Chia sẻ

Tre Làng

CHOÁNG VỚI PHÁT BIỂU CỦA QUAN CHỨC: ĐIỀU TRA VỤ ÁN DÂM Ô TRẺ EM KHÔNG CẦN CHỨNG CỨ, CHỈ CẦN NHÂN CHỨNG

Ong Bắp Cày

Phát biểu của quan chức phần nào cho thấy trách nhiệm của họ đối với xã hội và cho thấy trình độ nhận thức của họ. Và thường thì đã là quan chức, phát biểu trước báo giới bao giờ cũng cần đến sư thận trọng. 

"Dâm ô trẻ em" là từ khóa của 2 ngày nay. Về chủ đề này đã có nhiều quan chức, báo lên tiếng yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc (Yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc là thừa, bởi các anh chị không lên tiếng họ vẫn vào cuộc) Các anh chị cũng đã đọc quá nhiều bài phản ánh chuyện ấu dâm hay tương tự trên báo, trên mạng. 

Một số báo phản ánh vụ cháu bé lớp 1 ở TP HCM hay vụ cháu bé ở Vũng Tàu nghi bị xâm hại tình dục hơi quá đà, làm cho người theo dõi có cảm giác, nhất định phải có vụ ấu dâm xảy ra thì họ mới hài lòng. Họ (nhân danh cá nhân, nhân danh công lý) đòi bắt và khởi tố kẻ tình nghi. Mọi kết luận của cơ quan điều tra đều bị nghi ngờ và xiên xẹo.

Với thái độ và hành động ấy, các anh chi đã đi ngược với nguyên tắc "suy đoán vô tội" mà chính các anh chị thường kêu gào trong một số vụ án oan sai trước đây..

Chuyện có hay không một vụ xâm hại tình dục còn phải chờ cơ quan điều tra xác minh làm rõ, nhưng dường như các báo đang làm thay cơ quan điều tra và làm thay cả quan tòa. Như vậy tôi chê.


Nản vì cả phóng viên và ông cục trưởng Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em (Bộ LĐTBXH) Đặng Hoa Nam đều tỏ ra kém minh mẫn, phát biểu ngây ngô, thiếu hiểu biết.

Vụ chị Trần Thị Thu Thủy tố cáo ông N.K.T (76 tuổi, ngụ tại một chung cư ở TP Vũng Tàu) đã có hành vi dâm ô với con gái chị là cháu T.N.T, sinh năm 2009 trong thời gian nghỉ hè ở nhà một mình còn chị đi làm vắng. Sau khi chị Thủy tố cáo, Công an TP Vũng Tàu đã vào cuộc điều tra. Quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã tìm ra được sáu cháu bé khác được cho từng bị ông N.K.T dâm ô, trong thời gian kéo dài từ 2012 đến 2016. Với tình tiết mới là có sáu cháu bé khác cũng khai là nạn nhân của người bị tố cáo là ông N.K.T nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án để làm rõ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra không thể khởi tố bị can vì không đủ cơ sở theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Hoa Nam phát biểu: "Việc dâm ô trẻ em không thể đòi hỏi thu thập các chứng cứ giám định về mặt y tế vì không phải vụ án hiếp dâm. Những vụ thế này chỉ có thể căn cứ vào nhân chứng và cơ quan điều tra phải có các biện pháp để thu nhập chứng cứ". 

Và đây nữa: "Những vụ án về xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em như thế này phải được xem là đặc biệt nghiêm trọng, vụ án nóng cần ưu tiên xử lý ngay. Nếu cứ đi theo quy trình tố tụng bình thường thì rất khó, không xử lý nhanh càng gây tổn thương cho trẻ nhiều hơn".

Có lẽ đây là câu nói ngây ngô về pháp luật nhất mà tôi từng nghe. 

Ông Nam nên nhớ, sau khi vụ việc xảy ra, công an Vũng Tàu đã vào cuộc ngay và luôn để điều tra, không tin thì mời ông guk trên mạng sẽ rõ.

Đối với công an, tất cả các vụ án đều quan trọng và họ đều mong muốn tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, có vụ dù muốn cũng không thể tìm ra do nhiều nguyên nhân. Đối với các vụ án xâm hại tình dục, việc tìm kiếm chứng cứ là vô cùng khó khăn. Để tránh oan sai, dẫn đến những hậu quả khó lường, quá trình điều tra phải tôn trọng nguyên tắc điều "trọng chứng hơn trọng cung", không thể chỉ căn cứ vào vài lời khai của một vài người để buộc tội một người khác. Vấn đề này luật quy định rồi và ở nước nào cũng thế. 

Điều tra làm rõ vụ án là trách nhiệm của cơ quan công an và và khi không có hoặc không đủ chứng cứ chứng minh được hành vi phạm tội của nghi can, buộc anh phải thả theo quy định của pháp luật. Mặt khác, điều tra vụ án đã được quy định thành quy trình Tố tụng, đòi hỏi cơ quan điều tra phải tuân thủ chặt chẽ, nếu không muốn mình trở thành nhân vật ngồi sau song sắt trại giam.

Hỏi ông: Ai chịu trách nhiệm khi khởi tố oan sai?

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, việc khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan điều tra đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người đó. 

Cần chú ý rằng, trước khi quyết định khởi tố bị can cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng; làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều, khoản nào của Bộ luật hình sự (trong trường hợp họ bị khởi tố về nhiều tội thì phải ghi đầy đủ các tội đó và các điều luật đã áp dụng); xác định họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người bị khởi tố, thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm như thủ đoạn, phương tiện phạm tội, lỗi, có hay không các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự… Những nội dung này phải được ghi vào quyết định khởi tố bị can.

Với trường hợp cháu bé ở Vũng Tàu, Viện Kiểm sát đã không phê chuẩn yêu cầu khởi tố bị can với cụ N.K.T của Cảnh sát điều tra vì cho rằng không có đủ chứng cứ làm cơ sở để khởi tố bị can. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là cơ quan công an sẽ chấm dứt việc tìm kiếm, thu thập chứng cứ về vụ việc. 

Để làm vui lòng báo giới và người dân mà phát biểu hàm hồ, thiếu hiểu biết là điều không nên làm với một quan chức, nhất là tầm cục trưởng.

Tôi không tin là anh nhà báo không hiểu luật khi viết về mảng đề tài này nhưng tôi tin anh đăng nguyên văn phát biểu kém hiểu biết của một ông cục trưởng lên báo là có ý đồ.

20 nhận xét:

  1. Xâm hại tình dục và xâm hại trẻ em ở quốc gia nào cũng đều có, vấn đề là sự vào cuộc của các cơ quan thực thi pháp luật, thậm chí chính những đơn vị, cá nhân bảo vệ trẻ như nhà trường, giáo viên, bố mẹ các em… còn hạn chế.khi xảy ra các sự việc, một mặt bảo vệ nhân phẩm, danh dự cũng như sức khỏe cho các em nhưng mặt khác chúng ta phải cương quyết đấu tranh với loại tội phạm này. Cùng với đó là phải tăng cường giáo dục pháp luật cho người dân mà muốn giáo dục thì phải xử lý nghiêm, dứt khoát những vụ án xâm hại chứ không thể để tình trạng dây dưa, kéo dài.

    Trả lờiXóa
  2. Dâm ô với trẻ em (người dưới 16 tuổi) là một hành vi xâm hại tình dục bị xã hội lên án và pháp luật hình sự trừng trị. Người thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em, sẽ phải đối diện mức án tối đa lên đến 12 năm tù. Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành, dâm ô được hiểu là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Các hành vi ở đây có thể được hiểu là kích thích cơ thể bằng các hành vi, quan hệ tình dục bằng tay hay các hành động mơn trớn khác với người dưới 16 tuổi. Như vậy các hành vi dâm ô ở đây phải loại trừ hành vi giao cấu bởi nếu có hành vi giao cấu với người dưới 16 tuổi, ngay lập sẽ chuyển sang các tội phạm tình dục khác."Trẻ em như búp trên cành" mọi hành vì xâm hại đến trẻ em đều bị xử lý theo pháp luật chứ đừng nói đến việc xâm hại tình dục trẻ em như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Phát biểu của quan chức phần nào cho thấy trách nhiệm của họ đối với xã hội và cho thấy trình độ nhận thức của họ. Và thường thì đã là quan chức, phát biểu trước báo giới bao giờ cũng cần đến sư thận trọng.

    Trả lờiXóa
  4. Với thái độ và hành động ấy, các anh chi đã đi ngược với nguyên tắc "suy đoán vô tội" mà chính các anh chị thường kêu gào trong một số vụ án oan sai trước đây..

    Trả lờiXóa
  5. Quá trình điều tra, cơ quan công an cũng đã tìm ra được sáu cháu bé khác được cho từng bị ông N.K.T dâm ô, trong thời gian kéo dài từ 2012 đến 2016. Với tình tiết mới là có sáu cháu bé khác cũng khai là nạn nhân của người bị tố cáo là ông N.K.T nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án để làm rõ.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh09:39 14/3/17

    Cục trưởng mà ngu vậy thì nghỉ đi cho rồi

    Trả lờiXóa
  7. Những vụ án về xâm hại tình dục, dâm ô trẻ em như thế này phải được xem là đặc biệt nghiêm trọng, vụ án nóng cần ưu tiên xử lý ngay. Nếu cứ đi theo quy trình tố tụng bình thường thì rất khó, không xử lý nhanh càng gây tổn thương cho trẻ nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  8. Để tránh oan sai, dẫn đến những hậu quả khó lường, quá trình điều tra phải tôn trọng nguyên tắc điều "trọng chứng hơn trọng cung", không thể chỉ căn cứ vào vài lời khai của một vài người để buộc tội một người khác. Vấn đề này luật quy định rồi và ở nước nào cũng thế.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thấy rằng bài viết của ad phản ứng thái quá. Tôi thấy ông Cục trưởng nói cũng có lý. Hãy nghĩ xem hành vi xâm hại tình dục trẻ em gồm những hành vi nào? Đâu phải chỉ giao cấu mà còn là hành vi động chạm, kích thích bằng tay,bằng miệng... Nếu theo lập luận của ad thì nếu ko để lại dấu vết, dù có biết kẻ đó phạm tội Công an cũng ko xử lý hay sao? Nếu pháp luật chưa hoàn thiện thì cần hoàn thiện chứ ko nên lập luận theo kiểu bài viết này, ko thể nói tôi đã làm hết mọi thứ nhưng ko thể làm được do đó là hạn chế của chính tôi được! Bài viết của ad mang tính bao biện cho sự bất lực của hệ thống pháp luật trước tội ác! Tôi ko ủng hộ việc quy kết một người khi chưa có bản án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng tôi cũng ko ủng hộ cái quan điểm đứng đó mà chờ bằng chứng của ad. Ad bảo công an đã vào cuộc nhưng cơ bản vẫn chẳng đc gì, chẳng kết luận là có hay ko có hành vi phạm tội, đó mới là vấn đề. Trẻ con ngây thơ lắm nó vô tội, cái ác thì tinh ranh và lẩn trốn, nếu đợi khi có bằng chứng theo kiểu của ad thì tội ấu dâm đã thành quốc nạn rồi ad ah!
    Ah mà ngoài lề một chút, tôi thấy nhiều khi đâu có bằng chứng rõ ràng mà họ vẫn kết tội đc đấy thôi!!! Nhiêù lắm ad! Có lẽ họ thích thì họ kết tội thôi ad nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. Chưa cần biết anh nhà báo đăng nguyên bài phát biểu của cục trưởng là có ý đồ gì. Cái đáng gây thất vọng đầu tiên chính là sụ vội vàng trong lời phát biểu một trong những vị lãnh đạo đứng đầu cơ quan thi hành pháp luật. Trong khi cả nước thời gian gần đây đang dậy sóng vì những vụ ấu dâm xảy ra liên tiếp mà ông phát biểu thiếu căn cứ như thế sẽ chỉ càng làm xã hội thêm bức xúc và nghĩ rằng ông đang ngụy biện dù ý của ông bản chất không phải thế

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh12:41 14/3/17

    @Ếch Giếng,
    Cảm ơn bạn dã phản hồi rất có trách nhiệm.
    Có vụ án mà có cố cũng k làm được do quy định của PL bạn ạ.
    Ví dụ: Hành vi dâm ô bằng cách sờ tay. Hung thu sờ tay một cái rồi rút ra thì cơ quan nào điều tra cho được nếu không có camera hay máy ảnh?
    bạn khởi tố vụ án thì có thể, nhung khởi tố bị can là không thể vì k đủ căn cứ khởi tố theo luật định.
    Điều mà tôi muốn nói chính là các quy định của pháp luật đã trói tay cơ quan công an và Viện kiểm sát.
    Kể cả bạn nhìn thấy hành vi ấy bạn cũng không thể khởi tố hung thủ khi hắn cãi trắng?
    Trường hợp Vũng Tàu và mới nhất là TP HCM là như vậy bạn ạ.
    Chúc bạn khỏe và thành công.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy anh Sơn ah! Tôi hiểu vấn đề chứng cứ, tôi hiểu trên thế giới có nhiều vụ án "nghi ngờ" (ko phải là ko phát hiện) nhưng ko kết tội đc! Tuy nhiên, tôi thấy với cái loại tội này thì nên "Gài bẫy", giống như tội liên quan đến mại dâm muốn xử lý đc phải bắt quả tang, Công an cũng gài bẫy đấy thôi. Hãy làm mọi cách để những con quỷ phải đền tội!!! Đừng cứ khám xét này nọ nữa, khó lắm! Chỉ hi vọng ko phải vì nhân thân của nghi phạm mà bỏ lọt tội phạm!

      Xóa
  12. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị nghiêm trị, nhưng muốn kết tội một người thì phải có đầy đủ căn cứ xác thực. Xã hội căm phẫn và lên án mạnh mẽ với hanh vi dâm ô, nhưng xã hội cũng tạo ra mối nguy nếu chỉ căn cứ theo cảm tính, theo dư luận để phán xét kết tội một người. Hậu quả của việc hàm oan chúng ta đã thấy rõ và chính xã hội phải trả giá cho việc đó. Hãy để cho các cơ quan chức năng làm đúng bổn phận, trách nhiệm của mình làm sáng tỏ mọi chuyện. Lúc đó có tội hay không có tội sẽ được phán xét.

    Trả lờiXóa
  13. Mọi hành vi phạm tội đều phải bị đưa ra xử lý theo đúng luật pháp. Thế nhưng để có thể đưa ra xét xử được thì phải trải qua quá trình điều tra, tố tụng chứ không phải vô duyên vô cớ mà xử lý được. Chúng ta không thể vì cảm xúc nhất thời, quan điểm cá nhân mà đi ngược lại cả một quy trình như vậy được. Nếu không cần chứng cứ mà chỉ cần nghe lời khai nhân chứng mà kết luận thì liệu tính minh bạch của vấn đề có được đảm bảo hay không?

    Trả lờiXóa
  14. Vẫn biết rằng tội ấu dâm là một rất nghiêm trọng và không có gì để bao biện, dù với lý do gì đi chăng nữa. Thế nhưng để có thể đưa những kẻ tội phạm ra chịu án thì không phải là điều đơn giản bởi tội dâm ô rất khó tìm được bằng chứng chứ nó không rõ ràng như tội hiếp dâm. Bởi vậy để tránh oan sai, dẫn đến những hậu quả khó lường, quá trình điều tra phải tôn trọng nguyên tắc "trọng chứng hơn trọng cung", không thể chỉ căn cứ vào vài lời khai của một vài người để buộc tội một người khác. Vấn đề này luật quy định rồi và ở nước nào cũng thế.

    Trả lờiXóa
  15. Bangtuyetnhietdoi15:18 14/3/17

    Phát biểu của các quan chức phần nào cho thấy trách nhiệm của họ đối với xã hội và cho thấy trình độ nhận thức của họ. Và thường thì đã là quan chức, phát biểu trước báo giới bao giờ cũng cần đến sự thận trọng. Thế nhưng trong sự việc lần này, ông Đặng Hoa Nam, cục trưởng Cục Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lại có một phát biểu rất ngây ngô về mặt pháp luật. Vẫn biết rằng mục tiêu cuối cùng cũng chỉ vì ông muốn đảm bảo quyền lợi cho trẻ em nhưng vô tình đây ông đã tiếp tay cho lũ lều báo trong việc định hướng dư luận mà tự ra phán quyết theo quan điểm cá nhân chứ không theo những căn cứ, bằng chứng điều tra của cơ quan chức năng.

    Trả lờiXóa
  16. Hungyen363615:20 14/3/17

    Để làm vui lòng báo giới và người dân mà phát biểu hàm hồ, thiếu hiểu biết là điều không nên làm với một quan chức, nhất là tầm cục trưởng. Tôi không tin là anh nhà báo không hiểu luật khi viết về mảng đề tài này nhưng tôi tin anh đăng nguyên văn phát biểu kém hiểu biết của một ông cục trưởng lên báo là có ý đồ. Và chắc chắn là cái ý đồ đó cũng không lấy gì làm tốt đẹp cả

    Trả lờiXóa
  17. Hoabinh023415:25 14/3/17

    Theo như những gì ông Đặng Hoa Nam phát biểu: "Việc dâm ô trẻ em không thể đòi hỏi thu thập các chứng cứ giám định về mặt y tế vì không phải vụ án hiếp dâm. Những vụ thế này chỉ có thể căn cứ vào nhân chứng và cơ quan điều tra phải có các biện pháp để thu nhập chứng cứ" thì thử hỏi bản án đưa ra liệu có chính xác hay không? Và nếu có oan sai thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm khi mà mọi quá trình điều tra thu thập chứng cứ bị bỏ qua mà chỉ nghe theo lời khai nhân chứng

    Trả lờiXóa
  18. Nặc danh10:02 15/3/17

    Nguyễn Thanh Tân
    29 phút
    Lan man 1 chút mấy chuyện dâm ô
    1/ Vụ án vé số đổi tình ở An Giang. Cô bé chưa đủ 16 tuổi bán vé số, bị nhiều người đàn ông lớn tuổi dụ dỗ quan hệ đến mang thai, cô khai ra 1 người đàn ông 50 tuổi là tác giả. CA, VKS vào cuộc, ban đầu ông ấy cũng nhận có quan hệ nhưng khi giám định ông không phải tác giả cái thai thì ông chối biến. Tay thanh niên tác giả cái thai đi tù,méo phải bàn cải nhưng ông 50, mặc dù không phải tác giả, nhưng liệu có quan hệ với cô gái hay không, nếu có thì phải xử lý, đến nay hơn 5 năm không xử lý xong, ông 50 vẫn kêu oan, mời hẳn 7-8 luật sư bào chữa, khả năng cao là không thể chứng minh được ông ta phạm tội, phải đình chỉ và bồi thường cho ông ta trong thời gian sắp tới.
    2/ Vụ Hàn Đức Long oan can tội hiếp, giết trẻ em. Khi cơ quan điều tra đang bế tắt thì có mợ hàng xóm (vốn có mấu thuẩn với HĐL) khai với cơ quan công an là HĐL từng có hành vi sàm sở bà và con gái, hôm cháu bé kia chết cũng thấy lãng vãng quanh đấy. CA đang bế tắc nghe vậy như mở cờ vì có manh mối, thế là tóm HĐL, mở ra 10 năm án oan của HĐL.
    Lan man 2 vụ trên để thấy các vụ án liên quan đến xâm hại tình dục, phải có chứng cứ xác thực một cách rõ ràng, không được chỉ dựa vào lời khai để phá án (trọng chứng chứ không trọng cung). Các mợ cứ đi lấy lý do: Trẻ con không bao giờ nói bậy hay ba mẹ nào lại đi lấy con cái mình để vu oan cho người khác? Xứ văn minh không biết sao, chứ xứ mình thì cái vụ đó chưa chắc, thử có tí mâu thuẩn hàng xóm, rồi lại đi nựng nịu con cái họ xem, họ la làng lên là đồ biến thái, sàm sỡ con họ là có thể lắm.
    Trách nhiệm của CQCSĐT khi tiếp nhận đơn tố cáo là phải xác minh một cách cẩn trọng, rõ ràng, khi đủ dấu hiệu mới dám khởi tố (khởi tố oan đền bỏ mịa). Các ông bố bà mẹ xót con nên chưa gì là lu loa lên thì có thể thông cảm, còn các thánh chém gió chả biết mô tê gì cũng nhào vô chia sẻ, chửi bới, giảng đạo đức, rồi quay sang chửi các cơ quan tiến hành tố tụng, chửi luôn cả chế độ. Rồi mấy ông lãnh đạo cấp cao mặc dù bên hành pháp, cũng nhao nhao lên chỉ đạo bên tư pháp làm rõ, vô tình tạo thêm sức ép cho Các cơ quan tiến hành tố tụng.
    Năm nay án oan sai đã rất nhiều rồi, hãy để các cơ quan tiến hành tố tụng làm việc 1 cách cẩn trọng, đúng quy trình tố tụng, đừng gây sức ép thêm nữa, kẻo gây thêm oan sai, lúc đó lại quay sang chửi theo hướng khác.

    Trả lờiXóa
  19. Nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em pháp luật nghiêm cấm những hành vi sau:
    1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;

    2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

    3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

    4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;

    5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

    6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

    7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

    8. Cản trở việc học tập của trẻ em;

    9. áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;

    10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog