo: Chiến tranh biên giới - một cách nhìn khác từ phía Trung Quốc đăng trên vn.sputniknews.com )

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog