Chia sẻ

Tre Làng

NƯỚC MẮT LIỆU CÓ CHE MỜ ĐƯỢC CÔNG LÝ?

Chi tiết ám ảnh trong phòng giam ông Thăng và câu hỏi khó cho người nhà các bị cáo

Bùi Hải

Nếu nước mắt, bằng cách nào đó che mờ được công lý, thì khi nào chúng ta mới có một xã hội pháp quyền?

Phòng giam không phải là khách sạn

Có một chi tiết khá ám ảnh trong phần tự bào chữa của ông Đinh La Thăng, đó là lời kể về nơi giam giữ.

Ông Thăng nói rằng mình ở chung phòng với 2 người, một sinh năm 1952, một sinh năm 1977, bị giam vì tội buôn bán ma túy và cưỡng đoạt tài sản.

Phòng giam lạnh và chật, một người phải nằm xuống lối đi để nhường chỗ nằm cho ông Thăng.

Phải thú thật rằng, đây là một trong những chi tiết đã tạo nên sự thương cảm của nhiều người với ông Đinh La Thăng. Họ ngậm ngùi vì tại sao ông Thăng, nguyên cán bộ cao cấp, lại phải sống trong điều kiện "khổ đến như vậy".

Trong làn sóng thương cảm đó, có ai dừng lại một phút để hỏi rằng: Nếu một phạm nhân bình thường bị giam trong điều kiện như vậy, thì có được dư luận có xót xa thương khổ?

Quân pháp bất vị thân. Những người tỉnh táo sẽ thấy rằng: Khi phạm tội, thì thường dân cũng như đại thần, đều được đối xử công bằng như nhau.

Phòng giam không phải là khách sạn. Cho nên việc ông Đinh La Thăng phải ở trong căn phòng chật và lạnh như bao phạm nhân khác, nếu nghĩ kỹ, lại cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong một vụ án trọng điểm không có vùng cấm.

Xét về khía cạnh con người, việc thương xót cho ông Đinh La Thăng khi nhìn ông dưới góc độ một người cha, người con, là hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi ai cũng có gia đình, có trách nhiệm và tình thương yêu máu mủ.

Nhưng nếu sự xót thương và nước mắt lại che mờ cả cán cân công lý, làm lung lay sự nghiêm cẩn của pháp luật, thì sự xót thương dành cho một vài người đó sẽ làm hại biết bao người khác.

Trong một xã hội, nếu tồn tại đặc quyền, đặc lợi cho một số ít người, thì hiển nhiên phần còn lại (chiếm đại đa số) sẽ chịu thiệt thòi, uất ức.

Ai sẽ can gián Trịnh Xuân Thanh?

Những ngày này, dư luận đang rất quan tâm đến tâm sự của một số người thân các bị cáo. Ai cũng hiểu, ngoài nhân vật phải vướng vòng lao lý, thì máu mủ ruột rà chính là những người đau đớn nhất.

Nhưng có một câu hỏi: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Có khi nào chính những người thân ấy đã can gián, ngăn trở những việc làm "bất thường" khi chồng/con/bố mình đang ở thời kỳ "vượng phát"?

Tôi có một chị bạn thân. Chồng chị là một quan chức. Mỗi khi anh có cơ hội thăng tiến, anh lại kể với chị. Chị bảo: "Em không ngăn cản anh, nhưng em chỉ nhắc anh thế này: Nếu anh làm to hơn mà anh thấy hạnh phúc, thanh thản và cả nhà mình cũng hạnh phúc, thanh thản, thì sự lựa chọn ấy đúng.

Còn nếu anh lên chức mà hội họp, đi công tác suốt ngày, không có thời gian dạy con, chăm sóc vợ, đau đầu vì đấu đá, thì em không ham. Anh cứ nghĩ mà xem, khi anh gặp vấn đề, người chia sẻ với anh không phải là cái ghế, mà luôn là những người ruột thịt. Việc lựa chọn nhân nào sẽ cho mình quả ấy".

Chồng chị, trong nhiều lần tụ tập với bè bạn, đều kể về thái độ ấy của người vợ như một nhắc nhớ quan trọng để anh không bon chen, ham hố. Tuy chiếc ghế không cao chót vót, nhưng anh sống vô tư, hào sảng, không luồn cúi và dĩ nhiên thanh thản.

Tôi cứ tự hỏi không rõ ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận TƯ có can gián con mình là Trịnh Xuân Thanh, khi thấy Thanh giàu bất thường, chi tiêu bất thường hay không?

Nếu có can gián, thì tại sao trong quỹ đen của cty mà Thanh làm Chủ tịch lại có những ghi chú gây sốc "Chi 550 triệu cho sinh nhật bố sếp Thanh ở Tổng cty"?

Nếu có can gián, tại sao trong những khối tài sản được cho là Trịnh Xuân Thanh đã biến hóa ở Tam Đảo, lại đứng tên công ty do ông Giới một thời là giám đốc?

Trong vụ tham ô dẫn đến tội tử hình của Giang Kim Đạt, bố của Đạt - ông Giang Văn Hiển đã bị phạt tù 12 năm vì rửa tiền bẩn cho con trai. Giang Kim Hiển có bao giờ ngăn con và tự cảnh báo chính mình trước tiền tấn mà họ chiếm đoạt?

Tôi biết một bác sĩ ở bệnh viện lớn trung ương. Anh là người cực kỳ cẩn trọng trong ăn uống. Anh chỉ ăn những thực phẩm biết rõ nguồn gốc mua ở nơi tin cậy.

Nhưng vợ anh lại xuề xòa, dễ dãi. Chị bảo, cả nước ăn rau thịt ở chợ, có sao đâu. Không thuyết phục được vợ bằng lý lẽ, anh dùng hành động.

Anh không ăn và khuyên con không ăn bất cứ thức ăn nào không rõ nguồn gốc vợ mua về. Anh nói với vợ, rất nhẹ nhàng: "Thôi thì bản thân em cứ ăn những thực phẩm đó, nhưng em có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của anh và các con bằng cách để bố con anh ăn thực phẩm sạch anh mua".

Mềm mại và nhẫn nại, cuối cùng thì anh thành công trong việc thuyết phục vợ. Sau này, chính chị là người hăng hái nhất trong việc nói không với ăn bẩn.

Ngày xưa, những ông vua anh minh thường để cạnh mình một chức quan "gián nghị đại phu". Bên cạnh vua bao giờ cũng có nịnh thần, chúng luôn dâng sàm tấu để lũng đoạn, trục lợi. Gián nghị đại phu có trách nhiệm khuyên can vua đừng làm chuyện xằng bậy, hại dân hại nước và hại chính mình.

Nhiều gián nghị đại phu thà chết vì nói thẳng, nói thật chứ không chịu ngậm miệng, không chịu ăn tiền đút lót.


Nếu bố mẹ, vợ chồng, con cái của những bị cáo đều có tâm thế "gián nghị đại phu", có nguyên tắc sống, biết băn khoăn trước những món quà bẩn, tiền bẩn thì chắc chắn họ sẽ ít gặp phải nỗi đau thấy người thân của mình nằm trong một căn phòng chật và lạnh, rồi lại nghẹn ngào xin pháp luật khoan hồng.

Nhiều người lễ bái sao ít người tin nhân quả?

Không ít ý kiến bảo rằng, đặt ra vấn đề nhân quả, cảnh tỉnh, can gián chỉ là giải pháp cải lương vì guồng quay của quyền lực, kim tiền có quán tính rất lớn, hấp lực rất lớn.

Luận điểm này khiến tôi nhớ đến phát biểu của một phụ nữ rất thẳng thắn ở cơ quan có vai trò rất lớn trong việc đưa củi khô, củi tươi vào lò công lý. Đó là bà Phạm Thị Thanh Ngà, ủy viên Ủy ban KT TƯ.

Khi đề cập tham nhũng và sự trơ trẽn của một số quan chức, bà Ngà nói: "Có một người nói vấn đề tâm linh nhiều khi cũng sợ đấy, nếu nhận ra vấn đề tâm linh từ sớm có khi cũng chưa chắc đã tham nhũng, bây giờ mới thấy nhân quả thì cũng đã muộn rồi"

Trong một xã hội có rất nhiều lễ hội, cầu cúng, lễ bái, xin xỏ, tại sao lại ít người tin vào luật nhân quả?

Tôi tin rằng, ở trong một gia đình tin tưởng và đề cao luật nhân quả, chắc chắc con người sẽ sống tử tế và cân nhắc hơn nhiều trước khi gây ra nghiệp xấu.

Làm giàu bất chính, hưởng thụ bất chính, làm thất thoát mồ hôi nước mắt của đồng loại, chính là nghiệp xấu nặng nề chắc chắn phải gánh quả, không thoát được.

Đáng buồn là trong cuộc sống có quá ít người làm được việc can gián vợ như anh bác sĩ nọ, nhưng lại luôn có quá nhiều những lời than khóc oán trách xã hội khi thấy người thân của mình phải đứng trước thanh gươm công lý.

Trong những vụ án tham nhũng kếch xù, không khó để nhận ra những cậu ấm cô chiêu biết cách đập phá thác loạn, những bà vợ nghiện hàng hiệu vô độ, những ông bố bà mẹ vênh vang khi thấy con mình giàu siêu tốc, thăng tiến siêu tốc.

Họ có bao giờ nghĩ rằng chính mình đã góp phần lát một viên đá trên con đường đi tới phòng giam của người thân yêu nhất?

theo Trí Thức Trẻ

32 nhận xét:

  1. Luật nhân quả ở đời luôn công bằng với tất cả mọi người. Không sớm thì muộn, những người làm ra những nghiệp xấu, thất đức rồi sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho chính những gì mà họ đã gây ra. Nhà giam là nơi chứa chấp tôị phạm. Đã là tội phạm thì ai cũng như ai, chẳng ai đủ tư cách công dân cả, trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, bất kể trước đó anh có làm gì đi chăng nữa. Đã có tội là phải bị trừng phạt, mọi thứ đã được an bài như luật nhân quả ở đời vậy.

    Trả lờiXóa
  2. Trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp, giai tầng. Đó là một xã hội pháp quyền thực sự mà chúng ta đang xây dựng ngày hôm nay. Nhà tù là nơi chứa chấp tội phạm, để cách li tội phạm ra khỏi đời sống xã hội này. Nếu như những lời than khóc đó lu mờ đi công lí, sự thật thì liệu có một xã hội thượng tôn pháp luật hay không, kỉ cương phép nước có còn hay không?

    Trả lờiXóa
  3. Một con người như ông Đinh La Thăng có quá nhiều thứ để bàn khi ông ta còn đang đảm nhận các trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó. Công có mà tội thì cũng vô vàn. Tuy nhiên công của ông ta không đủ để bù đắp cho những mất mát mà ông ta đã gây ra cho nhân dân, số tiền ông và đồng phạm để thất thoát là quá lớn. Vậy nên chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật mà phán xét một cách công tâm, không khoan nhượng

    Trả lờiXóa
  4. Quân pháp bất vị thân. Những người tỉnh táo sẽ thấy rằng: Khi phạm tội, thì thường dân cũng như đại thần, đều được đối xử công bằng như nhau.Phòng giam không phải là khách sạn. Cho nên việc ông Đinh La Thăng phải ở trong căn phòng chật và lạnh như bao phạm nhân khác, nếu nghĩ kỹ, lại cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong một vụ án trọng điểm không có vùng cấm. Xét về khía cạnh con người, việc thương xót cho ông Đinh La Thăng khi nhìn ông dưới góc độ một người cha, người con, là hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi ai cũng có gia đình, có trách nhiệm và tình thương yêu máu mủ.Nhưng nếu sự xót thương và nước mắt lại che mờ cả cán cân công lý, làm lung lay sự nghiêm cẩn của pháp luật, thì sự xót thương dành cho một vài người đó sẽ làm hại biết bao người khác.

    Trả lờiXóa
  5. Quân pháp bất vị thân. Những người tỉnh táo sẽ thấy rằng: Khi phạm tội, thì thường dân cũng như đại thần, đều được đối xử công bằng như nhau.


    Phòng giam không phải là khách sạn. Cho nên việc ông Đinh La Thăng phải ở trong căn phòng chật và lạnh như bao phạm nhân khác, nếu nghĩ kỹ, lại cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong một vụ án trọng điểm không có vùng cấm.


    Xét về khía cạnh con người, việc thương xót cho ông Đinh La Thăng khi nhìn ông dưới góc độ một người cha, người con, là hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi ai cũng có gia đình, có trách nhiệm và tình thương yêu máu mủ.


    Nhưng nếu sự xót thương và nước mắt lại che mờ cả cán cân công lý, làm lung lay sự nghiêm cẩn của pháp luật, thì sự xót thương dành cho một vài người đó sẽ làm hại biết bao người khác.

    Trả lờiXóa
  6. Trong những vụ án tham nhũng kếch xù, không khó để nhận ra những cậu ấm cô chiêu biết cách đập phá thác loạn, những bà vợ nghiện hàng hiệu vô độ, những ông bố bà mẹ vênh vang khi thấy con mình giàu siêu tốc, thăng tiến siêu tốc.Họ có bao giờ nghĩ rằng chính mình đã góp phần lát một viên đá trên con đường đi tới phòng giam của người thân yêu nhất?

    Trả lờiXóa
  7. Quân pháp bất vị thân. Những người tỉnh táo sẽ thấy rằng: Khi phạm tội, thì thường dân cũng như đại thần, đều được đối xử công bằng như nhau.Phòng giam không phải là khách sạn. Cho nên việc ông Đinh La Thăng phải ở trong căn phòng chật và lạnh như bao phạm nhân khác, nếu nghĩ kỹ, lại cho thấy tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật trong một vụ án trọng điểm không có vùng cấm. Xét về khía cạnh con người, việc thương xót cho ông Đinh La Thăng khi nhìn ông dưới góc độ một người cha, người con, là hoàn toàn có thể hiểu được. Bởi ai cũng có gia đình, có trách nhiệm và tình thương yêu máu mủ. Nhưng nếu sự xót thương và nước mắt lại che mờ cả cán cân công lý, làm lung lay sự nghiêm cẩn của pháp luật, thì sự xót thương dành cho một vài người đó sẽ làm hại biết bao người khác.

    Trả lờiXóa
  8. Luật nhân quả ở đời luôn luôn đúng! Nếu như chúng ta không làm gì có tội thì không có gì phải run sợ trước pháp luật. Nếu đã gây nên sai phạm thì đường nào cũng chả yên thân, không chết vì già cũng chết vì lo sợ. Chính vì vậy tốt nhất là đừng gây nên tội lỗi, tránh gây nghiệp chướng cho con cháu đời sau. Phận làm cha làm mẹ cũng nên dạy bảo con cái về vấn đề này thật cẩn thận, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

    Trả lờiXóa
  9. Đảng và nhà nước ta vẫn luôn xử lý mọi vấn đề theo lý và tình. Nhưng trong những vụ án như trường hợp của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và những bị cáo khác chúng ta cần phải nghiêm khắc xử lý. Dẫu vẫn biết là hoàn cảnh của từng bị cáo, nhưng so với những gì mà các bị cáo gây ra thì chưa đáng vào đâu. Điều các bị cáo cần làm ngay bây giờ phối hợp với các cơ quan điều tra để vụ án được kết thúc nhanh chóng, để được hưởng sự khoan hồng trước pháp luật.

    Trả lờiXóa
  10. Xã hội thường tốn Pháp luật phải thương phạt nghiệm mình. Ông Thắng có công nên đã được làm quan to xếp lớn, đi đâu cũng tiền hô hậu ủng sướng như vua chúa. Giờ làm quan ko nên gây trong tội thì phải đối xử như một tên tội phạm đó là hết sức công bằng

    Trả lờiXóa
  11. Đây là bài học rất lớn cho những kẻ có ý định vi phạm pháp luật, kỉ cương của Đảng và nhà nước như trường hợp của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng những bị cáo khác. Vụ án lần này chắc chắn sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía dư luận, gây làn sóng mạnh mẽ trong thời gian qua. Kính mong các cơ quan chức năng trực tiếp tiếp nhận và xử lý vụ án làm việc một cách công khai và minh bạch nhất để có một bản án thích hợp dành cho những bị cáo trên. Còn đối với những bị cáo trên cần phải phối hợp với các cơ quan điều tra để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.

    Trả lờiXóa
  12. Duy Tiến11:25 16/1/18

    Nên nhớ kể cả những kẻ giết người hàng loạt khi bị tù, bị xử tử còn hối hận, còn nhớ gia quyến và khóc nức nở đó là vì trong họ vẫn còn chút nhân tâm và nó cũng như lũ quan tham khi vướng tù đày thì chút nhân tâm còn lại sẽ trỗi dậy. Tôi cho rằng đó là giọt nước mắt bình thường của một con người, chỉ đáng để ghi nhận, không đáng để tung hô, thần thánh hóa kẻ khóc. Có những luật sư đã cho rằng 95% những người tham dự phiên tòa đã khóc và lấy con số đó đó để tung hô, thần thánh hóa và đánh lừa dư luận. Xin thưa! tôi không rõ nhân dân tiến bộ có được tham dự hay không nhưng tôi nghĩ rằng 95% đó đại đa số là cán bộ, công chức và người thân quen của bị cáo. Nếu vậy, họ khóc là đúng rồi vì họ cùng một phía và phía đó chỉ là nhóm thiểu số quá ít, không phải là đại đa số quần chúng nhân dân đã bị bọn chúng cướp bóc, hà hiếp, đè đầu suốt mấy chục năm nay. Chính vì vậy, tôi nghĩ rằng nếu những giọt nước mắt đó dành cho dan oan, dân nghèo và tất cả những ai đã bị cướp mồ hôi, xương máu thì mới đáng nể trọng chút lương tri còn lại. Những giọt nước mắt của anh em ông Vươn, Ông Chấn, ông Hiến ... của những liệt sỹ trước lúc nhắm mắt mới đáng để thương, để trân trọng và để lưu truyền.

    Trả lờiXóa
  13. Gieo nhân nào gặp quả ấy. Đây là một vụ án mà các tình tiết diễn ra trong một thời gian không ngắn, đủ cho ông Thăng nhận thức được hành vi của mình. Đây sẽ là một bài học quý giá cho nhiều cán bộ nhà nước. Đừng để vì lợi ích cá nhân mà sẵ sàng bán rẻ linh hồn cho ác quỷ. Đửng để những giọt nước mắt muộn màng lăn dài trên gò má.Đừng để gia đình người thân phải đau đớn chứng kiến cảnh tượng như cuả ông Thăng .

    Trả lờiXóa
  14. Việc xử tù nặng ĐLT có vẻ khiên cưỡng ,không thuyết phục,nhất là nếu đem so với những khoản thất thoát khổng lồ của những dự án như thép Thái nguyên,đầu tư 8000 tỷ đồng 10 năm nay đắp chiếu bỏ đó ,hay Đạm Ninh Bình ,đầu tư 12 000 tỷ ,sản xuất mỗi năm lỗ 2000 tỷ ,nay đang chờ phá bỏ.Tại sao lại bỏ qua chuyện tày đình mà đi bới chuyện bé hơn nhiều??

    Trả lờiXóa
  15. Một con người biết rõ được thế nào là pháp luật mà vẫn vi phạm thì không thể có chuyện bỏ qua được. Những giọt nước mắt bây giờ thì dù có hối hận cũng đã muộn rồi. Sở dĩ pháp luật thì luôn công bằng với tất cả mọi người, không có chuyện thiên vị cho một ai hết. Muốn không phải sống với căn phòng với bốn bức tường lạnh lẽo kia thì tốt nhất đừng làm.

    Trả lờiXóa
  16. Luật nhân quả nó sẽ đến, dù không sớm thì muộn. Những người làm chính trị như ông Đinh La Thăng có thể không đi chùa nhưng mẹ, vợ ông thì chắc chắn có. Thấy chồng như thế không can ngăn để bây giờ nước mắt rơi cũng không giải quyết được vấn đề gì. Pháp luật luôn nghiêm minh, đã sai thì phải chịu tội là điều đương nhiên.

    Trả lờiXóa
  17. Không thể cứ phạm tội rồi đến lúc ra tòa lại kêu than kể này kể nọ được. Tù là nơi dành cho những kẻ tội phạm thì không có quyền gì để đòi hỏi này nọ cả. Đừng bao giờ phạm pháp rồi lấy những giọt nước mắt ra để đòi nhận được khoan hồng. Pháp luật thì vẫn luôn là pháp luật, làm sai thì phải chịu tội.

    Trả lờiXóa
  18. Sống ung dung, tự tại, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Đến khi mọi chuyện vỡ ra lại mang những giọt nước mắt ra để xin được tha tội. Luật nhân quả đến sớm khiến Đinh La Thăng không ngờ được. Nhưng pháp luật luôn phải xử lí công bằng, không thể vì những gì ông đã làm được mà lại bỏ qua việc ông phạm sai lầm cả.

    Trả lờiXóa
  19. Quy luật nhân quả đến quá sớm khiến cho ông chưa kịp thích nghi mà thôi. Ông cũng thừa hiểu những tội trạng của mình thì phải lãnh những án gì. Đây là một bài học đắt giá cho những cán bộ nhà nước. Đừng bao giờ nghĩ việc làm sai phạm của mình là không ai biết. Muốn an toàn, sống cống hiến thì tốt nhất đừng làm mấy việc khuất tất.

    Trả lờiXóa
  20. Nếu nước mắt, bằng cách nào đó che mờ được công lý, thì khi nào chúng ta mới có một xã hội pháp quyền?
    Vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh hiện nay là sự kiện nóng, được cấp trên và nhân dân đồng ló trang hết sức quan tâm!

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh17:04 17/1/18

    Chỉ là đòn tâm lý đánh vào lòng thương con người do bọn đầu não bày ra hòng cứu vớt con cờ "chui sâu trèo cao" mà thôi. Trò "dư luận xã hội xót thương" nhằm mong làm áp lực đối với phiên tòa. Vụ Nguyễn Văn Oai tội sờ sờ ra đó mà bọn chúng còn tổ chức biểu tình kêu gào trả tự do cho hắn. Xin tại ngoại ư,liệu có nhân viên Tòa ĐS nước ngoài nào hứa hẹn lo liệu chuyện "bỗng dưng biến mất" như Trịnh Xuân Thanh hay Vũ Nhôm trước đây?

    Trả lờiXóa
  22. đúng vậy có vi phạm ắt phải bị xử lý, khi đứng trước pháp luật tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, không thể lấy những công lao ngày nào để đi che dấu, lấp liếm cho những vi phạm của mình đã gây ra. đối với những tội danh này cần phải xử lý thật mạnh tay

    Trả lờiXóa
  23. chúng ta không thể coi nhẹ tội phạm tham nhũng, thứ mà cả xã hội đang đấu tranh nhằm mục đích làm trong sạch nội bộ, phát triển đất nước, nếu chỉ vì những tình cảm bình thường, hay những công lao trong quá khứ thì pháp luật còn sinh ra để làm gì đây.

    Trả lờiXóa
  24. Quyền lực tập trung dưới tay một người nên cấp dưới bắt buộc phải nghe theo thôi, tính cách ông Thăng thì cấp dưới của ông ấy biết rõ nhât, nếu không làm ngay thì mất chức như chơi. Toà hãy xem xét lại vấn đề này, vì nếu ông Thăng không ra lệnh thì bên dưới không có cơ hội làm sai, và biết sai nhưng cẫn cứ phải làm không làm thì sẽ mất chức.

    Trả lờiXóa
  25. Có lẽ những đóng góp của ông Đinh La Thăng trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ GTVT và thời gian ngắn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM quá rõ ràng và có rất nhiều tác động tích cực cho xã hội nên ngay cả khi ông là bị cáo và có thể bị kết tội vì những gì ông làm sai ở những cương vị khác thì nhiều người dân mong ông nhận bản án nhẹ.

    Trả lờiXóa
  26. Quyền lực tập trung dưới tay một người nên cấp dưới bắt buộc phải nghe theo thôi, tính cách ông Thăng thì cấp dưới của ông ấy biết rõ nhât, nếu không làm ngay thì mất chức như chơi. Toà hãy xem xét lại vấn đề này, vì nếu ông Thăng không ra lệnh thì bên dưới không có cơ hội làm sai, và biết sai nhưng cẫn cứ phải làm không làm thì sẽ mất chức.

    Trả lờiXóa
  27. Có lẽ những đóng góp của ông Đinh La Thăng trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ GTVT và thời gian ngắn làm Bí thư Thành ủy TP.HCM quá rõ ràng và có rất nhiều tác động tích cực cho xã hội nên ngay cả khi ông là bị cáo và có thể bị kết tội vì những gì ông làm sai ở những cương vị khác thì nhiều người dân mong ông nhận bản án đúng người đúng tội, có khoan hồng.

    Trả lờiXóa
  28. Nói đi cũng phải nói lại, cái thời ông Thăng Nghị định, Thông tư thay đổi xoành xạch. Chính Phủ phải hối thúc đẩy nhanh tiến độ, giải ngân các dự án để đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, vì nếu đồng vốn ứ đọng sẽ phát sinh thêm nợ công. Mà lúc đó văn bản cũng không quy định cho tạm ứng mức tối đa là bao nhiêu, chỉ quy định mức tối thiểu phải ứng cho nhà thầu là 25%. Cái sai của ông Thăng là quá nóng vội và ông Thanh là người làm sai khi dùng số tiền đầu tư cho dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 để phân chia cho các dự án khác

    Trả lờiXóa
  29. Nếu so sánh với các công trình như đường ống nước Sông Đà, đường sắt Cát Linh thì còn tốt hơn nhiều. Chẳng qua, các ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các người khác khi chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo có chỗ chưa đúng dẫn đến gây thất thoát tiền của Nhà nước và các công trình không thể hoàn thành, thậm chí có thể phá sản dự án. Nếu PVC thành công thì sao? Đúng là làm kinh tế thì đừng nên dính đến chính trị làm gì

    Trả lờiXóa
  30. Nhân dân đang ủng hộ, cán bộ lão thành ủng hộ, cán bộ nghỉ hưu ủng hộ đ/c TBT NPT và mong đ/c luôn mạnh khỏe, tiếp tục nắm giữ cương vị TBT, tiếp tục làm người đốt lò đưa hết mọi thứ củi : củi khô, tươi, củi ướt để sạch trơn, làm cho đất nước trong sạch, ko còn bọn sâu bọ hút máu người nữa. Cần làm mạnh tay, làm kiên quyết, triệt để để xây dựng đất nước " dân giàu, nước mạnh ".

    Trả lờiXóa
  31. Công, tội đã có luật pháp xử,chưa có vụ án xét xử tham nhũng nào mà người dân đa phần lại bênh vực bị cáo như vụ bác Đinh La Thăng.Hãy xem thái độ và cách bác ấy khi đứng trc toà : nhân lỗi về mh,nhận tội cho cấp dưới,thử hỏi có ai ?Tôi cầu mong bác ấy đc tại ngoại về thăm gia đình lần cuối trước khi chịu hình phạt của mình

    Trả lờiXóa
  32. Con người sống ở đời, sự sống và cái chết rất gần nhau, nhiều quan chức tự tìm đến cái chết để giải thoát cho mình, “ chết là hết”, vì họ không dám đối diện với lỗi lầm, với sự thật, nhưng với Bí Thư Thăng, anh đã rất dũng cảm, anh khác người ở chỗ dám nhìn vào sự thật, dám nhận lỗi trước dân, nhận lỗi cho cấp dưới, tôn trọng quyết định của pháp luật. Một bị cáo mà giới báo chí gọi là ông, nhân dân tôn trọng thì cũng là thành công rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog